1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về quyển sách 'Người Trung Quốc xấu xí'

Chủ đề trong 'Văn học' bởi sweethome082001, 19/12/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sweethome082001

    sweethome082001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Về quyển sách 'Người Trung Quốc xấu xí'

    Cac ban nghi the nao ve quyen "Nguoi Trung Quoc xau xi" cua Ba Duong? Ong nay bi Quoc Dan Dang bo tu 10 nam vi "toi" dich mot tac pham hai huoc "bang bo chinh quyen". To thay doc quyen nay co nhung dieu cu y nhu Viet Nam ay.
  2. Alcatel2001

    Alcatel2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy có nhiều chỗ tác giả "bài nội", "vọng ngoại" quá. Hơi tiếc, nếu tác giả giữ bình tĩnh được khi viết thì có lẽ cuốn sách sẽ khách quan hơn và vì thế thuyết phục hơn.
    Những gì đã qua đã qua
    Thì không bao giờ trở lại
    Những gì đã dừng ở lại
    Thì chẳng bao giờ qua đi
  3. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ, không phải là "nếu tác giả giữ được bình tĩnh khi viết", mà là "độc giả giữ được bình tĩnh khi đọc" thì đúng hơn.
    Tập sách chính là tâm huyết cả đời của tác giả tạo thành, được nói và viết với chính mục đích kích động để độc giả suy ngẫm và đánh giá, với một giọng văn phải nói là hài hước. Nội dung là kể ra thói xấu trong văn hóa Trung Hoa thì thế nào chẳng làm cho một số mất bình tĩnh.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  4. Alcatel2001

    Alcatel2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn Rookie ạ, tớ không thấy khó chịu khi đọc những lời chỉ trích của tác giả nhưng tớ khó chịu khi tác giả ca ngợi thổi phồng các nước phương Tây một cách quá đáng. Tớ không dám cho là mình hiểu phương Tây một cách thấu đáo nhưng dù sao cũng đã sống trong xã hội phương Tây 1 t/g, hoà mình để hiểu được họ không hoàn mỹ như tác giả thổi phồng. Có những cái phải nói ta còn thua họ nhiều nhưng rất nhiều cái p.Tây còn phải chạy dài mới kịp p.Đông. Tớ nói nghiêm túc đấy, nếu ai muốn thảo luận về p.Đông vs p.Tây bọn mình mở 1 cái thread mới rồi tranh luận cho vui. Đọc Người TQ xấu xí và cả Trí thức VN của PTH tớ có nhiều điểm thấy bất cập mà chưa có dịp để thảo luận.
    Những gì đã qua đã qua
    Thì không bao giờ trở lại
    Những gì đã dừng ở lại
    Thì chẳng bao giờ qua đi
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Cuốn sách đấy tớ thấy nên vứt đi ,cho dù nó thật sự có hết tất cả những tính xấu của dân Việt Nam ở trong đó ( của dân Tàu chỉ khoảng 80% ) .Bởi lẽ ,thực tế cho thấy moi móc nhưng thứ đó ra chẳng giải quyết được vấn đề gì , thứ nhất do nó quá chung chung ,người đọc sẽ nói : "ờ đó đâu phải là mình ".Thứ hai là con người ta không bao giờ thích bị phê phán ,nhất là bị phê phán như một giống mọi rợ như thế, thà làm ngượ lại ,tâng bốc ,tán tỉnh người ta lên đến tận mây xanh để người ta cố gắng hoàn thiện mình như "hình ảnh trên mây" đó có khi còn hữu hiệu hơn nhiều .
    Bá Dương và PTH đều có một đặc điểm chung là mê Tây và mê thái quá .Bá Dương tôi không dám khẳng định ,chứ PTH thì tôi đã gặp nhiều và có thể phát biểu là bà ấy thuộc dạng có năng khiếu về văn chương và tiếng Việt chứ kiến thức thật ra cũng không quảng bác uyên thâm gì cho lắm .
    nằm khoèo trong góc lều tranh
  6. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì thấy ngược lại. Không thể giấu nó đi được, người Việt đã tự an ủi mình bằng cái hay cái đẹp đã từ lâu. Từ mấy nghìn năm về trước cơ, "nâng bốc và tán tình nhau đến tận mây xanh" đã là một thứ quen thuộc, bác cũng thấy như thế. Tớ đã chán đến tận cổ cái chuyeẹn tâng bốc nhau rồi, nghe thấy đã buồn nôn. Ví dụ đấy, bác vào đọc bưu điện tự khoe về cơ sở hạ tầng viễn thông VN đi. Trong tập sách đó cũng có nói đến cả cái thói "ờ đó đâu phải của mình".
    Tớ đọc quyến sách này từ lâu, lần đầu tiên đọc đã thấy nổi gai ốc. Nhưng chịu, không tìm thấy chỗ nào có thể gọi là "thái quá", nếu có bác chỉ hộ cụ thể thì tốt biết mấy. Quyển này không có gì mới, bắt đầu từ quyển người Mỹ xấu xí, được dùng làm sách tham khảo của chính phủ Mỹ như có nói trong đó, sau đó là người Nhật xấu xí, tác giả ngay lập tức bị cách chức, nhưng quyển sách cũng trở thành nổi tiếng, và người Hàn tồi dở, rồi mới có người TQ xấu xí, nhưng nó rất giống Việt Nam. Cho thấy suy nghĩ Á Đông khó nuốt cái quyển này. Để có được một cái gì đó tương tự người Việt xấu xí, và được chấp nhận, với suy nghĩ hiện nay như thế này, có lẽ còn cần vài thế hệ nữa.
    Và nói chung, có nhiều người "không hiểu được hài hước", như trong những tranh luận phần cuối tập sách.
    Đôi lời về PTH (xin lỗi trước, chắc lại cũng không vừa tai bác lắm, vì không phải là tâng bốc với tán tỉnh gì), đọc bà viết thì tớ có thể cảm thấy bà ấy có thể hiện được sự thông minh của mình, ít ra là so với mặt bằng. Nhưng năng khiếu về văn chương và tiếng Việt thì... Bác đọc chuyện "người đàn bà và con chó nhỏ" chưa nhỉ.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  7. Alcatel2001

    Alcatel2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với Don Quixote về PTH. Văn chương bà này cực sắc sảo, viết như đi guốc trong bụng người ta ấy, dùng từ ngữ cực chuẩn (đọc Ám Thị, Man Nương chẳng hạn, sởn gai ốc nhưng 0 thể 0 phục tài dùng từ của bà ta). Về "người đàn bà và con chó nhỏ" tôi cho là bà ta muốn dùng cốt truyện của Chekhov cho mục đích riêng, 1 kiểu bình cũ rượu mới, không có gì đáng chê ở đây cả. Còn về độ uyên thâm, hay thông minh như Rookie nói tôi thấy bà này chỉ được cái thùng rỗng kêu to, tôi 0 thấy uyên bác ở đâu. Trí thức VN y xì đúc Người TQ xấu xí nhưng vụn vặt hơn nhiều. Bà ta chê dân Việt hay đi copy mà 0 chịu copy đến nơi đến chốn. Bài viết của bà ta chính là 1 ví dụ rất sống động cho lời chê ddấy, thật kỳ quái. Bà ta còn 0 chịu đọc sách vở cho đến nơi đến chốn đã chê bôi tổ tiên (cái đoạn nói về chữ viết của người Việt và chữ Nôm vs. chữ Hán ấy). Đọc điên 0 chịu được, chẳng lẽ choảng cho 1 trận.
    Còn về Người TQ xấu xí, những ví dụ về tâng bốc và thổi phồng p.Tây thì đày dẫy, Rookie cứ đọc lại sẽ nhặt ra được cả bồ, không ngoa. Tôi chỉ nêu vài cái thôi. Cái đoạn ông Bá Dương nói người Tây khi ái ân gọi nhau là 'em cưng" với "mật ngọt" gì đó còn người TQ gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm..." và hùng hồn kết luận là ngừoi TQ rất độc địa. Nếu ông ta sang VN chắc hẳn sẽ nói dân VN rất độc địa và tai quái vì cứ gọi trẻ con = những cái tên xấu xí, ngay cả khi âu yếm nựng nịu chúng thì cũng chửi bới kiểu "cha ******, xấu xí quá, hư quá" trong khi người Tây thì ngọt ngào "con cưng, con yêu" vv. mà ông ta 0 hiểu được là văn hoá khác nhau. Người TQ hay người Việt gọi theo kiểu ấy là vì họ có lý do riêng của họ. Tôi 0 hiểu về TQ lắm nhưng ở VN nếu bạn khen trẻ con thì sẽ bị coi là quở quang chúng vì dân ta mê tín, cho nên phải nói ngược lại để mong điều tốt đẹp cho chúng. Chứ 0 phải là vì người Việt độc ác, nanh nọc.
    Tiếp theo, ông ta nói người Tây đánh nhau xong thì bắt tay còn người TQ đánh nhau xong thì thù nhau đến muôn đời. Đây là 1 kết luận hồ đồ. Thử hỏi ông ta đã gặp bao nhiêu người p.Tây để có thể đưa ra 1 nhận xét thiếu căn cứ như thế? Con người ở đâu cũng vậy, có kẻ này kẻ khác, kẻ cao thượng kẻ tiểu nhân hẹp bụng. Những ví dụ như vậy mà cũng đưa ra được thì thật nực cười, làm hỏng cả nỗ lực của ông ta. Nếu nhận xét theo kiểu ông ta, tôi cũng có thể "kết luận" dân p.Tây (Anglo-Saxon thôi) rất đãi bôi, giả dối. Họ hỏi bạn "How are you" nhưng chả cần biết bạn trả lời ntn --> đấy, kết luận vậy có nghe đuợc 0? Hẳn bạn sẽ nói là 0. Vì sao? Vì văn hoá khác nhau, 0 thể đánh giá hành vi và ứng xử của con người tách bạch khỏi văn hoá và lấy những giá trị của mình để áp đặt lên người đến từ 1 nền văn hoá văn minh khác.
    1 ví dụ nữa về sự thiếu thận trọng khi phát ngôn của BD là đoạn nói về tranh cử ở Đài Loan và ở p.Tây. tôi chả biết ở ĐL người ta tranh cử ra sao (hình như có 1 lần TV chiếu cảnh các ông nghị bà nghị cầm ghế choảng nhau như 1 biện pháp giải quyết xung đột thì phải) nhưng rõ ràng cái điều ông BD nói về p.Tây là tâng bốc. Ông ta bảo ở p.Tây khi tranh cử người ta 0 bôi xấu đối thủ, 0 lật tẩy đời tư của đối phương. Xin lỗi nhé, chả lẽ ông BD già thế mà vẫn còn ngây thơ vậy sao? Cứ nhìn vào 1 mình cái nước Mỹ, to nhất, đại diện sáng giá nhất cho p.Tây thì biết. Nếu Bush 0 đứng trước dân chúng để bôi nhọ Al Gore thì ông ta cũng có hàng trăm ngàn kế khác để làm mất uy tín đối thủ của mình đằng sau lưng. Hơn nữa, ông ta cần gì ra tay, đã có cả tỷ đồ đệ làm hộ ông ta việc ấy để ông ta thành bàn tay sạch trước thiên hạ. Chính trị ở đâu chả bịp bợm như nhau. Có khác chăng là ở Mỹ thì nó đã thành 1 mức tinh vi hơn ở Đài Loan, thế thôi.
    Nhìn chung, tôi 0 nói quyển sách này là hỏng nhưng tiếc thay nó chứa đựng quá nhiều những kết luận và so sánh vô căn cứ như những ví dụ tôi vừa nêu trên. Còn cả đống nữa cơ Rookie ạ, nhưng mà 0 có t/g để lục lại từ đầu.
    Những gì đã qua đã qua
    Thì không bao giờ trở lại
    Những gì đã dừng ở lại
    Thì chẳng bao giờ qua đi
  8. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Về nhà văn Phạm Thị Hoài tớ không có nhận xét, hay chính xác hơn là không muốn nhận xét thêm, bởi đơn giản là không có hứng thú.
    Nhưng về học giả Bá Dương với tạp văn "người Trung Hoa xấu xí của" của ông thì có đấy. Cái này lúc nào cũng có hứng thú, chỉ sợ... không có thời gian
    Lập luận như bạn tôi nghĩ không nên, đó là kiểu tách riêng tiểu tiết (người ta gọi là tầm câu trích cú) làm phá hỏng ý nghĩa của bài viết. Không chỉ với quyển sách này, mà nó là nguyên tắc với việc phân tích bất kỳ bài viết, tác phẩm nào. Tôi cũng không muốn trích phân tích từng ý của bạn để bình luận (dù cũng hơi ngứa ngáy , tất cả những ví dụ của bạn trích ra không thuyết phục được tôi là nó vô lý, tôi thấy các nhận định đó vẫn có ý nghĩa đấy chứ, nhất là đặt trong bài viết, có điều bạn thổi phồng nó lên để nó có vẻ vô lý). Có thể nói rằng tôi không đồng ý với cách suy luận cho rằng như vậy là "quá đáng". Dù sao nên hiểu ý định và phong cách của bài viết là gì, có lẽ sẽ hiểu tại sao tác giả viết như vậy, và mới nhận định chính xác được viết như thế có hợp lý hay không.
    Mặt khác, nếu tôi đi sâu vào tiểu tiết sẽ buồn cười bởi vì tôi không phải là người TH, không thể nói chắc được. Cái chắc chắn nhất là Bá Dương hiểu rõ về vắn hoá và con người Trung Hoa hơn tôi và bạn. Bạn thì không biết, nhưng tôi thì sống chưa đủ để trải nghiệm cuộc đời như ông được. Bá Dương là một học giả từng trải, có mong muốn rõ ràng, đã nhiều năm nếm nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch. Sách của ông đã được giới tiệu ở TQ, được độc giả TQ hoan nghênh, bản thân tác giả được mời đến Bắc Kinh nói chuyện, có lý gì ta lại không nuốt nổi nó.
    Tập sách này hiển nhiên gặp không ít chỉ trích. Để kết luận, có thể một bài viết khác nói rõ hơn tôi:
    Không hiểu được hài hước
    Hồi Tuyên Xứ "Tín báo", HồngKông, ngày 23/1/1985.
    Trong báo "Bách tính" kỳ này có một bài văn nhan đề "Người Trung Quốc hèn hạ" của Vương Diệc Lệnh. Sau khi đọc Bá Dương ông này tuyên bố: "Trong lòng tức tối không thể không nói được".
    Bài văn mang tính bút chiến này đã công kích Bá Dương một cách thậm tệ. Giọng văn nhuần nhuyễn nhưng văn phong ác liệt, không hề có cái đôn hậu, hòa nhã trong truyền thống tốt đẹp, cao quý của Trung Quốc. Ông ta sử dụng những thứ như "thối không ngửi được", "vô phương cứu chữa", "đồ hèn hạ", "xem lao tù là cái đất mạ vàng", v.v...Có thể nói thật là khe khắt.
    Nếu cái thuyết "người Trung Quốc xấu xí" của ông Bá Dương có cơ sở thì ông Vương qua bài văn này lại bị chính gậy ông đập lưng ông, và không những không phản bác được lý luận của ông Bá Dương mà còn cung cấp thêm bằng chứng cho nó.
    Bộ mặt xấu xí của Vương Diệc Lệnh là bộ mặt thật của người Trung Quốc cả nghìn năm nay. Đó là một bộ mặt thiếu vắng phần hài hước.
    Bá Dương nói người Trung Quốc là xấu xí, nhưng có phải vì ông ta làm công tác nghiên cứu nhân chủng học và hy vọng đoạt được giải Nô-ben không ?
    Người viết tạp văn, cốt ý gây ra phản ứng nơi người khác để kích động tranh luận, hoàn toàn khác với các chuyên gia viết có chứng cớ rõ rệt của các ngành học thuật. Người Trung Quốc có xấu xí hay không cũng chẳng quan trọng gì, nhưng có người tức quá, la làng lên, đã tiêu phí không biết bao nhiêu tế bào não, đó mới là điều thật quan trọng.
    Cũng cùng trong số "Bách tính" này có bức thư độc giả họ Lương. Ông này sau khi đọc "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương đã tỏ vẻ bị xúc động sâu xa, nên buồn bã chán nản mà rơi lệ.
    Nhưng theo tôi thấy thì nước mắt của ông này và sự phẫn nộ của ông Vương Diệc Lệnh cũng chỉ là một thứ thằng điếc cười thằng câm.
    Cả hai người đều có cái tinh thần của những người theo học thuyết Lão Trang, trong bụng đầy những quan niệm quá ư là siêu thoát. Cho nên họ chưa có thể đọc được những gì ở giữa những hàng chữ của Bá Dương để lĩnh hội ra cái thú vị của hài hước, mà chỉ rơi vào mấy cái ví dụ mỹ miều, sinh động với những lời chú giải hoang đường cổ quái thôi.
    Đọc văn chương Bá Dương thực ra cần có sẵn một ít tinh thần hài hước. Ông ta phá rối, làm trò, đem cái lưỡi dao của trí tuệ se sẽ lấp loáng trước mắt chúng ta. Người đầu óc linh hoạt có thể nắm bắt được tinh túy, những kẻ quá nghiêm nghị, ra vẻ trịnh trọng, thì lại hoàn toàn bị oóc-dơ.
    Dân tộc Trung Hoa có một lịch sử lâu đời, làm sao tất cả đều có thể hoàn mỹ không tỳ vết? Ông Bá Dương tìm những thứ này ra chế diễu, kỳ thực là tự trào, gây ra cho chúng ta một ít tác dụng cảnh tỉnh. Vả lại nói xấu mà không nói đẹp, đó cũng là một cách tự khiêm.
    Không hiểu được hài hước lại cho rằng ông ta đi ngoáy dao vào vết thương của mình thì thật là phụ cái lòng đau khổ của Bá Dương. Tuy thế, e rằng Bá Dương cũng không thích gì mấy cái việc người đọc bài mình phải khóc sụt sùi.
    Nói tóm lại, dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lớn, nói đẹp đẽ thì đẹp đẽ hơn bất cứ dân tộc nào, nói xấu xí thì cũng xấu xí hơn bất cứ dân tộc nào.
    Nhưng nên nói ra cái xấu vẫn tốt hơn là ca tụng cái đẹp của nó. Nói một cách khác, cho dù có xấu, cũng có cái đẹp của cái xấu chứ!
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  9. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác .
    Trước hết xin trả lời với bác Rookie : em không nói người Việt ta cần tâng bốc theo kiểu cũ . Nên có một cách tâng bốc khác cho phù hợp với thời đại này . Chúng ta đã chuyển sang KTTT , vậy cũng nên công nghiệp hoá các kiểu tâng bốc ,mà trước hết cần cải tổ lại sách giáo khoa và thay ngay những câu truyện Trạng Nguyên áo gấm vinh qui về làng ,Tấm Cám ..thành những câu truyện khác . Sách Văn Học cũng nên thay những truyện ngắn đậm màu cổ điển và nông dân kiểu Nga bằng những truyện khác phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn .Đó là vài ví dụ chung chung thôi , có dịp em xin hầu bác sau về vấn đề này .
    Về bà PTH , em đã đọc cuốn phóng tác "người đàn bà và con chó nhỏ " của Shekhov ( hay một bác văn sĩ Nga nổi tiếng nào đó em không nhớ tên ), và em đồng ý với những nhận xét khách quan của bác Alcatel2001 về bà ấy .
    Với các bác nhà Văn , do xưa nay em ít đọc Văn chương nên không biết điểm hay dở của họ và cũng không chịu ảnh hưởng của dư luận mà đâm ra ghét ai .Nhất là những ảnh hưởng ,tai tiếng về đời sống cá nhân thì em càng không quan tâm ( thậm chí em còn ghét các bác đem đời tư của người ta ra để chỉ trích văn chương ,tài năng của họ ).
    Thú thật với bác hồi em vớ được cuốn người Trung Quốc xấu xí em mừng như bắt được vàng ngồi đọc ngấu nghiến trong hơn tiếng đồng hồ xong ( ít khi em đọc cuốn nào nhanh thế ) , rồi cũng sung sứong lắm .Thế rồi dần dần nghĩ lại thấy quả thật cuốn đó không chắc đã có ích lợi gì lớn như em đã viết ở bài trên .
    nằm khoèo trong góc lều tranh
  10. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, chẳng hiểu bác nói gì nữa. Nhưng mỗi người có một nhãn quan, một cách suy luận riêng, biết làm sao được, có nói chuyện ở đây cũng vui là chính, tranh luận là phụ, vì có đi đến đâu đâu.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>

Chia sẻ trang này