1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vệ sinh & An toàn thực phẩm - Những điều nên biết! Xì dầu Trung Quốc có nguy cơ gây ung thư ( trang

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi chits, 12/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    Vệ sinh & An toàn thực phẩm - Những điều nên biết! Xì dầu Trung Quốc có nguy cơ gây ung thư ( trang 2)


    Sức khỏe của mỗi người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống. Ông bà ta hay nhắc câu: "Họa do khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập" (Tai họa do mồm ra, bệnh theo đường miệng vào). Dưỡng sinh, sống lâu, bên cạnh vấn đề cách sống, lối sống, thở... vấn đề ăn cũng chiếm phần cốt yếu.

    Thế mà từ lâu ở nước ta do đói nghèo, chiến tranh... việc vệ sinh ăn uống bị coi thường. Gần đây, đất nước có khá lên, nhưng lại sinh ra lắm tệ hại về mặt này. Môi trường bị tàn phá, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn thức uống chứa nhiều độc hại, lại thêm ý thức, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm còn kém sút, khiến cho số người, số vụ ngộ độc thực phẩm tăng lên, có vụ hàng trăm người. May mà nhờ cứu chữa kịp thời, số ca tử vong ít; nhưng với đà này sức khỏe, tuổi thọ giảm sút. Điều đáng nói là sự gian manh, vô trách nhiệm của một số người chế biến thực phẩm và sự buông lỏng quản lý của các cơ quan Nhà nước... làm cho tình hình trở nên bức xúc hơn.

    Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm đang được phát động, chỉ thị 08/1999 của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/4/1999 và công văn 4092 ngày 22/6/1999 của Bộ trưởng Y tế... đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm và toàn xã hội thực hiện nghiêm việc quan trọng cấp bách này. Tăng cường ý thức, tăng cường pháp luật, tăng cường phương tiện... cho việc giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm là việc cần làm ngay. Riêng ngành Y tế thì việc phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa, việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác để kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm đồng thời tổ chức tốt việc cứu chữa các vụ ngộ độc thức ăn... là những việc làm thường xuyên và ngày càng cần làm tốt hơn nữa.

    Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình và trong việc đó, chớ nên coi thường việc giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm.

    SK&ĐS



    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
  2. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0

    10 tiêu chuẩn vệ sinh đối với thức ăn đường phố:​
    1 - Bảo đảm đủ nước sạch.
    2 - Có dụng cụ riêng cho thức ăn sống và chín, không để lẫn đồ chín với đồ sống.
    3 - Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm...).
    4 - Người trực tiếp làm dịch vụ chế biến, kinh doanh thức ăn phải được tập huấn kiến thức và khám sức khỏe định kỳ.
    5 - Nhân viên phải có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng.
    6 - Sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy. Không dùng các chất phụ gia, phẩm màu không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.
    7 - Thức ăn phải được bày bán trên giá cao hơn 60 cm.
    8 - Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính.
    9 - Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh.
    10 - Có dụng cụ chứa đựng chất thải tại nơi kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố.
    (Theo Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm)

    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
  3. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều loại thực phẩm cần ăn phối hợp để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng ngược lại cũng có một số loại thực phẩm xung khắc nếu ăn phối hợp cùng một lúc sẽ gây hại cho sức khỏe.
    Những thực phẩm không nên ăn cùng một lúc


    Sữa bò và nước hoa quả: sữa bò giầu chất protein, trong đó 80% là casein sẽ kết dính và lắng đọng lại khó tiêu hóa, trường hợp nghiệm trọng sẽ gây ra đầy bụng hoặc tháo dạ, cho nên khi pha sữa bò không nên pha lẫn nước ngọt có lẫn axit như nước hoa quả chua... hoặc khi ăn xong sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa không nên ăn ngay các thứ hoa quả có tính axit khác
    Sữa bò và đường: Trong sữa đã có đường và đã được xử lý khoa học khử các chất độc hại. Nhưng từ đầu, ta đun sữa bò axit amin sẽ gây ra phản ứng với Fructoza, sinh ra loại chất độc hại cho cơ thể, cho nên khi đun sữa bò không được cho đường vào. đợi cho sữa nguội mới cho đường vào, hoặc khi còn ấm (không đủ nhiệt độ gây ra phản ứng).
    Hoa quả và hải sản: Các loại hải sản đều có chất protein và canxi phong phú, nếu ăn với trái cây có nhiều axit tanic như nho, cam, quýt chua ... không những làm mất đi chất dinh dưỡng, mà còn sinh ra khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây ra đau bụng và nôn ọe.
    Thịt chó và nước chè: Trong thịt chó rất giàu protein. Khi ăn xong uống nước chè ngay, hay sinh ra chất có tác dụng làm kết tủa, khiến cho hoạt động của ruột bị chậm lại, phân khô, dẽ gây táo bón, dễ hút chất có hại, thậm chí gây ra ung thư.
    Khoai lang và quả hồng: Khoai lang có nhiều chất tinh bột, ăn nhiều dễ gây kích thích dạ dày sinh ra nhiều chất chua, nếu chất này lẫn lộ với tannin và pectin trong quả hồng thì sẽ sinh ra sỏi dạ dày, trường hợp nặng sẽ sinh ra loét hoặc chay máu dạ dày, với người đã có chứng đau dạ dày càng nên tránh.
    Các loài động vật có vỏ sống trong nước và vitamin C: Các loài động vật này có khá nhiều hợp chất asen hóa trị 5, tuy không hại cho cơ thể, nhưng ăn xong lại uống ngay vitamin C hay những thứ có vitamin C, sẽ làm asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là thạch tín có chất độc mạnh. Cho nên, khi đã uống vitamin C hoặc các chất có chứa nhiều vitamin C thì không được ăn ngay sau đó những thức ăn từ động vật có vỏ sống trong nước: tôm, trai, ốc, hến,.v..v
    Giá đậu và gan lợn: Trong 100g gan lợn có nhiều vitamin C, nếu ăn luôn hai thứ này cùng một lúc hoặc trước sau trong thời gian ngắn, sẽ làm cho vitamin bị oxi hóa làm cho giá đậu mất hết chất bổ, trở thành chát bã, vì vậy không nên nấu giá đậu, xào giá đậu cùng một lúc với gan lợn.
    st

    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
  4. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Hì, vẫn biết là an toàn thực phẩm, nhưng mà chẳng hiểu sao cứ chỗ nào ngon là ăn liền, chả biết có sạch hay ko nữa. Chẹp.
    Mà từ hôm có bệnh SARs đến giờ, đi đâu ăn cũng ko yên tâm, má mì lại còn cấm ko cho đi ăn ngoài nữa chứ. Thế này thì chết mất thôi.
  5. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ 11h đêm đói quá, rẽ vào hàng hủ tíu măm
    đang tận hưởng thì zật mình
    ko biết ăn cái kiểu này có bị sát siếc zì ko
    HÃI
    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
  6. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ​
    (Cho người làm bếp)​

    Nguyên tắc 1.Chọn thực phẩm an toàn : Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

    Nguyên tắc 2.Nấu chín kỹ thức ăn : Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70o C.

    Nguyên tắc 3.Ăn ngay sau khi nấu : Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

    Nguyên tắc 4.Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín : Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60o C hoặc lạnh dưới 10o C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

    Nguyên tắc 5.Nấu lại thức ăn thật kỹ : Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

    Nguyên tắc 6.Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

    Nguyên tắc 7.Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác : Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

    Nguyên tắc 8.Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn : Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

    Nguyên tắc 9.Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác : Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, ***g bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

    Nguyên tắc 10.Sử dụng nguồn nước sạch an toàn : Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
    ST
    CuỘc ĐờI đÓ cÓ bAo LâU mÀ hỮnG hỜ... ​
    Được chits sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 25/04/2003
  7. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Đang ăn, bà chủ quán quệt quệt cái tay vào quần áo, lấy tay ngoáy ngoáy cái lỗ mũi, lỗ tai. Cốc chén thì được tráng qua 1 nước duy nhất xong lại mang vào bán, hay lấy tay phủi phủi bàn.... là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở hầu hết các quán ăn VN. Chẹp, cái câu khuất mắt trông coi quả ko sai vào đâu được
  8. MK5

    MK5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bác nào đi ăn bún ốc ở Mai Hắc Đế mới thấy kinh, bát dùng xong họ cho vào chậu nước đục như nước gạo tráng qua vài phát rồi lại mang ra làm bát mới cho khác. Em ăn ở đó đúng 1 lần, cạch không bao giờ dám quay lại nữa. Từ đó cũng xin kiếu món bún ốc luôn.
    Chữ ký không hợp lệ!
  9. CANDYEYEZ

    CANDYEYEZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    0
    Một số lưu ý khi chọn mua thực phẩm
    Không nên mua loại thực phẩm đông lạnh có nước đá dính giữa hai túi hoặc bên trong túi vì những thực phẩm này đã được lấy ra ngoài rồi tái đông lạnh, có thể bị mất phẩm chất. Việc có có nước đá đông trong túi cũng chứng tỏ thức ăn đã chảy nước, mùi vị và chất lượng sẽ bị biến đổi.
    Trước khi mua thực phẩm, nhất là loại đóng hộp, bạn nên dành ít phút để xem xét, đọc kỹ nhãn hiệu nhằm phát hiện những khiếm khuyết nếu có. Không nên mua những sản phẩm sau:
    - Thực phẩm dạng đông lạnh hay giữ lạnh bị để lệch ra ngoài chỗ bảo quản hoặc nhô lên khỏi tủ lạnh: Theo quy định, các loại thức ăn này phải nằm lệch xuống dưới hay vào trong mép tủ lạnh 5 cm. Ngoài ra, nếu mua pho mát được bọc giấy trong suốt, cần xem kỹ vì mốc có thể mọc lên bên trong.
    - Sản phẩm từ sữa và các thực phẩm chế biến sẵn (như xúc xích, thịt hun khói...) không để trong tủ lạnh: Những thực phẩm kiểu này bắt buộc phải giữ lạnh.
    - Hộp thực phẩm đã bị phồng: Lỗi này ít gặp ở các loại hàng chất lượng cao. Khi hộp chứa bị phồng tức là thức ăn bên trong bị "thiu" và vi khuẩn đã phát sinh trong đó. Các loại đồ hộp dễ bị phồng là: nước trái cây đóng hộp, pho mát tươi, mì pasta, sữa chua...
    - Bao bì và túi đựng thực phẩm có dấu xé hoặc dán lại: Có thể thức ăn bên trong đã bị hỏng hoặc mất chất lượng.
    Sau khi mua thực phẩm đông lạnh, nên bọc hoặc gói thêm ít nhất vài lớp giấy để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ của thức ăn trên đường về nhà. Nên lập kế hoạch mua sắm những đồ khô trước. Những loại thực phẩm cần bảo quản trong môi trường lạnh nên mua sau cùng, đem về càng sớm càng tốt và để ngay vào tủ lạnh khi đến nhà.
    BS Nguyễn Đình Nguyên, Sức Khỏe & Đời Sống


    Ice Ice Baby

    Được CANDYEYEZ sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 30/04/2003
  10. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tin này Nore thấy đăng khắp nơi, và là mối lo của nhiều người. Hic, từ nay chả dám ăn hoa quả gì, có chăng chỉ là chuối và dứa thôi.
    Thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da cam

    Các loại cam Trung Quốc và VN đều có chất bảo quản độc hại
    Tất cả các loại hoa quả Trung Quốc và cam Việt Nam đều có chất diệt cỏ 2,4D và 2,4,5-T. Người dân dùng hóa chất này để bảo quản hoa quả. Nhưng theo nghiên cứu, những chất này đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dưới tên gọi chất độc màu da cam.
    Tiến sĩ Nguyễn Đức Tuấn - Trưởng Phòng Thí nghiệm môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 đã trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

    Được biết, phòng thí nghiệm môi trường của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 thời gian qua đã tiếp nhận được khá nhiều mẫu hoá chất và mẫu hoa quả từ mọi miền đất nước gửi về xét nghiệm hoá chất bảo quản, tiến sĩ có thể cho biết về tình trạng sử dụng hoá chất trong việc bảo quản hoa quả như thế nào?
    Mấy năm nay, chúng tôi thường xuyên tiến hành phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản trong hoa quả và thực phẩm. Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả Trung Quốc và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Theo nguồn tin từ các tỉnh cung cấp thì các loại hoá chất này đang được nông dân sử dụng vào mục đích bảo quản hoa quả.

    Một trong những ví dụ cụ thể là tháng 9.2003, Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ Trung Quốc với hình ảnh quả hồng tươi rói, qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hoá chất 2,4-D dạng kỹ thuật có hàm lượng 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hoá chất 2,4,5-T.

    Tiến sĩ có thể nói rõ hơn về hai loại hoá chất này và một số loại hoá chất bảo quản khác có trong hoa quả Trung Quốc hoặc người dân Việt Nam sử dụng vào việc bảo quản?
    Theo kết quả điều tra của cán bộ khoa học Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Hà Giang, hai loại thuốc trên đang được sử dụng phổ biến để bảo quản cam, thời gian bảo quản có thể lên tới 6 tháng trong môi trường thường. Qua phân tích của chúng tôi, cả hai loại thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T có thể diệt cỏ với hàm lượng cao, nếu sử dụng với hàm lượng ít sẽ kích thích tăng trưởng thực vật.

    Tuy nhiên một vấn đề mà khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra hoá chất 2,4,5-T và 2,4-D là các thuốc diệt cỏ này cũng đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dưới tên gọi chất độc màu da cam. Đặc biệt loại hoá chất 2,4,5-T rất độc đã bị cấm sử dụng do có chứa hàm lượng dioxin được hình thành trong quá trình tổng hợp.
    Bên cạnh đó, một chất cũng ít khi thiếu trong các hoá chất bảo quản hoa quả này là thành phần lưu huỳnh.
    Hàm lượng hoá chất trên được tìm thấy trong hoa quả tồn dư như thế nào, khả năng độc hại ra sao, thưa tiến sĩ?
    Từ kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng sử dụng chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T ở mức 0,4mg/kg ở vỏ hoa quả và 0,04mg/kg ở ruột hoa quả. Hiện nay chưa có phát hiện nào từ việc nhiễm độc tức khắc đối với người sử dụng các loại hoá chất này. Song về lâu dài nếu có hàm lượng dioxin trong hoa quả mà người tiêu dùng sử dụng có thể làm người sử dụng bị nhiễm độc từng ngày.

    Sự nhiễm độc này không chỉ cho người tiêu dùng mà cho chính cả những người sử dụng và những người bán hàng hàng ngày phải tiếp xúc với hoá chất độc hại. Đây chính là điều mà chúng ta cần cảnh báo tránh tình trạng ảnh hưởng đến thế hệ mai sau do 2,4-D và 2,4,5-T có khả năng gây đột biến gene. Những chất bảo quản này có giá rất rẻ, chỉ từ 1.000-2.000 đồng/gói (10 gam) thì quả thật rất khó ngăn cản người dân sử dụng nó. Đó là mối nguy hiểm rất rõ ràng.

    Xin cảm ơn tiến sĩ!


    Theo Lao động

Chia sẻ trang này