1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Phật Giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi qwertzy2, 20/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác Anka lại quá sáo rỗng rồi. Sao nghe giống thế giới đại đồngcủa CN Mác thế.
    Hay tôi so sánh hộ bác nhé : ham muốn có tính chất nhất thời thôi, có những kẻ vẫn hô hào lý tưởng, nhưng vẫn bán mình cho dục vọng. Còn cái ngã, nó cũng có thể không có chút ham muốn, nhưng nó có thể là cái "nghiệp" cho kẻ khác.
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chết cười với các bác mất thôi!!!!!! nhưng cũng hay, buồn buồn vào đây đọc giải trí, coi như là chuyện hài cũng vui nhỉ!!!
  3. sea_bird

    sea_bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    1. Cuộc đời có phải bể khổ hay không?
    Khổ là gì thì ai cũng hiểu ko cần phải định nghĩa. Theo kinh sách Phật giáo nêu ra ba thứ khổ sau:
    Khổ Khổ: Cái khổ chồng chất lên cái khổ , bản thân đã khổ mà hoàn cảnh chung quanh lại tạo thêm bao cái khổ khác. Thí dụ như vừa bị thất nghiệp lại mang bệnh nặng, rồi sau đó con bị tai nạn chết, v.v...
    Hoại Khổ: Cái khổ vì bị hoại diệt. Những gì đem lại cho chúng ta một chút sung sướng thì không bao giờ kéo dài được lâu. Ta muốn trẻ mãi nhưng vẫn bị già, ta muốn mạnh khỏe nhưng bệnh tật lại cứ đến, ta muốn người thương sống mãi bên ta nhưng tử thần lại đến cướp họ đi.
    Hành khổ: Cái khổ của sự biến chuyển. Ta muốn sống hạnh phúc yên thân nhưng bản thân ta và sự vật xung quanh luôn biến chuyển. Thân xác ta biến chuyển từng giờ từng phút để đi tới già bệnh rồi chết, tâm thức ta luôn thay đổi hết vui đến buồn, hết lo đến sợ, hết thương đến ghét. Thế giới bên ngoài luôn biến chuyển theo luật thành, trụ, hoại, không, thiên tai, chiến tranh, hạn hán, bệnh dịch, v.v...
    Còn theo tôi : Con người ta khi được sống với bất cứ cái gì mà mình ưa thích thì đó là hạnh phúc hay sung sướng, còn khi phải sống với cái mình ko ưa thích thì đó là đau khổ.
    Có một điều hết sức kỳ quái là Con người ta khi đang sung sướng thì lại có ngay nỗi sợ hãi lo lắng là một ngày kia cái hạnh phúc đó có thể bị mất và tìm mọi cách để cho cái gọi là hạnh phúc kéo dài mãi?" đó cũng là một dạng của đau khổ. Ngay cả khi cái điều mình ghét bỏ ko hiện hữu ở đó nữa thì sự khó chịu được gieo vào lòng ta làm cho ta ko thể quên được, nếu nổi khó chịu càng lớn thì ta càng khó quên-đây cũng là một dạng của đau khổ.
    Theo Đức Phật bản chất cuộc đời là đau khổ và ngài chỉ ra cho ta con đường thoát khổ còn gọi là Tứ Diệu Đế - bốn chân lý. Tôi cũng công nhận điều này.
    Nhưng bạn có thể ko công nhận vì ai cũng có quyền cho mình là đúng, nhưng ko ai có quyền bắt người khác phải theo ý của mình.
    1.2 Nếu đời là bể khổ thì liệu tu hành có giải quyết được vấn đề không?
    Trả lời: giáo lý của đức Phật là con đường thoát khổ (từ sau trở đi tôi gọi là chân lý), nhưng ko phải cứ đi tu thì có nghĩa là vấn đề khổ đã được giải quyết ngay lập tức vì chân lý và con đường là 2 cái hoàn toàn khác nhau. Tùy theo mức độ nhận thức cũng như duyên phận mà con đường đến chân lý của mỗi cá nhân phải đi có thể dài ngắn khác nhau, có thể trong một kiếp người hoặc nhiều kiếp người (tôi đang nói về chúng ta những người đang hiện hữu) ?" đây gọi là Nghiệp. Nói như thế ko có nghĩa là ta buông xuôi bỏ mặc cho số phận tự đưa ta đến chân lý, đạo Phật dạy Từ bi và cũng dạy Hùng Lực. Chúng ta có thể sử dụng lưỡi gươm Hùng lực ?" đó là sự tu tập Phật Pháp để chặt đứt sợi dây Nghiệp. Theo những gì tôi hiểu thì kiếp làm người là cơ hội lớn nhất để rút ngắn con đường đến chân lý và ngược lại nó cũng có thể làm cho ta rời xa chân lý nhanh nhất.
    1.2.1 Nếu tu hành giải quyết được vấn đề thì tại sao mọi người không tu hành hết?
    Trả lời: Đức Phật ko nói rằng chỉ có đi tu thì mới giải quyết được vấn đề - thoát khổ, có đến 84000 pháp môn khác nhau để đến chân lý và đó ko phải là giới hạn nếu ai đó tìm ra các pháp môn khác nữa thì đó là điều rất đáng được hoan nghênh.
    "Nếu một người tu tập Phật Pháp vẫn có thể sống một cuộc đời bình thuờng, tại sao Đức Phật lại thành lập đoàn thể Tăng Già, đoàn thể các thầy tu?" Đoàn thể Tăng Già giúp cơ hội cho những ai muốn hiến dâng đời mình không những chỉ để phát triển tinh thần và tri thức của mình, mà còn để phục vụ người khác. Một cư sĩ bình thường có gia đình không thể hiến trọn đời mình phục vụ cho người khác, trong khi một nhà Sư, không bị trách nhiệm gia đình và các trói buộc thế tục, có hoàn cảnh thuận lợi hơn để hiến dâng đời mình "vì lợi ích cho nhiều người" Ở Việt Nam mọi người thường cho theo Đạo Phật là phải vào chùa tu hành ?" làm nhà sư là ko được lấy vợ, ko ăn thịt. Nhưng ở các nước khác như phái Mật Tông - Tây Tạng thì điều này ko bị cấm. Đức Phật đã khẳng định những nam nữ cư sĩ có gia đình tu tập theo giáo lý của ngài vẫn có thể chứng ngộ Niết bàn. Vị Đại sư nổi tiếng Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki là người có vợ. Có những người ko cần đi tu gì cả mà cả cuộc đời thể hiện qua việc làm & lời nói ko khác gì với giáo lý của Phật: thí dụ Krishnamurti.
    1.2.2 Nếu tu hành không giải quyết được vấn đề thì tu hành để làm gì?
    Câu này chắc ko cần phải trả lời.
    1.3a Giả sử là mọi người đều đi tu hết thì hỏi xã hội có bị diệt vong không?
    Nếu tất cả mà từ bỏ ko chịu lập gia đình thì đúng là diệt vong thật.
    Phật giáo ko cấm hôn nhân và sinh con đẻ cái, nhưng cấm tà dâm tức là quan hệ ******** ngoài hôn nhân.
    1.3b Giả sử mọi người chẳng ai tu hành cả thì liệu xã hội có bị diệt vong không?
    Chắc ko cần trả lời về vấn đề tu hành nữa.
    Về vấn đề xã hội có bị diệt vong hay ko và lúc nào bị diệt vong thì tôi ko thể trả lời có hay ko. Nhưng qua những gì được ghi lại mà hầu hết mọi người công nhận về lịch sử loài người trong vòng khoảng 5000 năm lại đây thì tôi thấy một điều là :
    ngày nay đời sống trên trái đất của chúng ta đang ở gần mức độ diệt vong hơn bao giờ hết.
    Những hiểm họa chiến tranh hạt nhân, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, khủng bố lan tràn? chính là hiểm hoạ lớn mà con người phải đối mặt.
    Để giải quyết những vấn nạn trên thì khoa học, triết học ko thể giải quyết được vì nếu giải quyết được thì họ đã giải quyết rồi. Tất cả những rắc rối mâu thuẫn xảy ra theo tôi chính do bản Ngã ?" cái tôi của con người quá lớn. Để định cái tâm của mình, con người cần đến tôn giáo và trong các tôn giáo thì Phật giáo chính là tôn giáo từ bi nhất, có phương pháp định tâm tốt nhất điều này đã được các nhà tâm lý học hàng đầu như Jung công nhận, bằng chứng là trong lịch sử chưa cuộc chiến tranh đổ máu nào xảy có nguyên nhân do tuyên truyền Phật pháp.
    Tôi thấy có một điều đặc biệt là Đức Phật đã ko chỉ ra một người nào thay thế mình với tư cách lãnh đạo tình thần vì theo người cái quan trọng nhất là giáo lý, mọi người nếu thực tập theo Phật Pháp thì đều có khả năng giải thoát. Điều này đã hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lợi dụng Phật Giáo vào mục đích của một cá nhân nào đó.
    Đây là quan điểm cá nhân của tôi nếu có chỗ nào chưa đúng mong được sự góp ý của các bạn.
    Sea_bird
  4. nomadz

    nomadz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Sea_bird nhiều, quan điểm của Sea_bird về cái khổ rất hợp lý. Mời chiến hữu cạch ly phát
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phật Pháp rất Bình Ðẳng
    Trong Phật-giáo một phần công,
    một phần tội đều chẳng bao giờ sai lạc.

    Phật-pháp rất thâm áo. Khi ở trong Phật-pháp mình không cảm thấy chỗ nào tốt, khi ở ngoài Phật-pháp mình cũng chẳng thấy chỗ nào xấu. Song, trong Phật-giáo một phần công, một phần tội đều chẳng bao giờ sai lạc. Ðạo Phật hết sức tự do, bình đẳng, chẳng có chuyên chế, cũng chẳng đi vào chỗ cực đoan.
    Tại sao nói là hết sức bình đẳng? Bởi vì tất cả chúng sinh, bất luận là ngạ quỷ địa ngục, hung thần ác thú, kẻ dữ người xấu, nếu phát tâm tu hành, quay đầu về bến, đều có thể thành Phật. Không giống như thuyết ngoại đạo rằng: "Kẻ ác người xấu thì vĩnh viễn là xấu ác, không có cách gì có thể độ được. Hoặc rằng mãnh hổ ác thú vì tánh tình vô cùng tàn bạo, sẽ không được cứu vớt."
    Ðời nhà Minh bên Trung Quốc có vị Ðại-sư tên là Liên Trì. Ngài có một đệ tử là con cọp, thường hay ở bên cạnh để hộ vệ Ngài. Nhưng vì cọp là loài ác thú, nên mọi người thấy đều sợ hãi. Do đó, Ðại-sư mới dạy con cọp nầy, rằng mỗi lần đi ra đi vô thì không được đi thẳng; con cọp liền nghe lời Ngài, khi ra vô đều đi lui. Nên mọi người không còn sợ, vì biết là cọp thiện. Con cọp nầy cũng biết đi khắp nơi để hóa duyên cho Liên Trì Ðại-sư. Khi người ta thấy con cọp thiện này tới, ai nấy đều tranh nhau bố thí cúng dường. Thành ra cọp cũng có thể quy y Tam-bảo, hộ trì Phật-pháp, và có thể thành Phật vậy.
    Phật-giáo hết sức là tự do, bởi vì giáo lý trong Kinh Phật chỉ khuyên dạy người ta làm thiện tránh ác. Làm ác thì tự mình thọ quả báo. Nhưng Phật-giáo cũng không bắt ép người ta làm chuyện tốt, cũng không dọa rằng: "Nếu không nghe lời, chuyên tạo ác nghiệp thì bị bỏ vào tù." Bởi vì mọi thứ đều do tâm tạo, thiên đường hay địa ngục đều do tư tưởng và nghiệp lực của mình tạo thành. Phật-pháp dạy người ta rằng: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành." Nghĩa là đừng làm chuyện ác, chỉ làm tất cả điều lành, đồng thời xiển minh đạo lý nhân quả, không sai lạc được dù đối với việc nhỏ như sợ tóc, để người ta nhận thức được chân lý siêu xuất luân hồi.
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hỏi tiếp bạn nữa nhé.
    Tại sao bạn lại phân tách dục và từ bi riêng ra? Dục chẳng qua chỉ là ham muốn. Có ham muốn xấu và có ham muốn tốt. Bác Hồ đã nói tôi chỉ có một ham muốn tốt bậc là dân ta ai cũng có cơm no áo mặc, ai cũng được học hành. Tôi hình dung thế này: dục là một cái vòng tròn. Dục xấu goi là tham sân si ... ở vào một nửa vòng tròn còn dục tốt gọi là từ bi ở vào nửa còn lại. Giống như vòng âm dương vậy. Hình dung thế có được không?
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đối với người theo đạo Phật thì chả có ham muốn nào trừ ham muốn giải thoát là tốt cả.
    Từ bi khác với ham muốn không phải vì nó là ham muốn tốt mà từ bi thì không có ham muốn trong đó.
    Nói từ bi giống như là bác giúp ai đó nhưng thực ra đối với bác nó chẳng ảnh hưởng gì, chỉ giống như là đứng lên, ngồi xuống, đến giờ thì đi ngủ, ra vào thì đóng cửa, còn không có ham muốn. Bác Hồ do vậy không phải từ bi mà phải nói là bác ái, tình yêu thương rộng lớn
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    như vậy bạn vẫn chưa hiểu bản chất của từ bi và vấn đề giải thoát.
    Hãy tưởng tượng tâm ta như cuôn băng casset, lúc đầu thì toàn ghi những điều nhảm nhí, trong quá trình tu tập cuộn băng được xoá dần và thay vào đó là những điều tốt đẹp nhưng đó chưa phải là cứu cánh. Giải thoát trong phật giáo là phải làm sao tâm ta như một cuộn băng casset trắng hoàn toàn không ghi nhớ bất cứ điều gì dù đó là tốt hay xấu.... Đó là điều mà nhiều người nghe nói không thiện không ác.
    Diệt dục cũng nhw vậy, lúc đầu là những ham muốn xấu, sau đó khi đã đạt tới trình độ tâm linh cao hơn sẽ diệt những ham muốn dù là tốt.
    Từ bi cũng vậy.. ban đầu ta bố thí (một biểu hiện của twf bi) là cầu mong phước báu cầu mong giải thoát... nhưng đến khi hành trì bố thí đến một mwcs độ nào đó thì ta không còn mong cầu nữa, bố thí xảy ra twj nhiên do tự tâm phát ra... Bố thí như thế mà quên mình thì người ta gọi là "vô uý thí"
    honghoavi
  10. giang_ho_nghia_hiep

    giang_ho_nghia_hiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Theo tui câu " không thiện không ác " nên viết là "không nghĩ thiện không nghĩ ác "thì hơn.Cũng là hình thức thôi nhưng có khi người ta hiểu lầm thành không làm việc thiện cũng không làm việc ác. Nhiều người hiểu lầm tánh không trong đạo Phật thường cho là người tu hành thì không nghĩ , không làm gì kể cả đó là việc thiện hay ác ,cái gì cũng coi như không, thờ ơ xa cách cuộc đời ..
    Về không nghĩ ác thì đương nhiên rồi . Nhiều người bình thường hướng thiện muốn bỏ những hành động xấu nhưng cái ý tưởng xấu trong đầu còn chưa bỏ được thì như cái cây chưa có chặt tận gốc vậy .
    Còn không nghĩ thiện.
    Ấy là trước lúc làm việc thiện thì không cần nghĩ , tức là không vì động cơ ích kỉ nào đó . Một số người làm việc thiện để lấy tiếng tăm , hay giúp đỡ người khác để người ta phải giúp lại mình... Có người thì làm việc thiện với ý nghĩ mình làm nhiều điều tốt thế này dễ chừng sau này được quả báo tốt , phước nhiều , mau đến giải thoát. Vẫn còn cái ham muốn vi tế bên trong .
    Còn sau khi làm việc thiện ,cái ý nghĩ mình đã làm được điều thiện cũng nên bỏ nốt . Không đến nỗi thô thiển như khoe ra để mọi người khen nhưng trong bụng vẫn tự nhủ là mình đã tốt như thế nào .Nó dẫn đến tự hào , mà quá ra thì kiêu mạn, tự cho là mình ngon. Cái này làm tổn công đức .
    Như bác hồng mong manh nói thì đúng là mới đầu không dễ gì bỏ được cái nghĩ thiện này. Chẳng hạn có người quán từ bi như nhẩm trong đầu câu " tôi nguyện yêu thương tất cả những người ở đây " chẳng hạn.Vậy là có động lực để làm điều thiện yêu thương giúp đỡ con người thay cho các động cơ khác.Hay là luôn tự nhắc nhở những điều đạo đức thì những ý niệm ác cũng bớt. Sau này thì từ bi thành tự nhiên ... mình cất tay đâu có cần nghĩ là " mình cất tay " đâu

Chia sẻ trang này