1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    VÔ KÝ , VÔ KÝ KHÔNG chưa phải là đựơc giải thóat .
    Trích từ Cội nguồn truyền thừa ( thuvienhoasen.org )
    2- SỰ KHÁC BIỆT CỦA TÔNG MÔN VÀ GIÁO MÔN.
    Tông môn, giáo môn phân ra riêng biệt bắt đầu từ Trung Quốc căn cứ nơi kinh Lăng Già. Phật bảo: ?oĐại Huệ! Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, có hai thứ tướng thông: gọi là Tông thông và Thuyết thông. Nói Tông thông là do tự mình chứng đắc tướng thắng tiến, xa lìa ngôn thuyết văn tự vọng tưởng, rồi ngộ nhập Tự Tướng Tự Giác Địa nơi giới vô lậu, xa lìa tất cả giác tưởng hư vọng, hàng phục tất cả bọn ma đạo, do tự giác phát huy ánh sáng, ấy là tướng tông thông. Thế nào là tướng Thuyết thông? Nói thuyết đủ thứ giáo pháp nơi chín bộ Kinh, lìa các tướng đồng, dị và có, không, dùng phương tiện tinh xảo để tùy thuận chúng sanh, ứng cơ thuyết pháp khiến được độ thoát, ấy gọi là Tướng thuyết thông. Đại Huệ! Ngươi và các Bồ tát nên tu học.
    Phật nói ?oTông thông? là pháp Thiền thực tiễn do mình tự tham tự chứng; nói ?oThuyết thông? là Pháp sư giảng giáo lý, thuyết pháp tự tại, chẳng lìa tự tánh, chẳng đọa nhị biên. Một là trực tiếp, một là gián tiếp; một do tâm hành, một do khẩu thuyết, đức Phật hoằng pháp lợi sanh, đại khái chẳng ra ngoài hai lối này. Hai thứ phương pháp dù chẳng đồng, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là một, nếu xét kỹ lại thì tông chẳng lìa giáo, giáo chẳng lìa tông, xưa nay Tông môn dù nói chẳng lập văn tự, chẳng trọng kinh điển, nhưng Thế Tôn sau khi niêm hoa thị chúng rồi liền nói: ?oTa có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, Thật tướng vô tướng, Vi diệu pháp môn, Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật?. Tám câu này tức là ngôn ngữ, tức là giáo lý, cho đến tổ Đạt Ma lấy kinh Lăng Già truyền cho ngài Huệ Khả, ngũ tổ Hoằng Nhẫn lấy kinh Kim Cang truyền thọ ngài Huệ Năng, Tứ Tổ có Pháp ngữ, Lục Tổ có Pháp Bảo Đàn, ấy đều chứng tỏ tông chẳng lìa Giáo vậy.
    Lại như trong giáo điển Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Viên Giác, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Lăng Già đều trực thị tông chỉ chẳng lìa Pháp thân, ấy đều chứng tỏ Giáo chẳng lìa Tông vậy. Nên Chứng Đạo Ca nói: ?oTông cũng thông, Thuyết cũng thông. Định, Huệ sáng tròn chẳng kẹt Không?, chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ ý chỉ này, vì tiên nhập làm chủ, nên ít người thông suốt, lại mỗi mỗi tự lập cửa ải, bài xích lẫn nhau, kẻ học Thiền thì chấp Tông mà đè Giáo, kẻ học Giáo thì chấp Giáo mà khinh Tông. Thật ra Tông lìa Giáo thì đọa nơi rỗng không, Giáo lìa Tông thì thành ra tạp loạn; Tông với Giáo như hai bánh của xe, chẳng thể phế bỏ bánh xe nào.
    Hành giả Tông môn dụng công tham thiền, ngoài việc thân cận Thiện tri thức, hiểu rõ phương pháp dụng công đứng đắn, vẫn cần biết rõ cảnh giới chẳng đồng của bốn thừa và sự khác nhau của phương pháp dụng công, mới chẳng lầm nhận cho Tiểu thừa là Đại thừa, lạc vào lối tẻ, chẳng thể đạt đến minh tâm kiến tánh.
    Muốn rõ bốn thừa cũng nên xem kinh điển giáo lý; người học giáo lý đã rõ bốn thừa rồi, cần phải chơn tham thật chứng mới được minh tâm kiến tánh. Nếu chẳng minh tâm kiến tánh, dù kinh điển văn tự chứa đầy bụng, biện tài như suối chảy, ngòi bút viết ra muôn ngàn văn chương, với bản thể của Phật tánh đều chẳng dính dáng, thậm chí hiểu lầm ý Phật, tự ý phát huy để di hại cho kẻ hậu học.
    3- ĐẠI Ý CỦA BỐN THỪA.
    Chữ Phật còn thuộc giả danh, huống là bốn thừa ư! Nhưng đức Phật đại bi cứu thế, phương tiện độ sanh, vì tùy căn cơ sâu cạn của chúng sanh nên giả thiết đủ thứ ngôn giáo pháp môn dùng để tu tập, theo thời ứng cơ, tùy nghi lập giáo, như lương y trị bệnh, tùy bệnh cho thuốc, nên có những thí dụ như xe dê, xe nai, xe trâu (tam thừa) và hóa thành (nửa đường), Bửu sở (quả Phật)? Khổ tâm ấy thật là chiếu sáng muôn đời.
    Tất cả pháp có thể nói ra đều thuộc về tương đối; pháp tương đối phải tùy theo không gian và thời gian mà biến đổi, vốn chẳng thật thể. Nên đức Phật thuyết pháp vừa thuyết liền phá, ban sơ Phật đã từng vì chúng sanh thuyết diệu lý của Chơn như Pháp thân, ý chỉ huyền ảo vi diệu, chúng đều bỏ đi, rồi trở lại thuyết pháp môn Tiểu thừa, người nghe mới tin được. Đến khi đồ chúng tu Tiểu thừa đã quen thuộc, ham thích Thiền vị, chỉ tự độ thân mình, Phật lại quở rằng: ?oĐây vẫn chưa cứu cánh, chưa lìa hẳn sanh tử, nên tu Trung thừa?. Đồ chúng mới chuyển tu Trung thừa, đạt nơi ngã, pháp đều Không. Phật lại quở rằng: ?oĐây vẫn chưa cứu cánh, tập khí từ vô thỉ chưa sạch, cũng còn biến dịch sanh tử, nên tu Đại thừa?. Từ đó chúng mới chuyên tu pháp Đại thừa, đến khi căn cơ thuần thục, Phật mới trực thị pháp Tối thượng thừa, kẻ tu hoát nhiên đại ngộ, thấu triệt bản tâm chẳng sanh chẳng diệt, chẳng biến chẳng khác, sẵn sàng viên mãn, chẳng do tạo tác, mới biết phi tâm, phi Phật, phi vật, cuối cùng chẳng có pháp nào để đắc, nói ?oPháp môn? chỉ là nói suông, nói ?obốn thừa? đều là hý luận, khi ấy mới tin Phật nói ?oChẳng thuyết một chữ, chẳng đáp một chữ? là chẳng phải cố ý bày đặt sự huyền bí.
    Nay lược thuật cảnh giới bốn thừa như sau:
    TIỂU THỪA: Cũng gọi là Thanh văn thừa, do nghe thanh giáo của Phật mà ngộ lý Tứ Đế, đoạn dứt Kiến hoặc, Tư hoặc, chứng nhập Niết bàn Tiểu thừa, ấy là lối tu hạ căn trong đạo Phật. Kinh Thắng Man Bửu Quật rằng: ?oHai chữ Thanh văn là kẻ hạ căn theo giáo lập nên, thanh tức là Giáo vậy?.
    Pháp môn Tứ Đế của thừa Thanh văn sở tu tức là khổ, tập, diệt, đạo. Khổ là cái quả của thọ báo, tập là cái nhân chiêu quả, diệt là đắc quả tịch diệt, đạo là lối tu để đoạn trừ cái nhân chiêu quả. Nói một cách khác, tu theo Tứ Đế tức là biết Khổ đoạn Tập, mộ Diệt tu Đạo; Đế là ý nghĩa xác thật. Cách tu của họ là đoạn dứt công dụng của lục căn, lắng tâm tĩnh lự, cho đến chỉ còn một chút niệm trong sạch, ấy là cảnh giới của Tiểu thừa đạt đến, quả cùng tột gọi là A la hán.
    Động cơ của người tu Tiểu thừa là nhàm chán phiền não sanh tử mà cầu thanh tịnh Tịch diệt, cho rằng trong linh tánh vốn chẳng có phiền não, tất cả khổ đều do lục căn chiêu tập mới có, nên muốn được sự vui thanh tịnh tịch diệt chỉ có tu đạo làm cho công dụng của lục căn dừng lại, chẳng sanh tác dụng chiêu tập, mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, mũi chẳng ngửi, lưỡi chẳng nếm, thân chẳng xúc, ý chẳng tưởng, công dụng của lục căn đã dứt sạch, sáu cửa đã đóng kín, trong linh tánh chỉ còn một niệm thanh tịnh, tịch tịnh an lạc, ấy là đạo quả sở chứng của Tiểu thừa. Nhưng lục căn dù tạm dứt, mà một niệm thanh tịnh chưa được buông bỏ, ắt chẳng phải cứu cánh.
    TRUNG THỪA: cũng gọi là Duyên giác thừa, do quán nhân duyên mà ngộ đạo. Xưa nay xưng Bích chi phật, dịch nghĩa là Độc giác. Pháp môn của Trung thừa là Thập Nhị Nhân Duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Thập nhị chi (mười hai nhánh) này bao gồm quá khứ, hiện tại, vị lai, tâm thế nhân quả tuần hoàn chẳng dừng.
    Ở đây Vô minh là nhất niệm vô minh, cũng gọi là tánh nhất niệm vọng động, chẳng phải vô thỉ vô minh, vì bất giác khởi niệm, bèn sanh ra đủ thứ phiền não, tạo đủ thứ thiện ác nghiệp, gọi là Hành, hai chi này là nhân đời trước. Thức là nghiệp thức như thân trung ấm bị lôi kéo mà đến đầu thai; Danh sắc là lúc ở trong thai sắc thân chưa thành, tứ ấm Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi, chưa có thật chất; Lục nhập là nói ở trong thai lục căn đã hoàn thành, là chỗ sở nhập của lục trần; Xúc là sau khi sanh ra, lục căn tiếp xúc lục trần; Thọ là lãnh thọ các cảnh giới thuận nghịch, năm chi này là quả đang thọ ở đời này. Ái là đối với cảnh trần có sở ái; Thủ là chấp thủ việc mình ham muốn; Hữu là có quyền sở hữu, cho mình được tùy ý chi phối, ba chi này là nhân sở đắc của đời này, đời này tạo nghiệp nhân thì đời sau báo ứng nghiệp quả. Sanh là tùy theo sự gieo nghiệp nhân thành chủng tử để thọ sanh nơi kiếp sau. Lão tử là kiếp sau đã có sanh, ắt phải có lão tử, hai chi này là quả báo phải thọ ở đời sau. Ấy là đại khái của Thập Nhị Nhân Duyên.
    Kẻ tu pháp Trung thừa quán xét chúng sanh trong tam thế đều bị Thập Nhị Nhân Duyên chi phối, mà Thập Nhị Nhân Duyên thì nương nhất niệm vô sanh khởi, cho rằng Tiểu thừa chưa thể phá nhất niệm này, nên chưa đạt cứu cánh, nếu được đoạn dứt nhất niệm này thì vượt ra ngoài tam thế, liễu thoát sanh tử.
    Nên cách dụng công của họ là muốn quét sạch nhất niệm vô minh, đạt đến cảnh giới mênh mông trống rỗng chẳng có gì cả, tự cho đã chứng Niết bàn, chẳng biết đã lọt vào vô thỉ vô minh. Cảnh giới trống rỗng chẳng có chi cả, cũng gọi là ?oKhông chấp?, linh tánh ám muội, chẳng khác gì gỗ đá! Huống chi nhất niệm vô minh dù tạm dừng, nếu bị kích thích vẫn có thể nổi lại, nên sở chứng của Trung thừa vẫn chưa cứu cánh.
    ĐẠI THỪA: Cũng gọi là Bồ tát thừa, pháp sở tu là sáu Ba la mật, cũng gọi là Lục độ. Sáu Ba la mật là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền na, Bát nhã. Người tu Đại thừa gọi là Bồ Đề Tát Đỏa, Bồ đề dịch là Giác, Tát đỏa dịch là Hữu tình. Ý là giác ngộ chúng sanh hữu tình, gọi tắt là Bồ tát, tức là chúng sanh phát đại tâm Bồ đề, lấy tâm Bồ đề làm thể để tự độ; lấy tâm Đại bi làm dụng để độ tha, tự tha kiêm lợi, nên xưng Đại thừa. Phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa rằng: ?oNếu có chúng sanh nơi Phật Thế Tôn nghe pháp tín thọ, tinh tấn tu hành, cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, vô sư trí, Vô sở úy, dùng sức tri kiến của Như lai thương xót vô lượng chúng sanh, độ thoát tất cả trời, người đều được lợi ích an lạc, ấy gọi là Đại thừa.
    Lục độ bao gồm tam học Giới, Định, Huệ, mà lấy pháp Thiền na làm chủ yếu để dụng công, người tu Đại thừa biết nhất niệm vô minh chẳng thể phá, nên lợi dụng nhất niệm vô minh để phá tan vô thỉ vô minh mà được kiến tánh, ấy là phương pháp dùng tướng cướp (nhất niệm vô minh) để bắt vua cướp (vô thỉ vô minh) vậy.
    TỐI THƯỢNG THỪA: Cũng gọi là Phật thừa, khi đã minh tâm kiến tánh, hiển hiện Phật tánh chơn như, phát huy diệu lý tuyệt đối, chỉ có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết nhau được. Nên Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp mỉm cười; Ca Diếp giơ tay, A Nan hiệp chưởng, dùng tâm ấn tâm, khế hợp ăn khớp, trình bày trước mắt, chẳng nhờ ngôn thuyết, là pháp tối cao cùng tột, chẳng còn gì hơn nữa, ấy gọi là Tối thượng thừa thiền.
    Tiểu thừa đoạn lục căn, Trung thừa đoạn nhất niệm vô minh, Đại thừa đoạn vô thỉ vô minh, Tối thượng thừa trực chỉ Chơn như Phật tánh, đây là đại ý của bốn thừa. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: ?oPháp chẳng bốn thừa, do tâm người tự có sai biệt mà hình thành; thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa; hiểu nghĩa ngộ pháp là Trung thừa; y pháp tu hành là Đại thừa; vạn pháp đều thông, vạn pháp sẵn sàng, tất cả chẳng nhiễm, lìa chư pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là Tối thượng thừa?. Thế thì, đại ý của bốn thừa đã rõ ràng.
    Triệu Châu hòa thượng nói: ?oTa Chẳng thích nghe một chữ Phật?, còn nói: ?oHễ lão Tăng niệm Phật một tiếng thì phải súc miệng ba ngày?. Nếu thấu rõ lời này thì chẳng bị bốn thừa trói buộc.
  2. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    4- MỤC ĐÍCH CỦA THAM THIỀN.
    Mục đích của Tham thiền là gì? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thấu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ mình độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.
    Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rõ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, hoặc gọi Chơn như, Như lai. Thiền tông gọi là Bổn lai diện mục, Thanh tịnh pháp thân; Duy Thức tông gọi là Tự thân tịnh độ, Thường tịch quang tịnh độ; Tam Luận tông gọi là Thật tướng bát nhã; Luật tông gọi là Bổn nguyên tự tánh, Kim cang bửu giới; Thiên Thai tông gọi là Tự tánh thật tướng; Hoa Nghiêm tông gọi là Nhất chơn pháp giới; Mật tông gọi là Tịnh bồ đề tâm? danh hiệu dù nhiều, bản thể chỉ một. Duy Thức luận nói: ?oChơn là chơn thật, tỏ chẳng hư vọng. Như là như thường, tỏ chẳng biến đổi. Nghĩa là cái chơn thật này, nơi tất cả pháp thường như bản tánh, nên gọi là Chơn như?. Kinh Duy Ma Cật nói: ?oNhư là chẳng hai chẳng khác?. Kinh Kim Cang nói: ?oNhư lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu?.
    Theo những kinh luận kể trên, nói ?oTâm tánh? là chỉ ngay Chơn như tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Người đời nói ?otâm? ấy là vọng tâm, tức là vô minh, nay muốn minh tâm là minh cái tâm chơn thật cùng tột, nên gọi là Chơn như.
    Kinh Hoa Nghiêm phát huy cái lý Chơn như Phật tánh rất tường tận, trong phẩm Thập Hồi Hướng nói: ?oSiêng tu tất cả pháp xuất thế gian, đối với thế gian vô thủ vô y, đối với diệu đạo chánh kiến kiên cố, thấu pháp chơn thật, lìa chư vọng kiến, ví như chơn như, khắp tất cả nơi, chẳng có ngằn mé; ví như chơn như, chơn thật làm tánh; ví như chơn như, thường giữ bản tánh, chẳng có biến đổi; ví như chơn như, nơi tất cả pháp, vô tánh làm tánh? (còn rất nhiều, nay lược bỏ chẳng kể xiết).
    Đây là cảnh giới chơn như Phật tánh do Phật với Tổ đích thân chứng nhập, rồi dùng ngôn ngữ phương tiện để khai thị cho chúng sanh, chúng sanh nghe rồi, hoặc ngơ ngác chẳng hiểu gì, hoặc biết được đại ý nhưng chẳng thể cho là minh tâm kiến tánh; nghe rồi được hiểu gọi là giải ngộ, cần phải tự tham thực chứng, đích thân thấy rõ, mới có thể gọi là chứng ngộ, sở chứng với Phật chẳng khác, nên gọi là kiến tánh thành Phật.
    Thường có kẻ thông minh lanh lợi, xem nhiều kinh điển mà được giải ngộ, giảng giải cho người khác nghe, biện tài như suối chảy mà thật thì chẳng biết chơn như Phật tánh là vật gì. Cũng như người chưa từng đến thắng cảnh Tây Hồ, chỉ xem du ký của người khác, lại diễn tả cho người khác nghe giống như đã từng đi qua, thật thì chưa từng đích thân thấy thắng cảnh ấy, nếu gặp người đã từng du lịch Tây Hồ, hỏi về chơn cảnh ấy thì ngơ ngác chẳng thể trả lời. Vì thế nên Thiền tông chủ trương chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự là vậy.
    Nên biết, muốn minh tâm kiến tánh toàn nhờ chơn thực tham chứng, người khác chẳng thể thay thế được, chẳng quí đa văn, chỉ quí thấy ngay, từ ngoài cửa chẳng phải gia bửu, lời của người khác nói chẳng dính dáng với mình.

    Xưa kia Hương Nghiêm hòa thượng ở trong hội Bá Trượng, thông minh lanh lợi, hỏi một đáp mười, bị Qui Sơn hỏi: ?oKhi cha mẹ chưa sanh nói thử một câu xem!? liền ngơ ngác chẳng đáp được. Về liêu phòng tìm tra hết thảy văn tự xem qua, muốn tìm một câu để trả lời trọn chẳng thể được, than rằng: ?oBánh vẽ chẳng thể cứu đói?, cứ xin Qui Sơn nói trắng ra. Qui Sơn nói: ?oTa nói cho ngươi thì ngươi về sau sẽ mắng ta; ta nói là việc của ta, chẳng dính dáng với ngươi!? Hương Nghiêm bèn lấy tất cả ngôn giáo đốt bỏ, thẳng qua Nam Dương, nghĩ tại di tích của Huệ Trung quốc sư, tham cứu lâu ngày, một hôm nhổ cỏ, ngẫu nhiên quăng miễng trúng nhằm cây tre phát ra tiếng, hoát nhiên tĩnh ngộ, liền về tắm gội đốt nhang, hướng về Qui Sơn lễ bái rằng: ?oHòa thượng đại từ, ân hơn cha mẹ, nếu lúc đó vì con nói trắng ra thì đâu có việc kiến tánh hôm nay?.
    Do đó, mà xem Thiền tông chẳng lập văn tự, chỉ chú trọng tham chứng, mà được tôn là phương thuốc hay của minh tâm kiến tánh, pháp Thiền của Thiền tông được phổ biến khắp Trung Quốc, đâu phải việc ngẫu nhiên!
  3. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    7/ Tham Thiền Lầm Dụng Công Rất Dễ Phạm Những Bệnh Sau Đây:
    1. Chỉ bệnh: Đè nén tất cả tư tưởng miễn cưỡng dừng lại, như nước biển chẳng nổi sóng, chẳng nổi một bọt nhỏ. Tiểu thừa đoạn dứt lục căn, Đạo giáo thanh tịnh quả dục, tuyệt Thánh bỏ trí đều thuộc bệnh này, Phật tánh thì chẳng hợp với Chỉ.
    2. Tác bệnh: Bỏ vọng lấy chơn, lấy niệm xấu đổi niệm lành, nghịch trần hợp giác, nghịch giác hợp trần; phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân; Lão Tử ?oThường vô dục để quán diệu, thường hữu dục để quán sai?; Khổng Tử ?oChánh tâm thành ý?, nhà Nho ?oTrừ bỏ ích kỷ của dục vọng, tồn tại chánh tâm của thiên lý?, ấy thuộc về bệnh này, Phật chẳng do Tác mà đắc.
    3. Nhậm bệnh: Tư tưởng khởi cũng mặc kệ, diệt cũng mặc kệ, chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết bàn, chẳng trụ và chấp trước tất cả tướng, chiếu mà thường tịch, tịch mà thường chiếu, đối cảnh vô tâm, nhà Nho ?oLạc thiên tri mệnh?, Đạo giáo ?oTrở về tự nhiên?, ?oTrở về hài nhi? đều thuộc bệnh này, Phật tánh chẳng do Nhậm mà có.
    4. Diệt bệnh: Tất cả tư tưởng dứt sạch, mênh mông trống rỗng đồng như gỗ đá, Trung thừa phá nhất niệm vô minh, Trang Tử ?oTọa vong?, nhà Nho ?oNgã tâm vũ trụ? và chơn lý của sáu thứ ngoại đạo ở Ấn Độ thuộc bệnh này, Phật tánh chẳng do Diệt mà có.
    Tham thiền lầm dụng công phu nếu phạm bốn bệnh kể trên thì sẽ lầm Tứ tướng, nay lược giải như sau:
    1. Ngã tướng: Tức là ngã chấp; Tiểu thừa khi đã dứt lục căn, tiểu ngã đã diệt, lại vào cảnh giới đại ngã, lúc ấy tâm lượng rộng lớn, thanh tịnh tịch diệt, hình như đầy khắp vũ trụ. Nhà Triết học Hy Lạp nói ?oĐại ngã?, ?oThượng đế?, Lão Tử ?oNhấp nhoáng trong đó có tượng, nhấp nhoáng trong đó có vật; sâu xa mịt mù, trong đó có tinh? đều thuộc về ngã tướng.
    2. Nhơn tướng: Tức pháp chấp, khởi niệm sau để phá niệm trước, ví như niệm trước có ngã, niệm sau chẳng nhận là ngã, rồi lại khởi một niệm nữa để phá cái niệm ?ochẳng nhận là ngã?, nối liền như thế cho đến vô ngã, nhưng kiến giải ?ophá? vẫn còn, ấy là nhơn tướng. Trang Tử nói: ?oTa nay mất ngã? tức là Nhơn tướng.
    3. Chúng sanh tướng: Cũng là pháp chấp, cảnh giới này ngã tướng, nhơn tướng chẳng thể đến, tức là Chúng sanh tướng. Nhà Nho nói: ?oMừng, giận, buồn, vui khi chưa phát gọi là Trung?. Thư Kinh nói: ?oDuy tinh duy nhất, nên chấp nơi Trung?, chữ Trung này tức là Chúng sanh tướng.
    4. Thọ giả tướng: Tức là không chấp, tất cả tư tưởng đều đã ngưng nghỉ, tất cả thị phi thiện ác đều đã quên mất, trong đó trống rỗng chẳng có chi cả, đồng như mạng căn. Lục Tổ gọi là Vô ký không, Nhị thừa nhận lầm cho là cảnh giới Niết bàn, kỳ thật chính là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi là hầm sâu vô minh, ?ohầm sâu đen tối mịt mù?, Đạo giáo nói ?oVô cực? tức là cảnh giới này.
    Bốn tướng kể trên đều thuộc pháp hữu vi, đều chẳng cứu cánh, nên kinh Viên Giác nói: ?oChúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng, dù khổ hạnh tu tập trải qua nhiều kiếp, chỉ gọi là hữu vi, rốt cuộc chẳng thể thành tựu tất cả Thánh quả?. Kinh Kim Cang nói: ?oCó ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng, ắt chẳng phải Bồ tát?, là chỉ rõ bốn thứ cảnh giới này đều chẳng phải chánh pháp. Người trí kém thường nói ?oTam giáo cùng nguồn?, nếu được rõ tinh nghĩa bốn tướng này thì biết Tam giáo cách nhau như trời với đất.
  4. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bạn đã nghiên cứu về phật một số câu hỏi như sau, mong được chỉ dẫn.
    1. Cuộc đời có phải bể khổ hay không?
    1.1 Nếu đời không phải là bể khổ thì tại sao lại phải tu hành?
    1.2 Nếu đời là bể khổ thì liệu tu hành có giải quyết được vấn đề không?
    1.2.1 Nếu tu hành giải quyết được vấn đề thì tại sao mọi người không tu hành hết?
    1.2.2 Nếu tu hành không giải quyết được vấn đề thì tu hành để làm gì?
    1.3a Giả sử là mọi người đều đi tu hết thì hỏi xã hội có bị diệt vong không?
    1.3b Giả sử mọi người chẳng ai tu hành cả thì liệu xã hội có bị diệt vong không?
    Thân mến,
  5. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    Các sinh viên ở trường họ còn học, tìm hiểu và ghi nhớ. Vậy họ sống như thế có trái với cách sống tu ***** thiền không?
    Đáp:
    Không có, không những không trái, mà tham thiền còn giúp cho họ học. Tôi dạy người ta cần phải tin tự tâm, nếu tin tự tâm đầy đủ thì năng lượng của tâm làm cái gì cũng được, không phải cần học hay cần ghi nhớ, vì năng lượng này đã có sẵn.
    Có học sinh học lớp 11 trong lúc sắp thi lên lớp 12, theo ngày xưa thi không đậu thì phải đi lính. Mẹ của y bảo y phải ở nhà học, lúc đó chùa Từ Aân đả thiền thất, cha y dự thiền thất, cứ theo cha dự thiền thất, sau ngày giải thất là ngày thi.
    Rồi đến ngày thi thì y cũng đi thi gặp bài toán cả lớp đều làm không được, những người kia phải suy nghĩ để làm, còn y không có suy nghĩ mà lại tham thiền, sau 10 phút y làm được đem trình lên là người đầu tiên, cuối cùng y không có học mà vẫn lên lớp.
    Người ta hỏi sao lại được vậy? Y cũng không biết tại sao mình lại làm được. Vì lúc làm là do bộ óc không biết nên mới làm được. Bây giờ tôi gặp nhiều người cũng có năng lực này là bộ óc ngưng hoạt động thì vẫn tiếp tục làm công việc của bộ óc. Cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: ?oLúc bộ óc ngưng hoạt động càng lâu thì độ thiền càng sâu, nên hiện ra công năng càng lớn?.
    Có người nói: Mỗi ngày tôi phải đi làm việc thì làm sao tham thiền được?
    Tôi nói: Một ngày ông làm việc 8 giờ phải không? Như vậy 8 giờ này đừng có tham thiền, còn lại 16 giờ tập tham thiền. Khi 16 giờ tập tham thiền đến lúc quen thì 8 giờ kia đang làm việc cũng tự động tham thiền.
    Như có cô may đồ, lúc chưa tham thiền một ngày may được một bộ, khi tham thiền được tự động thì một ngày may được hai bộ, mà đường chỉ lại tốt hơn, nhưng cô ấy cũng không biết tại sao?
    Ở Việt Nam mới giải phóng không có viết nguyên tử nhập khẩu, người ta lấy ruột mực hết đi bơm lại. Có thanh niên lúc chưa tham thiền một ngày bơm 40 cây viết, khi tham thiền được tự động thì bơm một ngày được 80 cây viết. Không những số lượng nhiều hơn, lại chất lượng cũng tốt hơn.
    Cho nên, lúc đả thiền thất ở Từ Aân có người nói: Tôi rất thích tham thiền, nhưng trong lu của tôi hết gạo, làm sao tôi tham thiền được?
    Tôi nói: Tôi dạy ông tham thiền, đâu phải không cho ông đi kiếm gạo? Vậy ông làm cái nghề nào cứ đi làm. Tham thiền không có chướng ngại ông kiếm gạo, lại còn giúp ông kiếm gạo. Vì sản xuất ra nhiều gấp bội thì gạo phải nhiều hơn gấp bội.
    - Trên thực tế các học sinh không học thì không hiểu. Vậy như thế nào?
    - Trên thực tế tham thiền đến mức độ đó thì mới làm được, không đến mức đó sao làm được? Đâu phải người nào cũng làm được! Khi dẹp bớt những che khuất mới làm được.
    Như tôi đã thí dụ tham thiền là gió, cái biết của bộ não là mây đen che khuất ánh sáng mặt trời, mặt trời dụ cho chơn tâm. Khi nào mình thổi tan mây đen được lỗ nhỏ, ánh sáng mặt trời từ lỗ nhỏ xuyên ra dùng được nên khỏi học mà làm được. Nếu thổi được lỗ lớn có công năng nhiều hơn, còn không chịu thổi thì mây đen che lại nên làm không được.
    Cho nên, phải tiếp tục thổi mãi, như Phật Thích Ca giác ngộ là thổi hết mây đen không còn cái gì che khuất, mới có thần thông trí huệ vô lượng vô biên không có gì hạn chế. Còn mình không chịu thổi tan mây đen lại che thêm, làm sao ánh sáng mặt trời hiện ra được?
    Hỏi:
    Pháp môn ***** thiền này cao nên đối với căn cơ thấp không thể tu được phải không?
    Đáp:
    Không có cao, tôi đã nói con nít 6, 7 tuổi cho đến người già 60, 70 tuổi đều tham thiền được, làm sao nói là cao? Còn các pháp môn khác thì 6, 7 tuổi đâu làm được? Vì muốn dùng cái biết nên mới khó, còn cái này cần cái không biết, nên con nít cũng làm được. Như người mù chữ cũng tu được, mà lại cần cái không biết.
    Hỏi:
    Tìm hiểu biết là tập khí của con người đã tích lũy nhiều kiếp, bây giờ mình dùng cái không biết phá nó, con nghĩ là pháp này cao. Như vậy thế nào?
    Đáp:
    Có khó là do nghịch với thói quen, nên phải tập tham thiền dần dần. Người trí thức còn khó hơn, tại họ chấp chỗ biết nhiều của họ. Vì vậy Phật pháp gọi là sở tri chướng.
    Hỏi:
    Bây giờ sự phát triển của mạng lưới internet, điện não những tài liệu dồn vào đầu óc người ta mà càng ngày càng nhiều, nhưng ai cũng cần phải biết thêm để ứng phó với cuộc sống, vì xã hội đang đi đến chiều hướng biết thêm. Nếu mình tham thiền cảm thấy không muốn biết, mà cái biết ở ngoài lại chen vô. Vậy làm thế nào?
    Đáp:
    ?oKhông muốn biết? thì không được, vì có không muốn. Muốn và không muốn đều không có mới được, nếu chấp vào biên kiến ?okhông muốn? là không được, vì đã lọt vào một bên. Mình tin tự tâm có đầy đủ năng lực đó thì dần dần mình dùng được năng lực đó. Nên duyên đến thì làm, chứ đừng nhất định phải làm hay không làm.
    Hoàng Bá phá chấp không lễ Phật và Lâm Tế phá chấp lễ Phật: (Trang 392).
    Hỏi:
    Lúc chưa tham thiền còn tìm hiểu, khi tham thiền con không muốn tìm hiểu, hiện tượng này như thế nào?
    Đáp:
    Nếu không tìm hiểu thì tham thiền có tiến bộ sẽ đến mức tự động hóa, nên khỏi cần qua bộ óc mà làm việc tốt hơn bộ óc. Bây giờ chưa đến mức đó thì phải dùng bộ óc, như vừa rồi nói học sinh cứ học, chứ nghĩ học để tham thiền thì không được.
    Còn chưa có tự động hóa thì mình làm nghề nào cứ làm, như trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 nói: ?oMình làm chức nghiệp nào thì mình làm theo chức nghiệp đó?. Không phải nhất định làm hay không làm! Vậy ăn cơm cứ ăn cơm, mặc áo cứ mặc áo, nói năng tiếp khách thì nói năng tiếp khách. Đâu phải bảo mình tất cả đều phải ngưng! Tức là tất cả đều vẫn bình thường không có đặc biệt.
    - Bình thường của mọi người khác thì sao?
    - Đó là thói quen, mà thói quen thì khó sửa. Người tâm lý học nước Nga dùng con chó thí nghiệm cái quen tự nhiên có làn sóng tin tức, như tất cả hiện nay là thời đại làn sóng tin tức. Người ấy muốn cho chó ăn thì gõ 3 cái mới cho chó ăn, qua 3 ngày ông ấy gõ 3 cái thì bao tử con chó tự nhiên tiết ra axit để tiêu hóa đồ ăn, rồi cho ăn.
    Khi chó thành thói quen, mà muốn sửa lại thói quen đó cũng gõ 3 cái nhưng không cho ăn, bao tử chó cũng tiết ra axit để tiêu hóa đồ ăn; 3 ngày sau cũng gõ 3 cái thì thói quen của chó mới hết. Như vậy thói quen không phải thình lình hết được, nên phải sửa từ từ mới hết. Như Lục Tổ kiến tánh triệt để muốn sửa thói quen cũng phải qua 15 năm.
    Hỏi:
    Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên là sao?
    Đáp:
    Bây giờ mình quyết tâm tham thiền là bất biến, rồi mình tiếp khách là tùy duyên. Có người phản đối tham thiền cũng được, hoan nghinh tham thiền cũng được, chửi mắng tham thiền cũng được. Lục Tổ dạy: ?oNhững người không đồng ý kiến và không đồng hành thì chấp tay hoan hỷ?. Như Tô Đông Pha nói: ?o3 tiếng tốt là tạo nhân hoan hỷ?, nếu người ta có phản đối thì mình nói: ?oTốt tốt tốt? cũng được, ấy là tùy duyên.
    Có người cư sĩ được nhiều Tu Sĩ có trí thức kính trọng lễ bái, tôn vị đó làm thầy. Đáng lẽ Tu Sĩ làm thầy cư sĩ mới phải! Tôi cũng không biết tại sao? Sau này, tôi mới biết là ông đó nắm được tâm lý của con người. Vì ai cũng muốn phát biểu ý kiến của mình, ông là nhà bác học thì cái gì cũng biết.
    Như tôi nghe người ta nói 3 câu không có ý nghĩa gì thì tôi bảo họ ngưng, còn ông thì không phải. Người nào gặp ông nói chuyện thì ông cho là tri kỷ. Tại sao? Vì người ta nói thì ông chăm chú nghe hết, còn lại gật đầu. Cho nên, bất cứ người nào gặp ông thì bị ông thu phục coi ông làm tri kỷ, đó chỉ vậy thôi. Nên ông làm được sự nghiệp lớn. Ông thầu đường cao tốc ở Trung Quốc 6 tỷ Mỹ kim.
    - Sư Phụ kể câu chuyện đó là để giải thích cái gì?
    - Kể câu chuyện đó là nói về tùy duyên, khỏi cần chấp cái lý là tùy duyên thì có ích cho mình mà không có hại cho người.
    Hỏi:
    Con xin hỏi lại câu hỏi trên là các sinh viên cần học cứ học hay người kỹ sư cần làm cứ làm, nhưng tham thiền chưa được automatic mà mình vẫn trở lại làm những công chuyện kia thì phải cần suy nghĩ, phải cần ghi nhớ. Như vậy mình có đem tập khí vô thêm không, trong khi cái này chưa loại trừ ra?
    Đáp:
    Vừa tham thiền và cần ghi nhớ để làm việc là công phu tiến bộ chậm, nên mình tập tham thiền lâu ngày cũng thành thói quen thì tự động tham trong khi làm việc. Như vừa rồi kể chuyện người Nga và con chó, khi tập lâu ngày trở thành thói quen.
    - Tập cái không suy nghĩ còn khó hơn tập cái suy nghĩ phải không?
    - Phải rồi! Ngồi yên một chỗ tỉnh tọa tham thiền vào cửa nhanh hơn, còn nói năng tiếp khách mà tham thiền vào cửa sẽ chậm hơn; tịnh thì 2 tháng được vào cửa, còn ở trong động thì 3 năm mới được vào cửa, tức là khó hơn 10 lần. Nhưng 3 tháng được vào cửa thì 300 năm không được kiến tánh, còn 3 năm vào cửa thì 4 năm sẽ kiến tánh.
    Tại sao? Vì 3 tháng vào cửa là lúc ngồi mới có thiền, khi đứng dậy là hết; còn ở trong động vào cửa thì ngồi cũng có thiền chút ít, đi cũng có thiền chút ít, nó không hết. Người ngồi có thiền làm sao ngày đêm ngồi được? Vì họ cũng phải có cuộc sống vậy. Người tham thiền trong động là theo cuộc sống.
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    hihi để em
    Nếu đời không phải là bể khổ thì phải tu hành để thấy đời là bể khổ, hí hí.
    Em hiểu thế lè: giả sử em có 10$ để ở trong túi, em ra ngoài đường chơi, làm mất 10$ lúc nào nhưng em không biết, về nhà mẹ hỏi, tiền đâu rồi, em trả lời, tiền con để trong túi. Vậy nếu em không thấy mình mất tiền thì mình vẫn mất tiền ạ.
    Và nếu em nhận ra là mình mất tiền thì còn biết đường mà tìm lại chứ nếu không nhận ra thì tiền vẫn mất có khác gì đâu.
    Cuộc đời cũng thế, nếu nhận ra đời là bể khổ thì còn giải thoát được chứ nếu không nhận ra được thì nó vẫn là bể khổ thôi.
    Dạ
    Nếu học giỏi kiếm được nhiều tiền thì tại sao mọi người không học giỏi hết?
    Dạ, vấn đề là ở nhiều nơi trẻ em vẫn còn chưa được đi học thì làm sao mà học giỏi được ạ.
    Đâu phải ai cũng được tiếp xúc với Phật pháp nên không biết thì làm sao mà tu hành được ạ?
    Em cũng muốn nhờ bác trả lời hộ với
    Giả sử là mọi người đều làm giàu như Bill Gate hết thì hỏi xã hội có bị diệt vong không?
    Giả sử mọi người chẳng ai giàu như Bill Gate cả thì liệu xã hội có bị diệt vong không?
    Dạ hay là
    Em nghĩ là nên hỏi thế này cho nó dễ ạ
    Giả sử một chuyện có thể xảy ra được nếu mà không xảy ra được thì nó có xảy ra được không?
    Giả sử một chuyện không thể xảy ra được nếu mà có xảy ra được thì nó có xảy ra được không?
    Thân mến ạ
  7. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang nói về cái lẽ làm nên cái khổ, chứ nói đến cái mà dukkha tạo ra thì đó chính lại chỉ đến cái khổ của chúng ta, cái khổ hiện tượng
    Tôi trích đọan này:
    Khổ (Dukkha) có ba hình trạng sau đây:
    1. Khổ-khổ (dukkha - dukkha)
    2. Hoại-khổ (viparinama - dukka) và
    3. Hành-khổ (sankhara - dukkha).
    Tất cả những khổ thọ của kiếp sống như sinh, già, bệnh, chết, ghét nhau mà bị gần nhau, yêu nhau mà bị xa nhau, ưa muốn mà không được toại nguyện...., tóm lại những đau khổ về thể xác và tâm linh đều được liệt vào loại khổ-khổ (Dukkha = khổ thọ).
    Những cảm giác lạc thọ của đời sống không thể nào còn mãi được, vì thế đều rất vô thường. Trước sau, chúng cũng tan mất. Khi chúng tan mất thì phát sinh một khổ thọ. Vậy sự chuyển biến diệt hoại này, nguyên do của khổ-khổ, cũng nằm trong Dukkha và được liệt vào hạng hoại khổ (Dukkha = biến hoại).
    Hình trạng thứ ba là hành khổ, quan hệ hơn nhiều. Ở đây, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là một "chúng sinh", một "cá nhân", hay một "cái ta". Theo đạo Phật, cái mà con người gọi là "Cái Ta" (le moi) ấy, vốn là sự tổng hợp của năm uẩn (ngũ uẩn: les cinq khandhas).
    ...
    Những khổ thọ và lạc thọ đều xây dựng trên sự vật vô thường vô ngã, cho nên đều gọi là dukkha. Ðạo Phật chủ trương phải giải thoát dukkha. Giải thoát dukkha tức là tìm đến cái vui hoàn toàn, cái vui không bao giờ sợ tan biến vì vô thường, cái vui khác hẳn những lạc thọ mong manh.

    Nhưng ngay điều này là không có sự hợp lý , nói đời là bể khổ cũng không đúng, vì ở đời khổ sướng nối tiếp nhau, nên nói đời là bể sướng cũng chả sai. Nhưng nói giải thóat khỏi dukka là tìm đến cái vui hòan tòan là không có sự hợp lý, vì như thế trên cơ bản xem vô thường là khổ hòan tòan, như vậy là không thóat khỏi nhị ngã rồi !!! Đây chính là điểm còn tranh cãi trong giới tâm linh. Chính vì thế giới vô thường mà mới sinh ra có khổ và có sướng, nếu diệt luôn khổ thì sướng cũng không có. Cho nên Niết bàn có nghĩa là tuyệt diệt, vắng lặng, không thể nói là nó vui hòan tòan. Khi hiểu sâu, người ta cũng biết rằng Niết bàn không bao giờ là tuyệt đối, cũng như thế giới vô thường không bao giờ là chấm dứt. Chính vì vậy ngay những người có khả năng tâm linh tu thiền rất cao cũng nói vào cõi Niết Bàn buồn lắm, chính vì họ thích cái sướng vui của thế giới hiện tượng, và họ hiểu rõ nó.
  8. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Còn thích cái sướng thì làm sao mà nhập Niết Bàn được hả Phật?
  9. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0

    Bốn tướng kể trên đều thuộc pháp hữu vi, đều chẳng cứu cánh, nên kinh Viên Giác nói: ?oChúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng, dù khổ hạnh tu tập trải qua nhiều kiếp, chỉ gọi là hữu vi, rốt cuộc chẳng thể thành tựu tất cả Thánh quả?. Kinh Kim Cang nói: ?oCó ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng, ắt chẳng phải Bồ tát?, là chỉ rõ bốn thứ cảnh giới này đều chẳng phải chánh pháp.
    Bạn đọc qua mà bạn còn chấp rằng Phật nói phải diệt mừng vui buồn giận thì mình bó cái chưn . Xin hỏi bạn đọc để nghiên cứu hay đọc để rồi tìm kẻ hở chỉ trích ?? 2 cái đều không đựơc vì có chấp . IMHO , Phật muốn người ta ngộ , không muốn người ta hiểu . Nên người trí thức bây giờ học nhiều biết nhiều cho là hay , nhưng thực sự lại không hay . Vì chấp vào mới kiến thức của mình .
    Như Diệu Nguyệt trưởng giả hỏi Thiện Tài đồng tử rằng :
    Này thiện nam tử, như một người khát nước đi trên sa mạc , liệu họ khi nghe đựơc người khác bảo trước mặt vài dặm có giếng nước , nếu họ chỉ tư duy , tưởng và nghe về nguồn nước đó thì họ có thể hết khát hay không ?
    Thiện Tài đáp :
    - Thưa không , người đó phải tự mình đi đến giếng nước để uống cho hết khát , nghe biết , tư duy và tưởng về nguồn nước đó là không thể giúp hết khát được .
    Tức là muốn biết thì phải tự mình biết , cũng như muốn biết chơi billard thì cũng phải thực tế đánh vài trăm cơ , chứ đọc sách dạy chơi billard hoặc nghe kể thì làm sao biết chơi billard . Nên bạn muốn biết còn mừng giận có giác ngộ hay không thì xin mời bạn tu . Nói luôn mình chưa ngộ nên những lời trên chỉ là từ cái hiểu của mình thôi .
    Xin kể vài câu chuyện :
    Đại Huệ thiền sư mỗi lần nhập thất (nhập thất : để cho tăng chúng vào phòng thăm hỏi), Viên Ngộ thường đến nghe. Một hôm nhấp thất xong, Sư lên phương trượng, Ngộ nói :
    - Nếu có một thiền giả được như lão tăng thì ngươi sẽ đối đáp như thế nào?
    Sư nói :
    - Vậy là may quá. Cũng như Tô Đông Pha nói : Làm suốt đời đao phủ thủ mới được gặp một ông mập để chém.
    Ngộ cười ha hả rằng :
    - Vậy thì ngươi nhập thất cho ta, bức bách khiến ta leo vách tường xem!
    --------------
    Phật Ấn và Tô Đông Pha là bạn . Tô Đông Pha viết thư cho Phật Ấn khoe mình đã tu đến mức bát phong thổi chẳng động . Phật Ấn chẳng nói gì chỉ phê 2 chữ " trung tiện " . Tô Đông Pha nổi giận qua sông xin gặp Phật Ấn , thì chỉ thấy trong phòng khách có phong thơ ghi 2 câu thư :
    Tu đến bát phong suy bất động
    Hai chữ trung tiện thổi qua sông !
    Tô Đông Pha mắc cở âm thầm ra về .
    -----------
    Công án cô mộc hàn nham :
    Một nhà sư được 1 bà lão tài trợ nhập thất để tu . Sau thời gian nhập thất bà lão sai con gái ôm nhà sư xem nhà sư nói gì . Nhà sư đáp :
    " Khô mộc ỷ hàn nham
    Tam đông vô noãn khí "
    Bà lão liền đốt am , nói : Ta cúng dường 3 năm mà chỉ cúng dường 1 thằng chết thôi sao ??
    Thiền sư mắc cỡ bỏ ra đi , sau 3 năm lại quay lại xin bà già cho nhập thất nữa . Bà lão lại sai con gái ôm nhà sư xem nhà sư nói gì . Nhà sư lần này đáp :
    " Chỉ có ta biết , ngươi biết , chớ cho bà già ngươi biết ! "
    Bà lão nghe xong cười nói mừng ngươi đã kiến tính .He he !
    ----------
    Tiến-Phước Ngộ-Bổn thiền sư y chỉ sư ( Đại Huệ ) đã lâu mà không được ứng khả, bèn muốn bỏ đi. Sư nói với Bổn rằng :
    - Ngươi hãy quyết tâm tham cứu. Nếu có sở đắc, không cần mỡ miệng ta đã biết rồi.
    Lúc ấy có một tăng nghe Bổn nhập thất, cố ý nói với Bổn rằng :
    - Ông Bổn tham thiền nhiều năm, mỗi ngày chỉ nói được một câu "không hiểu".
    Bổn giận nói :
    - Cái thằng quỷ này! Tao cho mày biết, khi mày chưa sanh, tao đã
    ba lần từ chức trong chùa rồi
    Từ đó, Bổn thêm dũng mãnh tham công án " Con chó không có Phật tánh:. Một hôm gần canh ba Bổn dựa cột chánh điện đang ngũ mê, bất giác chữ "Không" tự ra nơi miệng, bỗng nhiên đốn ngộ. Ba ngày sau, sư từ Châu Thành về, Bổn đến phòng trụ trì, chân vừa bước vào, chưa kịp mỡ miệng, sư liền nói :
    - Râu xồm Bổn! Lần này mới thật là triệt ngộ.
    Kế đó Bổn qua thăm ông Khiêm nơi chùa Kiến Vương, gặp Khiêm đang kể bài tụng của thiền sư Bảo Minh về nhân duyên Ngũ Thông Tiên Nhân rằng :
    Từ vô lượng kiếp chưa từng ngộ.
    Sao lại bất động đến tận trong.
    Chớ nói Phật pháp không có nhiều.
    Khổ thay Cồ Đàm "một thông kia".
    Khiêm nói thêm :
    - Ta rất thích câu " sao lại bất động đến tận trong". Đã là bất động thì làm sao đến? Xem bậc cổ nhân đã ngộ rồi, tuỳ nghi nói ra tự nhiên giãi nhằm chỗ ngứa của người.
    Bổn nói :
    - Vì sao lại nói : Khổ thay Cồ Đàm "một thông kia"?
    Khiêm nói :
    - Khi mày chưa sanh, tao đã ba lần từ chức trong chùa rồi vậy.
    Đến đây, hai người nhìn nhau cười to.
  10. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các pháp môn đều dựa vào giới . Thiền tông cũng vậy.
    Một vài thư vấn đáp về ***** Thiền của Đại Huệ thiền sư ( đệ tử là cư sĩ rất nhiều ) :
    "Cung người, ta chớ cầm, ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ biết. "Lời này dù tầm thường cũng có thể làm trợ duyên để đi vào đạo. Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm từ sáng tới tối đã làm việc gì tự lợi, lợi người?. Nếu cảm thấy hơi thiên một bên thì phải tự cảnh sách, chẳng nên khinh thường. Xưa kia thiền Sư Đạo-Lâm kết am trên cây tùng nơi núi Tần-Vọng, người thời ấy gọi Ngài là Hòa Thượng "ổ chim". khi Bạch-Cư-Dị làm quan Thị Lang ở Tiền Đường có vào núi thăm Sư. Ông thưa :
    _ Chổ ở của Sư rất nguy hiểm.
    Sư Nói :
    _ Lão tăng có gì nguy hiểm. Thị Lang càng nguy hiểm hơn.
    _ Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?
    _ Củi lữa lẫn lộn, tánh thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư! ?
    Dị lại hỏi :
    _ Thế nào là đại ý Phật pháp?
    Sư nói :
    _ Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành.
    _ Con nít ba tuổi cũng biết nói như thế.
    _ Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được.
    Dị liền lễ bái cáo từ.
    Nay muốn ít phí tâm lực chớ màng đến con nít nói được hay nói chẳng được, ông già tám mươi hành được hay hành chẳng được, hễ việc ác chớ làm thì xong. Lời này tin hay không tin xin nghĩ kỹ!
    ********
    Học giả rộng xem nhiều sách vốn để nuôi dưỡng và lợi ích cho tánh thức. Nay ngược lại, chỉ nghi nhớ lời người xưa chứa trong bụng cho là sự nghiệp, dùng để đàm luận, mà chẳng biết ý thuyết giáo của bậc thánh. Cũng như suốt ngày đếm tiền của người khác, tự mình lại chẳng có được nửa xu. Xem đọc kinh giáo của Phật cũng vậy, nên nhìn thấy mặt trăng mà quên ngón tay, chớ nên y văn giải nghĩa.
    Cổ đức nói :
    Phật thuyết tất cả pháp.
    Vì độ tất cả tâm.
    Ta chẳng tất cả tâm.
    Đâu cần tất cả pháp.
    Kẻ có chí khí xem kinh đọc sách nên theo cách như thế mới thể hội được ít phần của bậc thánh.
    ***************
    THƯ ĐÁP LA MẠNH BÁCH
    Sự chướng đạo của tâm ý thức còn quá hơn rắn độc, cọp dữ. Tại sao vậy? Vì rắn độc, cọp dữ còn có thể trốn tránh, còn những người thông minh lanh lợi lấy tâm ý thức làm hang ổ, đi đứng nằm ngồi chưa từng có khoảnh khắc xa lìa nó, lâu ngày bất tri bất giác cùng nó kết thành một khối, cũng chẳng phải muốn thành một khối vì từ vô thuỷ đến nay đã đi con đường này quá queb thuộc, dù bỗng khám phá được cái hại của nó nhưng muốn xa lìa cũng chẳng thễ được. Cho nên nói :"Đối với độc cọp dữ còn có thể trốn tránh nhưng với tâm ý thức thực chẳng có chỗ để trốn tránh".
    THƯ ĐÁP TỪ ĐÔN LẬP
    Bậc sĩ phu trí thức phần nhiều dùng cái tâm có sở đắc để cầu cái pháp vô sở đắc. Thế nào là tâm có sở đắc? Đó là tâm thông minh lanh lợi, suy nghĩ tinh toán. Thế nào là pháp vô sở đắc? Đó là cái chỗ suy nghĩ chẳng đến, tính toán chẳng được, thông minh lanh lợi không có chỗ dùng. Thấy chăng? Phật Thích Ca trên hội Pháp Hoa Xá Lợi Phất ba phen ân cần thưa hỏi mà khi đó Phật Thích Ca không có gì để mở niệng, rốt cuộc Ngài tận lực cũng chỉ có thể nói :" Pháp này chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể hiểu được". Đây là cây dùi để mở cửa pyương tiện, hiển thị chân thật tướng, là việc cùng tột của Phật Thích Ca. Xưa kia thiền Sư Tuyết Phong cũng vì thiết tha về việc này mà ba phen đến Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn. Vì nhân duyên không khế hợp, sau đến thiền hội Đức Sơn.
    Một hôm Phong hỏi Đức Sơn rằng :
    _ Tông phong từ xưa nay dùng pháp nào khai thị người?
    Đức Sơn nói :
    _ Tông ta không có ngữ cú, cũng chẳng có một pháp để khai thị người.
    Phong hỏi :
    _ Việc trong thiền tông từ xưa nay, người học như con còn có phần hay không?
    Đức Sơn cầm gậy đánh xuống rằng :
    _ Nói cái gì!
    Tuyết Phong ngay dưới gậy liền vỡ tung được thùng sơn đen (ngộ). Theo đó mà xem thì biết trong cửa này, thông minh lanh lợi, phân biệt tính toán một chút cũng dùng không được. Cổ đức có nói :"Bát Nhã như đống lửa lớn, gần nó ắt bị đốt cháy mặt mày, tính toán suy tư ắt rơi vào ý thức".
    Chứng đạo ca nói :
    "Tổn pháp tài diệt công đức.
    Tất cả đều do tâm ý thức".
    Cho nên biết tâm ý thức chẳng những chướng đạo, mà còn khiến người điên đảo làm điều thiện nữa. Nếu đã có tâm muốn thấu đáo đạo này, cần phải có chí quyết định chẳng đến được chỗ đại thôi nghỉ, đại giải thoát thề suốt đời không lui sụt.
    Thực ra Phật pháp chẳng có nhiều, tu lâu khó đắc là vì việc trong trần lao của người đời như mắt xích nối ngau không dứt, kẻ ý chí hạ liệt thường cam chiụ làm bạn với chúng, chẳng hay chẳng biết bị chúng lôi kéo đi tuốt, ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chụi dứt hẳn trần lao. Chứng đạo ca nói :" Thực tánh củ vô minh tức là Phật tánh, thân huyễn hoá này tức là pháp thân. Nếu giác được pháp thân thì chẳng có một vật, bổn nguyên là tự tánh thiên chân Phật". Nếu suy nghĩ như thế, thình lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến, thấy được cái "vô nhất vật" của pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sanh tử của hành giả. Đoạn trước nói :" Pháp vô sở đắc chẳng thể dùng tâm có sở đắc để cầu" là nghĩ này vậy.
    Bậc sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào KHÔNG. Diệu Hỷ ( Đại Huệ) mỗi khi gặp thấy thì hỏi họ rằng :"Kẻ e sợ lọt vào KHÔNG này liệu có thể không như nó được chăng?" Người đời thường trăm phần trăm mịt mù không rõ vì hàng ngày cứ đem suy nghĩ tình toán làm nhà cửa, chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.
    Đạo hữu Đôn Lập trước kia gặp gỡ ở Di Môn; khi ấy tuổi trẻ khoẻ mạnh, đã biết có đại sự nhân duyên này (từ NGHI đến NGỘ) nhưng vì rộng học nhiều sách, nơi kinh sử đã nhập quá mức vào quá thâm sâu, thông minh quá lố, lý lẽ quá nhiều, định lực thì quá ít, bị việc làm hàng ngày lôi kéo, nên đối với việc "dưới gót chân" (tham thiền) chẳng thể đạt đến miên mật. Nếu chánh niệm hiện tiền mãi mãi, cái tâm thống thiết việc sanh tử không biến đổi, thì trải qua ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen, chỗ quen tự thành lạ vậy.
    Lại chỗ nào là chỗ quen? Ấy là thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Chỗ nào là chỗ lạ? Ấy là Bồ Đề Niết Bàn chân như Phật tánh, chỗ suy tư cắt tuyệt, chỗ suy nghĩ đo lường chẳng thể đến, chỗ không thể dùng tâm sắp đặt.
    Hễ khi thời tiết đến, hoặc ở nơi nhân duyên nhận đạo của Cổ Đức, hoặc khi đang xem kinh, hoặc đang làm việc hàng ngày đối với những thiện những bất thiện, những thân tâm tán loạn, những cảnh giới thuận nghịch hiện tiền v.v...đang khi ấy nếu được tạm ngưng nghỉ, bỗng nhiên " đập bể ống khóa" (kiến tánh) cũng chẳng phải việc khó.
    --------------------

Chia sẻ trang này