1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Cảm ơn sự nhiệt tình của bác Sal, nhưng chúng ta nên khách quan nhìn nhận mọi góc độ.
    Vâng, bác Sal nói cái "Ngã" không thực. Nhưng xin bác hãy phân biệt với sự "ham muốn" ? Tôi xin diễn đạt ý bác như sau có đúng không nhé :
    Cái "ngã" là cái "tôi" mà bất cứ việc gì người ta cũng nghĩ rằng : - Việc ấy có lợi gì cho tôi ? hoặc: - Còn tôi thì sao ?
    Diệt "ngã" tức hãy "quên mình" đi, đúng không ? Xin hỏi bác vậy Phật có quên mình đi không ? Nếu có sao Ngài lại kêu gọi hãy tôn thờ Ngài mà không tôn thờ bất kỳ vị thần thánh nào ? Tại sao Ngài không nói rằng hãy tu tập như ta chỉ dạy, các bạn sẽ "gặp" ta ?
    Một ví dụ nữa, chẳng hạn tôi nói " Tôi muốn có tiền (đấy là "ngã"), vậy tôi phải tư duy và hành động (cái "ngã" chỉ đạo). Nhưng ngược lại, tôi lại nghĩ như vầy, hãy suy nghĩ và hành động, ta sẽ có tiền ! Như vậy Phật dạy quên "ngã" là để dễ dàng "được ngã" hay không ?
    Và cũng xin hỏi bác nếu Thiên Chúa gọi cái Ngã là "soul" thì tại sao Chúa lại xưng "Ta" ?
    Xin góp 1 ý nhỏ về ảo giác: Theo tôi nghĩ ảo giác quả đúng luôn hiện diện xung quanh chúng ta, nhìn lên bầu trời xanh có muôn vì sao, đó là ảo giác do sự tán sắc ánh sáng, nếu ra ngoài khoảng không vũ trụ thì có lẽ là một màu tối tăm. Nhìn xuốngmặt nước ta thấy nhữngchú cá bơi lội, cũngcó thể ta bị ảo giác về vị trí của chúng do sự khúc xạ ánh sáng, nhưng từ dưới mặt nước nhìn lên, ta cũng chẳng thể biết được cái thế giới mặt đất như thế nào. Xét về "chiều" thì nếu ta ra ngoaì khoảng không gian thì chỉ có nước trở thành "vệ tinh" của mặt trời nếu thiếu 1 động cơ tên lửa, đấy là thế giới 1 chiều, ở dưới mặt đất thì là thế giới 2 chiều, trừ loài chim, nhưng ở dưới nước thì loài cá lại tự do di chuyển trong 3 chiều không gian lận. Mà cái TÂM của người Đông Á thì có lẽ như 1 hồ nước vậy. Ta có thể ví bản Ngã như 1 con thuyền buồm. Vậy muốn diệt Ngã hãy ...tự đánh đắm con thuyền của mình hay sao ? Hay ta cứ để những ngọn gió đẩy ta đến những bến bờ mới ?
    Tôi so sánh như vậy có đúng không ?
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin góp tiếp một vài ý kiến:
    Thứ nhất, DIỆT NGÃ hiểu thao đạo Phật không phải là quên mình đi, mà là nhìn ra tánh không trụ của cái ngã của mình. Và xin nhớ rằng nhìn ra tánh không trụ của ngã không phải là quên mình, bởi vì quên mình là chấp vào cái KHÔNG, mà quên cái CÓ - là điều đạo Phật không ủng hộ. Nói tóm lại là thực ra cũng chẳng có diệt ngã diệt nghiếc gì trong đạo Phật hết.
    Thứ nhì, đức Phật kêu gọi tôn thờ ngài và không phải thần thánh nào hồi nào vậy ??? TOpic này đã đến trang 5, tôi đã bàn khá nhiều về vấn đề này rồi, mà chú vẫn chưa hiểu á ???? Một lần nữa, đức Phật không ủng hộ việc tôn thờ đức Phật lịch sử, và nói chung là không ủng hộ tôn thờ ai hết !!! Nếu có tôn thờ đi nữa thì đó phải là việc bất đắc dĩ, và phải mang đến mục đích tối hậu là hướng đến cái TÂM. Không hiểu bác Tran_Thang - một người hơi bị chậm hiểu - đã hiểu chưa ???
    Không đúng. Là bởi vì như đã nói trên, không có chuyện diệt ngã trong đạo Phật.
    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 24/05/2005
  3. salett2

    salett2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Em đang ăn hủ tiếu, đọc bài của bác xong thề lần sau không bao giờ vừa ăn vừa đọc bài của bác. Em lạy bác, bác tha cho em.
  4. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Câu này có nhiều bản dịch và giải thích khác nhau, cả phần sau của câu này, quả là khó hiểu !
    ?Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ?
    Câu đầu có thể ý Phật nói :
    - trên trời dưới đất, chỉ có cái ngã của ta là độc tôn, tức là dù trên trời dưới đất các cõi, dù là cõi người hay cõi trời, dù là cái ngã của người hay của thần thì nó độc tôn nhất, vì cái ngã độc tôn nên ta làm mọi cái vì mình, rút cục cho mình. Giống như các bác tranh cãi với nhau bị chỉ trích thì phản ứng tức thì, giãy nảy lên, ra sức bảo vệ mình, vì thấy cái ngã mà chỉ thấy mình là thấy vấn đề, chỉ có mình đúng, chỉ có mình là phải hơn hết?
    Hoặc:
    -trên trời dưới đất chỉ có ta là đấng tôn quý nhất, hiểu theo nghĩa này thì Phật cho mình đã vượt qua tất cả, là bậc giác ngộ vượt khỏi luân hồi sanh tử, đã luân hồi ở kiếp cuối cùng rồi, là bậc thày của cả loài người và loài trời (có cả thượng đế).
    Câu sau ý Phật nói:
    -Ta đã trải qua vô lượng lần sinh tử, nay đã vượt qua được cả rồi, nên sung sướng không còn ở trong bể khổ nữa.
    Ráp 2 câu này lại thì có ý nghĩa là vì do ta duy ngã độc tôn nên mới qua vô số lần sanh tử hay là vì ta đã vượt qua được sanh tử cho nên mới duy ngã độc tôn muốn độ chúng sinh ?
    Xét về tu hành của nhà Phật thì nếu Phật đắc đạo mà lại duy ngã thì vô lý, vì nhà Phật chủ trương vô ngã. Còn về mặt hoằng pháp nếu Phật nhận là bậc thày của các cõi (đáng tôn kính nhất) thì cũng chẳng có gì là tự cao tự đại cả. Người ta vẫn gọi Phật là Đức Thế Tôn đó thôi.
    Nhưng Phật đã nhận rằng có nhiều vị Phật đã đến trước mình, như Phật A di đà, đến trước tức là đã cao hơn. Sau này đại đức Sariputta có nói với ngài rằng trước đây và mãi mãi sau này không có người nào thông thái vĩ đại hơn ngài nữa, nhưng ngài không nhận, ngài nói : ?oCon không biết hành vi của những đấng giác ngộ đã đến trước ta, cũng không biết hành vi của những đấng giác ngộ sẽ đến sau này, sao con lại thốt ra những lời khinh suất như vậy, tại sao con lại không tiếc lời tán tụng ta nhiệt liệt như vậy?
    Ta biết kinh Phật đều do đệ tử của ngài sau này viết chứ không phải ngài viết, được xem là ghi chép lại lời ngài. Nhưng cũng có thể họ phóng tác ra tung hô Phật ? Vì chuyện Phật bước trên bảy đóa sen, chỉ trời chỉ đất, lúc mới ra đời còn bé tí chưa đi tu, chưa đắc đạo thì biết gì ? Thì có thể thì là thứ truyền thuyết Phật giáo do đệ tử tung hô viết, nên mang những màu sắc huyền thoại ? đứa bé nứt hông mẹ(?) chui ra chỉ trời chỉ đất nói ?oThiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn? chẳng khác nào đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa hài đồng ? Phi khoa học !
  5. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    To bác Tran_Thang : bác để ý chỗ tôi gạch dưới nhá! Bác có những suy nghĩ lẩm cẩm mà lại thấy là mình sáng ý ? Một tên trộm cũng thực hành theo đúng câu của bác ?ohãy suy nghĩ và hành động, ta sẽ có tiền?
    Trước khi bác suy nghĩ và hành động, cái ngã đã phải tồn tại nên mới có ý đồ, hay trong lúc bác suy nghĩ như thế ngã cùng tồn tại với bác, suy nghĩa của bác không vô mục đích (vô ngã), vì không lẽ suy nghĩ và hành động của bác để muốn có tiền cho người khác ? Còn bác thì không có hay lại mất tiền, chẳng được gì? ? Người ta có ca ngợi bác thì cái danh mà không có cái lợi có nghĩa gì đâu ? Người ta còn ra sức ca ngợi bác là Thánh ấy chứ ! Tham sân si của con người thật kinh khủng, khó lường lắm, như tư tưởng ranh mãnh nhưng mà còn hớ hênh của bác, người đời thâm độc nham hiểm hơn nhiều, chẳng chừa không cho ai cái gì đâu, dẫu làm lợi cho người rút cục cũng để có đường lợi cho mình mà thôi. Người đời toàn lời lẽ hay ho phải đạo nhưng thật ra họ toàn là chực nuốt tươi người khác.
  6. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bác Liv có lẽ là chưa hiểu rõ, Phật nói không nên chấp nhận chỉ vì, nhưng có thể chấp nhận nếu thêm điều kiện khác, tức cá nhân mình, trí óc mình phải luôn tự xem xét lại điều đó cho rõ ràng, có đúng không, có phù hợp không ? Lấy ngay 1 ví dụ đơn giản ngoài đời, ngày xưa cha mẹ hay ép gả con cái, đó là phong tục, nó có thể xấu nhưng cũng có thể tốt, mình phải luôn xem xét vấn đề cho ra hợp lý. Những điều dạy này đều nằm trong bát chánh đạo của nhà Phật, là ?ochánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp?
    Ngay cả giáo lý do mình giảng, Phật cũng nhắc chúng sinh phải luôn tự mình xem lại xem có đúng thế không rồi hãy chấp nhận chứ ngài không áp đặt.
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ankara huynh đài nói phải lắm. Về chuyện "thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn", ý của tại hạ cũng cho rằng đó là chuyện thêm thắt của đời sau, chứ chẳng liên quan đến đức Phật.
    Còn về người Kalama, tại hạ thật sự vẫn chưa thấu suốt:
    Tuy nhiên, khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy không hợp luân lý, những điều nầy đáng được khiển trách, những điều nầy bị các bậc thiện trí thức cấm đoán, nếu thực hiện những điều nầy sẽ bị phá sản và phiền muộn -- thì hẳn các con phải từ bỏ, không nên làm điều ấy.
    (còn khúc sau nữa)
    Như vậy chẳng phải là niềm tin của Phật giáo cũng đặt trên sự tín nhiệm của cá nhân đối với Phật, Pháp, Tăng hay sao? Luân lý vốn cũng không phải là cái gì tuyệt đối, và thậm chí còn có thể là tai hại (Nietsche). Căn cứ trên luân lý mà đánh giá phù hợp hay không, như vậy cũng phải có sự tín nhiệm đối với luân lý mới được. Nghe theo lời của các bậc thiện trí thức, thì cũng phải có sự tín nhiệm đối với các vị ấy đã. Luân lý không phải là phong tục cổ truyền ư? Các bậc thiện trí thức không phải là đáng kính trọng ư?
    Và trên hết tất cả mọi sự tín nhiệm đối với một thế lực bên ngoài, cá nhân phải tin vào khả năng xét đoán của chính mình. Nhưng khả năng xét đoán đánh giá của cá nhân ra sao? Và nếu vậy thì đoạn sau giải thích thế nào? Chẳng phải những gì mình chấp nhận được, nghĩa là mình phải thấy rằng nó hợp lý và có thể chấp nhận được hay sao?
    Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. (...) Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được..
    Còn định hỏi về diệt ngã nữa, nhưng để sau vậy...
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi trả lời cho bạn Liv vậy nhé.
    Trong Phật giáo Tín căn là một trong những tín quan trọng nhất. Nhưng Tín ở đây không pphải là mê tín mà lá trí tín, tin nhưng phải qua xét đoán qua thực nghiệm trên thực tế. tin Phật, tin Pháp, tin Tăng nhưng cũng cần phải xét lại xem nó có phù hợp với mình hay không cái đã. Pháp môn là vô lwợng, có pháp hợp với người này mà không hợp với người kia. Phật pháp xem trong khế lý khế cơ, nếu không đúng người thì không truyền dạy, Vả lại phật pháp là để tu không phải để bàn, có bàn chăng là để làm sáng tỏ, không phải cải nhau ai đúng ai sai? Vì đúng sai hiển nhiên là một mặt lồi một mặt lõm của cái chén. Trong thực tế không hề có đúng hoàn toàn cũng như sai hoàn toàn.
    Sự xét đoán của mỗi cá nhân hiển nhiên là có khi đúng khi sai nhưng nếu swj xét đoán ấy trải qua thực hành cầu tiến một cách nghiêm túc thì chắc chắn sẽ dần loại bỏ những khiếm khuyết những sai lầm.
    mnếu thực hành và làm theo những phong tục truyền thống, theo lời các vị thiện tri thức mà thấy bản thân mình an lạc thấy những người chung quanh mình hạnh phúc thì việc gì không làm, ngược lại gây đau khổ cho người khác và bản thân mình thì không nên tiếp tục dù đó là lời nói của ai đi chăng nữa.
    Đó là tinh thần gợi mở tiếp thu và tinh tấn trong Phật giáo.
    honghoavi
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Câu này có nhiều bản dịch và giải thích khác nhau, cả phần sau của câu này, quả là khó hiểu !
    ?Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ?
    Câu đầu có thể ý Phật nói :
    - trên trời dưới đất, chỉ có cái ngã của ta là độc tôn, tức là dù trên trời dưới đất các cõi, dù là cõi người hay cõi trời, dù là cái ngã của người hay của thần thì nó độc tôn nhất, vì cái ngã độc tôn nên ta làm mọi cái vì mình, rút cục cho mình. Giống như các bác tranh cãi với nhau bị chỉ trích thì phản ứng tức thì, giãy nảy lên, ra sức bảo vệ mình, vì thấy cái ngã mà chỉ thấy mình là thấy vấn đề, chỉ có mình đúng, chỉ có mình là phải hơn hết?
    Hoặc:
    -trên trời dưới đất chỉ có ta là đấng tôn quý nhất, hiểu theo nghĩa này thì Phật cho mình đã vượt qua tất cả, là bậc giác ngộ vượt khỏi luân hồi sanh tử, đã luân hồi ở kiếp cuối cùng rồi, là bậc thày của cả loài người và loài trời (có cả thượng đế).
    Câu sau ý Phật nói:
    -Ta đã trải qua vô lượng lần sinh tử, nay đã vượt qua được cả rồi, nên sung sướng không còn ở trong bể khổ nữa.
    Ráp 2 câu này lại thì có ý nghĩa là vì do ta duy ngã độc tôn nên mới qua vô số lần sanh tử hay là vì ta đã vượt qua được sanh tử cho nên mới duy ngã độc tôn muốn độ chúng sinh ?
    Xét về tu hành của nhà Phật thì nếu Phật đắc đạo mà lại duy ngã thì vô lý, vì nhà Phật chủ trương vô ngã. Còn về mặt hoằng pháp nếu Phật nhận là bậc thày của các cõi (đáng tôn kính nhất) thì cũng chẳng có gì là tự cao tự đại cả. Người ta vẫn gọi Phật là Đức Thế Tôn đó thôi.
    Nhưng Phật đã nhận rằng có nhiều vị Phật đã đến trước mình, như Phật A di đà, đến trước tức là đã cao hơn. Sau này đại đức Sariputta có nói với ngài rằng trước đây và mãi mãi sau này không có người nào thông thái vĩ đại hơn ngài nữa, nhưng ngài không nhận, ngài nói : ?oCon không biết hành vi của những đấng giác ngộ đã đến trước ta, cũng không biết hành vi của những đấng giác ngộ sẽ đến sau này, sao con lại thốt ra những lời khinh suất như vậy, tại sao con lại không tiếc lời tán tụng ta nhiệt liệt như vậy?

    Ta biết kinh Phật đều do đệ tử của ngài sau này viết chứ không phải ngài viết, được xem là ghi chép lại lời ngài. Nhưng cũng có thể họ phóng tác ra tung hô Phật ? Vì chuyện Phật bước trên bảy đóa sen, chỉ trời chỉ đất, lúc mới ra đời còn bé tí chưa đi tu, chưa đắc đạo thì biết gì ? Thì có thể thì là thứ truyền thuyết Phật giáo do đệ tử tung hô viết, nên mang những màu sắc huyền thoại ? đứa bé nứt hông mẹ(?) chui ra chỉ trời chỉ đất nói ?oThiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn? chẳng khác nào đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa hài đồng ? Phi khoa học !

    [/QUOTE]
    Bác nói câu này đúng ý tui....
    Cái gì tin được thì tin bác ạ, không được thì thôi vậy... .
    honghoavi
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thua bác Anka về số Pi, nhưng vấn đề này bác chưa thguyết phục lắm, bác Sal lại giải thích khác (mà ông Sal đừng "lạy" tôi kẻo tôi "tổn thọ"). Bác An có thể phân biệt hộ "ngã" với "ham muốn" không ?
    Vàng dưới xin đồng ý với bác. và tôi xin có nhận xét như vầy (tôi coó quyền nhận xét chứ ạ). Hình như Phật Giáp Đại Thừa chỉ để "cười" Phật Giáo Tiểu Thừa thôi, vì Tiểu Thừa quá khắt khe và mâu thuẫn. Như Thiên Chúa và Do Thái, hoặc Tin Lành.
    Tôi vừa đọc An Ninh TG, trong đó có nói về 1 dòng tu Nhật, Shingon, với nguyên lý như sau " Tôi chịu đau khổ để bạn được sống". Những nhà sư tự ướp xác và luôn tâm tưởng về cái đói và sự hy sinh. Phải chăng ấy là tận cùng của sự cao thượng và nhân bản ?

Chia sẻ trang này