1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ve^` va^.t lie^.u , xin chi? ju'p !!!

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi teppiyayni, 30/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Xin lỗi cả nhà, tớ bận quá nên bây giờ mới có thời gian rảnh để tra sách. Ký hiệu H14 là ký hiệu của thép không gỉ - chịu nhiệt; mác thép này có các tiêu chuẩn sau:
    -Theo tiêu chuẩn ISO (ISO 4955 (1994)): X6CrNi23-14
    -Theo AISI (USA) (ASTM A 681-99): có thể có các ký hiệu: H 14 (AISI); T20814 (UNS); A 681 (H 14) (ASTM) (Riêng hội Mỹ này còn gọi thép này "Tool steel").
    -Theo HU (MSZ EN 10095 (03/1999) (Tiêu chuẩn của Hungary): X10CrAlSi25
    Như vậy có khả năng chi tiết mà teppiyayni định chế tạo sẽ là chi tiết chịu nhiệt và có lẽ cả chịu mòn nữa.
    WJT.
    Được WJT sửa chữa / chuyển vào 03:35 ngày 01/04/2006
  2. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Quên mất, còn 1 thông tin khá quan trọng là thành phần của thép H14 nữa:
    C 0.08%
    Si 1%
    Ma 2 %
    P 0.045%
    S 0.03
    Cr 22-24%
    Ni 12-15
    Luợng Cr và Ni rất cao thế này chứng tỏ H14 chịu nhiệt và mài mòn rất tốt đấy.
    WJT.
  3. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi! Cho em hỏi theo bác thì cái gì quyết định đến tính mài mòn của thép. Theo cái thành phần này thì đây là thép không gỉ là cái chắc rồi nhưng còn tính mài mòn thì ... em không được chắc lắm. Bác giải thích giùm cái.
  4. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Trong các thành phần này thì Crôm (Cr) là nhân tố quyết định đến độ chịu mài mòn. Thép càng nhiều Cr thì khả năng chịu mòn càng cao. Vì thế nên (ví dụ) khi mạ chẳng hạn, nếu muốn bóng đẹp thì mạ Ni, còn muốn chịu mài mòn thì phải mạ Cr. Mạ Cr-Ni (Cr trước rồi Ni sau) là kết hợp cả 2 loại - trông đẹp và chịu mòn cũng tốt.
    Nói thêm 1 tý - Độ cứng của chi tiết sau nhiệt luyện phụ thuộc chính vào lượng các bon (C) trong thép. Như loại H14 này có hàm lượng C rất thấp nên nếu tôi sẽ không thể có độ cứng cao được. Do vậy có thể suy ra là sẽ không có nhiệt luyện cho H14.
    WJT.
  5. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất. Theo bác thì Cr nó làm gì mà nó chịu mài mòn chứ. Theo những gì em được học tất cả các vấn đề này chỉ là thằng C thôi. Tại sao lại vậy? Nguyên nhân là do C tạo nên độ cứng cho thép. Mà độ cứng thì liên quan mật thiết với độ mài mòn. Thép có cứng được là do C, các nguyên tố hợp kim chỉ đóng vai trò làm tăng cái này lên thôi. Như Cr chẳng hạn nó sẽ đóng vai trò tạo nên các loại carbide Cr7C3, Cr23C6, ... Ngoài ra cũng phải kể đến một lượng Cr đáng kể hòa tan vào Austenite hoặc Ferrite. Bác biết thép ổ lăn không loại WX15 ý. Trong này chỉ có ~1% Cr thôi vậy mà tại sao nó lại mài mòn tốt thế. Điều này là do có tới 1.5% C lận.
    Thứ hai, em xin bác. Bác đừng có lấy ví dụ lớp mạ như thế. Bác có biết rằng lớp mạ chẳng qua chỉ là bám dính cơ học không? Xét cho đến cùng nó còn thua xa lớp nhúng nóng kia. Vì lớp nhúng nóng thì nó còn có liên kết hóa học chứ còn ... Thế nên bác so sánh thế là không đúng.
    Thứ ba, lớp mạ Cr-Ni sở dĩ nó có cái mặt đẹp bởi vì nó thụ động hóa được oxy. Mà nếu oxy có vào được thì cái oxyt của nó cũng đủ chặt để ngăn cản quá trình oxy hóa tiếp theo.
    Thứ tư, bác đừng có tư duy cứng nhắc rằng cứ tôi là phải cứng. Có cái tôi xong lại mềm oặt ý chứ. Điển hình là hợp kim Al, Cu chẳng hạn. Ngay như thép 130Mn13 đúc xong cứng vỡ mặt thế mà tôi xong lại mềm mới chết chứ. Cái này thì bác biết là vì sao rồi chứ.
    Mong bác chỉ giáo thêm
  6. thinhfelice

    thinhfelice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Em vào đây vỡ được ối điều, cảm ơn các bác! Mà có bác nào nắm vững về quá trìng ủ cầu hoá và thử thuỷ lực cho thép ống theo tiêu chuẩn ASTM thì chỉ giáo cho em với nhé. Cảm ơn các bác nhièu nhiều
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Trong này là mình nói riêng cho H14 - mà mình cũng đang đoán là có khả năng nó chịu cả mòn tốt mà (chịu nhiệt thì chắc chắn rồi). Kể cả tôi (nhiệt luyện) là cũng nói trong trường hợp này -vì hàm lượng C của nó là không đáng kể. Còn trường hợp C cao, tôi cứng được thì khả năng chịu mòn có thể là do các bon là chủ yếu. Tuy nhiên, bạn nên xem lại nhé, thép nếu không có Cr (ít nhất là có Cr, chưa nói là có thêm 1 vài nguyên tố nữa) vào thì chưa được liệt vào loại thép chu=ịu mòn đâu. Tất cả các loại thép chịu mòn (WX15 là 1 loại khá điển hình) đều có hàm lượng Cr khá cao (thường trên 0.5%). Thép có C cao, có thể tôi đạt độ cứng 60-65 HRC (nhóm thép C dụng cụ chẳng hạn), nhưng cũng có được liệt vào loại chịu mòn đâu. Khả năng chịu mòn của nó tăng lên rất nhiều nếu mới chỉ thêm Cr vào (như 9XC chẳng hạn) - mặc dù là lượng Cr. trong 9XC chỉ cỡ 0.9 %, và nó vẫn chưa được liệt vào loại chịu mòn. Cũng vì thế mà WX15 như bạn ví dụ (1% được coi là cao rồi-tuy nhiên trong WX15 còn có thêm vài nguyên tố chịu mòn nữa như Mo, W..- để có được tên gọi là "thép vòng bi" - gọi theo Nga) mới làm ổ lăn được đấy - nếu không có Cr xem???? Còn ở trên, không phải ý mình nói là Cr phải trên 10-20% thì mới chịu mòn được. Mình chỉ nói nó là thép không gỉ chịu nhiệt, nhưng vì Cr nhiều nên mình cho rằng có thể sẽ chịu cả mòn được nữa (mặc dù độ cứng của nó rất thấp).
    WJT.
  8. teppiyayni

    teppiyayni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bác WJT tra cứu VL thép H14 ở đâu vậy ? chỉ em với ?em đang cần cuốn đó lắm ... cảm ơn bác !
  9. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Hi quote-teppiyayni! Tớ tra ở một phần mềm chuyên dụng của công ty. Đây là 1 phần mềm chuyên tra các tiêu chuẩn VL của Đức - chứ cũng không phải là sách (tớ cũng chưa có cái này).
    WJT.
  10. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Mình mới phát hiện có trang web này khá hay! Có thể tra tên, thành phần hoá học ... của đủ các loại vật liệu dùng trong cơ khí (thép các loại, gang, đồng, nhôm...).
    http://www.splav.kharkov.com/choose_type.php#7
    WJT.

Chia sẻ trang này