1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về tính rõ ràng của câu từ trong Mục 2, Điều 31, Bộ luật Dân sự 2005 (hiện hành)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 24/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Phần này OldBuff thử xem lại! cái bạn nói ius in corpus gọi đúng là jus in corpus trong dân luật La Mã. Cái này hình như nay đã được phương Tây luật hoá trong các quy định pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: chế định quyền cho xác của phối ngẫu!!
    Tôi không rành nên nhờ bạn nào biết giải thích giúp.
    Phần dưới bạn giải thích Điều 31 BLDS 2005 là phù hợp với nội dung và thực tiễn vận dụng điều luật.
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 26/02/2008
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Hình ảnh của cá nhân là gì? Nếu hình ảnh của cá nhân chỉ là hình dạng tồn tại trong không gian tự nhiên thì việc sử dụng hình ảnh đó như thế nào?
    2 . Luật pháp được thể hiện bằng ngôn ngữ. Các từ ngữ có cách hiểu khác hoặc đặc biệt là các thuật ngữ pháp lý và phải được định nghĩa, giải thích (Analyst có nêu việc giải thích bằng án lệ nhưng ở VN án lệ không phải là nguồn của luật). Từ "sử dụng" ở đây luật không định nghĩa và được hiểu theo nghĩa thông thường, đã có bạn nào đó post lên ở bài viết trước rồi, muốn "đem dùng vào mục đích nào đó" thì trước hết phải có hình ảnh đó đã, rất dễ hiểu.
  3. J0hN13sp4m

    J0hN13sp4m Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Ở đây đã có 2 quan điểm khác nhau.
    Đây là một quan điểmn:
    Em hoàn toàn nhất trí với cách chia tách khái niệm CÓ và SỬ DỤNG của bác!
    Ở đây ta hiểu như sau:
    SỬ DỤNG := + X + Y + Z + ...
    := sao, chép, chụp, lưu v.v....
    Kết luận: bác không chấp nhận tính rõ ràng của từ "sử dụng" trong ĐIều 31
    _________________________________
    Lại có một quan điểm khác (bác này bảo vệ cách diễn giải của từ ngữ trong Điều 31)
    Chưa rõ cụm từ
    "Việc ghi lại hoặc lưu giữ dạng vật chất ghi giữ hình ảnh cá nhân từ các chủ thể khác (A) tạo thành việc sử dụng hình ảnh (B)"
    của OldBuff nghĩa là:
    + (A) để (B), hay
    + (A) thì (B)
    (hiểu là
    (A) + (B) = (C)
    hay
    (A) = (B)
    ).
    Tôi có thể gán như sau:
    (A) được định nghĩa là CÓ
    (A) + (B) được định nghĩa là SỬ DỤNG
    Trích Bộ luật Dân sự:

    Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
    2. Việc sử dụng ( (A) + (B) ) hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
    3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
    Tôi hiểu ở đây, luật có quy định:
    (A) + (B) ---> xâm phạm; vậy thì
    (A) ---> ... (có xâm phạm không) ?
    ______________________________________
    Còn đây là một nhận xét rất quan trọng:
    Câu hỏi đặt ra: case của "sử dụng" là gì?
    Được J0hN13sp4m sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 26/02/2008
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Ở Việt Nam, các Thẩm phán không có quyền giải thích luật. Theo hiểu biết của tôi, chưa từng có một bản án nào giải thích về một điều khoản/từ hay cụm từ nào đó của Luật (nếu bạn nào phản đối nhận định này thì xin cho biết số hiệu án) . Cũng chưa từng có một bản án nào đó được viện dẫn để làm "mẫu" cho phán quyết về 1 tình huống tương tự tại một bản án khác, vấn đề này liên quan đến việc xác định nguồn của luật trong pháp luật Vn.
    Đối với một hành vi cụ thể nào đó có liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, Thẩm phán Vn sẽ không giải thích "sử dụng" là gì, họ làm.. ngược lại. Thay vì định nghĩa sử dụng là gì, họ đưa ra những lý lẽ cần thiết và xác đáng để kết luận 1 hành vi cụ thể nào đó là sử dụng hình ảnh. Tức là không đi từ cái chung, cái khái quát để đưa ra kết luận cho 1 trường hợp cụ thể, mà xác định một trường hợp cụ thể có phù hợp với 1 khái niệm chung nào đó không. Cách này có lẽ cũng không tệ lắm !?
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 27/02/2008
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm chung được hiểu theo tư duy ''''dân gian'''', không cần định nghĩa
    Để hình dung sự khác biệt trong tư duy, có thể liên hệ thêm chuyện cười "bát nào đựng muối, bát nào đựng mắm'''' hay ''''đồng nào mua muối, đồng nào mua mắm", cụ thể như sau:
    Tớ, fsai, đưa em Rê 2 tờ 10 nghìn kiu chạy ra chợ mua 10 nghìn mắm, mười nghìn muối. Em Rê cầm 2 cái bát lon ton chạy đi được một lúc chạy về hỏi: anh ui, bát nào đựng mắm, bát nào đựng muối. Lão thongtuệ ngồi gần đó hét lên bát nào mừ chẳng được. Hị hị ...
    Em rê lại lon ton chạy đi, được lát lại về hỏi, anh ui, thế 2 tờ 10 nghìn, tờ nào mua mắm, tờ nào mua muối.
    Lão thongtue lên tăng xông còn bác rakhói (dân công nghệ thông tin mừ) ngồi gần nức nở khen : phải tư duy thế chứ, vịt nem mình ngay từ nhỏ đã hỉu phải cá biệt hoá và đóng gói chương trình rùi. Hị hị ...
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, muốn có mắm, muối để xài thì phải mang bát ra đựng. Việc đựng mắm, muối vào trong bát đã phải là xài mắm, muối chưa? Ví dụ hay lắm.
    Tôi hơn tuổi các bạn nhưng chắc chưa tới mức lên lão. Xin đừng cho lên lão vội để tranh thủ ăn, nhậu tý chút đã.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Cám ơn hai bạn Thongtue và Remediot đã giải thích một số vấn đề trong bài viết của tớ, thật sự thì tớ định viết ngắn gọn như hôm qua nhưng rõ ràng là viết không đầy đủ thì các bạn trả lời chưa đúng do tớ nói chưa đầy đủ chứ không phải do ở phía các bạn . Đã đọc qua các tranh luận của các bạn riêng về bài viết của bạn John thì thú thật là tớ không hiểu gì cả cho nên tớ nói chuyện với các anh chị luật sư trong đây ở vấn đề khác đó là sự giải thích luật pháp legal interpretation mà bất cứ sinh viên luật nào ở đây học đều đã phải học rất kỹ ngay từ học kỳ đầu tiên.
    + Anh TT, tớ biết vấn đề án lệ hay không án lệ ở vn. Ở đây là việc cho dù ở quốc gia không có dùng common law cases thì việc những phán quyết của tòa án mà có giải thích một điểm của một điều khoản luật là rất quan trọng với luật sư.
    + Về việc bạn Remediot nói về vấn đề giải thích đi từ cái chung hay cái riêng như ở trên thì không phải là thẩm phán ở common law không (như bạn nói) là "xác định có phù hợp hay không" . Ở trong trường hợp này tớ nghĩ rằng cả thẩm phán hai bên đều giải thích luật giống như nhau vì họ đều là thẩm phán không phải thẩm phán common law giải thích khác trong khi thẩm phán civil law giải thích khác . Điều giải thích thế nào (chung hay riêng) không phải là điều tớ muốn nói trong bài viết đầu tiên hôm qua, mà là do tớ viết quá ngắn nên có bạn đã chưa nhìn thấy điều tớ muốn nói (có thể tớ nghĩ sai về việc này).
    + Điều mà tớ muốn nói là ở Việt Nam không có một cơ sở dữ liệu khổng lồ lưu trữ tất cả những phán quyết của tòa án mà cơ sở database này phải được tổ chức tốt nhất và publicly available cho tất cả mọi người đều đọc được bất kể họ là ai trong xã hội . Ở các quốc gia sống cai trị bằng luật pháp tớ gọi là the rule of law họ rất là rõ ràng và minh bạch trong việc quy định về luật để cho nhân dân biết đường mà làm theo cho nên nghĩa vụ của nhà nước là phải tổ chức những database này cho nhân dân (trong đó có luật sư) đọc bất kể khi nào họ cần . Đây mới là vấn đề tớ muốn nói . Nếu bạn nào biết được vn có cái database khổng lồ này giống như findlaw.com hay lexis.com cho common law system thì vui lòng cho tớ biết tớ vào đọc xem họ tổ chức thể nào . Tớ biết là không có cái món này .
    + Như đã nói, người hỏi đầu tiên đã nói không đúng và có thành kiến cho nên khi đưa ra điều khoản này vội phán ngay là luật vn tệ . Đạo luật đó không có gì là tệ khi dùng từ sử dụng cả . Trong một đạo luật, việc này là bình thường . Nhiệm vụ của đạo luật là nói cái chung và nhiệm vụ của thấm phán là chi tiết hóa nó áp dụng vào từng facts của từng vụ kiện .
    + Luật sư không phải là người giải thích luật pháp, họ là agent của luật pháp không phải là người có thẩm quyền để giải thích luật . Vì lẽ đó, nếu một luật sư nào đem suy nghĩ của mình ra để giải thích một điều khoản của luật mà không có legal authority ủng hộ cho mình điều đó là không đúng . Chính vì vậy tớ mới hỏi rằng nếu cậu nào muốn giải thích từ "sử dụng" này nếu muốn nói đúng phải cung cấp bằng chứng cho thấy legal authority ở đâu giải thích cái từ này (trong đó có cả phán quyết). Phán quyết nào số mấy ở đâu xem ở đâu vào thư viện nào lấy ở đâu ra ?
    + Trong ngành luật, với luật sư rất là quan trọng trong việc tìm ra legal authority để giải thích một điều khoản cho khách hàng . Đây là cái khổ nhất của luật sư vn vì không có cơ sở dữ liệu phán quyết để tìm . Thứ hai, ở tư bản những tranh luận về đạo luật (gọi là bill) đều được lưu lại rõ ràng cho nhân dân xem khi cần ở trong thư viện quốc hội (cái này gọi là explanatory memorandum và những tranh cãi của legislators trước lúc bỏ phiếu thông qua . Đối với luật sư đó là cơ sở rất là quý . Ở Việt Nam không có cơ sở dữ liệu này cho nên mỗi lần đọc một điều khoản cóc hiểu nó nói cái gì thì không có chỗ nào để đi tìm ra .
    + Bạn nào thử cho tớ biết nếu muốn tìm legal authority ở vn để giải thích một điều khoản thì làm thế nào cho tớ nghe thử . Bạn đừng nói điều bạn nghĩ cho dù bạn là luật sư . Khách hàng trả tiền cho bạn là để lấy legal authority không phải để nghe bạn nói điều bạn suy nghĩ . Đó là cách làm việc ở công ty luật ở đây.
    + Về cách giải thích luật thì các bạn nào dùng từ điển nói là đúng rồi đó, cách đó gọi là plain meaning rulẹ . Có những cách khác gọi là mischief rule hay golden rule . Tớ viết English để cho bạn nào muốn google cho dễ . Sinh viên luật học những cái này ngay từ lúc đầu tiên và đó là cách là thẩm phán bên này dùng để giải thích một điều luật . Chứ không phải là viết luật ra ai hiểu sao cũng được đâu . Common law nó không có chơi kiểu vô nguyên tắc như thế .
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Lấy ví dụ giả sử "sử dụng" này trong một đạo luật ở common law đưa ra, khách hàng đến hỏi với facts không biết họ làm vậy có bị xem là sử dụng hay không giả sử là họ bị phạt đi bây giờ phải bào chữa cho họ để cho thấy họ làm (act) không phải là thuộc sử dụng . Lấy ví dụ khác, trong vụ kiện R kiện Collins năm 1973, một anh nude đứng ngay trước cửa sổ phòng cô kia cũng nude muốn vào lắm nhưng không vào . Cô kia thấy tưởng BF nên kêu vào, làm xong rồi mới biết không phải nên đi tố cáo . Câu hỏi là việc này có phải là thuộc vào từ đồng ý consent hay không . Nó cũng tương tự như từ "sử dụng" vậy . Luật sư không phải đi nói cái mình nghĩ có consent hay không .
    + Họ đi kiếm trong dữ liệu (mà nhân dân ai cũng tự do đọc được hàng trăm nghìn cases trong đó chứ không phải thẩm phán nói ra xong thẩm phán giữ case làm của riêng không ai đọc được muốn đọc phải đi kiếm thấy bà nội) coi có vụ nào tương tự và thẩm phán đã giải thích về consent hay chưa.
    + Đọc tiếp tranh luận trước lúc bill thành Act xem coi legislator tụi nó có tranh cãi về consent hay không nếu cần phải làm vậy .
    Đọc xong rồi mới giải thích cho khách hàng hiều từng điều nói ra phải có legal authority đi theo nó, đó mới là cách làm luật ở tư bản và cũng chính vì thế sinh viên được đào tạo rất là kỹ càng về kỹ năng đọc những cái mà tớ nói này nó gọi là extrinsic materials này .
    Ở vn không có những cơ sở dữ liệu này thì đụng một cái mạnh ai nấy suy nghĩ .
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Nói như bác Phân-tích ở trên thì phải chờ cái thư viện điện tử xây xong thì mới biết luật được giải thích thế nào ợ?
    Ở Vn, một điều khoản luật được giải thích chính thức bởi một nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (National Congress Standing Committee).
    -Cái uỷ ban này có bao giờ giải thích luật không? Có, nhưng hiếm. Họ còn nhiều việc quốc kế dân sinh quan trọng hơn và cũng bởi còn có phương thức giải thích luật khác vẫn được áp dụng.
    -Phương thức giải thích khác là gì? Tớ xin thưa: Thứ nhất, chính hành pháp chứ không phải ai khác bởi họ nắm trong tay hệ thống văn bản lập quy các loại. Nếu thiếu những văn bản này, luật cứ ngủ yên trên giá. Thứ hai, các hội đồng xét xử giải thích luật thiên biến vạn hoá bởi đã là luật thì "muốn xử thế nào cũng được". Đố bác Phân-tích biết tớ trích dẫn câu này của ai đấy? Thứ ba, lệ làng được luật hoá thành "tập quán" giải thích những điều luật mà chưa ai giải thích hoặc muốn giải thích cả. Đã là lệ làng thì cũng mỗi nơi một kiểu.
    Bọn tớ ở trong nước muốn sống bằng nghề luật thì ngoài kỹ năng còn phải cần kỹ xảo giống các luật sư Mỹ. Ở đâu quen đó.
    Một việc có ích hơn là bác phân-tích cho chúng tớ biết nếu ở xứ bác hành nghề mà chính bác (không phải khách hàng) bị ai đó chụp hình chưa được phép thì bác giải quyết thế nào. Cảm ơn bác trước!
  10. J0hN13sp4m

    J0hN13sp4m Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    + Vàng 1: Là của ông Phạm Hồng Dương, nguyên Chánh án TANDTC
    + Vàng 2:

Chia sẻ trang này