1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về Trà Vinh!

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi mua_la_vang, 02/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Củ cải Cầu Kè xào xả ớt


    [​IMG]
    Từ lâu món củ cải muối (củ cải trắng ngâm muối) đã trở thành món dân dã của người miền Tây Nam Bộ. Củ cải muối rất rẻ bán ở chợ quê cho đến chợ thành.
    Sau khi mua về ngâm nước lạnh hoặc nước âm ấm rồi xả cho bớt mặn, sau đó thái nhỏ rửa lại với nước một lần nữa rồi bắt chảo lên bỏ vào xào. Cách làm rất đơn giản, xào cho đến khi thấy miếng củ cải săn lại, thì cho vào ít nước tương, nêm ít gia vị như đường, bột ngọt rồi xào tiếp.
    Danh tiếng nhất vẫn là củ cải muối ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi này thường dùng phương pháp muối khô gia truyền. Nếu mua được loại củ cải muối khô ở Cầu Kè để làm món xá bấu xào sả ớt thì tuyệt, vì loại củ cải trồng ở đất giồng cát cho củ rất tốt lại không bị xơ, đắng, cộng thêm được muối khô nên ít mặn lại cho vị đặc trưng.
    Món này ăn với cháo trắng rất ngon. Nông dân miền Tây mỗi khi ra đồng thường đem món này để ăn cùng với cơm nguội, thêm một nắm rau muống đồng hoặc vài trái chuối chát, hương vị còn đọng cho mãi tận cuối đời.
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Dế chiên giòn

    [​IMG]
    Dế này được dân địa phương gọi là dế cơm, cũng có cánh, có càng, có chân như bao loại dế khác nhưng to gần bằng ngón tay cái. Do vùng đất Cầu Kè, Trà Vinh là vùng đất giồng nên có rất nhiều dế sinh sống trong hang dưới mô đất, người đi săn chỉ cần mang theo cây len (xuổng) hay cây mác (dao) lớn men theo giồng đất là bắt được dế.
    Một người săn giỏi thì bắt khoảng 100 con dế cơm/ngày. Thương lái hay các chủ quán mua từ 200-300 đồng/con. Khi vào các tiệm ăn thì các chủ đầu bếp chế biến, bán cho thực khách với giá 500 đồng/con.
    Cách chế biến món dế chiên giòn rất đơn giản. Dế còn sống, rạch lấy ruột ra, rửa sạch và nhét 1 hạt đậu phộng (lạc) vào, nhớ là vẫn để chân, càng dế. Sau đó, bắc chảo dầu (mỡ) để lửa mạnh cho dầu sôi sùng sục, kế đến bỏ dế đã làm sạch vào để chừng vài phút là dế chín giòn, vẫn còn nguyên hình, gắp ra cho vào dĩa. Dế chiên giòn ăn cùng muối tiêu chanh.
    Nói đến món dế chiên giòn thì phải nói đến quán ăn chuyên chế biến côn trùng của bà Bảy Sâm tại Hòa Tân, cách thị trấn Cầu Kè chừng 1 km. Một dĩa dế chiên giòn (khoảng 40 con), giá rất ?ohữu nghị? từ 30.000-40.000 đồng.
  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thưởng thức dừa sáp Trà Vinh


    [​IMG]
    Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruột, có mặt tại giồng Cây Xanh khoảng năm 1960, cách thị trấn Cầu Kè chừng 4km. Về hình thức, dừa sáp giống dừa thường nhưng đặc biệt cơm dừa rất dày, có khi choán gần hết phần ruột, phần còn lại nước dừa sệt lại như keo.
    Cơm dừa sáp mềm và dẻo như bột quánh lại. Để phân biệt dừa sáp và dừa thường, dừa thường lột vỏ gõ nghe tưng tưng, còn dừa sáp lột vỏ dùng sống dao gõ nghe cọc cọc.
    Dừa sáp đang bán tại chợ Cầu Kè (Trà Vinh) 75.000 đồng/trái. Giá mắc do hút hàng, bình thường giá chỉ 50.000 đồng/trái. Dịp Vu lan thắng hội (cuối tháng 7 âm lịch), trong số hơn chục nghìn khách từ thập phương về đã đẩy giá tăng "đột biến", có khi lên tới 90.000 đồng/trái. Tuy nhiên, so với Philippines thì vẫn còn rẻ vì ở xứ quốc dừa này giá tới 10 USD/trái.
    Thông thường một buồng dừa 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái dừa sáp, thậm chí có khi không có trái nào. Hiện nay, tại nhà ông Thạch Chịa (khoảng 80 tuổi), khóm 2, thị trấn Cầu Kè, có 18 cây dừa sáp. Để có giống dừa này, ông Chịa đã xin giống từ ông cả chùa Chợ (chùa Bô-tum Sa-cao). Nhân chuyến đi Bat-tam-bang (Campuchia), vị sãi cả này được thưởng thức thứ nước giải khát ngon lạ lùng nên thích thú mua 1 cặp giống về trồng.
    Từ đó được nhân ra quanh khu vực thị trấn Cầu Kè, như: Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Phong Thạnh? Thị trấn Cầu Kè có 2 sạp bán dừa sáp quanh năm. Một trên đường 30/4, gần Trung tâm Văn hóa thể thao huyện. Một ở đường Trần Phú, gần UBND huyện, do cô Châu Thị Mai làm chủ.
  4. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Mắm rươi Trà Vinh

    [​IMG]
    Mắm rươi Trà Vinh có mầu xám, nhưng mùi rất thơm. Độ ngọt thì khó loại nước mắm nào bì kịp.Không phải ở đâu cũng có rươi xuất hiện như nhiều vùng đất thuộc các xã ven biển của huyện Duyên Hải (Trà Vinh).
    Tương truyền ngày xưa, khi Gia Long chạy nạn, đến huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Lương thực đã khô cạn, vua truyền cho quân lính bắt cá tép, lớp ủ mắm, phơi khô để ăn dần. Trùng vào thời điểm con rươi xuất hiện nhiều, quân lính thấy lạ, bắt về đổ muối vào để làm mắm. Không ngờ, xác của rươi ủ cho ra một loại nước mắm ăn rất ngon và chỉ dành cho vua ăn. Kể từ đó, nước mắm rươi được gọi là nước mắm "ngự".
    Cứ bắt đầu vào tháng 10 hằng năm, khi gió chướng thổi về, thời tiết bắt đầu se lạnh. Đây là thời điểm con rươi trong các vùng bãi bồi phù sa nước mặn đua nhau trồi lên mặt nước. Có lẽ trong thời điểm này là thời điểm giao phối của chúng, nên sau khi ra khỏi lớp bùn, từng đàn rươi cứ quấn quít với nhau, chúng cuộn lại trên mặt nước từng đàn và cứ xoay dần xoay dần.
    Thông thường, rươi trồi lên mặt nước lúc triều cường 29 - 30 hằng tháng, lúc thời tiết lạnh, càng lạnh thì rươi ra càng nhiều. Vùng đất nào dùng thuốc hóa học hay dây thuốc cá để dọn ao nuôi tôm thì rươi không còn xuất hiện. Đặc biệt đối với các vùng đất ao bãi bồi có nhiều rau sam đất nước mặn mọc nhiều thì rươi lại càng nhiều.
    Rươi thuộc họ nhà giun chân đốt, thân có nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ. Chúng có nhiều ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi bồi phù sa. Riêng tại tỉnh Trà Vinh, các xã như:
    Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Toàn, Long Vĩnh thuộc huyện Duyên Hải đều có rươi xuất hiện nhiều hằng năm. Nước mắm rươi là một loại nước chấm đặc sản hiếm có, độ đạm rất cao bởi chỉ có một số vùng ven biển bãi bồi phù sa mới có rươi ra. Bà con ủ nước mắm rươi còn cho biết, khi ủ thì các loại khạp đều không đậy nắp, cứ để khạp rươi ngoài nắng thì nước mắm sẽ ngon hơn. Duy nhất là không được để nước mưa rơi vào khạp, như vậy nước mắm sẽ hư.
    Có hai cách để nước mắm rươi sử dụng lâu, thứ nhất là vẫn để trong khạp, khi nào ăn thì múc ra. Cách thứ hai là lọc qua vải mùng chiết ra chai hoặc hũ nhỏ. Hằng ngày, phải đem số nước mắm này phơi ngoài nắng để mầu nước mắm đỏ hơn và ngon hơn, đừng bao giờ đậy nắp chai - hũ nước mắm, như thế nước mắm sẽ dễ hư. Xác rươi còn lại có thể cho thêm nước muối vào để ủ lần 2, nhưng phải nấu và lọc lại.
    Nước mắm rươi lần đầu chiết ra có mầu xám đục, nhưng mùi rất thơm và hơi hăng hắc. Thế nhưng để càng lâu thì nước mắm sẽ đổi thành mầu rượu vang và giảm bớt mùi hăng hắc. Ngược lại chất ngọt trong nước mắm thì khó có thể loại nước mắm nào bì kịp. Điểm đặc biệt là nước mắm rươi chỉ dùng để ăn sống nguyên chất, nếu pha chế làm nước mắm chua hay thêm bột ngọt vào thì không còn mùi vị. Nếu như muốn nấu thịt mau mềm thì chỉ cần ướp nước mắm rươi là các loại thịt cá sẽ không còn dai cứng.
    Chính vì những điều hiếm có của nước mắm rươi, nên bà con ủ nước mắm rươi nói nó xứng danh là "nước mắm ngự".
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Cơm cà ri dê Trà Vinh
    (Thanh Tùng -Báo Thanh Niên)


    [​IMG]

    Trà Vinh là một địa danh nổi tiếng với những hàng cây cổ thụ rợp bóng ven đường, có Ao Bà Om thơ mộng mang đậm dấu tích xưa... Nói đến ẩm thực Trà Vinh thì không thể không kể món cơm cà ri dê.
    Món cà ri dê hấp dẫn, bắt mắt được ăn chung với món dưa chua rất riêng mà chỉ có ở Trà Vinh người ăn mới tìm được hương vị này.
    Để làm món dưa chua, người ta bổ trái dưa leo làm tư, cạo bỏ ruột, cắt xéo dưa leo. Muốn dưa được dòn phải để trước 2-3 ngày. Đậu bắp cắt bỏ hai đầu. Nước sốt làm bằng me, ngâm me chín chua với đường, bột ngọt nghệ, cà ri để qua đêm. Sáng mai trước khi bán nấu nước thật sôi, bỏ dưa leo, đậu bắp vào xới đều nhúng xuống không cho dưa chín mềm, riêng đậu bắp vừa dòn, vừa chua ngọt và không còn tiết chất nhờn. Khi ăn cho thêm củ cải trắng, cà rốt. Ngoài ra, còn có đĩa muối ớt, chanh để chấm thêm tùy theo khẩu vị từng người ăn.
    Để có món cà ri dê, thịt dê rửa ráo, để khô nước xắt từng miếng nhỏ trộn chung với củ hành xắt mỏng, gừng, tỏi đâm nhuyễn, muối, bột nghệ, bột cari trộn đều xào cho chín mềm, cho thêm bột điều để tạo mùi thơm.
    Nhìn những miếng thịt dê màu vàng, trộn lẫn với nước cà ri lấp lánh nào lá hành, tỏi... quả là "danh bất hư truyền"!
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Về đất giồng ăn... côn trùng

    [​IMG]


    Yếu tố địa lý đất giồng cùng sự hiện diện của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã tạo cho huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nhiều điều "kỳ thú". Ngoài những sinh hoạt cộng đồng nhiều màu sắc, ở đây còn có những đặc sản khá độc đáo: dừa sáp (loại dừa nổi tiếng, đắt nhất Việt Nam), trái viết, bánh ống, canh sim lo... Đặc biệt món côn trùng nơi đây ít nơi nào sánh bằng.
    Tháng ba, tháng tư, một vài cơn mưa trút xuống, đất giồng nhanh chóng phủ lên một lớp cỏ xanh lún phún. Đó cũng là mùa sinh sản và phát triển của dế cơm. Sau cơn mưa đêm, sáng sáng, những đứa trẻ và những người nông nhàn tụm năm tụm ba xách giỏ tre đan dầy đi bắt dế. Nơi đất giồng, người ta đổ nước vào hang cho dế ngộp bò ra, còn nơi đất thịt thì lật đất ở các bờ mẫu hoặc vạch chân đống rơm để bắt.
    Tới chừng sa mưa cũng là mùa đuông đất sinh sôi nảy nở. Đuông đất giống đuông chà là nhưng nhỏ hơn và ngắn hơn (cỡ hai đốt ngón tay giữa), sống trong lòng đất. Trong một thời gian ngắn, đuông đất trở thành bọ rầy. Bọ rầy có hình dạng giống bọ hung nhưng to cỡ ngón tay cái người lớn. Muốn bắt chúng, người ta thường nhặt phân bò, phân trâu khô un cho khói tỏa lên trời. Lát sau, chúng bay đến, vần vũ trong đám khói. Người ta cầm chổi huơ đập cho chúng rớt xuống đất, bắt bỏ vào giỏ có nắp đậy. Ở Tịnh Biên (An Giang) người ta dùng đèn xài điện bình accu dụ bọ rầy đến, bắt đem ra chợ bán, giá 10.000đ - 15.000đ/100 con.
    Dế cơm bắt được dùng kéo cắt bỏ ngoe, cắt cánh, ngắt đít rút bỏ ruột, bỏ túi hôi sau gáy, để nguyên đầu. Bọ rầy ngắt hết chân, ngắt đít rút bỏ ruột, cắt bỏ cánh cứng và cánh lụa. Đuông đất ngắt đít rút ruột. Phải làm cho khéo, tránh làm cho các con côn trùng bị bể, giập. Cho tất cả vào thau nước muối (nước lạnh cũng được) ngâm, rửa sạch rồi nhét đậu phộng (hột điều càng ngon) vào bụng chúng. Sau đó, bắc chảo lên bếp đun nóng, cho mỡ vào. Mỡ sôi, cho chúng vào, chiên. Khi các con côn trùng chín vàng đều, gắp ra dĩa.
    Anh em xúm xít bên nhau. Mùi thơm lừng tỏa trong không gian. Nếu ăn dế thì cầm hai ngoe sau, cho đầu dế vào miệng, cắn chừa ngoe, hột đậu phộng "nổ" trong răng, vui tai. Nhai chầm chậm, lắng nghe thịt chúng giòn giòn, dai dai, bùi bùi thấm vào chân răng. Cái nóng, cái giòn của món ăn sẽ càng ngon hơn khi trời đổ cơn mưa lạnh. Muốn ngon hơn nữa, người ta lăn bột chúng rồi đem chiên giòn. Ở Tịnh Biên, bọ rầy được chế biến thành món ngon hơn: Thịt nạc bằm cùng đậu phộng rang nhét vào bụng bọ rầy (ngắt bỏ mỏ) xào mỡ đường, nêm chút bột ngọt và muối mắm, không cần nước chấm.
    Dù chiên "suông" hay chiên có dồn đậu phộng - hột điều, lăn bột, các con côn trùng này vẫn là "mồi bén", chấm muối tiêu chanh, rất "bắt" khi uống bia hay rượu ngâm trái quách - đặc sản địa phương. Người ta vừa nhâm nhi vừa kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, buôn bán, hứng khởi hơn thì ca mấy câu vọng cổ mùi mẫn. Bữa nhậu đặc sản miệt giồng vui vẻ ấy hầu như khó kết thúc.
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Tôm khô bà Hai Trâm


    [​IMG]
    Tôm khô Vinh Kim nổi tiếng nhất Trà Vinh. Bây giờ có cả một hợp tác xã chuyên sản xuất tôm khô mang thương hiệu Vinh Kim, có khả năng cung ứng cho thị trường vài trăm tấn tôm khô mỗi năm. Nhưng trong suốt 30 năm qua, hàng của Bà Hai Khâm ở ấp Chà Và, xã Vinh Kim (huyện Cầu Ngang - Trà Vinh) vẫn nức tiếng.
    Tôm khô của bà Hai Khâm bán ra với giá cao so với mặt hàng cùng loại dù mã hàng không "màu mè" như những loại khác. "Tôi không dùng phẩm màu? - bà nói: "Hàng tui làm, chỉ cậy vào tép bạc đất. Tép phải tươi và được phân cỡ kỹ lưỡng. Độ mặn trong sản phẩm phải vừa phải. Độ khô sản phẩm phải đạt mức cao nhất?". Làm như cách của bà thì không lời nhiều nhưng khách sẽ vừa bụng. Còn muốn làm cho tôm khô đẹp hơn bằng cách thêm phẩm màu, tăng độ mặn (tôm giữ nước do tự hút ẩm). Thậm chí có thể đem tôm khô nhúng nước rồi phơi lại tới độ khô vừa phải, da tôm khô sẽ đẹp và sáng bóng? nhưng tôm sẽ mất vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. "Thôi thì mình cứ làm theo kiểu cũ chứ lợi cho mình mà sản phẩm không để lâu được, ăn mất ngon thì uổng lắm", bà Hai nói.
    Chỉ đơn giản vậy thôi mà tôm khô của bà Hai Khâm làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, muốn mua số lượng vài trăm ký lô là phải đặt hàng trước cả tháng. Hiện tại, giá tôm khô loại I của bà Hai Khâm bán 500.000 - 600.000 đồng/kg, loại nhỏ nhất 200.000 đồng/kg. Giá "cứng" như vậy nhưng hàng không ra nổi tới chợ, khách vô tới nhà mua hết ráo. Anh Đào Ngọc Tứ, từ Mỹ về, nói: Lần nào về thăm gia đình ở Trà Vinh, tôi cũng mua tôm khô Vinh Kim, chính gốc từ lò của bà Hai Khâm mới được. Bà Hai có bí quyết gì vậy? ?oBí quyết gì chứ! Tui chỉ chọn tép thiệt tốt và làm cho đàng hoàng chứ đừng có ham làm cho màu mè, nặng cân để lời nhiều?.
    ?oKhông biết mai mốt bà con mình còn được nếm con tôm khô của xứ Vinh Kim hay không?, bà Hai Khâm (Trần Thị Khâm) nói. Từ hồi vùng này đắp đập, nguồn nguyên liệu trời cho: Tép bạc đất ở vùng nước lợ Cầu Ngang bị cạn kiệt từ từ.
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Vọp nướng Trà Vinh


    [​IMG]
    Con vọp - động vật nhuyễn thể hai mảnh giống con sò, con nghêu? nhưng to hơn nhiều và thịt cũng có mùi lạ, đặc biệt. Chế biến đơn giản nhất là nướng. Từng con đưa lên vỉ than hồng, khi vọp nóng hả họng ra, bỏ một chút muối tiêu vào chờ cho vọp chín vàng là ngon.
    Gắp phần ruột bên trong nhai từ từ, vị ngọt thịt vọp tan dần trên đầu lưỡi, càng nhai càng ngọt, càng thèm. Món này nhậu với rượu đế thật bắt, và chỉ với rượu đế mới ngon, mới thấu hết cái hay cái cộng hưởng của ẩm thực Nam bộ.
    Con vọp còn có thể kho khô sả ớt, ăn cơm nóng khá đậm đà. Cách chế biến cũng đơn giản nhưng phải đúng cách mới bộc lộ hết cái ngon của nó. Đầu tiên, cho vọp vào nồi nước sôi, vọp hả họng, gắp lấy phần ruột bên trong ra, cho vào nồi kho, khi rặt nước thì cho sả ớt và một chút mỡ vào. Thật trên cả tuyệt vời.
    Con vọp còn có thể xào với hẹ, đây cũng là một món lai rai, nếu như "may mắn" gặp trong các nhà hàng thì giá cũng lên cao. Cách chế biến không cầu kỳ gì lắm nhưng mùi vị đặc lạ, vị ngọt của vọp khác với các loại hải sản và cũng khác với sò, nghêu, chem chép?
  9. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Xá pấu Cầu Kè

    [​IMG]
    Cô Kim Chi hãnh diện lắm khi nói về ông nội cô và cuộc hành trình từ Triều Châu tới Cầu Kè (Trà Vinh), sinh sống được nhờ nghề làm xá pấu. Xá pấu của ông có bí quyết gia truyền nên có mùi thơm, vị ngon, giòn, để lâu càng thêm đặc sắc và đặc biệt là có "thương hiệu" đàng hoàng: Chệt Sa (tiếng Tiều có nghĩa chú Ba). Cái tên này đến thời con dâu được gọi "xá pấu bà Da".
    Muối xá pấu kiểu gia truyền
    Bà Tô Thị Da, 61 tuổi, học nghề làm xá pấu từ khi xuất giá về nhà chồng. Sáng sớm, bà đem một ít xá pấu ra góc chợ bán. Nếu khách mua nhiều, bà tất tả đi hơn cây số về nhà lấy. Tại sao phải mất công như vậy, bà cười nói: Xá pấu phải đậy kín mới giữ được hương vị, "nó kỵ ra gió" nên khách mua thì mới mở khạp. Quả thật khi giở nắp khạp, mùi thơm lan tỏa ngan ngát.
    Khách hàng của bà Da là những người địa phương lên TP.HCM sinh sống, có cả những người đang định cư nước ngoài, thân nhân họ đến mua. Những lúc như vậy, bà cắt đầu cắt đuôi xá pấu, cho vô hộp nhựa, đậy kín nắp, dán băng keo để gửi đi. Bà chỉ dẫn: lấy vài ba củ xá pấu ngâm rửa sạch chừng 15 phút, cắt bỏ đầu đuôi, xắt lát hầm với xương hoặc đuôi heo (không cần nêm nếm gì thêm) ăn nghe thơm phức.
    Để có 1 ký xá pấu giá 15.000đ, bà Da phải làm từ 5 ký củ cải trắng. Lựa củ cải đất giồng suôn, chắc thịt, không bị sâu. Củ cải tươi phơi heo héo rồi cho vào khạp da bò muối. Cứ một lớp củ cải là một lớp muối. Trên mặt phủ lớp muối dày. Sau 2 hoặc 3 ngày phơi nắng, giở nắp khạp lấy cải ra, đổ bỏ nước rồi muối lại như vậy với lượng muối ít hơn. Đến ngày thứ 6 - 7 thì dằn cứng củ cải trong cái khạp (đã phơi nắng thật khô, để nguội), phủ lớp muối hột kín mặt, trét xi măng hoặc đắp đất sét cho thêm kín. Hai tháng sau xá pấu ăn được, vị mặn ngọt, giòn.
    Xá pấu chế gì cũng ngon
    Cái chính là làm sao xá pấu mặn? vừa chứ không mặn chát. Cô bạn ở Sóc Trăng thưởng thức xá pấu Sóc Trăng có đăng ký thương hiệu và có cả trang web. Nhưng khi dùng xá pấu Cầu Kè, cô đã "chuyển tông" trở thành "fan" món ăn dân dã rẻ tiền này.
    Xá pấu Cầu Kè chế biến thế nào cũng ngon. Trộn giấm đường ăn cháo trắng. Chiên hột vịt ăn cơm? Xào xá pấu với ba rọi, thậm chí trộn xá pấu với tỏi đường ớt (như trộn dưa mắm), để đó, khi nào ăn lấy một ít nặn chanh cũng ngon là ngon. Dân nhậu chế món gỏi - trộn xá pấu với tép và thịt luộc, rắc rau thơm, đậu phộng - "đưa cay bá cháy".
    Con gái bà Da còn mách nước: Nước xá pấu đọng đáy khạp trị lậm thuốc, dị ứng, ăn không tiêu, đau bao tử. Tuyệt vời vậy sao không mở đại lý. Kim Chi nhanh miệng nói: Một mình "ý" (tiếng Tiều là dì nhưng ở đây chỉ người mẹ) làm bán lòng vòng không đủ. "Bả chết, nghề này thất truyền. Cực lắm, hốt củ cải muối móng tay giòn, bàn tay cùn xấu ỉnh à!".
  10. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn giữ những lá thư bạn gửi cách đây hơn mười năm từ mảnh đất Tiểu Cần xa tôi hàng ngàn cây số. Bây giờ không biết bạn còn ở nơi ấy? Tôi vẫn nhớ như in địa chỉ của bạn nhưng từ ngaỳ đi làm, ngưng viết thư, tự dưng ngại cầm bút viết thư hàng tuần như ngày ấy.
    Tôi đã ao ước có ngày VỀ TRÀ VINH, về thăm quê bạn, thăm ngôi nhà nhỏ đầy cây trái bạn đã viết đã kể trong bao trang thư viết bằng mực tím.
    Lâu nay thỉnh thoảng tôi có mua Mực Tím, cũng ít ( không) thấy những bài thơ mang tên bạn. Bạn có biết, giờ tôi cũng thành một người viết, cũng đi nhiều, gặp nhiều nhưng biết bao giờ sẽ gặp bạn, bạn của tôi?

Chia sẻ trang này