1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

về thái bình ghé diêm diền ăn goi nhêch

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi diemdiencity, 21/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    về thái bình ghé diêm diền ăn goi nhêch

    ơ diêm diền thái thuy có rất nhiều đăc sản biển trong dó món gỏi nhêch là có tiếng tăm nhất . mỗi lần về quê cùng ban bè đánh chén món này thì thât là tuyêt hêt nói luôn ...ai môt lần về thái thuy mà không biết đến món này thì thât là tiếc thay ..
  2. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Gỏi Nhệch diêm điền

    Ở quê tôi diêmđiền Thái Thuỵ (Thái Bình), ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch thường được bắt trong các hút trên cát vào lúc nước triều xuống. Nhệch càng nhỏ thì càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Cách làm nhệch được tiến hành như sau: Trước hết làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2 - 3cm. Mỗi đoạn lại được cắt ra làm nhiều khúc nhỏ nhưng không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, giềng giã nhỏ, thính gạo nếp? chờ cho "dậy mùi" là được. Khi món thịt đã làm xong thì ta làm món nước dùng. Nước dùng chỉ bao gồm hai vị chua ngọt. Vị chua được lấy từ quả chay (hay cà chua) luộc lên mà thành. Vị ngọt được tạo nên từ đường. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô? Sự góp mặt của các loại lá dường như tạo cho miếng thịt thơm ngon và bùi hơn, cùng với sự giòn tan của xương, vị chua, ngọt của đường và quả chay? tạo ra món gỏi - tạp phí lù, uống với rượu thì tuyệt biết bao
    hic thèm quá.......
    Được diemdiencity sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 21/06/2006
  3. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    ở sài gòn gần như chỉ có thiếu tiền thui chứ nói về món ăn thì đúng là chẳng thiếu thư gì cả . nhưng nó có ngon và hop khẩu vi của mình hăy không mói là cả môt vấn đề đấy . quan trong nhất là ban phải là thổ đia của vùng này. các món trong này phong phú và la mắt ăn cũng ngon nhưng để so sánh vi thơm và đâm đà của các món ăn thì không thể bằng các món ơ quê mình đươc
    Được diemdiencity sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 21/06/2006
  4. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    bún và phở trong này không ngon bằng ngoài bắc vì nó đã đươc biến tấu đi rùi . hic còn nhớ hồi hoc ở hà nôi lúc ấy ăn môt bát phở sao mà giá tri thế không biết , lúc cao điểm có thể ăn từ 1đến 3 bát môt lúc mà không biết chán
  5. yukihide_mori

    yukihide_mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ bạn diemdiencity nên post những bài ở topic này vào chung với topic của bạn domuc74 " Một chút về nhậu ở TB " vì nó cùng chung nội dung. Nếu không thì chỉ vài hôm sau thế nào 1 trong 2 topic cũng bị khóa
  6. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Phở thái thuy


    Phở là món ăn phổ biến, gần gũi với mọi người. Người thái thuy ăn phở từ lúc còn bé. Khi tuổi già, bát phở lại là món ăn thích hợp hơn cả. Phở được ăn nhiều nhất vào buổi sáng, cũng có người ăn phở vào buổi trưa thay cơm. Ai thức khuya, đói bụng, cũng tìm đến với bát phở nóng hổi cho lại sức.
    Nếu chén nước trà cần đến hương của trà thì bát phở rất cần đến vị của phở. Chế biến thế nào để khi đặt bát phở nóng nghi ngút trên bàn, người ăn cảm nhận được ngay hương vị đậm đà của món ăn tổng hợp này là bí quyết của nghề phở. Bánh phở mượt mà, thái nhỏ được chế biến từ gạo tẻ. Nếu là phở bò thì nước dùng phải là xương bò, xương lợn. Thịt phi-lê dành cho bát tái có kèm mấy lát gừng thơm. Thịt bò nạc ninh dừ thái mỏng, ăn mềm, thơm, được bày lên bát phở chín. không ngon không lấy tiền
    Phở gà thì nước dùng chủ yếu bằng xương lợn, xương gà. Thịt gà lọc hết xương, thái từng miếng. Có thể tạm ví phở là món súp của người thái thuy vừa ngon vừa bổ, thích hợp với khẩu vị của mọi người.
    Hành được tước mỏng, ớt tươi, hạt tiêu, chanh... là những gia vị không thể thiếu trong bát phở.
    nếu môt lần ghé thái thuy mà không thưởng thưc món phơ cổ truyền này thì thât là tiếc thay
  7. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    tôi chỉ muốn nói môt chút về món ăn thui mà làm gì mà khoá bài của tui
  8. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    '''''''' bánh cuốn nóng thái thuy ''''''''''''
    Nhắc tới bánh cuốn là nhắc đến một món quà dân dã không thể thiếu dươc trong đời sống ẩm thưc của người thái thuy, món quà gợi nhớ vị bánh thơm ngon ở một góc chợ quê buổi sớm. Bánh cuốn thu hút khách ăn đến mức gần gũi, thân quen với người thái thuy là thế mà cách làm ra loại bánh này lại khá đơn giản. Đơn giản ngay từ khâu nguyên liệu. Muốn có bánh ngon, người làm bánh phải dùng gạo trắng loại ngon, thơm để xay lấy bột lỏng, rồi dùng muôi múc bột gạo đổ dàn đều thành lớp mỏng trên mặt vải căng ở miệng nồi nước đang sôi. Qua bàn tay người bán hàng, bột gạo loáng một cái đã trở thành lá bánh. Bánh cuốn ngon đòi hỏi màu bánh trắng mà trong. Các lá bánh xếp chồng lên nhau, do bánh được làm khéo nên các lá bánh không dính chặt với nhau, bánh giòn, dai và không vụn. Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ, cho vào chảo mỡ nóng phi thấy mùi thơm là vớt ra ngay, sau đó rắc vào giữa các lớp bánh giúp bánh thêm hấp dẫn. Bánh cuốn ngon còn cần tới nước chấm tốt. Chỉ với nước mắm, mì chính, đường, ớt, người pha phải làm cho nước chấm đạt đến độ thơm, cay, béo, ngọt. Nước chấm sẽ càng ngon hơn nếu thêm được vị thơm, vị cay của cà cuống. Bàn tay người bán hàng cứ thoăn thoắt các thao tác làm bánh từ đầu đến cuối, đủ để bánh cuốn không bị nguội mà cũng không còn nóng quá. Thời gian chờ đợi bánh vừa đủ để khách sẵn sàng cho một bữa quà. Bánh cuốn giờ đây không còn là thứ bánh dân dã của riêng người thôn quê thái thuy thái bình mà nó đã len lỏi vào khắp mọi nẻo đường, góc phố chốn thành thị ,hà nôi,saigòn v v ]. Bánh cuốn thường ăn kèm với chả, với ruốc. Đĩa bánh cuốn sinh động hẳn lên với đủ màu sắc: màu trắng trong của bánh, màu xanh của rau tươi, màu vàng của hành và màu nâu của ruốc, chả.
    Được diemdiencity sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 24/06/2006
  9. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    giá như có bát cá mà bà già mình thường nấu cho mình ăn nhi? cá khoai nấu ý ngon biết mấy làm môt phát hêt luôn
  10. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    tiet canh '''''' Người đi biển ơ quê tôi khi hết nước ngọt thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch trong để uống. Đó chính là nguồn gốc món tiết canh cua. Ngày nay, nhiều ngư dân khéo tay còn đánh được cả tiết canh tôm. Có ngư dân kể rằng, trong những chuyến ở biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn thường ép lấy máu cá để uống cho đỡ khát, nhưng cũng có người bẻ lấy những càng cua ngo ngoe, hứng chất dịch trong từ trong đó chảy ra để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn máu cá, lại không tanh. Sau này, có người khéo chế biến món ăn, khi đi tìm món ăn lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và dó củng chính là nguồn gốc của món tiết canh thái thuy ngày nay.
    Cua dùng làm tiết canh có thể là cua đồng, cua bể, nhưng tiết canh cua đồng hơi tanh. Ở diêm điền thời gian trước do điều kiện bảo quản, vận chuyển kém, khó kiếm cua bể còn sống nên người ta mới làm tiết canh cua đồng, còn nay thì không. Tôm dùng làm tiết canh thì có thể dùng tôm hùm, tôm sú và cả tôm thẻ. Nhưng đã ăn tới tiết canh tôm tại các nhà hàng thì người ta vẫn cứ gọi tôm hùm. Cho đúng điệu sang.
    Để có đủ tiết làm được một đĩa tiết canh cua, loại đĩa cạn lòng, đường kính chừng hai tấc, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gram đến một ký. Nhưng chưa hết, vì tiết cua không thể hãm được như tiết vịt, tiết heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Cua được hấp chung với gừng, tiêu, rượu ngon,... để cho thơm. Rồi sau đó lẩy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội mới trộn với gia vị cho đậm đà, trộn thêm một ít ngò gai, tía tô xắt nhuyễn và phải có một ít lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
    Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch sau đó dùng dây buộc chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua mầu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng giấy quyến chậm cho thật khô rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng giã nhỏ.
    Tiết cua đông lại trông như rau câu. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua sừn sựt như rau câu, mằn mặn ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà môi và tay còn dính nước biển. Nhưng phải thật tinh ý lắm mới nhận ra phong vị trên, vì tiết cua ít lắm, mỏng lắm.
    Với tiết canh tôm, cũng phải chuẩn bị phần tôm sống để lấy tiết và phần tôm chín bày biện sẵn trên đĩa. Thịt tôm ngọt, dai và không nồng như thịt cua nên chỉ cần hấp chín, lột vỏ, xắt hạt lựu trộn với gia vị và bày lên đĩa là được, và các đầu bếp chuyên nghiệp khuyên, không nên trộn rau quế vào làm mất đi hương vị của tôm. Với tôm, cách lấy tiết có khác, người ta dùng một chiếc đũa tre vót nhọn đầu rồi đâm thẳng từ phần đuôi lên đến giáp đầu tôm, cẩn thận hứng lên đĩa rồi mới rút chiếc đũa ra để tiết chảy xuống.
    môi lần về quê là ban bè tôi lai rủ nhau đi nhâu và tất nhiên là món tiết canh là không thể thiêu dươc

Chia sẻ trang này