1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Chưa phê thì đọc nữa
    ------------- ĐỀ NGHỊ ĐỌC VỚI THÁI ĐỘ CẦU THỊ -------
    ----------------------------------------------
    Hoà Thượng DUY LỰC Khai thị :
    Hỏi:
    Tâm là danh từ chỉ bản tánh, kể cả Phật Thích Ca không giải thích được, nên con dùng ?oTâm là cái gì?? làm câu thoại đầu để tham. Vậy có được không?
    Đáp:
    Tâm không có bản thể, ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thì không có ai biết. Vì bản thể trống rỗng, nên chỉ nói là ?oTâm như hư không vô sở hữu?. Mặc dầu, nói vô sở hữu là không có nhưng có thực dụng, như nhà cửa, đất đai, cây cối,? bất cứ cái gì đều phải nhờ vô sở hữu này dung nạp và ứng dụng.
    Chư Phật chư Tổ dùng lời nói diễn đạt là muốn mình hiểu theo ý. Vì vậy 49 năm thuyết pháp, cuối cùng Phật dạy pháp môn ***** thiền để cho mình khởi nghi tình, tức là từ nghi đến ngộ.
    Tất cả các công án là muốn cho người ta ngộ, không phải muốn cho người ta hiểu. Mình cứ hỏi và nhìn để đạt đến ngộ, tức là dùng cái không biết của bộ não để chấm dứt tất cả biết của bộ não, cái biết của bộ não gồm có tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết, 3 thứ biết này hết thì đến thoại đầu.
    Thoại đầu là chưa khởi ý niệm, nếu có khởi ý niệm là thoại vỉ. Tuy nói tham thoại đầu nhưng vẫn còn khởi ý niệm, nên chưa phải đến thoại đầu. Bắt đầu tham thiền là rời thoại vỉ, đang đi giữa đường đến thoại đầu.
    Những người tìm hiểu nghi tình là sai lầm lớn, vĩnh viễn không đến thoại đầu được. Vì tham thiền là muốn chấm dứt tìm hiểu, suy nghĩ và ghi nhớ; trái lại không chấm dưtù mà tìm hiểu, muốn tìm hiểu nghi tình như thế nào là đại nghi hay tiểu nghi? Vậy làm sao chấm dứt được cái biết?
    Hỏi:
    Có người cho rằng: ?oThời gian có tánh co giãn?, nghĩa này như thế nào?
    Đáp:
    Thời gian đâu phải vật chất mà có tánh co giãn! Đặt ra thời gian là do cảm giác sai lầm của bộ não. Không gian, thời gian, tất cả hiện tượng vũ trụ chỉ là cảm giác của bộ não hiện ra. Bộ não là vọng tâm tạo ra, gọi là ?onhất thiết duy tâm, vạn pháp duy thức?.
    Tâm tạo thì không phải thật, không phải thật nên gọi là chiêm bao. Có 2 thứ chiêm bao: Mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêm bao. Tôi đang nói và các vị đang nghe là mở mắt chiêm bao. Chiêm bao thì không phải thật, không phải thật nên khỏi cần tìm hiểu.
    Nhưng các vị đề ra câu hỏi, tôi lại giải đáp. Tại sao? Vì tôi giải đáp là không phải cho hiểu giáo lý, mà muốn các vị giải tỏa cái nghi để tăng thêm tin tự tâm. Nghi lý, nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, các vị có hỏi đều ở trong 5 thứ nghi này. Nếu còn nghi thì tin tự tâm chưa đầy đủ 100%, làm chướng ngại việc tham thiền, nên tôi mới cho các vị hỏi.
    Chỗ thực tế như hư không vô sở hữu thì đâu có cái gì cao siêu! Chư Phật chư Tổ muốn mình ngộ, chứ không muốn mình hiểu, vì không có cái gì để hiểu. Chính cái hiểu đó làm chướng ngại, gọi là lý chướng. Tức là có nghĩa lý thành chướng ngại, tất cả hiểu biết của bộ não là sở tri chướng.
    Nhưng hằng ngày mình phải dùng bộ não để ứng phó cuộc sống. Nếu nói vậy mình khỏi sống sao? Không phải vậy. Mình sống theo phương pháp do Phật dạy, như mình vì sự đói khát ăn uống thì cứ ăn uống, chứ đừng suy nghĩ cái khác; vì che thân chống lạnh cần mặc áo thì cứ mặc áo, chỉ cần đừng nghĩ cái khác. Vậy đâu bỏ cuộc sống!
    Mỗi mỗi chức nghiệp làm theo vị trí vai trò của mình, nên cha giữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ, con cái giữ đúng vai trò của con cái, chồng giữ đúng vai trò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ, Tu sĩ giữ đúng vai trò của Tu sĩ.
    Vậy mỗi mỗi giữ đúng vai trò của mình thì được an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Đâu phải mình bỏ nghề! Vẫn sống bình thường, làm cái nghề gì thì cứ làm, chỉ cần mình đừng có suy nghĩ bậy bạ, suy nghĩ cái khác.
    ***********
    Hỏi:
    Khoa học ngày nay có đưa ra lý thuyết, nếu có 2 người cùng 20 tuổi, một người lên phi thuyền bay bằng vận tốc ánh sáng một năm, khi quay về thì 21 tuổi, còn người ở lại quả đất thì 60 tuổi. Chúng con không hiểu nghĩa này như thế nào? Như vậy thời gian có phụ thuộc vào lực từ trường vận tốc đó không?
    Đáp:
    Theo lý luận của Einstein: Vận tốc gần bằng ánh sáng thì quan hệ không gian và thời gian có sự biến đổi, vật chất nó càng biến nhỏ. Einstein nói: ?oVật chất có thể biến thành năng lượng, năng lượng có thể biến thành vật chất?, nhưng tất cả năng lượng cũng phải có vật chất mới biến ra năng lượng được.
    Lực học Thích Ca Mâu Ni ngoài vật chất biến ra năng lượng, còn có năng lượng phát từ phi vật chất (không phải vật chất), thuộc về phạm vi Tâm pháp, vật chất thuộc về sắc pháp, vì thế nó không bị thời gian không gian hạn chế. Vì bây giờ dùng cảm giác của bộ não thì mỗi mỗi có cảm giác, nên có tranh cãi, vì người này cho thế này, người kia cho thế kia.
    Tất cả nhà khoa học khắp thế giới đều công nhận định luật của Newton là đúng. Nhưng sau này Einstein lật đổ lý luận của Newton cho là không đúng. Tức là lý luận của nhà khoa học A, tất cả nhà khoa học thế giới công nhận là đúng, sau này nhà khoa học B phát minh cái mới lật đổ lý luận nhà khoa học A cho là không đúng. Sau này nhà khoa học C phát minh cái mới lật đổ nhà khoa học B cho là không đúng.
    Cứ lý luận sau lật đổ lý luận trước, định luật cho người ta sau này lật đổ, vậy làm sao định luật đó đúng được? Vì lập ra cái lý thì có thể bị lật đổ. Còn lực học của Thích Ca Mâu Ni thì không có lý, nên không có cái nào lật đổ được? Tại nó không có cái để lật đổ được. Nó vốn trống rỗng không có gì hết thì lật đổ cái gì!
    Trong Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21: Năng lượng phát từ vật chất thì Newton từ 0 đến 50, Einstein từ 0 đến 50 rồi 50 đến 100 là cùng tột. Vật chất nhỏ nhất gọi là quang tử là tổ chức thành ánh sáng thì vận chuyển ánh sáng nhanh nhất, tức 1 giây đi 300.000 km là cao nhất.
    Nhưng năng lượng phát từ phi vật chất thì tốc độ ánh sáng là thấp nhất. Chơn tâm của mình là phi vật chất. Phàm vật chất thì có thể biến mất. Nhưng nhà khoa học cũng dẫn chứng vật chất không có biến mất, nó chỉ chuyển biến thôi, như nước mình dùng, nó vĩnh viễn còn hoài, số lượng bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu, không có mất, các vật chất khác cũng vậy.
    Nó chuyển biến là ảo tượng, cũng nói về không gian: Ánh sáng đi một ngàn năm hay một triệu năm, như tâm mình chỉ một niệm đến. vật chất thì có tốc độ nên có thời gian, còn phi vật chất không có tốc độ nên phi thời gian. Nếu không có thời gian làm sao nói là bao nhiêu tuổi?
    Tại vì có cảm giác chấp thật của bộ não, nên mới nói có tuổi, tức là sanh cái lý thì phải có sự tranh chấp. Cuốn Yếu Chỉ Trung Quán Luận phá tất cả tương đối, không có cái gì để thành lập được. Hữu vi pháp, vô vi pháp đều phá, vì không thể kiến lập nên gọi là vô thỉ vô sanh. Pháp không thể kiến lập làm sao kiến lập cái lý cho là cái tuổi có xê xích, thời gian có xê xích!
    Cũng như tương đối luận của Einstein nói về cảm giác của thời gian, có thí dụ: Có ý trông chờ thì cảm thấy 1 ngày như 1 năm, như chơi với người yêu cảm thấy 1 ngày như tên bắn (thấy rất mau), 3 năm thì giống như 1 ngày.
    Thực tế thì không gian và thời gian không thành lập được. Tại sao? Căn cứ quả đất xoay xung quanh mặt trời là 1 năm bằng 365 ngày 4 giờ và mấy phút. Cho nên, dương lịch 4 năm phải thêm 1 ngày. Người ta đem 1 ngày đêm chia ra làm 24 lần cho là 24 giờ. 1 giờ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1 giây nhà Phật chia làm 60 sát na. Sát na đó mình có thể tưởng tượng được.

    Nếu đem chia 3 lần theo toán học, 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chia làm 60 B, 1 B chia làm 60 C. Tôi nói chưa dứt lời thì đã qua hết bao nhiêu C rồi, tức là hiện tại không thành lập được. Nếu tôi đem chia 30 lần, 300 lần, 3.000 lần thì con số vẫn còn biểu thị thời gian đó, nhưng thời gian do con số biểu thị đó, thực tế ra sao!
    Tôi chỉ chia 3 lần mà hiện tại không thành lập được, huống là 30 lần, 300 lần, 3.000 lần! Con số vẫn còn, nhưng thời gian làm sao nói? Bây giờ nói hiện tại cũng không được, nói quá khứ cũng không được, nói vị lai cũng không được. Quá khứ không thành lập, hiện tại không thành lập, vị lai cũng không thành lập. Vậy tuổi thọ làm sao thành lập?
    Tôi dùng toán là chứng tỏ đúng theo khoa học, vì toán là công cụ của khoa học, muốn nghiên cứu khoa học thì phải giỏi toán. Định lý của toán là không có số cực nhỏ, tức là không có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô thỉ, vô sanh của nhà Phật vậy. Nhưng những người si mê đó lại tìm bắt đầu của vũ trụ, sanh mạng!
    Như nhà khoa học hạng nhất ở Luân Đôn dạy toán, ông có đề ra 2 câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? (Muốn tìm bắt đầu của vũ trụ). Con gà có trước hay trứng gà có trước? (Muốn tìm bắt đầu của sanh mạng). Thực tế con gà có trước không được và trứng gà có trước cũng không được, hai cái đều không thể bắt đầu, tức là nghĩa vô sanh của nhà Phật.
    Mỗi mỗi theo nhận biết của bộ não đều phải theo tương đối mới có thể thành lập, chứ không thể độc lập được. Tại mình có tư tưởng chấp thật, cha mẹ sanh ra mình đã dạy mình chấp thật rồi, đi học ở trường thầy cô giáo cũng dạy mình chấp thật, ra xã hội thì xã hội cũng dạy mình chấp thật, nên chấp thật đã thành sẵn.
    Nhưng chấp thật không đúng với thực tế, vì không đúng thực tế nên Phật mới phá, nên dùng hiểu biết của mình để biết sự hiểu biết là không đúng.
    ------------------------------------------------
  2. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn dreamweaver, mới nghe thì như là đã hiểu nhưng ngẫm lại thì vẫn thấy không hiểu. Thế có cách nào dễ hơn để đạt được cái trí tuệ như Phật không vậy?, tôt nhất là từng bước một, chẳng hạn như bước 1 cạo đầu, bước 2 đi tu,...
    @ voiconlonton: nếu trả lời như chú thì thực tế quá, có lúc đúng lúc sai. Bác dreamweaver, trả lời cao qua'', nghe cũng chang hiểu được mấy cả.
    Được nomadz sửa chữa / chuyển vào 03:54 ngày 31/05/2005
  3. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Nói như bạn thừa nhận thì bạn chưa tu mà nói những gì bạn hiểu, như vậy bạn có chấp không?
    Thứ nữa phân biệt giữa ngộ và hiểu, theo bạn thì hiểu chỉ là hiểu theo nghĩa thông thường của trí thức, nhưng hiểu là từ khả năng của ta mà ra , cái đó chưa tuyệt diệt, ngộ cũng thế mà thôi, Phật đang ngồi thiền dưới cội bồ đề mà bị người ta vác đá đến phang vào đầu thì có ngộ được không ?
    Nói tới ngộ là nói tới một sự xác định rồi, bạn phân biệt ngộ với hiểu là còn xác định, không bao giờ là ngộ được, nên bạn có chấp hay không? Chính vì mình biết điều đó vì vậy mình không bao giờ câu nệ kinh sách, chính vì vậy mình đem những điều quan niệm trong kinh sách mà chỉ trích, chưa chắc là mình đã chỉ trích Phật, nếu chỉ trích là mình xác định, là có tâm phân biệt rồi. Chính vậy mà Phật có nói:?Chúng sinh tức chư Phật?. Bạn phê cái hiểu mà toàn đem cái hiểu kinh sách của bạn ra giảng. Mà những lời phê trong này phê luôn nhị thừa là những người đã đi vào những hướng thực tế, những người không tu ngồi ngoài và nói lý, có chắc là những người đã vào thực tế hay không? lại phê đến mức là nói tu đời đời kiếp kiếp mà không nhận ra. Phán cứ như là Phật phán, mà lịch sử từ Phật đến giờ, chưa có vị Phật thứ 2 nào cả.
    Bạn lại nói đến cái hại của thiền nhưng chắc bạn chưa thiền bao giờ? Có câu nói :? Người không học mà biết, chưa tu mà thành thì người đó không nói đạo Phật? Không biết bạn có ít nhất học làm theo bát chánh đạo của nhà Phật chưa? Chắc bạn chẳng thể biết nổi những gì tôi đã viết đâu, mà chỉ nhìn vào câu chữ của tôi phán theo ?ocái hiểu của bạn?, tôi chẳng phải là người trải đời thấy khổ thì mới tìm hiểu chọn lựa Phật qua kinh sách đâu, khi bạn bè tôi suốt ngày đi thục bi da ở ngoài đường thì tôi 14, 15 tuổi đã tự giành thời gian mày mò tìm hiểu Phật, đông phương và tự tập thiền rồi.
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cao bác cũng chê, thấp bác cũng chê bác không thích thực tế à? Lúc nào đúng lúc nào sai vậy bác? Bác chỉ cho em để lầnn sau em còn tiến bộ ạ
    Quả thực nếu bác muốn tìm hiểu thì đọc bài của bác qwertzy rõ ràng theo đường lối cơ bản đấy chứ, còn võ của em là kiểu chỉ Đông nói mò Tây, để phá chấp thôi, hà hà.
    Để em đoán nhé, bác thích cái ứng dụng tự động hoá của bác dreamweaver để kiếm tiền đúng không? Khà khà, tìm hiểu đạo Phật như vậy là theo kiểu chen lấn xô đẩy rồi
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác ankara ơi, thế như nào là đi tu vậy bác?
    Ái chà chà, 14, 15 tuổi mà đã đọc trộm sách cấm trẻ em dưới 18 tuổi sao bác? Mấy cái sách này mà đọc từ nhỏ là có hại lắm nha
    Người không có nhu cầu diệt khổ thì đọc sách diệt khổ làm sao mà hiểu được Em đoán thử nha, bây giờ chắc bác 16 tuổi???
  6. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái này ai cấm hả cậu, sách cấm dưới 18 tuổi không phải là loại sách ấy đâu, ví dụ cậu xem cuốn phim hay xem truyện trên mạng thì thấy ghi cấm dưới 18 tuổi, chứ nếu cầm cuốn kinh Phật thì chắc chưa thấy ghi cấm dưới 18 tuổi bao giờ. Cũng không ai cấm người ta xuất gia dưới 18 tuổi phải không ?
    Thú thực tôi thuộc loại khác người. Trong nhà anh tôi coi tôi là đứa lập dị (cái loại người có những thứ không giống người bình thường), nhưng cả anh lẫn chị thì đều thừa nhận là rất có tài (họ buột miệng thôi !). Vậy nếu tôi khác người thì chưa chắc đã hại được tôi ? nếu có hại thì có lẽ cũng khác người ta bị hại phải không ?
    Tôi tìm hiểu Phật không phải là bắt đầu bằng việc muốn thoát khổ, tuổi thơ thì vô tư, nếu có gia đình lo chưa ai thực sự khổ, biết khổ đâu, bởi vậy tôi bước vào nó mà đã không có cái ngã chấp nào từ đầu rồi, thật may mắn quá, lúc đó cũng chưa rõ cái gì là phải diệt dục, thời ấy không có cái xxx để biết gì như bọn lớp 3, 4 bây giờ đã biết đâu. Lý do là tôi muốn hiểu được thế giới này là gì ? tại sao tôi tồn tại trên đời ? tôi tồn tại vì mục đích gì ? Câu hỏi có từ khi tôi lớp 3 lớp 4, tôi đã tìm câu hỏi đó ở phương Tây nhưng thấy nó không giải đáp nổi, bởi vậy mới quay sang phương Đông. Mà quay sang hơi trể, vì khi đó đến khoảng năm 1991, 1992, tôi mới có điều kiện, lý do: Liên Xô sụp đổ, có lẽ là lý tưởng sụp đổ nên bắt đầu khi đó mới xuất hiện các cuốn sách về Đông phương in lại từ chế độ cũ, bắt đầu là Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu? trước đó chỉ có triết học Marx thôi, XH cũng chỉ tuyên truyền cái đó thôi cậu ạ. Nói như vậy cậu cũng đã đoán được tôi bao nhiêu tuổi.
    Nhưng công cuộc nghiên cứu của tôi khó khăn lắm cậu ạ, vì ở nhà bắt tôi phải học, phải vào trường chuyên nữa, nên tôi như phải sống 2 cuộc đời, 1 cuộc đời là bí mật ! Mà ban đầu tự học, tự ngẫm nữa, khó khăn thay, lúc ấy sự nghiên cứu Đông phương cũng chưa lên. Ban đầu tôi tập thiền bị tẩu hỏa, đầu óc cứ bưng bưng như đau đầu lúc bị sốt suốt ngày này qua ngày khác, người bị điên điên, ác thật !!!
    Câu hỏi của cậu sao lạ nhỉ, đúng là ngộ chẳng khác hiểu thì cũng được đấy, nhưng bây giờ tôi nói tôi hiểu khác cậu hiểu thì ?ohiểu có khác hiểu? không ? Nếu ngộ khác hiểu thi mọi người đều hiểu Phật có phải không, vậy sao không ai thành Phật ?
    Còn thực tế là thế nào, giống như cậu yêu cô nào mà bị đá thì ấy là thực tế, còn nếu cậu mơ mộng đang với cô nào thì chắc là không thực tế.
    Nếu nói cho đúng tôi không phải bắt đầu bằng việc xem đời là khổ (ôi !!! đau khổ quá !!! không chịu nổi !!!) nhưng bắt đầu xem bằng việc tại sao có khổ trên đời, thế thì có khác nhau về sự minh triết không ? Phật chắc cũng giống thế phải không, ngài trốn ra đi lúc đang sướng chứ không phải lúc đang khổ. Còn những người ?omuốn? trải đời thấy khổ mới ?omuốn? diệt thì diệt cả đời vẫn chưa xong kìa !!!
  7. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kiểu như đem con gà và quả trứng vào bàn luận như triết học mới là chuyện dở hơi. Chả có cái triết học nào đem chuyện này vào cả. Đó là công việc của các khoa học, sao mọi người không hỏi con gà và quả trứng bắt đầu từ đâu không? Sự sống bắt đầu như thế nào và sự sinh sản trên hành tinh chúng ta bắt đầu và tiến hóa như thế nào không ? Từ trước khi hình thành cho đến bắt đầu hình thành ? Có những thứ tưởng như cao siêu của Phương Đông lại là cái ngu muội đối với phương Tây. Bởi thế mới thua người ta.
    Còn bác siêu tăng nữa, tôi hỏi bác câu này, Phật dạy đi tu để thoát khổ, thế thì mục đích thoát khổ có phải là để không khổ nữa chăng ? chẳng lẽ thoát khổ thì khổ hơn? chứ nếu Phật còn nhận là đời không khổ thì ngài đi tu vào Niết bàn làm gì ???????? thế đi theo lựa chọn thoát khổ nó cũng có khác mấy gì lựa chọn vui sướng, chỉ là 1 thể cách khác, 1 con đường khác ở đời mà thôi, được cho là vĩnh cửu ? Mà nói tới vui sướng ở đời cũng có muôn nghìn loại, đâu phải cứ ham cái kiểu ra ngoài gặp em đẹp đẹp thì thích mắt, cua được, chơi được thì đó là sướng hả ? chỉ cần người ta thấy tinh thần thoải mái, thân thể khỏe mạnh, an ổn, đó là sướng?, có bạn bè lúc đàm đạo, nếu có cãi nhau mà lại vui, lúc chết có ra đi cũng thanh thản, có câu ?oăn được ngủ được là tiên trên đời. Những người tu thiền mà đạt được điều đó thì họ còn mong gì nữa hả bác, họ mà mong nữa thì họ có tham sân si không ? Có tham sân si thì tất có chấp, có chấp thì có khổ, thế thì bác có bận tâm (chấp) việc người đời phải tôn Phật hay Chúa không? (bác nói Phật không thể nào đứng sau Chúa được!!!). Còn họ không còn chấp cái dukkha nữa thì việc gì họ phải tìm vào Niết Bàn hở bác? Chính vì họ không chấp mà vui sướng tự đến thì việc gì phải nhập Niết Bàn nữa hở bác ? Thế mới biết người ta nói Phật chẳng đâu xa, ở ngay trong tâm ta.
    Tôi nói rằng người ta vui với thế giới hiện tượng thì bác chấp rằng làm sao mà vào Niết bàn, nhưng vì trong bác đã vốn có một dòng chảy của sự chấp rằng thích vui sướng thì không nhập Niết Bàn mà !!! Thế thử hỏi Phật không thích sướng chắc, tuy Phật chẳng nói thế mà ngài chỉ nói ngài không thích khổ thôi, nếu không thì sao ngài tìm mọi cách thoát khổ? chẳng qua là ngài hiểu rõ về sướng và khổ mà thôi.
  8. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên tu ***** Thiền vì đã có cái nghi như thế thì rất tốt . Theo cách bạn nói thì y như Tiểu thừa vì người Tiểu thừa cho phật là cao nhất , quả người Tiểu thừa chỉ tới A La Hán .
    Bây giờ nói cụ thể thì bài dài quá bạn đọc không kỹ cũng uổng . Trích dẫn vắn tắt :
    Hỏi:
    Thế nào là ***** thiền?
    Đáp:
    ***** thiền là từ Tổ Từ Tổ ở trên truyền xuống, Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp là ***** đầu tiên, Ma Ha Ca Diếp truyền cho A Nan, từ Tổ từ Tổ truyền xuống nên gọi là ***** thiền.
    Chữ ?othiền? là tổng danh, bất cứ tu pháp môn nào đều cũng có thiền, tà ma ngoại đạo đều cũng có thiền. Nhưng ***** thiền khác hơn tất cả thiền, vì tất cả thiền khác là dùng thiền quán tưởng.
    Thiền quán tưởng thì có năng quán sở quán tức là có mục tiêu để quán. Dùng bộ não là năng quán, rồi có mục tiêu làm sở quán. Tập trung tinh thần chỗ sở quán.
    Như tông Thiên Thai có chỉ quán thiền là không, giả, trung. Ban đầu quán tất cả hiện tượng vũ trụ là giả, nhưng quán mãi không phải thật giả, rồi quán không nhưng không phải thật không, vậy không phải giả không phải không thì quán giữa không và giả là trung. Không, giả là hai đầu mà hai đầu không có thì làm sao có trung? Tức là đến thể chơn chỉ là cao nhất giống như với ***** thiền (khởi nghi tình).
    Chỉ có 3 thứ:
    1. Hệ duyên chỉ là buột cái phan duyên, chỉ là ngưng hoạt động của bộ não, dùng thiền quán buột tâm niệm ở ngay chỗ đơn điền; như con khỉ ở trên cây nhảy qua nhảy lại từ nhánh này sang nhánh kia, rồi cột nó lại một chỗ.
    2. Tiến thêm là Tùy duyên chỉ tức là gặp cái này không trụ cái này, gặp cái kia không chấp cái kia.
    3. Sau cùng cao nhất là Thể chơn chỉ, tức là thể cứu chơn như, giống như tham ***** thiền.
    Người tham thiền là bước đầu tiên hỏi câu thoại là khởi nghi tình, còn cái kia ( Như Lai thiền ) chỉ quán đến cuối cùng rồi phát nghi tình, các thiền khác cũng vậy. Cho đến người tu Tịnh Độ vãng sanh Tây phương, Phật A Đi Đà mới dạy ?~từ nghi đến ngộ?T.
    Kỳ thật, muốn tu thì phải có thiền, như Thật Tướng Niệm Phật của pháp môn Tịnh Độ bằng ***** thiền không cần vãng sanh, tức là tâm tịnh Phật độ tịnh.
    Quán Tưởng Niệm Phật là Pháp môn Tịnh Độ có 16 pháp thiền quán, như quán Phật A Di Đà cũng trong một pháp thiền của Tịnh Độ, cuốn kinh đó gọi là Quán Vô Lượng Thọ.
    Trì Danh Niệm Phật là niệm đến nhất tâm bất loạn cũng là thiền.
    Nhưng số người tu Tịnh Độ không nhìn nhận mình là thiền, mà lại bài xích thiền. Thái Hư đại sư nói: ?oCốt tủy của đạo Phật là thiền?.
    Hỏi:
    Tại sao Thiền quán tưởng không ngộ?
    Đáp:
    Vì Thiền quán tưởng không có nghi, thiền quán tưởng là tập trung chú ý một chỗ. Như người ta học thôi miên cũng vậy, nếu mình nhìn vào chỗ chấm đen nhỏ, nhìn lâu nó lớn bằng bánh xe thì sức tâm mạnh mới thôi miên người ta được.
    Như Tịnh Độ quán Phật A Di Đà thì tập trung quán mãi, quán đến thành thì có Phật A Di Đà trước mắt, khỏi quán cũng có Phật A Di Đà. Nếu quán mặt trời đã thành thì nửa đêm khởi quán được sáng như ban ngày.
    Có chỗ khúc mắc là ở trên nói thiền chỉ quán và Thực Tướng niệm phật đều đưa đến nghi tình , ở dưới nói Thiền quán tưởng không ngộ . Vì tu theo cái biết thì khó phá ngã chấp , nói gì đến nhân chấp ,pháp chấp và không chấp ( tứ tướng ) . Nhưng khó hay dễ tùy theo người .
    Nếu như tu theo Giáo môn thì :
    - Theo Giáo môn đi tới quả Phật (Diệu giác) có 52 cấp. Thập tín có 10 cấp, Thập trụ có 10 cấp, Thập hạnh có 10 cấp, Thập hồi hướng có 10 cấp, Thập địa có 10 cấp, tổng cộng là 50 cấp thêm Đẳng giác và Diệu giác là 52 cấp. Có 52 cấp sai biệt, đến cùng tột không còn sai biệt. Nên có câu ?ovì có pháp vô vi nên có sai biệt?.
    - Tịnh độ thì khó nhất là thực hành đại nguyện : có 3 phần là tin ( phải có đủ đức tin : tin mình có thực lực và tin Phật A Di Đà có tha lực giúp mình ) , nguyện ( phải có đại nguyện cứu khổ cả nhân loại ) và hành ( thực hành đại nguyện đó ) thì mới được về cõi Tịnh độ .
    Thực sự pháp môn nào cũng cần phải có tự lực ( tự thân vận động ) và tha lực ( người khác giúp đỡ ) cả .
    Nhưng khó hay dễ tùy theo người . Người này thích Giáo người kia thích Thiền thích Tịnh độ . Nhưng phải phá ngã chấp mới đựơc . Chứ không có ai là thông minh , ai là ngu si , căn khí cao căn khí thấp .
    Ở trên là thuần túy lý thuyết , nên nếu có chỗ sai xin bổ sung dùm chứ không chắc đúng 100 % .
    Ngài Duy Lực có nói :
    Hỏi:
    Pháp môn ***** thiền dành cho thượng căn, chúng con phàm phu hạ căn làm sao dám theo được?

    Đáp:
    Giác tánh vốn bất nhị không có cao thấp, không có thượng căn với hạ căn. Tâm chấp thật nên có thượng căn hạ căn. Tổ Bác Sơn của tông Tào động nói ?otham thiền có thể chuyển mạt pháp thành chánh pháp, chuyển hạ căn thành thượng căn?. Giáo môn nói chánh pháp 1.000 năm, tượng pháp 1.000 năm và mạt pháp 10.000 ngàn năm; bây giờ là thời kỳ mạt pháp. Nói mạt pháp chuyển thành chánh pháp mà tôi chưa chứng tỏ, còn hạ căn chuyển thành thượng căn, tôi ở Việt Nam đã chứng tỏ.
    Nhiều người tham thiền tự cho là hạ căn, do coi kinh Phật không hiểu, theo tôi tham thiền nửa năm một năm phát được trí huệ coi kinh hiểu. Đầu năm 1980, tôi và một số Phật tử tham đến Phật Học Viện hỏi các vị học Tăng, có cái trả lời được, có cái trả lời không được. Những học Tăng hỏi lại Phật tử thì Phật tử đều trả lời được. Chứng tỏ chuyển hạ căn thành thượng căn. Tại sao? Phật pháp là pháp bất nhị không tương đối, làm sao có hạ căn và thượng căn! Có thượng căn và hạ căn do chấp tâm mới có.
    Đường Lối Thực Hành Tham ***** Thiền có 2 cơ bản: tin tự tâm và phát nghi tình. Phải tin tự tâm mình có tất cả thần thông biến hóa, trí tuệ bằng Phật Thích Ca, không kém một chút nào. Nếu kém một chút là có cao thấp, không phải bình đẳng; có cao thấp là nhị, không phải lời của Phật Thích Ca nói ?oPhật tánh của chúng sanh và Phật tánh của chư Phật bình đẳng bất nhị?. Nếu không tin tự tâm làm sao phát hiện tự tâm? Phật pháp mục đích phát hiện tự tâm, gọi là kiến tánh thành Phật.
    Tôi có đề ra 3 đứa bé gái: Long nữ 8 tuổi kiến tánh, cô bé họ Trịnh 13 tuổi kiến tánh, cô bé họ Tô 15 tuổi kiến tánh. Kinh Pháp Hoa nói ?ongười nữ không thể thành Phật?, nhưng sự thật trong kinh Pháp Hoa có Long nữ 8 tuổi thành Phật. Không phải tu lâu hay mới tu mà nói là thượng căn hạ căn. Tôi nói Lục Tổ là người không biết chữ kiến tánh, người ta nói là Bồ tát tái lai. Chư Tổ nói ?oai nói Bồ tát tái lai là vọng?. Bởi vì, Phật tánh của mình, Phật tánh của Bồ tát và của chư Phật đều bằng nhau. Mình không biết kiếp trước mình là sao! Kiếp trước đã gieo trồng thiện căn thì kiếp này mau kiến tánh.
    Cho nên, đừng tin Lục Tổ là Bồ tát tái lai, chư Tổ cũng đã phủ nhận. Tất cả Bồ tát tái lai là tâm tạo, hiện tượng thế giới đều do tâm tạo. Ban đêm ngủ tạo ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày tạo ra mở mắt chiêm bao. Người đời chỉ cho nắm mắt chiêm bao là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao không phải chiêm bao. Nhưng sự thật mở mắt chiêm bao cũng là chiêm bao. Tại sao? Vì một thức biến hiện và hai thức biến hiện đều là thức. Thức (tâm) biến hiện là chiêm bao, nên Phật nói ?otất cả do tâm tạo?.
    Tâm tạo nên không phải thật, vì vậy Phật dạy pháp thiền trực tiếp để đến chỗ giác ngộ, tự mình chứng tỏ. Như nhắm mắt chiêm bao thức tỉnh, chứng tỏ nhắm mắt chiêm bao không thật; mở mắt chiêm bao thức tỉnh thì chứng tỏ mở mắt chiêm bao cũng không thật, chỉ do tâm tạo. Đó là mục đích Phật độ chúng sanh.
    Vắn tắt thế chứ sai sót nhiều , bạn nên tìm hiểu kỹ thêm để biết mình phù hợp với pháp môn nào .
  9. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    Chúng con thấy pháp môn ***** thiền và Tịnh độ đều rất khó. Vậy có nên tu Tứ diệu đế đắc quả A la hán, sau đó tiếp tục tu ***** thiền để kiến tánh không?
    Đáp:
    Tứ diệu đế ở trong 37 phẩm trợ đạo của Tiểu thừa, pháp tu của Tiểu thừa là Ngũ đình tâm quán, có 5 thứ quán để đình chỉ tâm (ngưng tâm hoạt động). Năm thứ quán đó là: Sổ tức quán, Bất tịnh quán, Nhân duyên quán, Từ bi quán, Lục thức quán. Nhiều người tu Sổ tức quán là đếm hơi thở, có người đếm hít vô, có người đếm thở ra, đếm từ một đến mười, rồi từ mười trở lại một để tập trung tinh thần một chỗ làm cho tâm ngưng nghĩ hoạt động, nhưng phải có 37 phẩm trợ đạo.
    Tứ diệu đế gồm có: khổ, tập, diệt, đạo. Cuộc sống hằng ngày đều có khổ, có 4 thứ khổ (sanh, lão, bệnh, tử), tám thứ khổ cho đến 84.000 thứ khổ. Phải biết khổ đó từ đâu mà có? Là do tập tích chứa, chấp nó là thật mới có cái khổ này. Cho nên phải tu đạo (vừa kể là Ngũ đình tâm quán), chỉ chọn một thứ quán trong 5 thứ quán, cũng phải nhờ 37 phẩm trợ đạo để trợ giúp mới được chứng diệt (Niết bàn), tức ra khỏi sanh tử luân hồi là chứng quả A la hán.
    Nhưng pháp môn này rất phức tạp và khó, nên xưa nay không thấy ai chứng quả, đừng nói chứng quả A la hán, chứng sơ quả Tu đà hoàn cũng chưa thấy. Các nước Tiểu thừa (Tích Lan, Campuchia, Lào, Thái Lan) tu pháp Tiểu thừa cũng không thấy chứng sơ quả. Mình là nước Đại thừa, bình thường các Pháp sư dạy tu pháp Đại thừa, như Tịnh độ cũng là Đại thừa, Đại thừa còn gọi là Bồ tát thừa, nên cư sĩ cũng có thọ giới Bồ tát. Trong giới Bồ tát có nói dạy người ta tu pháp Tiểu thừa là phạm giới và tự mình tu pháp Tiểu thừa cũng phạm giới.
    Tại sao? Như mình đang học đại học rồi bỏ, xuống dưới tiểu học để học; mình học phải lên, mà không lên lại xuống! Cho nên trong giới Bồ tát là phạm giới. Mấy nước Tiểu thừa không biết có Đại thừa, không nhìn nhận Đại thừa và không có Bồ tát. Năm 1974 tôi đến Bangkok gặp một sư Tích Lan, tất cả nước Tích Lan không nghe câu ?oNam mô A Di Đà Phật?, không biết có Phật A Di Đà. Vì các nước Tiểu thừa thì khác, mà Việt Nam, Trung Quốc thịnh hành Đại thừa lại tán thán Tiểu thừa! Tức là bỏ đại học xuống học tiểu học.
  10. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thế anh mới bảo chú quá thực tế mà, ehehe. Anh tìm hiểu đạo để được cảm thấy thanh thản thôi, với kiến thức con kiến như anh về đạo thì làm sao đi kiếm tiền được, hoạ may có doaj được những chú như voiconlontalonton thôi. Anh thích những cái gì nó thực tế và ứng dụng được một tý để còn làm theo được, chứ những cái "cực hay" mà không dùng được thì cũng coi như vô ích.
    Được nomadz sửa chữa / chuyển vào 20:29 ngày 31/05/2005

Chia sẻ trang này