1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vẽ tranh : một công cụ chẩn đoán & trị liệu tâm lý

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candy_, 02/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Vẽ tranh : một công cụ chẩn đoán & trị liệu tâm lý

    Hội họa là một môn nghệ thuật phản ánh nhận thức & cảm xúc của con người về thế giới xung quanh được thể hiện bằng nét vẽ & màu sắc . Những bức tranh nổi tiếng thế giới của một số hoạ sĩ thiên tài đã để lại những dấu ấn về mỗi thời đại đã qua và sống mãi với thời gian .

    Trong việc chăm sóc trẻ em , nhất là các em có rối nhiễu tâm lý thì nhận định hình vẽ của các em không phải nhằm đánh giá nghệ thuật mà với mục đích tìm hiểu tình cảm của trẻ với những người xung quanh , thế giới cảm xúc và mức độ phát triển tư duy của chính các em . Đồng thời vẽ cũng là một trong những phương pháp tâm lý trị liệu hữu ích nhằm giải tỏa những lo lắng ưu phiền ...làm dịu đi những mâu thuẫn , mặc cảm mà nhiều khi trẻ khó nói thành lời .

    Vài nét về lịch sử :

    Hình vẽ của trẻ lần đầu tiên được Corrado Ricci ( 1887 ) , một nhà phê bình hội họa đã phát hiện ý nghĩa trong những hình vẽ người của trẻ em . Sau đó đã có những công trình nghiên cứu của Slly ( 1895) , Kerschensteiner ( 1905 ) , Levinstein ( 1905 ) Katzaroff ( 1909 - 1910 ) , Luquet (1913) . Năm1926 ,F.Goodenough - một nhà tâm lý đã đưa ra phương pháp đánh giá trí tuệ qua hình vẽ người của trẻ em . Hình vẽ người đã trở thành một công cụ trắc nghiệm tâm lý đánh giá chỉ số thông minh ( IQ ) .
    Năm 1949 , Machover đưa ra phuơng pháp nhận định nhân cách dựa trên hình vẽ người . Sau đó , Koppitz ( 1968 ) lập thang đo . Những năm 1970-1972 , Burnss và Kaufman cho rằng , có thể nhận xét khả năng nhận thức , đánh giá bản thân cũng như mối quan hệ với nhửng người xung quanh trẻ qua tranh vẽ gia đình .
    Ở Việt Nam , Nguyễn Văn Thành ( 1973 ) đã có nghiên cứu về hình vẽ người của trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển trí tuệ . Trần Thị Cẩm biên dịch bộ tài liệu " Sổ tay chẩn đoán tâm lý trẻ em " trong đó có những bài về hình vẽ người , cây cối , gia đình của trẻ . Viện Nhi Hà Nội cũng tiến hành nghiên cứu việc trẻ vẽ hình người theo Goodenough tại một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội ( 1992 ) . Các tác giả nhận xét có sự tương ứng giữa điểm vẽ hình người với điểm học tập & hình vẽ phản ánh trí khôn theo tuổi ( rõ rệt nhất từ 7 đến 10 tuổi ) . Trẻ gái và trẻ trai có những đặc điểm khác nhau .

    1. Đánh giá phát triển tư duy của trẻ em qua hình vẽ

    Qua hình vẽ phản ánh sự phát triển và thành thục của hệ thần kinh , là bộ phận chỉ đạo vận động các cơ , mắt . Tiến triển của hình vẽ phụ thuộc vào sự phát triển song song của hai quá trình : một bên là sinh lý với phát triển của hệ thần kinh ( chỉ đạo giác quan & vận động ) , một bên là phát triển tâm lý ( tư duy và tình cảm ) .

    Giai đoạn trước tuổi đi học : Khi trẻ biết cầm bút di động trên giấy ( từ 10 tháng đến 2 tuổi ) để lại những dấu vết thì đó mới chỉ là một rung động và em bé chưa để ý nên vẽ một vật gì . Đó cũng mới là một cử động vì trẻ vẽ tựa như cầm một vật gì đó lắc đi lắc lại . Ở lứa tuổi này trẻ chưa kiềm chế được vận động của tay , bút vạch đi rất nhanh vượt ra cả ngoài tờ giấy .Cử động vẽ chưa thành thạo do sự chỉ đạo của hệ thần kinh với cơ bắp chưa thành thục .Dấu vết trẻ để lại trên giấy là những đường vạch , những nét ngoằn ngoèo . Những trắc nghiệm ở lứa tuổi này được gọi là trắc nghiệm tâm lý vận động bởi lẽ sự phát triển của trẻ biểu hiện trình độ phát triển tâm lý vận động .

    Từ 2 đến 3 tuổi : Trẻ vẽ còn ngoằn ngoèo . Trẻ vẽ chưa có sự kiểm tra của thị giác và mang tính cơ năng nhiều hơn . Khi thì vẽ bằng tay phải , khi bằng tay trái là vì lứa tuổi này chưa rõ thuận tay nào .
    Trẻ 3 tuổi có thể bắt chước được . Trẻ bắt đầu có ý muốn vẽ giống hình mẫu đặt trước mặt .

    Khoảng hơn 4 tuổi , trẻ mới bắt đầu vẽ theo ý định , bắt đầu bỏ lối vẽ ngoằn ngoèo để vẽ cái gì đó có hình thù hơn . Trẻ có thể vẽ được một hình tròn và một đường thẳng .Ở tuổi này , trẻ có thể sao chép đúng một hình vuông ( điều này được lấy làm mốc phát triển của trẻ 4 tuổi trong quá trình phát triển chung ) . Hứng thú vẽ một đồ vật , tự mình chú ý và thích vẽ bắt đầu hình thành ở giai đoạn này . Hứng thú đó tiếp tục cho đến khi trẻ 9-10 tuổi . Trẻ được 5 tuổi vẽ người thường vẽ một vòng tròn , chấm 2 chấm ở trong và 2 nét thẳng chỉ 2 tay và 2 nét chỉ 2 chân , ko vẽ thân người - đó là hình người "nòng nọc " .

    Được 5 tuổi : trẻ thường vẽ đồ vật và hình người bằng những nét chung . Các nhà tâm lý học gọi đó là " vẽ bằng nét sơ đồ " . Đó là những nét tượng trưng còn thô sơ của đồ vật . Giai đoạn này có thể tiếp tục cho đến 9 tuổi , nhưng chỉ là một giai đoạn nhất thời trong tiến trình phát triển chung nên sẽ chấm dứt . Trẻ thông minh sẽ nhanh kết thúc , còn trẻ chậm phát triển thường dừng lại ở giai đoạn này mà ko tiến bộ thêm . Mặc dù hình vẽ còn mang tính chất sơ đồ nhưng cũng biểu hiện tình cảm của trẻ . Khi vẽ một người mà trẻ quý mến thì trẻ vẽ thêm nhiều chi tiết đẹp : mắt đen , tóc quăn , tay cầm hoa , áo quần màu sắc . .. Nếu vẽ người trẻ ko quý thì trẻ vẽ xấu : mắt dữ tợn , miệng méo ...Trẻ vẽ những gì trẻ " biết " về người đó chứ ko vẽ theo thị giác đã nhận xét . 5 tuổi , trẻ sao chép được hình vuông và hình tam giác . Cũng từ 5 tuổi , trẻ bắt đầu phân biệt các đồ vật từ xa .

    Từ 6-9 tuổi : Trong giai đoạn này trẻ học tập kĩ năng cầm bút để viết và vẽ . Trẻ 6 tuổi thực hiện các độg tác tay chính xác hơn , sao chép được các chữ của vần , hình thoi . Thông qua hình vẽ , trẻ liệt những gì biết về thế giới xung quanh và bộc lộ ý nghĩ của mình . Hình vẽ của trẻ là sự diễn tả những gì trẻ biết thông qua tình cảm chủ quan mà chưa phải là sự sao chép thực tại theo tri giác bằng mắt . Do đó , trẻ vẽ con vật /đồ vật nhìn từ mọi phía là vì , như vậy mới nhìn thấy toàn bộ con vật /đồ vật . ( Ví dụ , khi vẽ ô tô nhìn ngang nhưng lại thấy được cả 4 bánh xe và 2 đèn phía trước ) . Trước 6 tuổi , khi bảo trẻ vẽ , trẻ chưa biết mục đích mình vẽ gì , chỉ sau khi vẽ xong mới cho đó là hình gì , vẽ mang tính chất tùy hứng & ngẫu nhiên . Từ sau 6 tuổi , trước khi vẽ trẻ ý thức được mình muốn vẽ gì .

    Lên 7 , trẻ bắt đầu phân biệt hình mẫu nên trẻ có thể sao chép đúng , vì sao chép đòi hỏi một số thao tác và công việc ko quen thuộc khó hơn vẽ theo mình nghĩ .

    Trẻ 8-9 tuổi , vẽ giống như mắt nhìn thấy , vừa nhìn đồ vật vừa vẽ chứ ko như trước đó thường cúi đầu vẽ mà ko nhìn vào vật hoặc cảnh trng thực tế . Điều này biểu hiện tư duy của trẻ đã hoạt động như của người lớn ; phân biệt nhưng vật ở ngoài với hình ảnh , ý nghĩ trong trí óc mình - đã tách biệt được hai thế giới : thế giới chủ quan nội tâm và thế giới khách quan bên ngoài , do vậy phải vẽ giống với vật bên ngoài . Do khả năng tổng hợp phát triễn nên trẻ vẽ hình người cân đối hơn , tỉ lệ kích thước các bộ phận đúng với thực tế hơn . Trẻ vẽ hình người nam và nữ khác nhau thông qua các chi tiết về đầu tóc , quần áo .
    Trước 8 tuổi , một số trẻ thường vẽ đồ vật như trẻ đã biết , nghĩa là vẽ luôn cả nội dung bên trong của đồ vật ( ví dụ vẽ ngôi nhà có tường bao quanh nhưng lại thấy bàn ghế trong nhà ; vẽ người thì thấy hai chân trong ống quần ; vẽ chậu hoa có cả rễ cây trong đất ...) . Sau 8-9 tuổi , nếu vẽ cã bên trong đồ vật nữa thì đó ko còn là bình thường mà có thể là một biểu hiện chậm phát triển trí tuệ . Ở lứa tuổi lên 8 , hình người mà trẻ vẽ thường có cả cổ mà trước đó trẻ ít vẽ đến .

    Từ 10 đến 14 , trẻ phát triển khả năng tổchức ko gian .Biểu hiện này thể hiện trong hình vẽ là vẽ được quang cảnh , tỉ lệ kích thước của đồ vật sát thực tế , có sự phối hợp các đồ vật và chi tiết thành một hình vẽ tổng quát khiến hình vẽ mang một ý nghĩa nhất định . Hình vẽ của trẻ vừa là hình ảnh thực tế thu nhận qua thị giác , đồng thời biểu hiện ý nghĩa của hình ảnh đó đối với trẻ . Do đó hình vẽ của trẻ mang tính chất nội dung , nghĩa là bao hàm những điểm chính của sự vật mà trẻ muốn biểu hiện , thông qua tình cảm hoặc cảm xúc của trẻ . Đến khoảng 10-11 tuổi , nên dạy cho trẻ kĩ thuật vẽ để bồi dưỡng và phát huy khả năng , hứng thú vẽ của trẻ ...


    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 18:27 ngày 02/04/2005
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    2. Vẽ bộc lộ tâm tư tình cảm .
    Vẽ là một trong những kĩ thuật phóng chiếu,đặt trẻ vào một tình huống để trẻ thể hiện cảm xúc và trạng thái tâm lý của mình dựa vào những gì đặt ra trước mặt trẻ mà lúc này trẻ ko ý thức được là đã nói lên thái độ và trạng thái của chính mình .Đây là kĩ thuật có hiệu quả để trẻ bộc lộ bản thân là vì nếu chỉ nói và viết thì trẻ có thể cố ý biến đổi theo một hướng nào đó ko bộc lộ ra tâmtrạng thực,còn với hình vẽ thì ít khi trẻ làm được như vậy .
    Tình cảm con người thường bộc lộ qua cử chỉ ,hành động ,lời nói và gửi gắm cả tâm tư qua hình vẽ .Sau khi vẽ thành hình ,trẻ thường nói ra , kể thêm vào "con mèo này khôn lắm" ," bạn ấy đi chơi công viên rất vui "... Có nhiều tâm tư cảm xúc ( thắc mắc ,yêu ghét ,lo lắng ,giận dỗi ...) nằm sâu trong nội tâm ko bộc lộ ra bằng lời nói nhưng được thể hiện qua những hình vẽ mà chính mình ko nhận ra .Khi quan sát trẻ em vẽ & nhận xét hình vẽ của chúng ,một người làm công tác chăm chút trẻ có kinh nghiệm có thể :
    - Hiểu thêm tính tình của trẻ qua đường nét ( thẳng ,cong ,rối ren ,độ đậm nhạt ..),qua sắp xếp hình vẽ trên trang giấy ( ở phần trên ,dưới ,phải ,trái ,vị trí thứ tự nhân vật ...) ,qua màu sắc ( xanh ,đỏ ,đen ...) cũng như kích thước ,chi tiết của các hình vẽ .
    - Đoán ra thắc mắc ,lo âu của trẻ qua nội dung hình vẽ , xếp đặt các chi tiết ( trong vẽ cây ,người , gia đình ) .
    Việc suy đoán này là khó , nên phải kết hợp quan sát tỉ mỉ các hành động ,thái độ khác trong cuộc sống ,có kiến thức về tâm lý & làm việc nhiều với trẻ em mới có thể nhận định được . Không đơn thuần dựa vào màu sắc ,hình vẽ chiếm phần nào trên trang giấy ...mà vội kết luận về tính tình của trẻ . Con người ko đơn giản và mô hình hoá như vậy ,vì mỗi người là một tổng thể phức tạp rất khó xác định tính đặc thù . Nhất là trẻ em đang ở độ tuổi phát triển , tâm lý chưa ổn định ,nên muốn nhận xét và giúp đỡ trẻ ,ta cần theo dõi ,dìu dắt trong thời gian dài . Vận dụng phương pháp này là một việc khó khăn & tế nhị ,konên đoán "mò " mà kết luận vội vàng .
    Tranh vẽ là một dạng của sáng tạo ,là sự phản ánh thực tại về hiện thực trong ý thức của trẻ . Vẽ tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ý nghĩ của mình và là một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ của nhận thức . Vẽ tranh cho phép trẻ phản ứng lại những tưởng tượng và cảm xúc , bộc lộ bản thân ,phát triển khả năng sáng tạo ,hồi phục cân bằng nội tâm và phát triển tính tự lập .
    3. Vẽ tranh trong liệu pháp tâm lý
    Trước 9-10 tuổi ,trẻ em nào cũng thích vẽ . Trẻ nhỏ thường hứng thú nhiều hơn .Lớn lên , dần dần năng khiếu xuất hiện ,có em giỏi ca múa ,có em thích máy móc ,em khác lại thích thể thao ...Ở lớp mẫu giáo ,emnào cũng vẽ ,lên cấp I số ấy giảm đi ,sang cấp II và III số em thích vẽ giảm đi rất nhiều .Như vậy cho các em học vẽ ko phải chỉ để sau này trở thành người vẽ giỏi mà chủ yếu là giúp các em phát triển tự lực , tự tin , đầu óc trật tự ngăn nắp ,biết quan sát suy nghĩ ,vui vẻ thoải mái ,có óc thẩm mỹ ...Vẽ là dịp để các em tập quan sát ,suy nghĩ & bộc lộ tâm tư của mình .Chính sự bộc lộ tâm tư qua một hoạt động sáng tạo ( ở đây là vẽ ) , giúp các em giải tỏa bớt các thắc mắc ấm ức ,khiến tính tình trở nên vui vẻ & cởi mở hơn .
    ***Công dụng của vẽ trong khả năng phóng chiếu
    :
    1.Tìm hiểu cá tính & nhận thức bản thân trẻ qua hình vẽ người ,vẽ cây .
    2. Tìm hiểu mối quan hệ , tình cảm của trẻ đối với người thân - qua hình vẽ gia đình ,trẻ thường vẽ người nào mà trẻ quý nhất hoặc ghét nhất .
    3. Tìm hiểu thái độ : qua kích thước , màu sắc ,chi tiết vẽ một người , ta có thể hiểu được thái độ của trẻ đối với người đó .

    Khi đang vẽ , trẻ dường như cách biệt với thế giới xung quanh ,ko phụ thuộc vào ý nghĩ của mình ,do đó ta có thể hiểu kỹ hơn những nỗi phiền muộn của trẻ .
    Thường có khác biệt về tranh vẽ giữa nam & nữ . Trẻ trai thường vẽ máy bay ,ô tô , cảnh chiến trận ...còn trẻ gái thường vẽ thiên nhiên , nhà , người ,động vật là những cảnh quen thuộc .
    Trong một số trường hợp tranh vẽ có thể giúp cho chẩn đoán lâm sàng : những cảnh hỗn loạn ,thiếu hài hoà là biểu hiện tính kích thích của những trẻ năng hoạt động ,giảm chú ý .Lo hãi trầm cảm có thể thể hiện ở sự nghèo nàn màu sắc ,thiên dùng màu xám ,giảm kích thước người , hình người ko đầy đủ các bộ phận ,hoặc ko có người .Trong trường hợp lo âu rõ ,còn thấy những nét gạch dày đặc hoặc các đường cong đan vào nhau lấp khoảng ko gian của bức tranh . Những cảm xúc bị rối loạn phân ly thường thể hiện trong sự phối hợp các màu mạnh ,màu rực rỡ với hoa lá ,chim **** ,công chúa .
    Tranh vẽ có thể làm rõ những mối quan hệ trong gia đình : người ở bên cạnh trẻ thường là người gần gũi tình cảm với trẻ .Nếu " quên " vẽ một người nào đó trong gia đình thì thường người đó ít có ý nghĩa đối với trẻ hoặc là đứa em đã gây cho trẻ cảm giác ghen tị .Trong tranh vẽ nếu xuất hiện một ngườikhác ko phải trong gia đình ( người quen , họ hàng ...) thì thường đó là trường hợp gia đình lớn hoặc những gia đình thiếu bố và mẹ .
    Nếu trẻ có rối loạn phân ly thì vẽ mình ở trung tâm bức tranh .Nếu trẻ vẽ bản thân cao to hơn ,mặc đẹp hơn bố mẹ ,thì điều này nhấn mạnh tính cá nhân và kiểu cách của trẻ rối loạn phân ly .
    Trong trường hợp bố mẹ cãi nhau ,trẻ thường vẽ bản thân ở giữa ,dường như là người làm nhiệm vụ hoà giải gia đình . Khi ko có va chạm cãi cọ ,thì bản thân được vẽ bên cạnh ,có nghĩa là "loại trừ "xung đột . Như vậy vẽ tranh ko chỉ phản ánh hiện thực mà còn giúp xây dựng phong cách dễ được chấp nhận hơn trong các mối quan hệ gia đình .
    Màu sắc tô lên hình người trong tranh vẽ cũng mang một ý nghĩa nào đó : màu xanh da trời nói lên nguồn an ủi cảm xúc , gắn bó và yêu thương đối với trẻ ;trẻ bị ám ảnh thường tô thân mình màu đen ,có nghĩa là có cảm giác bi quan ,cô đơn và cách biệt với mọi người xung quanh .
    Khi cho trẻ vẽ tranh với chủ đề cũ thì có trường hợp trẻ đã vẽ vị trí bản thân và màu sắc thân mình thay đổi . NHư vậy vẽ tranh mang tính động thái tâm lý .Trong chừng mực nào đó ,nó bổ sung cho kết quả thăm khám lâm sàng & tạo điều kiện tiền đề cho việc trò chuyện về các mối quan hệ trong gia đình ,giữa thầy thuốc & bệnh nhi .
    Những nỗi lo hãi của trẻ cũng được thể hiện qua bức vẽ .Phân tích những bức tranh cho thấy chúng thường gắn với những tưởng tượng ,liên tưởng với những tác động bất ngờ ( sợ sệt ) ,bệnh tật ( bất hạnh ) ,chết chóc ( sự kết thúc ) .Liệu pháp tâm lý điều trị ám ảnh sợ thông qua vẽ tranh đã tỏ ra có hiệu quả cho trẻ ở lứa tuổi 4-11 . Nhờ vẽ tranh ,có thể loại trừ được những sợ hãi cụ thể như sợ động vật ,côn trùng ,quái vật , những gì xuất hiện trong bóng đêm & trong mơ . Ví dụ ,một trẻ sợ mèo đã được bác sĩ cho vẽ mèo . Sau đó bác sĩ cùng xem tranh với trẻ ,ghi nhận sự hoàn thành công việc của trẻ & mang cất bức tranh đó vào tủ với sự có mặt của trẻ . Như vậy hoạt động của trẻ đã được bác sĩ ghi nhận ,đồng tình và nỗi sợ hãi đã " nằm lại " tại bệnh viện . Nếu hiệu quả điều trị chưa tốt thì hướng dẫn trẻ vẽ cái mà trẻ sợ vào một bức tranh và vẽ cái mà trẻ ko sợ nữa vào một bức khác . Như vậy trẻ sẽ phải nhận thức nỗi sợ và biểu thị nó trong khi vẽ .Sau đó trẻ sẽ mô hình hoá hoàn cảnh trong bức tranh khác như thế nào để khắc phục được sự sợ hãi đó .Cụ thể hoá nỗi sợ hãi ,đi sâu vào nó ,chuyển thể những xúc động gắn liền với nó ,do đó tính ước lệ cả hình vẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện giải cảm ứng .Vẽ tranh tạo cho trẻ những khả năng khác nhau để phản ứng lại nỗi sợ bằng hình tượng .
    Trong thực hành lâm sàng ,việc tiến hành cho trẻ vẽ tranh được thực hiện như sau :
    Sau khi đến phòng khám vài lần hoặc vào bệnh viện vài ngày là thời gian thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc ,thầy thuốc đã hiểu phần nào hoàn cảnh gia đình & những biểu hiện rối loạn tâm lý ở bệnh nhân . Khi đó mới cho trẻ vẽ tranh . Cho trẻ giấy vẽ và hộp bút màu ,để trẻ ngồi ở tư thế thích hợp . Ban đầu thường cho trẻ vẽ tự do ( theo ý thích ) ,sau đó cho trẻ vẽ tranh theo chủ đề . Tùy vào mục đích tìm hiểu và trị liệu mà yêu cầu chủ đề nhưng thường là vẽ cây , người ,gia đình và vẽ những gì mà trẻ sợ .Cho trẻ vẽ trong phòng yên tĩnh để trẻ tập trung tốt .Trong khi trẻ vẽ ,ta quan sát trẻ một cách kín đáo : trẻ nói gì ,biểu hiện nét mặt , vẽ ai trước trong gia đình ,tẩy xoá ...
    Sau khi vẽ xong tranh gia đình,trẻ thường được hỏi về từng nhân vật trong tranh , trong gia đình ai sướng nhất ,ai khổ nhất ,trẻ qúy ai nhất ,ghét ai nhất . Nếu trẻ vẽ cây thì hỏi đó là cây gì ...
    Nhận xét hình vẽ của trẻ thường bao gồm:
    1.Kích thước vẽ : Hình vẽ quá lớn thể hiện sự ko kiềm chế được nội tâm ; hình vẽ nhỏ thường biểu hiện tính nhút nhát ,lo lắng khi vẽ , nhấn mạnh và vẽ to quá đáng một vài bộ phận thường là những chi tiết trẻ đang quan tâm lo lắng .
    2. Vị trí đặt hình vẽ : Hình đặt ở vị trí cao thường thể hiện có mong ước và cố gắng đạt mục đích ; hình vẽ ở phía dưới thể hiện sự ko yên tâm hoặc mang tính thực tế , hình lệch về trái là suy nghĩ về quá khứ ,lệch phải là nhiều ước vọng tương lai ; hình đặt nghiêng thể hiện tâm trạng ko an toàn ,lo hãi .
    3.Tốc độ vẽ : Vẽ nhanh thường gặp ở trẻ hướng ngoại ; vẽ chậm thường gặp ở trẻ vốn tính cẩn thận , hay suy nghĩ .
    4. Các nét vẽ : vẽ những nét vạch mạnh , thẳng dài thường biểu hiện lòng tự tin ,thích ganh đua ; những nét mờ đứt quãng là thiếu tự tin ,rụt rè ; vẽ nhiều đường thẳng và góc nhọn thường gặp ở trẻ có đầu óc thực tế , biết tổ chức ; vẽ nhiều đường cong là trẻ nhạy cảm ,có óc tưởng tượng nhưng thiếu tự tin ; có nhiều đường phân tán trẻ thiếu tập trung ;nhiều nét gẫy gập là tâmtrạng bất an ,vẽ nhiều chấm và đốm nhỏ là tính tỉ mỉ .
    5. Lực ấn bút : Nét đậm gặp ở trẻ có sức mạnh và hung tính ; nét mảnh ấn nhẹ ở trẻ thiếu cương quyết ,ức chế ,nhúc nhát ; một vài nét tẩy xoá quá mức lại thể hiện sự lo lắng và thiếu tự tin .
    6. Thứ tự các bộ phận : Khi vẽ người thường vẽ theo thứ tự đầu ,thân ,tứ chi . Nếu trẻ quên ko vẽ bộ phận nào là điều cần lưu ý . Nếu bỏ sót bản thân thì đó thường là tâm trạng phủ nhận bản thân ; nếu bỏ sót ai đó trong gia đình thì thường người đó ít được quan tâm, trẻ ghét hoặc ganh tị .
    7. Những hình người ko bình thường : hình que củi có nghĩa trẻ ko muốn bộc lộ bản thân ; vẽ hình cao bồi thể hiện sự mong muốn có nam tính và cứng cỏi ; vẽ hình chú hề thể hiện mặc cảm tự ti ; vẽ quái vật và phù thủy thể hiện nhận thức bản thân yếu kém và giải thể nhân cách .
    8. Màu sắc : Màu xanh thể hiện sự thích nghi tốt , màu đỏ thể hiện ưa hoạt động , cá tính mạnh , nóng tính ; màu đen thể hiện trầm cảm hoặc kiềm chế được phản ứng ; màu tím thể hiện căng thẳng có xung đột nội tâm,màu vàng mang tính phản kháng hoặc lệ thuộc ; màu nâu thể hiện tính nhút nhát ,thoái lùi ...
    Liệu pháp vẽ tranh được kết hợp với trò chuyện ,thảo luận nhóm ,trò chơi phân vai ,trò chơi bằng con rối ... có thể góp phần loại bỏ sợ hãi ,giảm bớt lo lắng của trẻ .Tranh có thể dùng làm chỉ số biểu thị những thay đồi diễn ra trong quá trình điều trị . Khi tinh thần ổn định , tranh vẽ thường tỏ ra hài hoà về màu sắc và bố cục .
    TGiả :Quách Thúy Minh
    Nguyễn Hồng Thúy ,
    Những vấn đề tâm lý & văn hoá hiện đại .

Chia sẻ trang này