1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Trà Vinh!

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi mua_la_vang, 02/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Về Trà Vinh!

    Tổng quan về Tỉnh Trà Vinh!​

    Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu tiếp giáp biển Đông; diện tích tự nhiên hơn 2.225 km2, dân số trên 01 triệu người.

    Vị trí địa lý giới hạn từ: 9o31?T46?T?T đến 10o04?T5? vĩ độ Bắc và 105o57?T16? đến 106o36?T04? kinh độ Đông.

    [​IMG]
    Bản đồ địa lý Tỉnh trà Vinh​


    Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2, chiếm 5,63 % diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước, Trà Vinh có 7 huyện và 1 Thị xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh

    [​IMG]
    Bản đồ hành chính Tỉnh Trà Vinh​


    Với nền văn hoá phong phú của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Trà Vinh có các thắng cảnh như: khu văn hóa Ao Bà Om, biển Ba Động, chùa Cò? cùng khu di tích đền thờ Bác Hồ, chùa Khmer với nghệ thuật kiến trúc cổ kính là những điều kiện tốt đẹp để hình thành những khu du lịch hấp dẫn.




    Và nếu có post về Trà Vinh dài quá thì các bạn cũng không đọc hết. Nếu cần biết thêm chi tiết về địa lý, khí hậu, kinh tế, dân cư, llịch sử...của tỉnh Trà Vinh thì các bạn có thể vào đây chỉ bằng 1 cái nhấp chuột:
    http://www.travinh.gov.vn/
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_Vinh
  2. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    TRÀ VINH - RỢP BÓNG ĐƯỜNG ĐI​

    Trà Vinh có nét dịu dàng riêng của một tỉnh thuộc đồng bằng ven biển, nằm êm đềm dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc rợp bóng mát. Thị xã bé nhỏ yên bình với những con đường nhỏ hẹp, mang những cái "tên" rất đỗi tự nhiên như vốn có: Đường Cây Dầu, Hàng Me, Hàng Sao... Vì vẫn còn đó những hàng sao, hàng dầu, hàng me cổ thụ rợp mát, mang lại cảm giác dịu êm, chở che cho những ai từng đặt chân đến mảnh đất này. Rũ bỏ những gió bụi ở thành phố ồn ào, náo nhiệt, đến với thị xã Trà Vinh bạn sẽ thấy lòng lâng lâng, xao xuyến khó tả khi dạo bước dưới những bóng cây xanh rợp mát, đưa tay hứng lấy những cánh hoa sao rơi lất phất, hoa dầu xoay tít bay bay trong gió với hương thơm thoang thoảng. Tất cả những điều đó sẽ mang lại cho bạn một sự thư thái dễ chịu khi đến với Trà Vinh.

    [​IMG]
    Đường Hàng me​

    Vùng đất có hàng trăm cây cổ thụ, phong cảnh hữu tình, là nơi sinh sống hòa hợp giữa các cộng đồng người Kinh, Khmer, Hoa, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 02/01/2007
  3. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0


    8 NẺO TRÀ VINH
     -1-Trà Vinh đi chợ ba nhà ***gTinh sương thức sớm rủ thật đôngNhịp guốc khua dòn như pháo tếtGió sớm nhẹ lay áo lụa hồng-2-Trà Vinh đi học trưa nắng vàngÁnh dương treo nón ngủ miên manCó trông mái tóc huyền buông xoảƯớc vọng tương lai đẹp huy hoàng-3-Trà Vinh tha thướt dưới hàng meÁo trắng trinh nguyên vẻ rụt rèBóng nhỏ chân chim xào xạc láTiếng hát sơn ca ríu rít về-4-Trà Vinh đi dạo mát cây dầuThấp thoáng sân bay những cánh tàuMơ ước mai sau thành lữ thứGót sen đặt bước bến bờ nào

     
    -5-Trà Vinh phóng Honda thật mauHoàng hôn chầm chậm xuống cầu tàuÁnh mắt ru hồn trong điệu nhớCung môi đeo đẳng khối tình sầu-6-Trà Vinh cắm trại Ao Bà OmGiã từ quyến luyến khúc ShalomNghe như du tử thân phiêu lãngBát ngát bâng khuâng tỏa một vòm-7-Trà Vinh ngủ sớm lúc đêm vàoÐể đắm say trong giấc mộng đàoRèm mi hờ hửng buông mong nhớÔm ấp tưng tiu bóng dáng nào-8-Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đươngXin ở bên nhau mọi nẻo đườngPhút giây êm ấm trôi qua chóngDù cách xa rồi vẫn nhớ thương
     
            Thơ: Huỳnh Công Ân              
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 03:28 ngày 02/01/2007
  4. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Dành cho khách du lịch:
     
    CÁC DI TÍCH ĐƯỢC XẾP HẠNG
    1. Đền thờ Bác Hồ (Di tích lịch sử cách mạng):


    Địa chỉ: Ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.Đền thờ Bác Hồ cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 5 km về phía Bắc, ngôi đền được xây dựng từ đầu năm 1970. Tuy chỉ với vật liệu đơn sơ là tre, lá nhưng việc hình thành ngôi đền được xây dựng xong, quân dân Trà Vinh thường xuyên chống đỡ những đợt càn quét của địch nhằm phá hủy ngôi đền được xây dựng xong, quân dân Trà Vinh cũng đã sửa chữa và bảo vệ được ngôi đền đến ngày miền nam giải phóng.

    [​IMG]Đền thờ Bác Hồ
    Từ ngày đất nước thống nhất đến nay, sau nhiều lần tôn tạo, trùng tu ngôi đền nhỏ, đơn sơ ngày nào đã trở thành khu di tích lịch sử có qui mô khá với nhiều hạng mục như: cổng chào, nhà dừng chân, đền thờ Bác và vỏ bao che, nhà truyền thống, đài tưởng niệm?Ngày nay, vào những dịp lễ, tết, ngày cưới hoặc khi đạt thành tích trong lao động, học tập và công tác, nhiều gia đình cán bộ và quân dân trong tỉnh Trà Vinh đến viếng, thắp hương tại đền. Đây là nếp sinh hoạt văn hóa mới, thể hiện tấm lòng của đồng bào cán bộ và quân dân tỉnh Trà Vinh đối với Bác Hồ.Nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, các đoàn khách trong nước, quốc tế đã viếng, tham quan ngôi đền. Khu di tích này đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vào ngày 5/9/1989. Đền thờ Bác Hồ là niềm tự hào của Trà Vinh.
    2. Chùa Giác Linh (Chùa Dơi ?" Di tích lịch sử văn hóa cách mạng):
    Địa chỉ: ấp Nhất A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.


    Nằm cách thị xã Trà Vinh khoảng 30 km về phía Đông Nam. Chùa được thành lập năm 1871, bước đầu gọi là Linh Sơn Điện; năm 1937 được trùng tu, mở rộng và đặt tên lại là chùa Giác Linh. Đây là ngôi chùa giàu thành tích cách mạng ở Trà Vinh: là tụ điểm sinh hoạt của tổ chức Thiên Địa Hội (khi mới thành lập); nơi thành lập tổ chức Nông Hội Đỏ (1922);nơi thành lập chi bộ Cộng sản Mỹ Long đầu tiên (1930-1931); nơi diễn ra các cuộc họp của xứ uỷ, cán bộ cách mạng thời chống Pháp và Mỹ.

    [​IMG]Chùa Giác Linh
    3. Bảo tàng văn hóa Khmer (Di tích văn hoá):


    Địa chỉ: khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh.Nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật? thể hiện quá trình sống, lao động của dân tộc Khmer Trà Vinh. Hiện nay có hai bảo tàng về văn hóa dân tộc Khmer, một ở Sóc Trăng, một ở Trà Vinh. Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh được khánh thành vào năm 1995, lưu giữ nhiều hiện vật rất phong phú về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Khmer. Đặc biệt là các văn tự cổ để ghi kinh Phật, các lời huấn ca về đạo đức, lối sống, các truyện kể dân gian.

    [​IMG]Bảo tàng văn hóa Khmer
    Độc đáo nhất là sách Lá Buông, tiếng Phạn viết trên lá. Lá buông bỏ sống lá đem cắt thành hình chữ nhật dài 40-65cm, phơi khô, ép thẳng. Dùng que sắt mài nhọn viết chữ, sau đó dùng màu xanh từ lá khoai, lá nhọ nồi hay mực tàu, miết lên mặt lá cho chữ nổi lên.
    4. Ao Bà Om (còn gọi là Ao Vuông ?" Di tích văn hoá):
    Địa chỉ: khóm 3, phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.


    Ao Bà Om là một thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Ao Bà Om có diện tích khoảng 10 ha, nằm cạnh theo Quốc lộ 53 cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7 km về hướng Tây Nam. Mặt nước Ao trong và phẳng lặng, xung quanh là gò cát cao rợp bóng cây cổ thụ sao, dầu; rất nhiều cây với phần rễ trồi lên trên mặt đất tạo thành những hình dáng độc đáo. Không khí quanh Ao trong lành và mát mẻ quanh năm. Ao được công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào ngày 25/8/1992.

    [​IMG]Ao Bà Om
    Chuyện xưa kể rằng, mỗi khi nam và nữ trong làng muốn cưới nhau, không bên nào dám ngỏ lời trước, vì phải chịu một phí tổn rất lớn cho việc mua sắm lễ vật. Nhân chuyện đào ao lấy nước, dân làng cho hai bên nam nữ thi đua, mỗi bên đào một hồ, bên nào thua phải chịu tốn kém tiền bạc cho việc cưới xin. Người lãnh đạo phái nữ là Bà Om liền nghĩ ra một cách để chiến thắng. Khi trời vừa sập tối, bà cho bày tiệc thết đãi các ông. Vì quá chén, và ỷ lại vào sức của mình nên các ông quên mất nhiệm vụ. Tới nửa đêm, Bà Om treo ngọn đèn lên cành cây làm họ lầm tưởng là sao Mai mọc, xách đồ nghề về. Các bà ở lại cắm cúi đào và chiến thắng. Địa danh ao Bà Om được lưu truyền từ đó.Từ lâu Ao Bà Om là nơi nghỉ ngơi, tham quan du lịch? của nhân dân địa phương, du khách trong và ngoài nước.
    5. Chùa Angkorette Pali?" thường gọi chùa Âng (di tích văn hoá):
    Địa chỉ: khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.


    Chùa Âng, ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7 km, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của Ao Bà Om. Chùa toạ lạc trên khu đất 4 ha với kiến trúc cổ kính độc đáo hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.Những hình ảnh trang trí nơi chính điện mang nét tiêu biểu của văn hóa Khmer, có liên quan chặt chẽ với văn hóa Ấn Độ, Thái Lan. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ngay bên dưới mái lá là

    [​IMG]Chùa Angkorette

    những tượng người đầu chim (Krud hay Garuda) với hai tay chống đỡ mái. Rắn thần và chim thần là hai thế lực đối nghịch luôn luôn cùng hiện diện. "Hồ Cheang" là ô tam giác đầu hồi mái, được đắp nổi trang trí tỉ mỉ. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Tượng chằn Yeak mặc áo giáp, khuôn mặt dữ dằn, mắt lồi, hai răng nanh dài... Chùa Âng đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích văn hóa của quốc gia.
    Trà Vinh hiện có trên 141 ngôi chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, chùa rộng nhất tới 85.000m2, hẹp cũng 4.000m2. Xung quanh các ngôi chùa thường có nhiều cây cổ thụ, tuổi cây bằng tuổi chùa do truyền thống tự trồng cây trong chùa ngay từ khi khởi dựng. Từ lâu, các rừng cây này còn là nơi cư trú của nhiều loài chim, tạo cho chùa Khmer ở Trà Vinh một cảnh quan thật hấp dẫn.
    6. Di tích Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu - Đường Hồ Chí Minh trên biển:


    Di tích lịch sử cách mạng Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu- Đường Hồ Chí Minh trên biển thuộc ấp Cồn trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đây là một trong những điểm bến trên địa bàn Trà Vinh đã tiếp nhận 10 trong tổng số 16 chuyến  tàu chở vũ khí từ miền Bắc vào cập bến Trà Vinh trong những năm kháng chiến chống Mỹ( 1963- 1966). Năm 2004 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cách mạng. Khu di tích hiện đang được quy hoạch và từng bước khôi phục lại trên diện tích hơn 8.000m2.

    [​IMG]Bến Cồn Tàu
    7. Di tích Lưu Cừ II:


    Di tích khảo cổ học Lưu Cừ II là một phế tích kiến trúc ở ấp Lưu Cừ II, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Di chỉ được khai quật vào năm 1987, đây là một ngôi đền xây bằng gạch, bố cục hình chữ nhật, thiết kế theo lối cân đối, chặt chẽ. Chiều dài 31,2m hướng Đông Tây, chiều rộng 17,1m hướng Bắc Nam.Phế tích thuộc Văn hóa Óc Eo được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989.

    [​IMG]Di tích Lưu CừĐược mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 03:44 ngày 02/01/2007
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 03:46 ngày 02/01/2007
  5. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Dành cho khách du lịch: (tt)
    CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH
    1. Bãi biển Ba Động:Địa chỉ: xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.


    Biển Ba Động cách thị xã Trà Vinh khoảng 55km, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Biển Ba Động được khai thác từ rất sớm. Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để thường xuyên đến nghỉ và tắm biển. Đến đây, du khách sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển hay bình minh vừa ló dạng, mắc võng nằm nghe rừng dương rì rào cùng gió biển... Biển Ba Động đẹp bởi vẫn còn giữ được nét hoang sơ với cát trắng nước trong, không khí trong lành và yên tĩnh.

    [​IMG]Bãi biển Ba Động
    Hiện nay, theo qui hoạch của tỉnh, khu du lịch biển Ba Động có diện tích khoảng 250 ha với nhiều phân khu chức năng. Và năm 2004 ngành du lịch Trà Vinh tiếp tục quy hoạch phát triển khu du lịch mới tại vùng tiếp giáp khu du lịch Ba Động đến Cồn Nhàn thuộc ấp Mù U, xã Đông Hải với diện tích 160 ha.Nơi đây có những động cát "nhấp nhô", với những hàng phi lao xanh vút và bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn. Nhiều công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động như cầu Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim, hương lộ 81, tỉnh lộ 913, lưới điện trung, hạ thế. Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật khai thác du lịch biển đã và đang được một số nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh triển khai. Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long.
    2. Hấp dẫn cồn nghêu:


    Cồn Nghêu cách bờ biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi ca nô, thuộc địa phận Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải. Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, còn khi thủy triều lên, toàn bộ cồn cát chìm trong nước biển. Không khí nơi đây mát mẻ trong lành, hấp dẫn du khách bởi sự tồn tại lúc ẩn lúc hiện của cồn cát. Gọi là Cồn Nghêu vì nghêu ở đây nhiều vô kể, được mệnh danh là "mỏ nghêu" của Trà Vinh.Đến với Cồn Nghêu, bạn có thể tự tay nhặt lấy những con nghêu ngay dưới bãi cát, mang lên luộc và thưởng thức vị ngon ngọt của thịt nghêu ngay tại chỗ. Ngành du lịch Trà Vinh đã đưa Cồn Nghêu vào qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh và đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này.

    [​IMG]Cồn nghêu
    3. Chùa Nodol (còn gọi là Chùa Cò, Chùa Giồng Lớn):


    Địa chỉ : ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.Từ thị xã Trà Vinh đi khoảng 40km về phía Nam du khách sẽ gặp chùa Nôdol, còn gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, thuộc ấp Giống Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú. Ngôi chùa mang nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Khmer với cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng tro cốt, nhà tăng, nhà hội... Khu chính điện có những mái uốn cong hình đuôi rồng, những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...

    [​IMG]Chùa Nodol
    Chùa được bao bọc bởi những rặng tre và hàng cây sao, dầu. Hơn 100 năm nay, khuôn viên chùa rộng khoảng 3ha đã trở thành nơi cư trú của họ hàng nhà chim: bồ câu, cồng cộc, cò... Trong đó, chiếm phần lớn là họ nhà cò: cò quắm, cò trắng, cò đầu đỏ, cò mỏ đen... Đàn cò hiện nay không nhiều như trước kia nhưng rất dạn người. Công ty du lịch Trà Vinh đã xây dựng một tháp cao để du khách có thể quan sát toàn cảnh sinh hoạt của đàn cò. Ngành du lịch Trà Vinh đang lập dự án qui hoạch phát triển du lịch tại khu vực này.
    4. Chùa Hang:
    Địa chỉ khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà VinhĐây là ngôi chùa cổ Khmer, cách trung tâm thị xã 5 km về hướng nam. Chùa có tên là Mông Rầy (Kamponynixrdle). Nhưng người dân quen gọi là Chùa Hang vì cổng chùa được kiến trúc giống 1 cái hang.Chùa toạ lạc trên mảnh đất rộng 10 ha, có rất nhiều cây cổ thụ cao (sao, dầu) chùa có quy định cấm bắn phá chim nên hiện nay có nhiều loài chim (đông nhất là cò) hội tụ về đây làm tăng thêm phần đặc sắc cho cảnh quan nơi này.
  6. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Dành cho khách du lịch: (tt)
     
    CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
    1. Lễ giỗ Bác Hồ:


    Lễ giỗ Bác Hồ diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hàng năm tại Đền thờ Bác Hồ thuộc ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Lễ giỗ thu hút hàng ngàn bà con từ khắp nơi về đây tham dự. Đây cũng là dịp để mọi người tỏ lòng thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.

    [​IMG]


    Lễ giỗ Bác Hồ 4
    2. Lễ hội Nghinh Ông (cúng biển):


    Địa chỉ: biển Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.Lễ hội tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 5 âm lịch hàng năm tại miếu Bà Chúa Xứ, biển Mỹ Long, Mỹ Long, huyện Cầu Ngang. Trong 3 ngày này rất nhiều nghi lễ được tiến hành trang trọng như: Lễ Nghinh Ông nam Hải, lễ rước bà Chúa Xứ, rước Cậu, Tế Thần Nông, Chánh Tế cùng nhiều trò chơi dân gian như nhảy bao, kéo co... lễ hội kết thúc với việc đưa tàu ra biển.

    [​IMG]Lễ Nghinh Ông
    Lễ hội do những người làm nghề biễn ở Mỹ Long tổ chức lần đầu vào năm 1937 với mục đích cầu an. Dần dần đã lôi cuốn được nhiều người tham dự. Những năm gần đây vào những ngày lễ hội, hàng chục ngàn khách gần xa đã về đây dự hội, tham quan làm cho không khí vùng này náo nhiệt hơn.
    3. Lễ hội Ok-Om-Bok:


    Đây là lễ cúng trăng (như tết trung thu) được tổ chức hàng năm vào ngày trăng tròn 15/12 (lịch Khmer), tương ứng với 15/10 âm lịch Việt nam. Theo tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng được coi là vị thần mang lại mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no cho dân làng, khi trăng lên cao là lúc một cụ già tiến hành làm lễ tạ ơn thần mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật và ban phước cho mọi người. Lễ hội diễn ra cả tuần lễ, lễ chính được tổ chức tại Ao Bà Om, ngoài việc cúng trăng đêm 15/10 âm lịch, trong lễ hội còn tổ chức nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian tại

    [​IMG]Lễ Ok Om Bok


    các chùa trong tỉnh như: thả ***g đèn gió, ***g đèn nước, đấu võ, kéo co, múa lâm-thol, văn nghệ, trang phục, đua ghe ngo trên sông Long Bình - thị xã Trà Vinh với hàng trăm ngàn lượt khách gần xa trong và ngoài tỉnh đến tham quan.
    * Hội đua Ghe NgoDịp này còn diễn ra hội đua ghe ngo truyền thống thu hút nhiều người tham gia. Ghe ngo dài khoảng 24m, ngang 1,2m làm từ thân cây gỗ tốt, mũi và lái đều cong, được trang trí sặc sỡ. Những người tham gia đua ghe là những trai tráng khỏe mạnh, vững tay chèo. Về dự lễ hội Ok-Om-Bok, du khách sẽ có dịp tìm hiểu bản sắc văn hóa riêng của người Khmer, được hòa mình vào những làn điệu dân ca mượt mà mang đậm tính văn hóa dân tộc. Tất cả những điều đó đã níu giữ bước chân bao du khách khi về tới Trà Vinh.
    4. Vu Lan thắng hội:


    Vu Lan thắng hội là lễ hội truyền thống có gần 100 năm nay diễn ra từ ngày 25- 28/ 7 âm lịch tại Vạn Niên Phong Cung khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong những ngày này, nhiều nghi lễ được tiến hành trang trọng, độc đáo như: Lễ rước Phật, thần ở các đình, chùa vùng phụ cận về Vạn Niên Phong Cung; Thỉnh kinh - diễn lại câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng; Lễ khai kinh; Đăng đàn thí thực; Cầu quốc thái dân an.... Mục đích của lễ hội là báo hiếu, cầu an - cầu phúc. Đây là lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, nó phản ánh đậm nét sự hỗn dung tín ngưỡng. Hàng năm lễ hội đã thu hút hàng chục ngàn người tham dự.

    [​IMG]Vu Lan thắng hội
    5. Lễ Chôl Chhnam Thmây:Thay vì đón Tết như người Kinh, người Khmer ở Trà Vinh tổ chức lễ đón năm mới vào giữa tháng 4 Dương lịch. Ngoài việc thể hiện niềm tin nơi cửa Phật, trong những ngày này còn có lễ cầu siêu cho vong linh người quá cố. Ngoài ra, người Khmer còn có lễ hội lớn như: Dolta (lễ cúng ông bà), dâng Y, dâng Bông.
    Ôi hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp
    Mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng
    Cuộc đời còn  có cả... những nụ hôn!
     
    Ôi hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp
    Mùa xuân đâu chỉ có hoa thơm và nắng hồng
    Cuộc đời còn  có cả... những nụ hôn!
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chùa Ông Mẹt
    50/1 Lê Lợi,
    Khóm 2, Phường 1, Thị xã Trà Vinh.
    Điện thoại: 074 867009
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chùa Angorajapuri
    (Chùa Âng, Ao Bà Om)
    Quốc lộ 53, Khóm 4, Phường 8, Thị xã Trà Vinh​
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chùa Selacholathi
    Ấp Kỳ La, Xã Hoà Thuận,
    Huyện Châu Thành, Thị xã Trà Vinh.
    Điện thoại: 074- 844883
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bánh ống Trà Vinh

    [​IMG]
    Trong tâm tưởng tôi hằng nhớ những cái gánh bán bánh ống của các dì bày trên những nẻo đường miền đất Trà Vinh.
    Gian hàng là một cái nồi đất, nắp nồi là một miếng gỗ, bên trên "mọc" hai cái ống bằng trúc tròn đường kính lớn hoặc nhỏ hơn đồng xu một chút, dài khoảng một gang tay. Dì bán bánh vốc nắm bột gạo trong một bàn tay hơi nắm lại, vén khéo rắc lọt vào lòng ống. Dì lấy một đồng xu (hoặc một miếng thiếc) làm nắp đậy, cái lỗ giữa đồng xu lọt vào chiếc que giữa ống. Khói bếp củi bay tản mạn trong không gian.
    Chẳng mấy chốc bánh chín, dì lấy đồng xu ra, kéo nhẹ chiếc que, cả chiếc bánh ra theo, đặt nằm hờ trên tấm lá chuối cầm sẵn ở tay kia. Chiếc bánh trắng tinh nổi bật trên nền lá chuối xanh, mùi bánh thoảng thơm phảng phất, gợi thèm. Cắn nhẹ một miếng, cảm giác chiếc bánh xốp như chiếc bánh bò bông tan rã dần trên mặt lưỡi, thật là ngon !
    Ăn bánh ống phải ăn nóng. Đó là cảm giác cái bánh bột gạo có vẻ thô nhám như những sợi dừa nạo nhưng lại mịn màng nằm trên mặt lưỡi. Mùi thơm của nước cốt dừa beo béo hòa trong vị ngọt không thể thiếu của đường cát trắng từ từ thẩm thấu trong vòm miệng khi nhai.
    Ăn một cái chưa thỏa, phải ăn thêm vài ba cái nữa. Giá cả chẳng là bao, vì bánh ống là loại bánh dân dã, phục vụ mọi giai tầng trong xã hội ăn chơi bất kỳ lúc nào.
    Qua thời gian, chiếc bánh nhỏ xinh ngày xưa ấy nay đã thay hình đổi dạng: có đường kính to gấp đôi, lại có màu xanh lá dứa. Chưa hết, hiện nay người ta còn chấm bánh ống với muối mè để tăng thêm hương vị. Ăn cũng ngon, nhưng tôi vẫn thèm cái mùi nguyên thủy của nó !

Chia sẻ trang này