1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Nên nghe ai đây?
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Không nên nghe ai cả!!!!!
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Sao lạ vậy?
  4. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Có gì lạ đâu!! bạn hãy xem lại bài Kinh đức Phật thuyết cho người Kalama!!
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em đã xem đâu mà xem lại? Ở đâu vậy bác?
  6. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Ý bác là em chỉ nên nghe em hay đến cả bản thân mình cũng ko nên nghe?
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ý bác buddha_vn nói là đừng có tin ai một cách mù quáng cả, hãy tự xét lấy điều gì là đúng, điều gì là sai. Những người khác chỉ có thể chỉ ra con đường (có thể là những con đường khác nhau), còn mình phải tự lựa chọn đi con đường nào, hoặc là đi một con đường riêng, hoặc là không đi đâu cả.
    Muốn biết đức Phật đã nói với người Kalama những gì, thử dùng google search cụm từ "người Kalama" là sẽ ra ngay.
  8. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ rằng bác buddha_vn khuyên phicau không nên ùa theo người khác, mà tự xét lợi hại cho chính mình là tốt nhất. Còn bây giờ, xin post tiếp loạt bài chính:
    Nghiệp (tiếp theo và hết)
    Nghiệp nằm ở đâu ? Được chứa trong linh hồn, hay là bao quanh thể xác ta - như quan niệm của Ấn Độ giáo ? Để trả lời câu hỏi này, tôi đề nghị chúng ta tạt ngang qua ngành phân tâm học hiện đại, và đặc biệt hơn là chú ý đến khái niệm TÂM THẦN:
    Được tích tụ trong tâm thần (psyche) của một con người là tổng hợp những kinh nghiệm trong quá khứ mà người này đã trải qua, là tổng hợp của mọi ảnh hưởng mà cá nhân này đã hứng chịu và của mọi ấn tượng ghi nhận bởi người này. Tuy nhiên, chỉ một số rất nhỏ trong số chúng ta mới có khả năng xâm nhập vào cái kho tàng tâm thần trù phú của chính chúng ta. Tiềm thức ta không chỉ ghi nhận tất cả kinh nghiệm cá nhân, mà cũng là dấu ấn của những khuynh hướng, những xung động sơ khai nhất tồn tại trong con người. Những khuynh hướng sơ khai này không những không bị triệt tiêu triệt để ở người văn minh, như người ta ngày nay thường tưởng, mà thậm chí còn đóng vai trò chủ động một cách vô thức, sẵn sàng ùa ra và biểu lộ ra ngoài với một sức mạnh mãnh liệt vào những lúc bất ngờ nhất.
    Khái niệm TÂM THẦN như được trình bày trên là một khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi ngày nay bởi giới phân tâm học. Như vậy phải chăng nghiệp, cũng như mọi thứ, cũng được tích tụ trong tâm thần ? Chúng ta tiếp tục nghiên cứu một quan điểm khác, nhưng lần này không đến từ khoa học mà là Phật giáo thuần túy. Sau đây là đoạn trích từ quyển Milinda Vấn Đạo (đã được đề cập ở trên):
    Một hôm Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:
    -"Kính bạch Đại Đức, Nghiệp được tích trữ ở đâu?"
    - Tâu Đại vương, ta không thể nói Nghiệp được tích trữ ở một nơi nào trong cái tâm luôn luôn biến đổi, hay ở một nơi nào khác trong thân thể con người. Nhưng tùy thuộc nơi danh và sắc, Nghiệp khởi hiện trong một lúc thích ứng. Cũng như ta không thể nói trái xoài được tích trữ ở nơi nào trong cây xoài nhưng, tùy thuộc nơi cây xoài và khi đầy đủ cơ duyên, nó sẽ trổ ra đúng lúc, đúng mùa.

    Như vật rõ ràng là nghiệp không tích trữ trong cái được các nhà phân tâm học đặt tên cho là TÂM THẦN, mà nghiệp cũng không phải là một dạng TÂM THẦN khác hiểu theo Phật giáo. Thật vậy, khái niệm nghiệp của Phật giáo - trái với TÂM THẦN của phân tâm học - không thể được xem như một nhà kho, hoặc một nơi dùng để ghi nhận của con người. Nghiệp thay đổi tùy theo ngũ uẩn (panckkhandha), hoặc nói cách khác, tùy theo nguồn tâm thức (citta santati) không ngừng trôi chảy của con người.
    Kết luận về nghiệp
    Qua loạt bài về nghiệp trên, tôi đã cố tình không triển khai thật nhiều ý về NGHIỆP. Nhất là tôi đã không phân loại các loại nghiệp khác nhau, như ác nghiệp hay thiện nghiệp, cộng nghiệp và biệt nghiệp ... vân vân. Thiết nghĩ những cái "chẻ sợi tóc làm tư" đó không phải là điều cần thiết nhất đối với người học Phật. Cái quan trọng nhất nằm ở chỗ: phải có quan niệm về nghiệp như thế nào mới là đúng đắn.
    Sau khi đã tìm hiểu những cái chính yếu nhất về nghiệp, điều đầu tiên mà chúng ta có thể kết luận ngay là: người tin Phật không thể cầu nguyện theo nghĩa của nhiều tôn giáo khác, bởi vì đã quá rõ ràng là người theo đạo Phật đúng đắn được đòi hỏi tphải ự tin mình có trách nhiệm và là sản phẩm của chính mình. Tin nghiệp, nói tóm lại, là một cách tự chọn cho chính mình một thái độ tích cực và chủ động đối với chính mình và đối với thế giới. Nghiệp vừa là một cách lý giải hợp khoa học đối với những bí ẩn của thế giới thường được quy về yếu tố NGẪU NHIÊN, nhưng cũng giúp ta tránh lối suy nghĩ tiền định, có thể dẫn đến một thái độ bị động, thờ ơ và nói chung là có hại cho chính chúng ta và xã hội.
    Thứ nhì, khái niệm NGHIỆP có lẽ là khái niệm được biết đến một cách rộng rãi nhất của hệ tư tưởng Phật giáo. Do đó muốn hiểu đúng đạo Phật thì một trong những việc không thể thiếu và khẩn thiết nhất là hiểu đúng về NGHIỆP. Một cái nhìn đúng đắn về nghiệp là bước đệm lý tưởng để hiểu đúng hai khái niệm khác mà tôi sắp đề cập đến sau đây: VÔ MINH và LUÂN HỒI.
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Nếu đến cả bản thân mình cũng không nghe là sai! nhưng nếu nghe theo bản thân mình cũng chưa chắc đã đúng!!!
    Phi câu hãy đọc lại bài Kinh Phật dạy người Kalama nhé! chú ý câu này: "Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được "
    Còn đây là toàn bộ đọan Kinh văn:
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dp&pp/dp&pp15.htm
    "Hãy đến đây, người Kalama! Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại (tỷ như nghĩ rằng ta đã nghe điều nầy từ lâu). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ phong truyền lại như thế (tỷ như nghĩ rằng điều nầy đã được truyền lại từ bao nhiêu thế hệ). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì có lời đồn đãi như vậy (tỷ như tin lời người khác mà không suy xét). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được ghi trong kinh sách. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được (tỷ như nghĩ rằng điều nầy phải được chấp nhận). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra điều nầy ta đã được kính trọng từ trước (và như vậy, lời nói phải được chấp nhận). [15]
    " Tuy nhiên, khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy không hợp luân lý, những điều nầy đáng được khiển trách, những điều nầy bị các bậc thiện trí thức cấm đoán, nếu thực hiện những điều nầy sẽ bị phá sản và phiền muộn -- thì hẳn các con phải từ bỏ, không nên làm điều ấy.
    " Khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy hợp luân lý, những điều nầy không đáng bị khiển trách , những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện những điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc -- thì hẳn các con phải hành động đúng như vậy". "
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Hix, nói thì đúng thật. Nhưng tự bản thân mỗi người muốn thực hiện được thì khó, quá khó. Thế nào là đúng, thế nào là sai? Đúng là phần đông bảo đúng, hay mình thấy đúng? Người biết bảo đấy là đúng, chắc gì số đông cho là đúng?
    Nói chung em nghiệm ra thế này các bác ạ:
    Người mà:
    Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ước đoán như vậy: Người thông minh
    Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy: Bậc trí giả.
    Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài: Người trải đời.
    Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình: Bậc đại lượng.
    Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được : Bậc thánh.
    Làm người- tốt hay xấu -đều khó thật!

Chia sẻ trang này