1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về tính rõ ràng của câu từ trong Mục 2, Điều 31, Bộ luật Dân sự 2005 (hiện hành)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 24/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. svluathcm

    svluathcm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cậu muốn sử dụng phương pháp liệt kê thay cho phương pháp khái quát hóa ư? Hoan hô nỗ lực của cậu trong việc góp phần đưa hệ thống VBPL trở về thời kỳ đồ đá.
    Bản chất từ "sử dụng" có thể khái quát và tối ưu nhất trong trường hợp này.
    Với định nghĩa cậu đưa ra: Sao, chép, chụp, ghi. Giả sử tôi không không dùng một trong 4 hành vi ấy để có hình ảnh, mà được một người khác CHO, sau đó mang đi đăng quảng cáo. Vậy là không vi phạm à?
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Rất đơn giản là luật không cấm việc CÓ (ghi hình...) hình ảnh một người khác, chỉ hạn chế, cấm SỬ DỤNG hình ảnh đó theo Khoản 2, 3 của Điều 31.
    Cá nhân có thể không đồng tình, phản đối việc ghi hình, chụp ảnh mình nhưng người ghi hình, chụp ảnh cá nhân đó không nhất thiết phải chấm dứt hành vi chụp ảnh, ghi hình. Trong những tình huống cụ thể, có trường hợp cá nhân có nghĩa vụ đối với việc chụp ảnh, ghi hình....
    Nói thêm chuyện ở ngoài VN. Ở nước ngoài, paparazzi là 1 nghề. Hành vi chụp hình khi không được phép của người bị chụp có vi phạm pháp luật không? Câu trả lời là không.
  3. J0hN13w4lk3r

    J0hN13w4lk3r Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    1
    Post trên là một CÂU HỎI (có "?" ở cuối đó thôi)

    To thongtue:
    theo mình, pháp luật là công cụ của nhà nước, vì thế mà luật pháp họ đưa ra có mang cả tính phục vụ cho bản thân bộ máy chính quyền nữa. Và đây là một trường hợp.
    P/S: Nếu có ai ghi hình bạn trong hoàn cảnh bạn không muốn, bất chấp bạn không đồng tình. Lúc đó bạn cho rằng bạn sẽ phải làm gì?
    Được J0hN13w4lk3r sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 24/02/2008
  4. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Vậy các luật gia phân biệt hộ hình ảnh tạo thành quyền trên thân thể (ius in corpus) của chủ thể có hình ảnh hay quyền sử dụng của chủ thể sở hữu hình ảnh đã được chụp lại bằng bất kỳ phương tiện vật chất nào.
    Nếu phân biệt được tớ sẽ nói cho mà biết ý nghĩa của điều luật này là thế nào ngay!
  5. J0hN13w4lk3r

    J0hN13w4lk3r Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    1
    Đến đây thì tôi nhận ra một điều đó là Bộ luật Dân sự mới chỉ quy định đến quyền sử dụng, mà chưa quy định chi tiết đến quá trình để có được hình ảnh đó (mong rằng nó được quy định trong các văn bản khác của Luật).
    Và Bộ luật mới chỉ nói đến vế thứ hai trong 2 vế mà bạn OldBuff nói đến. Thế đối với vế thứ nhất (tô đậm) thì luật quy định như thế nào? Có đứng về phía cá nhân hay ko?
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    - Tôi chỉ hướng dẫn cho cậu cách hiểu 1 điều khoản của pháp luật như thế nào, chứ không bình luận về mục đích hay mục tiêu hướng tới của quy định đó.
    - Phản ứng của tôi? Còn tuỳ tình huống.
    - Cách làm của người khác khi không đồng tình: tránh, giấu mặt, người tháp tùng chắn không cho người khác/phóng viên chụp hình, quy phim (cái này cậu có thể xem trên TV ở chương trìnn thời sự (cả của ta lẫn của tây) - rất đời thường và chân thực).
  7. thesouth_ic

    thesouth_ic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    =D>
  8. J0hN13sp4m

    J0hN13sp4m Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Xin mời bác vào giải thích đê
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Thế này nhé, hình ảnh ở đây là thuộc tính gắn liền với một cá nhân. Trên cơ sở đó, cá nhân có quyền nhân thân đối với hình ảnh của chính mình và quyền đó là không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (trích điều 24 và khoản 1 điều 31 Bộ luật dân sự 2005).
    Hình ảnh của cá nhân có thể được phản ánh, được sao lại, chụp lại hoặc lưu giữ dưới các dạng vật chất nhất định như phim, ảnh tráng từ phim ra các chất liệu khác nhau (gốm, sứ, giấy, v.v), tệp dữ liệu số hoá, v.v. Việc ghi lại hoặc lưu giữ dạng vật chất ghi giữ hình ảnh cá nhân từ các chủ thể khác tạo thành việc sử dụng hình ảnh và phải xin phép chủ thể có hình ảnh (trích khoản 2 điều 31 Bộ luật dân sự). Việc chủ thể hình ảnh cho phép chủ thể khác sử dụng dạng vật chất ghi nhận và/hoặc lưu hình ảnh của mình là một phần của "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
    Vì vậy, điều 31 Bộ luật dân sự đã quy địng rõ ràng rồi, có gì đâu mà phải thắc mắc. Bất luận ai giơ máy (quay phim, chụp ảnh, điện thoại ghi hình, máy thu hình bất kỳ, v.v) để ghi hình ảnh và sao lưu, lưu giữ dạng vật chất ghi hình ảnh của bạn cấu thành việc sử dụng và nếu bạn chưa cho phép thì rõ ràng vi phạm điều 9 và khoản 2 điều 31 Bộ luật dân sự.
    Nếu bạn biết và không đồng ý bị chủ thể khác ghi lại hay lưu giữ hình ảnh của mình thì được quyền yêu cầu chủ thể đó chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại (khoản 2, 3 điều 25 Blds). Bạn nhớ phải thể hiện rõ việc không đồng ý cho chủ thể đó sử dụng hình ảnh của mình (qua văn bản, người làm chứng, v.v) để làm chứng cứ khởi kiện dân sự sau này.
    Tóm lại, hình ảnh là thuộc tính gắn liền với cá nhân và tạo ra quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh của mình. Hình ảnh là thứ không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Loại vật chất ghi lại/lưu giữ hình ảnh cá nhân là đối tượng có thể chuyển giao và thuộc quyền cho phép của riêng cá nhân (nếu luật không quy định khác: công an lưu bản ảnh của đối tượng vi phạm, hệ thống cam giám sát an ninh khu vực công cộng, v.v).
    Chốt lại, hình ảnh khác bức ảnh. Đến hầu hết các thẩm phán và luật sư mà tớ gặp cũng nhầm lẫn thứ này. Là người nghiên cứu luật, hãy đừng nhầm lẫn hỡi các luật gia!
    Được OldBuff sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 26/02/2008
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi đầu tiên trong trang 1:
    + Về cách dùng từ "sử dụng" trong điều này của luật vn không có vấn đề gì cả mà phải nói rằng nhà làm luật của vn có vấn đề . Tất cả đều được thôi, luật tư bản tốt hơn cũng vây. Một đạo luật mang tính chung muốn hiểu nó phải đọc cases của quan tòa giải thích nó . Trong luật tư bản, từng điều khoản sẽ có rất nhiều cases giải thích một từ trong đó có nghĩa là gì .
    + Mọi người đừng tranh cãi nhau nữa . Cái mà vn đang thiếu là một cơ sở dữ liệu to đùng bằng cái lâu đài có tất cả phán quyết mà trong đó quan tòa thẩm phán giải thích ra ý nghĩa từng từ một trong một đạo luật . Ví dụ, "sử dụng" trong điều này có nghĩa là gì .
    + Ở nước ngoài, khi hỏi một câu như bạn hỏi đầu tiên, luật sư nó đi tìm ngay cases để nó đọc vì chỉ có ở nơi đó mới là nơi duy nhất giải thích một từ hoặc ngữ trong văn bản luật.
    + Nếu bạn nào muốn giải thích từ "sử dụng" này hãy quote cases ra cho tớ thấy thẩm phán vn đã giải thích nó như thế nào (to what extent, what it means). Việc luật sư nghĩ thế nào không quan trọng, quan trọng là toà án đã phán quyết và giải thích thế nào.
    + Ví dụ luật tư bản học về nguyên tắc misleading and deceptive conduct thì sẽ có hàng trăm cases giải thích chi tiết thế nào là misleading mà cả sinh viên luật và luật sư phải đọc để giải thích áp dụng vào trường hợp hỏi của khách hàng (facts). Ví dụ, tui biết điều đó là không đúng nhưng tui im lặng không nói đúng cũng không nói là sai, đó có phải là misleading hay không?
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 26/02/2008

Chia sẻ trang này