1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về tính rõ ràng của câu từ trong Mục 2, Điều 31, Bộ luật Dân sự 2005 (hiện hành)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 24/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở dữ liệu là phương tiện để làm việc, người không chuyên môn thì có thể không có nhưng người làm chuyên môn của ngành luật hay các ngành khác cũng đều phải có phương tiện này. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu này cũng là một phần của kỹ năng làm việc mà thôi.
    Không riêng ngành luật, bất kỳ ngành học nào sinh viên sẽ tiếp thu tư duy đặc thù của ngành đó. Khi xuất hiện một sự việc, mỗi người sẽ đánh giá và phát hiện vấn đề theo tư duy mà mình chịu ảnh hưởng, ví như 1 công ty lâm vào tình trạng phá sản, người học kinh tế sẽ đánh giá giá trị thanh lý của công ty, người học luật sẽ nhìn thấy quyền, nghĩa vụ của các bên khi công ty phá sản. Sự dạy trong trường luật mỗi nơi mỗi khác nhưng có một điểm chung là họ dạy tư duy pháp lý. Cách dạy có thể khác nhau nhưng phương pháp tư duy chỉ có một. Ai nắm chắc được phương pháp tư duy thì sẽ thành công trong việc học, ai ứng dụng tốt tư duy đó trong công việc thì có thể có thành công (còn một số yếu tố khác nữa) trong chuyên môn của mình.
    Vài dòng dông dài ngoài chủ đề.
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân mỗi người làm công việc liên quan đến pháp luật đều có cơ sở dữ liệu riêng của mình (theo chuyên ngành, và theo cách thức, thói quen - đặc thù - làm việc của họ), nhưng đa số đều nhỏ bé và có nhiều hạn chế.
    Vì thế, nếu có một cơ sở dữ liệu khổng lồ (không chỉ giới hạn ở phạm vi những văn bản luật mà cả những bản án, quyết định đã xét xử, những báo cáo, nghiên cứu, ...) thì sẽ tiết kiệm hơn và hữu ích hơn ở cấp toàn xã hội.
    Đương nhiên, để làm được như vậy thì chi phí cao, và có lẽ chỉ trông chờ từ sự đầu tư của nhà nước. Ấy thế, nhưng bít đâu, mí công ty đang phát triển website liên quan đến luật như luatvietnm.com.vn hay thư viện pháp luật lại túm lấy ý tưởng này thì ... Cung hỉ phát tài.

  3. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Hê hê! Vấn đề không phải là thiếu tiền lập cơ sở dữ liệu. Tớ biết chỉ cần khoản lẻ của 112 là xong cái cơ sở dữ liệu này từ vài năm trước.
    Vấn đề chính là biết nhặt đâu ra đủ thẩm phán, hội thẩm nhân dân đủ khả năng hiểu và vận dụng đúng điều luật, viết bản án không sai chính tả, chấm phẩy! Vấn đề là quan trên trông xuống, người ta trông vào, là thể diện quốc gia nữa chứ! Vụ này bác Hiện đã cảnh cáo mấy vị đại biểu quốc hội hay lèo nhèo rồi mà!
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Bạn analyst,
    (1) Ý của bạn nói tới việc Vn không có cơ sở dữ liệu các phán quyết khá rõ ràng và không có lý do gì khiến tôi không hiểu. Tuy nhiên, 1 phần bài viết của bạn đã được quote lại vì bạn đã nhắc tới việc Thẩm phán giải thích luật . Tôi đặc biệt quan tâm tới từ "giải thích" mà bạn đã sử dụng và đã viết bài trả lời với lưu ý rằng thẩm phán ở Vn không (có quyền) giải thích luật.
    Vn có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu các phán quyết của tòa án, tuy nhiên do thẩm phán Vn không giải thích luật nên sẽ không thể tìm thấy trong đó bất kỳ một sự giải thích nào theo kiểu "từ này,đoạn này, khoản này có nghĩa là gì, bao gồm những gì" (giải thích theo kiểu định nghĩa, mô tả hay liệt kê....) như ý của bạn. Ta chỉ có thể tìm thấy cách thức thẩm phán "áp dụng" (chứ không phải giải thích) 1 điều luật nào đó đối với những trường hợp cụ thể.
    Qua bài viết dài dài tiếp theo của bạn , trong đó từ "giải thích" được lặp lại nhiều lần, tôi đoán rằng có lẽ là chúng ta hiểu và sử dụng từ "giải thích" theo những cách khác nhau, chứ ý chưa hẳn đã hòan toàn khác nhau ?!
    (2) Về việc công khai các phán quyết của Tòa án
    Với những áp lực trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, tuyển tập những quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án tối cao đã được xuất bản và sắp tới sẽ tiếp tục được xuất bản. Đây là một việc có ý nghĩa và tạo ra nhiều giá trị tích cực, nhưng chủ yếu thiên về ý nghĩa minh bạch hóa pháp luật, chứ không có ý nghĩa nhiều đối với việc đi tìm những "tiền lệ pháp" cũng như những "giải thích" của Tòa án đối với các điều luật. Tạm thời, việc chỉ công khai những quyết định giám đốc thẩm của TATC chứ không phải án của tất cả các Tòa án là thận trọng và hợp lý . Việc có 1 cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa đựng tất cả các phán quyết là cần thiết, nhưng với thực trạng hiện nay, có lẽ những hệ lụy mà cơ sở dữ liệu này tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với những ý nghĩa/ giá trị tích cực mà nó mang lại.
    Tôi tin vào sự cần thiết và những giá trị của việc minh bạch hóa pháp luật, nhưng không cho rằng đó là việc nên làm tại thời điểm hiện nay. Bởi cơ sở dữ liệu đó sẽ "trưng bày" rất rất các nhiều bản án mà chúng chỉ có 1 tác dụng duy nhất, là khiến cho niềm tin vốn đã ít ỏi của công chúng vào sự công minh và đúng đắn của Tòa án sẽ nhích dần sang phía số 0 (nhận xét chủ quan/cá nhân).
  5. K1dD13

    K1dD13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Remediot,
    Như bạn nói:
    Vậy muốn có được giải thích thì dựa vào đâu?

    Bạn nói rằng, Thẩm phán vn họ làm như sau:
    Những "khái niệm chung nào đó" họ sẽ dựa từ nguồn nào?

    Một vài thắc mắc!
  6. doquynhnhi

    doquynhnhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu oanh tạc sang chỗ khác rồi. Lạc đề nghiêm trọng rồi các bác ơiiiiiiiiiiii
  7. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    Nếu không ai còn ý kiến nào nữa, vậy JW xin
    KẾT LUẬN: Từ "sử dụng" trong Mục 2, Điều 31, Bộ luật Dân sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 là chưa đủ thông tin; mập mờ, nước đôi.
    JW
  8. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Cậu bình loạn thì không hề gì nhưng nếu kết luận thì e rằng....
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    "giải thích luật", nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thì vấn đề này thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ quốc hội, đây là cơ quan duy nhất có quyền giải thích luật (lưu ý là giải thích luật chứ không phải giải thích quy phạm pháp luật nói chung). Những giải thích chính thống sẽ được tìm thấy tại các Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ QH , tuy nhiên giải thích dạng này không nhiều lắm, hình như Uỷ ban này chỉ có 2 lần giải thích luật, 1 điều khoản trong Luật thương mại, 1 điều khoản trong Luật kiểm toán nhà nước. Còn "giải thích luật " hiểu theo nghĩa rộng, thì có nhiều loại, dựa vào đâu còn tùy việc bạn muốn có "giải thích" loại nào, theo cấp độ nào.
    1 thẩm phán được giao nhiệm vụ xác định 1 con vật là gà hay vịt. Vị đó làm thế này: Quan sát xem con vật đó có những đặc điểm gì, phù hợp với đặc trưng của gà hay của vịt, từ đó thẩm kết luận đó là gà/hay vịt.
    Đương nhiên, không thể chắc chắn có kết luận đúng, nếu vị Thẩm phán kia chưa từng thấy/không biết gà, vịt là con vật như thế nào. Gà và vịt ở đây là chính là 1 ví dụ cho "khái niệm chung nào đó" mà tôi muốn nói tới. Đó (gà/vịt) là những khái niệm mà tôi tin rằng bạn biết, cái sự biết của bạn dựa vào nguồn nào thì vị thẩm phán kia cũng vậy.

Chia sẻ trang này