1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi hay nhất trong ngày.
    Tôi cũng có một câu hỏi mong các bạn giúp đỡ, các bạn có thể phân biệt hộ "con lừa" với "ham muốn" không?
    Như thế nào là "cao thượng" đây? Như thế nào là "nhân bản" đây?
    Tôi hiểu cao thượng tức là sân thượng nhà bạn cao, sao bạn nghĩ là nhà bạn cao mà khinh thường người khác chứ? Còn nhân bản nghĩa là nhân bản vô tính à?
  2. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Bạn Liv có gửi tôi PM để thỉnh giáo về Khổ (hờ, không dám nhận hai chữ thỉnh giáo đâu, nghe ghê quá), tôi xin mang lên đây bàn luận luôn mọi người có dịp đóng góp ý kiến. Trích PM:
    Hi hi tự cổ chí kim tôi chỉ thấy người ta hỏi LÀM SAO DIỆT KHỔ, chứ chưa thấy ai hỏi VÌ SAO DIỆT KHỔ bao giờ cả. Nhưng phải nói rằng câu hỏi này rất hay, và thật là trùng hợp, vì trả lời câu hỏi trên phải xét qua VÔ MINH, mà tôi thì đang chuẩn bị post bài về VÔ MINH. Cho nên một công đôi việc, tôi post bài về VÔ MINH (bắt đầu bằng Tứ Diệu Đế) và trả lời câu hỏi kia luôn.
    Tứ diệu đế
    Tứ diệu đế (Caturariyasacca) là nền tảng của Phật pháp, một dạng tiên đề của Phật giáo. Tứ diệu đế được Phật thuyết tại Ba La Nại một thời gian ngắn sau khi Ngài giác ngộ. Bài thuyết giảng này được ghi lại trong bộ Đại Phẩm (Mahavagga).
    KHỔ ĐẾ
    Từ Khổ là một từ luôn luôn có mặt trong Phật giáo. Có người đã nói rất đúng rằng (xin lỗi, tôi quên ai cụ thể) bất kỳ ai không nói đến ba thứ sau đây khi thuyết pháp: khổ, tánh không và từ bi, thì người ấy không thể được xem là thuyết pháp của Phật. Đạo Phật bảo: khổ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, khổ có liên hệ mật thiết và không thể tách rời khỏi sự sống (đức Phật có lần ví chúng sinh như sống trong một căn nhà lửa). Khổ là tràn lan trên mặt đất, con người khi sinh ra cho đến khi chết đi khổ từ đầu đến cuối.
    Đó chính là nội dung của Khổ Đế. Chú ý rằng khổ đế không hề bi quan và "xa lánh đời", như bọn người còn non nớt về đời sống thường tưởng. Trái lại, khổ đế phải nói là hết sức thực tế, nó đi thẳng vào cái con người cần và cái con người không muốn, chứ nó không phát biểu những điều nằm ngoài lợi ích của con người. Nói cho cùng thì bất cứ cái gì nằm ngoài con người đều có thể xem là không cần thiết.
    TẬP ĐẾ
    Theo tập đế thì cái KHỔ có nguồn gốc từ vô minhsự ham muốn. Vô minh là gì ? Vô minh trước tiên chính là sự không ý thức rõ những chân lý được đề cập qua Tứ Diệu Đế: là không biết hoặc không chấp nhận cái khổ đầy rẫy trong cuộc sống, là không biết nguồn gốc của cái khổ này hoặc không biết là có con đường thoát khổ, hoặc biết là có nó nhưng không biết nó nằm ở đâu.
    Còn về phần ham muốn, tuy ham muốn của con người có vô số loại, không thể kể hết được, nhưng ta có thể quy tất cả những ham muốn đó về hai loại cơ bản: nỗi thèm khát được tồn tại, và nỗi thèm khát hạnh phúc. Không gì khác hơn là những nỗi thèm khát này chính là động cơ sống của con người.
    Nói một cách ngắn gọn: ham muốn và vô minh là hai động lực cơ bản của KHỔ. Hai động lực này được biểu hiện qua một chuỗi nhân quả rất cụ thể, rất có trật tự mà đạo Phật đặt tên là Mười Hai Nhân Duyên. Chúng ta sẽ xét Mười Hai Nhân Duyên một cách chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn làm cách nào Vô Minh gây ra Khổ.
    Thế nào là Mười Hai Nhân Duyên ? Trước tiên, ta có Vô Minh (Avijja) sinh Hành (Sankhara). Vô Minh trước hết sinh Hành là bởi vì mọi ý chí tạo tác của con người, dù thuộc bản chất nào, có tính chất nào hay thuộc phạm trù nào đi nữa, (HÀNH) đều đặt nền tảng trên những niềm tin sai, những định kiến không chính xác về bản chất của sự vật (VÔ MINH). Nói cụ thể hơn, chính là do chưa hiểu tánh KHÔNG của vạn pháp mà ra.
    Sau đó HÀNH sinh THỨC (Vinnana). THỨC, tức ý thức về thế giới thông qua những giác quan, là thứ phụ thuộc vào ý chí tạo tác, và cũng từ đó mới nảy sinh ra. Có Thức tức là có người cảm nhận, đối với cái được cảm nhận, cho nên THỨC từ cái Hành, cái ngã, mà nguồn gốc sâu xa lại là Vô Minh, mà ra.
    THỨC sinh DANH SẮC (Nama-rupa). Từ cái ý chí tạo tác ban đầu mà ra, ý thức của con người chính nó lại cụ thể hoá bản ngã của con người, bằng cách mang lại cho cái bản ngã này những cái tên (danh) và hình dạng (sắc). Nói cách khác, THỨC tạo cho cái ngã ban đầu một hình thể vật chất (sắc) và một hình thể trừu tượng (danh).
    DANH SẮC sinh LỤC NHẬP (Chabbithana), hoặc sáu xứ. Một cái ngã đã có hình hài cụ thể và cứng cáp dần dà không thể tránh khỏi việc phải tương tác, giao thoa với thế giới bên ngoài, và lục căn của nó khi tiếp xúc với ngoại giới (lục trần) tạo ra LỤC NHẬP.
    LỤC NHẬP sinh XÚC (Phassa). Sự giao thoa từ cái tôi với cái bên ngoài mang lại những xúc cảm bên trong chúng ta. Ta có thể ví XÚC như những tia lửa toé ra khi hai hòn đá lửa (một hòn là lục căn, hòn kia là lục trần) được chà sát với nhau (sự chà sát này chính là lục nhập đã nói ở trên).
    XÚC sinh THỌ (Vedana). Mọi tia lửa toé ra trong cái tôi đều làm nảy sinh trong cái tôi này những "luồng" tâm lý, những tư tưởng, những niệm tưởng khác nhau. Những "luồng" như thế được Phật gọi là THỌ. Thọ do XÚC sinh ra, và vì xúc chỉ là những tia lửa không hơn không kém, cho nên THỌ cũng không trụ, mà luôn biến đổi không ngừng, làm cho cái tâm chúng ta luôn luôn "động".
    THỌ sinh ÁI (Tanha). Chẳng bao lâu sau khi THỌ ra đời, cái tâm con người mau chóng vướng mắc vào cái THỌ, và mong muốn sau cho nó càng kéo dài càng lâu càng hay. Nhưng vì THỌ, như XÚC, cũng mau phai tàn cho nên ÁI là cái cũng không thể thoả mãn được.
    ÁI sinh THỦ (Upadana). Thủ chính là sự dính mắc vào một đối tượng củ thể, do ÁI mà ra. Thật vậy, việc mong cầu những cảm thọ có tính lâu dài dần dần mang con người đến việc nhắm vào một số đối tượng có khả năng tạo cảm thọ cố định.
    THỦ sinh HỮU (Bhava). Cái chấp thủ dẫn đến một tiến trình, một sự sự-trở-thành. Hữu chính là nghiệp báo và vòng luân hồi mà cái thủ, hay cái luôn tìm cầu và cố giữ những pháp không trụ, mang lại cho con người.
    HỮU sinh SINH (Jati). Sinh là sự có mặt ở đời sống do cái tiến trình nghiệp-luân hồi mang lại. Ta có thể so sánh HỮU như tiến trình mang thai của bà mẹ, còn SINH chính là sự kiện hạ sanh của bà ta. Và để kết thúc vòng 12 nhân duyên này, SINH cuối cùng dẫn đến LÃO TỬ, hay cái KHỔ của đời sống.
    Đó chính là ý nghĩa của TẬP ĐẾ. Nếu muốn, bạn có thể tham khảo thêm những quyển Tương Ưng Bộ (Samyutti Nikaya) và quyển Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) để đọc cụ thể lời Phật dạy về Mười Hai Nhân Duyên.
    DIỆT ĐẾ
    Nguồn gốc của Khổ đã được giải thích rất lôgíc và chặt chẽ, như vậy muốn dẹp khổ thì phải cắt đứt những nguyên nhân gây ra KHỔ. Diệt đế nói rằng có cách dẹp khổ và muốn dẹp khổ thì phải dẹp VÔ MINH.
    Đến đây tôi có thể trả lời câu hỏi của Liv: Vì sao nên dẹp khổ ư ? Rất đơn giản, là vì nguyên do của Khổ là Vô Minh, và vô minh là sự không biết. Khi chúng ta biết rõ, hiểu rõ một vấn đề gì thì không thể nào không sống dựa trên cái biết đó. Cái biết và cái sống theo lẽ phải luôn đi đôi với nhau: ai biết lẽ phải không thể nào không sống theo lẽ phải. Cho nên không nên sống trong sự không biết. Cho nên phải biết rõ. Cho nên phải dẹp bỏ vô minh. Cho nên phải tận KHỔ.
    Chân lý Diệt Đế, nói cách khác, chính là chân lý: có Niết Bàn.
    ĐẠO ĐẾ
    Đạo Đế của nhà Phật chứng thực rằng: tồn tại một con đường dẫn điến Niết Bàn, hay sự không còn khổ, đã nói ở Diệt Đế. Đức Phật không hề đưa ra một con đường mang tính siêu việt, bất khả tư nghì, đầy màu sắc huyễn hoặc hay thần bí. Ngược lại là khác, con đường ở đây rất thực dụng và bất cứ ai cũng có thể áp dụng được. Với Đạo Đế, đạo Phật trở nên một liều thuốc cho mọi người.
    (còn tiếp)
    Tái bút: À mà tôi nói có sai đâu, cái nick user01 gì đấy bị lộ tẩy cho nên chạy cúp cờ rồi kia kìa !!! Ha ha ha... Sao có người hèn hạ thế nhỉ ???? Cứ thích bắt bẻ lung tung, mà lại bắt bẻ không được cho nên đội lốt cầu đạo... Nhưng đã nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc, những người như vậy hy vọng trước sau gì sẽ không dám bén mảng đến cái box Học Thuật này nữa !!!! Bàn luận nghiêm túc còn chưa chắc đã đi đến đâu, thật không rảnh trả lời những thằng cà chớn.

    Được qwertzy2 sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 27/05/2005
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhân cách được nâng cao
    Kết quả ban đầu dễ nhìn thấy từ hạnh Tôn kính Phật là nhân cách chúng ta từ từ được nâng cao lên. Nếu ngày xưa chúng ta thô tháo, vụt chạc, vội vàng, nhìn vấn đề không sâu sắc? thì sau một thời gian lễ kính Phật, ta sẽ thấy mình điềm đạm chững chạc lại, trông có vẻ khả kính hơn.
    Tư cách oai nghi đó không phải do gắng gượng làm bộ ra vẻ mà được, mà thật sự do nhân quả tạo thành một cách tự nhiên. Người không có công đức, dù có làm bộ ra vẻ đàng hoàng đoan trang một thời gian rồi cũng bộc lộ bản chất kém cỏi.
    Người có tư cách thật sự, dù ở trước đám đông hay ở trong phòng vắng cũng không khởi ra một cử chỉ sai lầm làm mất oai nghi. Lúc nào người này cũng giữ oai nghi đàng hoàng đẹp đẽ cho dù không ai nhìn thấy, chính tâm họ tự biết kiểm soát lấy từng động tác của mình một cách nhẹ nhàng kỹ lưỡng.
    Do công đức lễ kính Phật mà trong sâu thẳm, tâm ta có sức mạnh và có trí tuệ biểu lộ ra thành nhân cách khiến mọi người nể trọng. Cũng chính trí tuệ này giúp ta phát hiện ra lỗi lầm tiềm tàng của mình. Thật vậy, người nào lễ Phật một thời gian đều bắt đầu thấy ra được lỗi lầm mà trước đây tự mình không nhìn thấy. Có khi người khác chỉ cho mà mình cũng không công nhận. Bây giờ nhờ công đức lễ Phật mà tự mình hiểu rằng đó là lỗi. Khi đã biết lỗi rồi thì lỗi đó đang hết dần.
    Ví dụ trước đây chúng ta sống ích kỷ chỉ lo cho mình, bây giờ chân thành lễ Phật một thời gian, chợt chúng ta thấy ra từng cử chỉ nhỏ, từng ý nghĩ nhỏ nào có mang theo tâm ích kỷ. Vì vậy chúng ta tự biết phải thay đổi chứ không thể để như vậy mãi.

    Ý chí vi diệu xuất hiện
    Kế đến một loại ý chí vi diệu xuất hiện giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh, vượt qua cám dỗ.
    Chúng ta đã phân biệt hai loại ý chí, một loại khởi lên từ bản ngã, và một loại khởi lên từ ý chí. Ý chí khởi lên từ bản ngã là do gắng gượng mà có, ráng sức mà có. Loại này càng khởi lên chừng nào thì càng làm tăng trưởng ngã chấp kiêu mạn chừng nấy.
    Còn loại Ý chí khởi lên từ công đức thì vừa mãnh liệt vừa nhẹ nhàng, nhưng rất hiệu quả.
    Ví dụ như có người nói điều gì làm chúng ta buồn. Chúng ta thấy người biết tu mà buồn thì không hay nên muốn bỏ. Nhưng nếu chúng ta chỉ đơn thuần ráng mà thôi sẽ thấy mệt mõi mà nỗi buồn vẫn cứ đeo đẳng hoài. Còn nếu chúng ta có công đức thì ngay khi muốn hết buồn, quyết định dừng lại nỗi buồn, thì tự nhiên bên trong có một sức mạnh gì đó, rất lạ, tiêu diệt nỗi buồn liền.
    Ý chí là con dao hai lưỡi là vậy, sẽ làm tăng bản ngã nếu thiếu công đức.
    Rồi trong suốt cuộc đời tu hành chúng ta sẽ gặp không biết bao nhiêu là nghịch cảnh cay đắng. Nếu không có ý chí, chúng ta sẽ chán nản bỏ cuộc giữa đường. Nếu có ý chí, chúng ta sẽ chịu đựng để tiến bước. Rồi chúng ta cũng sẽ đối diện với biết bao nhiêu cám dỗ mời gọi. Nếu không có ý chí, chúng ta cũng sẽ dừng lại để hưởng thụ. Ý chí cần thiết như thế, nhưng phải là loại ý chí đến từ công đức thì mới không bị hậu quả phụ tai hại là làm phát triển bản ngã.
    Vì vậy, chúng ta phải khôn ngoan biết lễ kính Phật để tạo cho mình một nền tảng công đức vững chắc nhằm giúp cho đời tu của mình an ổn hơn.
  4. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Tinhnguyen08 !!!!!!
    Rất vui có thêm bạn tiếp sức !!!!!!!! Mời bạn một cốc nào !!!!!
  5. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hahaha, lâu rồi tôi mơi thấy một câu hỏi thú vị như thế này? Chị qwertzy đã trả lời bạn Liv rồi
    Tôi cũng cin nói với bạn Liv vài lời.
    Khổ có gì là không tốt chăng?
    Bạn không thể tự trả lời được sao? Thế bạn thử chịu khổ một phen xem nào, xem nó tốt hay không tốt? Vì không ai muốn chịu khổ cả nên người ta mới coi đó là điều hiển nhiên, haha
    Có mắc mức lớn như vậy có khó chịu không? Hay là mắc mức đó dễ chịu và không khổ một chút nào cả? Nói nhỏ nhé, càng mắc mức lớn càng khó chịu đấy, haha
    Bạn mắc mức và muốn đi tìm câu trả lời, đó có phải là để diệt khổ không? Dù bạn không ý thức được thì mọi hành động của bạn cũng đều hướng đến diệt khổ.
  6. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không rõ về bác ý này, dường như bác dựa trên nền tảng là một đức tin, nhưng trong Phật giáo trụ cột chính đáng để người ta theo nó không phải là đức tin, mà là trải nghiệm, ví dụ bác yêu một người nào đó làm cho bác cảm thấy hạnh phúc thì đó không phải là một niềm tin mà là trải nghiệm, còn tin là điều gì bác không thể thấy rõ nhưng lại muốn khẳng định nó.
    Về Phật giáo không phải là diệt ngã, phái Tiểu Thừa chỉ phủ nhận sự hiện hữu biến hóa mà thôi, còn Đại thưa thì chấp nhận luôn nhưng cốt lõi sự giác ngộ chỉ là sự nhận ra bằng trí tuệ, bằng trí huệ rằng cái ngã mà ta theo đuổi và khẳng định là huyễn ảo, nó là một trải nghiệm đạt được, đạt tới cái lẽ luôn (trải nghiệm khi giác ngộ, một trạng thái làm ta nhận ra được, không phải là một đối tượng cho một niềm tin.) khi đó bác sẽ đạt đến Chân Ngã, tức Phật tánh, cái đó thường hằng vĩnh cửu.
    Tuy nhiên tôi cũng nói con người luôn có một niềm tin, niềm tin vào lẽ phải, dù nó là trừu tượng chứ chưa là cái cụ thể rõ ràng gì. Con người chân thành không thể đi đâu được, làm gì được nếu mất niềm tin vào nó.
  7. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái ham muốn của con người không phải lúc nào cũng là ham muốn xấu. Khi người ta hướng thượng thì cái ngã cá nhân của người ta hòa chung vào cái ngã của vũ trụ, vào mong muốn tốt đẹp của nhân loại, giống như là thánh nhân. Nhưng cái ngã nhằm riêng cho cá nhân mình thì khác, nó nhất thiết là sự cạnh tranh và phải có kẻ thắng người bại, người trên kẻ dưới và tuân theo luật nhân quả để lưu giữ mãi cho sự khẳng định và vun đắp cho cá nhân đó. Triết lý của Ấn độ cũng xem hòa nhập tiểu ngã vào đại ngã hay hợp nhất mình với thượng đế làm 1 là sự giải thoát, thượng đế này khác Thiên Chúa Giáo.
  8. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    À nói thêm với bác Liv thế này. Về khổ, tất nhiên là có khổ, nhất là khi nó là hậu quả của tham, sân, si đem lại, nếu bác từng trải qua một lần, sẽ ớn tới già. Còn nếu bác là bậc thánh thì khác, cái khổ đôi lúc lại giúp bác tiến lên, nhưng cái khổ đó không nhằm đạt ngã cho cá nhân nữa rồi mà bác đã vượt qua, khi đó có khổ, người ta cũng không thấy khổ, nhưng nhiều người thật khó lòng chỉ lo cho người mà không nghĩ gì tới mình, trong khi những người khác lại không làm vậy.
    Có lẽ bác và nhiều bác còn trẻ, khi đó còn nhìn đời với cho mắt đẹp đẽ lý tưởng, nhưng khi ra tranh đấu với đời rồi, nó chẳng như mơ mộng của ta đâu, ?ođoạn trường ai có qua cầu mới hay?, khi người ta trải qua những lứa tuổi lớn hơn rồi, chỉ riêng về sức lực đã kém hẳn đi ngay ở tuổi 30 so với tuổi 20, cuộc đời sau tuổi trung niên có thể là những chuỗi dài mỏi mệt.
    Tôi đọc cuốn Liệt Tử có đoạn về Khổng Tử, nó nói lên tâm trạng của những thánh nhân về đời đấy:
    Tôi nói thêm: chính vì người ta không biết nên người ta mới càng khổ đấy !
    Còn Phật tại sao ngài biết rõ đời là khổ chính vì ngài tìm ra cái gì đó thoát được cái khổ.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nói như cô Sque thì đúng với mục đích của tôi rồi, bởi vì cũng có khối kẻ hiểu sai về "diệt ngã" trong xã hội. Nếu cô được phép làm chính trị thì liệu cô sẽ có biện pháp gì để chỉnh sai Phật Pháp, hay cô cũng sẽ đi rao giảng hết ngay này tháng nọ, rồi cô cũng sẽ bảo chúng sinh mới chậm hiểu làm sao !? (mà tôi cũng chưa thấy thầy nào, cha nào bảo chúng sinh hoặc con chiên chậm hiểu cả).
    Khi đi đường gặp 1 nhà sư tôi cũng kính trọng họ. Như cô bảo là "bất đắc dĩ" vậy khác nào Nhà Phật tạo "nghiệp" cho chúng sinh chăng ?
    Theo quan điểm của tôi thì để dễ hiểu về Phật Pháp thì có 1 cách là n1oi lên tính "vật lý" của Phật. Mỗi bác nhà Phật lại hiểu vấn đề khác nhau, như thế có khác nào họ là những "quan sát viên" ở trong nhưng hệ qui chiếu khác nhau. Khác với khái niệm "thế năng" của Niu-ton, ta có thể xem họ ở trong 1 hệ qui chiếu duy nhất, đó là "hệ qui chiếu gia tốc" được chứ ?
    Hoặc 1 cách hình ảnh khác, bạn hãy nhìn con búp bê của Nga, nó cứ lắc lư và không bao giờ ngã cả, vậy nhà Phật có lẽ cũng khuyên chúng ta nên mềm dẻo tùy cơ ứng biến như con búp bê kia chăng ?
  10. qwertzy2

    qwertzy2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về KHỔ và VÔ MINH, và về NGHIỆP, TÂM và TÁC Ý
    1. Tác ý và nghiệp
    Như đã nói ở trên, khái niệm nghiệp của Phật giáo hầu như đồng nghĩa với khái niệm tác ý, tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhỏ. Trong bộ Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), đức Phật có diễn giải tác ý như là một nhân tố nhận thức luôn có mặt, luôn hiện hữu ở tất cả các loại tâm của chúng sanh (tâm - hay citta - bao hàm mọi nhận thức, mọi nhận định, ý thức, nói cách khác là mọi tiến trình tư duy, tâm lý, có 89 loại Citta tổng cộng). Trái với tác ý, nghiệp chỉ có mặt tại những tâm thiện (Kusala Citta, gồm 17 loại) hoặc những tâm bất thiện (Akusala Citta, được phân thành 12 loại cả thảy). Còn trong các loại tâm khác (cụ thể là những tâm quả - Vipaka Citta - và những tâm duy tác - Kriya Citta), chỉ có tác ý có mặt mà không có nghiệp đi kèm.
    Ở đây cần nói thêm một chút về những loại tâm không tạo nghiệp này. Tâm quả (Vipaka) và tâm duy tác (Kriya) có liên hệ mật thiết với nhau và thường được gói lại bằng cái tên chung: tâm vô ký (abyakata citta). Chúng được gọi là VÔ KÝ là bởi vì chúng không hề thiên về tích cực hay tiêu cực như các tâm tạo nghiệp kia. Trong vô ký tâm thứ nhất có tâm quả (Vipaka citta), là những tâm chỉ đơn thuần là QUẢ BÁO của những tâm thiện ác trước khác. Chú ý rằng điều này không có nghĩa là quả báo của tâm thiện ác đều là tâm quả, không phải vậy, chỉ khi nào quả báo này thực sự chỉ đơn giản là một quả báo, mà không có một ý thiện hoặc ý ác nào khác đi kèm thì mới có thể được xem như TÂM QUẢ. Chúng ta sẽ xét ví dụ về La Hán và tâm vô ký sau để làm rõ hơn chỗ này.
    Còn loại tâm kia thuộc hạng vô ký là tâm duy tác. Tại sao được đặt tên là duy tác ? Duy tác có thể cắt nghĩa là hành động thuần túy. Thuần túy ở đây tức là nằm ngoài thiện ác, chỉ còn có tính chức năng, không tạo ác cũng không tạo thiện, mà cũng không phải là quả báo của những nghiệp thiện ác. Chúng ta lấy một ví dụ cho dễ hiểu: người ta thường bảo, các La Hán thì không tạo nghiệp nữa, tại sao ? Nếu xét theo lập luận trên thì quá dễ trả lời, là bởi vì những tâm mà các La Hán có là những tâm vô ký - tức những tâm không mang lại một hệ quả nào trong tương lai ! Ngay cả khi một vị La Hán làm điều thiện, ông ta không hề có tâm thiện, mà điều thiện được làm với một tâm duy tác, hoặc tâm quả để trả một quả báo nào đó.
    Chú ý một điều nữa rằng, với hệ thống nghiệp - tâm - tác ý như trên, cái THIỆN và cái ÁC của đạo Phật đã trở thành hết sức vi tế, vì nó không còn nằm trong bản thân hành động nữa, mà nằm ở nơi người hành động, hoặc nói đúng hơn: ở tâm hành động ! Trạng thái tâm lý khi tạo tác mới chính là nhân tố quyết định thiện ác của hành động. Và những nghiệp thiện ác đó, cộng thêm vô minh lúc ban đầu (với ảnh hưởng dây chuyền qua 12 mắt xích đã trình bày trên), chính là nguồn gốc của khổ. Nhưng như thế nào mới chính xác là KHỔ ?
    2. Khổ
    Trước hết ta phải biết rằng khái niệm DUKKHA đã được dịch một cách không hoàn chỉnh khi bị đặt tên lại là: KHỔ, trong tiếng Hán, và sau này là trong tiếng Việt. Cái từ khổ làm cho nhiều người hiểu lầm rằng đạo Phật - với câu nói nổi tiếng "đời là bể khổ" - vốn bi quan, và dạy xa lánh người khác. Đấy là họ đã hiểu sai một cách cơ bản khái niệm khổ, và để tránh hiểu lầm, tôi sẽ không dùng từ khổ nữa trong bài viết này, mà dùng ngay thuật ngữ nguyên văn: DUKKHA.
    Dukkha là một tính chất bao hàm tất cả dạng tồn tại, dù cho đó là một sự tồn tại có tri cảm (hữu tình) hay không (vô tình). Niềm vui của con người, nỗi buồn hay bất kỳ trạng thái tâm lý nào khác đều rơi vào vòng kiểm soát của Dukkha. Ở đây ta cần chú ý một lần nữa rằng ngay cả niềm vui cũng rơi vào Dukkha, chứ không phải chỉ có cái gì tiêu cực mới là khổ. Nói trắng ra là thế này: bất cứ cái gì biến đổi không ngừng (vô thường) đều là khổ, hay nói cách khác là: chính cái vô thường là cái khổ, và không đâu khác ! Niềm vui là vô thường và sẽ được theo sau bởi những cảm thọ tiêu cực khi cuộc vui tàn, cho nên niềm vui bản thân nó cũng là dukkha.
    Vô Minh là không ý thức được sự tồn tại tràn trề của KHỔ trên thế giới, nói cách khác chính là sự không ý thức được tính chất vô thường của thế giới, vì khổ đã được định nghĩa lại là vô thường ! Và Vô Minh đã được nói đến là dẫn đến LÃO TỬ, tức là khổ đau về sự biến đổi của đời sống. Nói cách khác, sự không ý thức được tính vô thường, không trụ của thế giới dẫn đến những trạng thái bất ngờ, tiếc nuối trước tính vô thường đó. Còn một điều nữa cần phải chú ý là khi nói: vô minh dẫn đến khổ thì có nghĩa là: vô minh dẫn đến thái độ buồn tiếc trước sự vô thường, chứ không phải dẫn đến khổ theo nghĩa rộng - tức bản thân sự vô thường như vừa nói trên.

Chia sẻ trang này