1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về tác phẩm "Ba người khác" của Tô Hoài

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vuquocdung, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuquocdung

    vuquocdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Về tác phẩm "Ba người khác" của Tô Hoài

    Tôi vừa đọc xong tác phẩm "Ba người khác" của nhà văn Tô Hoài. Quả thực, truyện này đã gây một ấn tượng rất mạnh trong tôi vì nó đề cập trực tiếp đến một sự thật lịch sử. Tôi rất muốn post lại truyện này trên diễn đàn để các bạn cùng thưởng thức. Không biết có ảnh hưởng đến vấn đề tác quyền của bác Tô Hoài và NXB Đà Nẵng hay không vì truyện này mới được ấn hành ? Tôi đọc được trên mạng Talawas (có sự đồng ý của bác Tô Hoài). Thôi thì tôi xin post vài đoạn của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và Phạm Xuân Khánh. Nếu các bạn hưởng ứng, tôi xin "liều" post toàn bộ (có lẽ bác Tô Hoài và NXB Đà Nẵng cũng lượng thứ cho tình yêu văn học thôi.)

    Cải cách ruộng đất, cái biến cố vĩ đại và kinh hoàng của lịch sử Việt Nam là một đề tài không mới. Không mới trong cái nghĩa là nó đủ sức trở thành một thứ chất liệu đủ để làm nên những tác phẩm xuất sắc. Không mới nhưng cũng không có nghĩa là đã cũ. Bởi cũng chỉ mới đây thôi. Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Hoa của trời của Đỗ Minh Tuấn, Cỏ thiêng của Hồng Phi hay Dòng sông mía của Đào Thắng (tôi không muốn chỉ dừng lại ở văn học). Và không mới cũng không có nghĩa là đã đủ. Bởi thực ra thì có những đề tài có thể trở đi trở lại trong văn học và mỗi lần tái xuất hiện lại làm nên những tác phẩm lớn. Đại chiến Thế giới thứ nhất và thứ hai, Trại tập trung, *****************? Và bằng chứng là lần trở lại này của một đề tài cũng lại làm nên một tác phẩm xuất sắc : Ba người khác.
    .......................

    Có thể nói trục ngữ nghĩa trung tâm của tiểu thuyết được xây dựng trên sự giả dối. Không một nhân vật nào trong tiểu thuyết tin vào điều mình làm, tin vào cái mà mình đang theo đuổi. Họ biết nó là không thật. Nhưng họ phải đối phó với nó. Và cách tốt nhất là sử dụng sự giả dối, đủ mọi cách, cách của Bối, nhân vật chính, người kể chuyện xưng tôi, cách của Đình, của đội trưởng Cự, của tất cả nhân vật tham gia vào tấn kịch lịch sử này. Bối là hiện thân cho một kiểu hành xử chủ đạo của các nhân vật tiểu thuyết: lén lút, thu mình, vụng trộm, giả dối,? Một minh triết của chuột. Minh triết vì nó là một hành xử để đối lập lại một tình thế bất lợi cho tồn tại của con người. Cái độc đáo trong việc thể hiện trục ngữ nghĩa này chính là cấu trúc ngôn ngữ của tiểu thuyết. Đó là một thứ ngôn ngữ tự lột mặt nạ. Nhân vật tự lột mặt nạ chính mình và kẻ khác. Chỉ cần lấy một câu bất kỳ: "Tôi thao thao, dõng dạc, mạch lạc, tự tin, như thật" (tr. 53). Cả một chuỗi từ ngữ, nhưng chỉ cần một từ ở cuối ngữ đoạn, nó lột trần toàn bộ phát ngôn: "như thật". Và toàn bộ thế giới từ ngữ là một thế giới như thế. Điển hình cho khuynh hướng này chính là đoạn đối thoại về giữa Đình và Bối về trại đại đồng, cái sản phẩm quái đản được xây dựng bằng sinh mạng của không biết bao nhiêu người. Nó là một đối thoại quái đản. Nó pha trộn giữa sự hoang tưởng và sự sáng suốt tàn bạo. Đình vừa khoái trá với mô hình hoang tưởng của mình, lại vừa đủ sáng suốt để tìm mọi lý do hợp lí nhất để biện minh cho tất cả hành động của mình. Và sự sáng suốt ấy phản lại cơn hoang tưởng khoái trá. Cái đáng ghê sợ không phải chỉ là sự hoang tưởng mà là một tình thế khi mà con người hiểu rõ điều mình hoang tưởng là dối trá. Ở một khía cạnh khác, tôi tin rằng nhiều bạn đọc đáng kính sẽ nhăn mặt, khó chịu, lên án ngôn ngữ trong tiểu thuyết với một loạt tính từ: trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa, tục tĩu? Nhưng đó là một sự trần trụi cần thiết. Trong tiểu thuyết có một sự pha trộn những diễn ngôn chính trị với lớp ngôn ngữ tục tĩu, tầm thường, hạ lưu, dung tục. Đẩy đến tận cùng lớp ngôn ngữ này chính là một cách để lột mặt nạ, để hắt ánh sáng của sự hoài nghi lên lớp ngôn ngữ khác.

    (Bài gửi đến cuộc toạ đàm về Ba người khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 22/12/2006 nhưng tác giả vắng mặt vì công tác khác, và cũng chưa được công bố trong hội thảo)
  2. vuquocdung

    vuquocdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là nhận xét của Lại Nguyên Ân:
    "Tôi được đọc tác phẩm này tương đối sớm, trong dạng bản đánh máy, kiểu đọc ?osamizdat?, vào khoảng sau khi đọc Cát bụi chân ai, trước khi đọc Chiều chiều. Hàng chục năm nay chỉ biết nó vẫn chưa được đến với công chúng. Bây giờ nó đã được in ra, rất mừng! Quả thật, vào cái buổi sáng mà nhà báo Thu Hà của báo Tuổi Trẻ cho tôi biết tin cuốn này ra mắt, tôi còn ngạc nhiên và chưa tin!
    Ngành xuất bản ở Việt Nam bây giờ có thể in đủ thứ, nhưng những cuốn như Chuyện kể năm 2000 hoặc cuốn này thì thường thường vẫn bị ngăn chặn, cho nên mỗi khi có một cuốn như cuốn này ra mắt được thì tức là tự do trong xuất bản lại được nới rộng thêm một ít.
    Phải nói đây là một tiểu thuyết lịch sử, chẳng những vì đã 50 năm từ sau Cải cách ruộng đất (CCRĐ) mà còn vì tác phẩm nói thẳng về sự kiện đó, một sự kiện rung chuyển đời sống của hàng triệu người Việt, một sự kiện không thể tẩy xoá được của lịch sử nước Việt.
    Cái không khí nó gợi ra rất ghê. Nó đưa người đọc vào bên trong sự kiện, theo gót một nhân vật, một ?oanh đội?. Chợt nhớ, Ác mộng của Ngô Ngọc Bội (ra hồi đầu đổi mới) cũng mô tả thời CCRĐ, nhưng nhân vật chính được đưa thêm nét ảo tưởng đến độ ?oanh đội? ấy ngay đương thời đã nhìn thấy cái sai của CCRĐ; anh ấy có vẻ khôn hơn cái thời của mình, mà chính điều ấy lại làm giảm cái thật của sự kiện lịch sử bao trùm kia. Nhân vật chính của Ba người khác thì ngang tầm, có khi thấp hơn, nhưng nói chung là vừa tầm cái thời của anh ta, là nhân vật bình thường trong cuộc, ngang tầm sự kiện; ngay đến khi đội sửa sai về thay đội cải cách, anh ta vẫn còn chưa biết chưa thấy cải cách có gì sai.
    Những sự biến thời ấy, nghĩ lại thấy rất ghê gớm. Thời đó tôi là đứa trẻ 11-12 tuổi. Những cảnh vui của CCRĐ mà mình biết, ví dụ các nhà bần cố nông làm biển đề tên nhận ruộng thì được phản ảnh nhiều rồi qua phim ảnh. Nhưng còn các cảnh khác mà ở miền Bắc nơi nào cũng có, để lại sự kinh hoàng khó phai trong đầu óc non trẻ, ấy là những cảnh đấu tố, dựng rạp xử án, bắn người bị quy là địa chủ, cường hào. Ba người khác khiến tôi nhớ lại mấy cuộc mít-tinh đấu tố có xử bắn mà mình xem hồi ấy, từ háo hức đến hãi hùng.
    Viết về một nhân vật, một xã nhưng Ba người khác khái quát về cả cái cuộc CCRĐ đó, cả khoảng thời gian đó. Quả thật là một tiểu thuyết cho đến giờ phút này là ấn tượng nhất về sự kiện CCRĐ.
    Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện những cuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giải pháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v? mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng."

  3. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn đọc Chiều Chiều của Tô Hoài rồi thì chắc cũng không đến nỗi có cái phần bôi đỏ trên kia.
    Nếu bạn muốn post toàn bộ cuốn tiểu thuyết này thì nên lưu ý cái phần vàng vàng. Đừng cho rằng truyện đã post trên Hợp Lưu thì có thể post lên một trang nào đó của Việt Nam. Muốn post, tốt nhất nên xin phép tác giả và NXB. Khuyên chân thành.
  4. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm của cụ Tô , chú gì nên tìm đọc cuốn " Cát bụi, chân ai" . Một cuốn sách thuộc thể loại hồi kí hay nhất trong cuộc đời viết văn của cụ Tô.
  5. Baochi8X

    Baochi8X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ được biết thì bản thảo của cuốn này được bác Tô Hoài viết xong từ lâu rồi. Nhưng đến bây giờ mới xuất bản.
    Tớ thấy bác Tô Hoài được sống trong thực tế đời sống thời kỳ cải cách ruộng đất nhưng viết lại chưa chân thực đến độ cần thiết. Cái tình cảm, cái dấu ấn riêng tư của tác giả theo tớ phải không được thể hiện ở đây, phải chìm vào câu chuyện và để tự độc giả tìm lấy.
  6. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Tớ thấy thích cách viết của bác Tô Hoài trong tác phẩm này.

Chia sẻ trang này