1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vệ sinh, an toàn trong thực phẩm.

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi hai14, 04/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hai14

    hai14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Vệ sinh, an toàn trong thực phẩm.

    Đây là một vấn đề hết sức bức súc của xã hội hiện nay.
    không chỉ trong các xã hội phát triển như Mỹ, Hàn quốc mà ngay cả ở những nước đang phát triển như chúng ta. Ngộ độc thực phẩm sảy ra hàng ngày, gây tác hại rất lớn. Rất nhiều quyết định của nhà nước nhưng vẫn không làm giảm số ca ngộ độc. Tình trạng ngộ độc đang ngày một gia tăng, số ca tử vong cũng tăng theo mặc dù nước ta đang ngày càng tiến bộ.
  2. hai14

    hai14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    172 học sinh tiểu học ở TP HCM bị ngộ độc

    Học sinh được cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
    Sáng qua, sau khi ăn hủ tiếu Nam Vang, lần lượt 172 học sinh của trường Tiểu học Chu Văn An, phường 26, quận Bình Thạnh xuất hiện triệu chứng đau bụng, đau đầu, ói mửa... Theo các bác sĩ, đây là vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP HCM.
    Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, lúc 10h30'', ngay cửa ra vào Khoa Nhi ở tầng 4, rất đông phụ huynh chen chúc tìm con em mình tạo nên khung cảnh nhốn nháo. Lực lượng công an và bảo vệ phải đứng chốt chặn để giữ trật tự. Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết, do Khoa Nhi chỉ có 60 giường nên bệnh viện đã cho một số em bị ngộ độc nhẹ về nhà tiếp tục theo dõi. Những em trong tình trạng nặng hơn thì được giữ lại điều trị. Đến 13h30'', bệnh viện này đã tiếp nhận 93 học sinh.
    Từ đầu năm tới nay, tại TP HCM có đến 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 690 người mắc. Trong khi đó, cả năm 2002 - năm được xem là có số người bị ngộ độc thức ăn cao nhất từ trước đến nay - có 1.000 bị ngộ độc.
    Khoa Khám bệnh và Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng II cũng xảy ra cảnh nhốn nháo bởi phụ huynh lo lắng, chạy khắp nơi tìm con em mình. Đến 14h, các bác sĩ cho biết đã có 41 trường hợp nhập viện, phần lớn bị ngộ độc nhẹ với triệu chứng đau bụng, rát họng... Riêng 4 em ngộ độc nặng đang được truyền dịch. Bác sĩ Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng khoa Khám bệnh, cho biết những triệu chứng như đau bụng và rát cổ họng cho thấy có thể học sinh bị ngộ độc do chất phụ gia trong thực phẩm.
    Tại Trung tâm y tế quận Bình Thạnh có 18 em nhập viện, hầu hết là những trường hợp ngộ độc nhẹ. Đến 17h cùng ngày, phần lớn các em ở các ba bệnh viện trên đã được xuất viện, chỉ còn 24 em được giữ lại tiếp tục theo dõi.
    Một giáo viên của trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, tất cả học sinh bị ngộ độc học ở những lớp bán trú, từ lớp 1 đến 5. Trước đó, khoảng 10h, các em được ăn hủ tiếu Nam Vang có kèm tôm, thịt lợn, gan, trứng chim cút và cà rốt, gần nửa giờ sau thì xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc.
    Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, đội y tế quận Bình Thạnh đã đến kiểm tra bếp ăn tập thể của trường để lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc. Kết quả cho thấy bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên nhân viên nấu ăn chưa được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, không tuân theo quy trình nấu. Nguyên liệu chế biến gồm bánh hủ tiếu tươi (85 kg) được mua của tư nhân ở quận Gò Vấp, tôm sú mua tại chợ Hoà Bình, quận 5. Buổi ăn trưa có 602 suất.
  3. hai14

    hai14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mỗi năm có 100-200 người chết vì ngộ độc thực phẩm
    Hôm qua, tại Hội nghị tổng kết 3 năm về ''''Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm'''', Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm cho biết, mỗi năm tại Việt Nam xảy ra 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.000-4.000 nạn nhân, trong số đó 100-200 người tử vong.
    Qua phân tích, ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật chiếm tỷ lệ cao nhất (33-49%), do hóa chất (11-27%), do chất độc tự nhiên (6-25%), còn lại không xác định được nguyên nhân. Gần đây, tình trạng ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất có xu hướng gia tăng. 9 tháng đầu năm, đã có 27% số vụ ngộ độc do ăn phải thực phẩm còn tồn dư hóa chất.
    TS Phan Thị Kim, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết hiện chưa có pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo. Doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết về chất lượng thực phẩm vẫn chưa có chế tài xử lý. Việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc ngoài danh mục còn lỏng lẻo... Trong khi đó, nhu cầu ăn uống của người dân ngày càng lớn, cơ sở dịch vụ mở ra ngày càng nhiều, nhưng ý thức về vệ sinh thực phẩm lại chưa cao.
    Ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm?
    TS Trần Chí Liêm: "Quản lý, phân cấp hiện nay chưa rõ".
    Ngộ độc xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trước hết là từ nếp sống, tập quán, thói quen sinh hoạt ăn uống của người dân... Kế đến, công tác hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành để người dân hiểu và phòng bệnh còn kém hiệu quả. Cả ba bộ Y tế, Thủy sản, NN&PTNT phải có giáo dục chuyên đề để người dân hiểu và phòng tránh ngộ độc.
    Việc quản lý, phân cấp hiện nay chưa rõ, từ kiểm tra, giám sát đến xử lý vi phạm. Chỉ thị 08 của Thủ tướng chỉ mới hình thành được mạng lưới tổ chức, giáo dục truyền thông, hình thành công tác thanh tra, phối hợp liên ngành chung chung... mà chưa có luật, chưa có pháp lệnh nên việc thực thi còn hạn chế.
    TS Trần Đáng, Cục phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm: "Trách nhiệm chính là ở địa phương".
    Ngộ độc thực phẩm xảy ra ở địa bàn nào thì chủ cơ sở kinh doanh, cơ quan y tế và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn nếu cơ sở kinh doanh không khai báo thì không thể quy trách nhiệm cho ngành y tế được mà phải hỏi đơn vị quản lý kinh doanh. Ở nhiều nước, các cơ sở muốn kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép của ngành y tế, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh. Việt Nam không làm được điều này. Đặc biệt, ngành y tế lại không có thanh tra chuyên ngành và pháp luật cũng chưa quy định cụ thể về xử phạt đơn vị vi phạm. Ngay cả khi đề nghị xử lý cũng gặp nhiêu khê, qua bao nhiêu thủ tục, giấy tờ.
    PGS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm: "Thiếu sự phối hợp đồng bộ".
    Văn bản thực hiện việc kiểm tra giám sát do rất nhiều bộ ngành đưa ra, nhưng thiếu sự phối hợp, phân công chồng chéo, cái thiếu, cái thừa. Trong công tác xây dựng văn bản, quy định đôi khi còn phức tạp, chưa phù hợp thực tiễn, và các cơ quan vẫn chưa quan tâm đến việc lấy ý kiến của chính những người là đối tượng thi hành, đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản đó.
    Ông Nguyễn Thế Phú, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT: "Phải có biện pháp mạnh mẽ hơn".
    Ngộ độc thực phẩm tại các khu vực công nghiệp tập trung, bệnh viện, trường học... có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do rau muống không đảm bảo chất lượng. Theo tôi, để hạn chế nguy cơ ngộ độc từ rau, sản phẩm nông nghiệp, cần tiến hành song song hai biện pháp: mở rộng các vùng trồng rau sạch, có chế tài hiệu quả đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm.

Chia sẻ trang này