1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vấn đề TỰ HỌC KHÍ CÔNG

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muoi_mot, 08/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lega

    lega Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    0
    Híc híc ! chít tui rồi mấy bác ơi ! , trong 7 điều mình chẳng dưỡng được điều nào ả ! hic làm sao bây giờ !
    Cơn giận là kẻ thù của chính bạn
  2. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác cho em hỏi ! Tất cả gồm có mấy "tạng người" ? Hay chỉ có "tạng người Âm" và "tạng người Dương"?Làm sao để biết mình thuộc "tạng người" nào và tập luyện theo qui tắc nào ?
    Xin cảm ơn !

    Không có em còn trăm ngàn người khác
    Mất em rồi anh vẫn có người yêu
  3. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    ISKC đấy à? Lâu lắm mới gặp lại, khoẻ không?
    Xin phép được thay lời lanhdientiensinh trả lời bạn nhé: con người có 3 dạng chính - người Âm, người Dương và người kết hợp hài hoà được cả âm và dương (điều kiện mà chúng ta phải cố gắng đạt tới thông qua rèn luyện). Thường thì ko có người hoàn toàn âm và hoàn toàn dương mà thiên nhiều hơn về một phía. và người điều hoà thì cực kỳ hiếm.
    Người âm có một số biểu hiện là: thân hình nhỏ bé, nước da kém hồng hào, giọng nói nhỏ, thấp. Họ dễ mắc bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, yếu sinh lý, sức khoẻ kém, dễ mệt mỏi.... Những người này tuổi thọ thấp.
    Ngược lại người dương tạng thì có sức vóc to lớn, khoẻ do dương khí mạnh. Họ có giọng nói vang, to. Da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn. Ham muốn nhiều. Dễ tham gia những việc cần sự mạnh mẽ, dứt khoát... Với họ, tiểu tiện và đại tiện đều dễ dàng song họ lại hay mắc bệnh về tim mạch hoặc liên quan tới tim mạch.... Họ cũng sống lâu.
    (Tôi chỉ tạm nói rất sơ sơ vậy thôi. Để chừa lại cho mọi người nói kỹ).
    7 quy tắc mà tôi nói là áp dụng được thì quá tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là người âm tạng có thể chất không mạnh nên chú ý. Chỉ riêng việc sống đúng với bảy lời khuyên cũng giúp họ giảm nhiều bệnh tật, sống lâu. Hơn là người tạng dương mà phung phí sức lực.
    Bạn có còn nhớ ngày xưa tôi đã nói gì với bạn về qui tắc tuân thủ chặt chẽ khi tập khí công không???? Về sau tôi mới đọc được 7 lời khuyên kia và ngộ rằng nó không hề khác với qui tắc mà mình đã áp dụng ---> ko thấy khó khăn tí nào. Thậm chí nó còn bao quát hơn, tổng hợp hơn.
    Việc tập Khí công, Thiền... cũng đi đến sự hài hoà âm dương. Thêm vào đó, người thiên về tạng âm lại có những thuận lợi về sau, khi thực hành nó...

    Muoi_mot
  4. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy! Điều hoà âm dương là điều vô cùng quan trọng! Chính điều này lí giải cho những lời cảnh báo về việc khai mở Luân Xa và đánh thức Hoả Xà đấy! Các Yogi chỉ chăm chăm hướng đến việc khai mở , tiếp xúc với năng lực cao siêu mà quên đi sự quân bình Âm Dương trong chính cơ thể của họ. Trong khi họ tiếp cận với những điều cao siêu về tâm thức thì họ lại phớt lờ đi cái cơ thể đang kêu gào thảm thiết của mình. Khí công TQ nói chung rất chú trọng đến quân bình âm dương. Và chắc chắn 1 điều là phải tiến tới tâm hồn và thể xác hoà hợp chứ không phải tách rời chúng ra.
    Âm Dương là một vấn đề rất thú vị! Người TQ chỉ dùng Âm Dương để phân chia , lý giải vạn vật. Việc tự mình phân biệt thuộc tính Âm Dương của mọi vật rất thú vị. Ví dụ : vật gì ngắn là Dương, dài là Âm ; màu sắc sáng , chói là Dương , màu tối , sẫm là Âm.......Như vậy, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng có thể phần nào điều chỉnh sự cân bằng Âm Dương . Như việc ăn uống , những loại trái cây có màu đỏ , vàng ....thuộc Dương ; màu tím , đen ....thuộc Âm. Ăn nhiều thức ăn Âm quá thì sợ lạnh , người xanh xao.... Thú vị chứ? Còn việc phải điều hoà chi tiết hơn thì sắp tới tôi sẽ nói cụ thể.
    Có 1 quy luật tối quan trọng là : Âm vượng thì tả Âm bổ Dương; nhưng Dương vượng thì không được tả Dương mà chỉ được bổ Âm cho cân bằng thôi!
    AHS
  5. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hay quá ! Bác Hiếu Yến, bác post bài nhanh lên để em còn theo dõi....

    Không có em còn trăm ngàn người khác
    Mất em rồi anh vẫn có người yêu
  6. TienKyAnh

    TienKyAnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá, mình vừa trả lời vấn đề "giai thoại biến chứng" cực dài, nhưng gửi lên bị mất. Thôi vậy. Có lời khuyên này gửi tới Muoi_Mot và IRKS nhé :
    Tài sản duy nhất người ta mang theo được lúc chết là Nghiệp. Công phu duy nhất chuyển được Nghiệp là Thiền. Vậy công phu duy nhất đáng để tận tâm tận lực theo đuổi suốt đời là Thiền.
    Khí công tốt, Võ thuật tốt - để giữ sức khoẻ, chứ vì mục đích khác thì chỉ tạo thêm Nghiệp, mà nguời phải trả Nghiệp thì cuối cùng vẫn là mình.
    Mặt hồ tĩnh lặng soi gương
    Lai vô ảnh khứ vô hình in trong
    Bản lai vô thuỷ vô chung
    Diện mục vô chính vô thường vô minh
    Tiền Kỳ Anh.
  7. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Em kính đề nghị các bác trước khi bấm nút "Gửi bài" cần có phương pháp lưu giữ bài viết bằng cách Copy vào MWord.Chứ mỗi lần các bác post bài lại than thở bị hỏng, bị mất...Em cũng xót lắm cơ !

    Không có em còn trăm ngàn người khác
    Mất em rồi anh vẫn có người yêu
  8. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Tiền Kỳ Anh huynh!
    Chắc thời gian vừa rồi bạn lại bận ẩn cư phải không? Bạn có khoẻ ko vậy?
    Lúc đầu là Hiếu Yến bị mất bài, sau lại là đến bạn!!! Tiếc quá! Tiếc quá!!! Mình cũng có đề nghị giống ISKC là nên copy vào MS Word trước rồi hãy gửi để cho ăn chắc...
    Chân thành cảm ơn bạn một lần nữa về lời khuyên về Luật nhân - quả trong topic Cổ Kim, và về Nghiệp trong topic này.
    Mình chỉ hiểu sơ sơ về Nghiệp thôi, không biết có đúng không - đại khái là hành động được lặp lại nhiều lần rồi đến một lúc nào đó mình không những khó mà có thể nào cưỡng được nó mà việc tạo nghiệp (dù nhỏ) còn phải gánh chịu cái gọi là Luật Nhân quả! Nghiệp theo mình như hình với bóng, ví như một thương nhân qua sông tuy bị mất hết của cải song cái kinh nghiệm, kiến thức thì vẫn còn.
    Nếu có thể thì bạn nói kỹ hơn cho mình được không? Nghiệp là cái gì? Làm sao chỉ có thông qua tập thiền lại có thể chuyển nghiệp??? ...
    Việc tập Khí công của mình mục đích chính là để nâng cao thể lực và trí tuệ chứ không phải vì ham muốn có công năng đặc dị để mà sử dụng... bừa bãi đâu. Nhưng không biết sau này thì sao nhỉ?

    Sinh ra như mặc áo mùa đông, chết đi như cởi áo mùa hạ...

    Muoi_mot
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Mình vẫn rất quan tâm đến những biến chứng có thể xảy ra khi luyện Khí công!!!

    Nếu Kỳ Anh à, nếu bạn không phiền thì lúc nào viết lại phần đó cho mình; hoặc có bạn nào biết --> xin chỉ giáo đôi điều?
    Sinh ra như mặc áo mùa đông, chết đi như cởi áo mùa hạ...
  10. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    E hèm...
    Hôm nay mình mới lượm được một số bài hay có liên quan đến topic tự học khí công này. Mời mọi người đọc lại hoặc chưa đọc thì tham khảo nhé?
    Cho các bác, mỗi người một bông hồng nhé?
    1. Ý kiến của Kỳ Long:Mộng luyện ( luyện tự động lúc ngủ) và Hành luyện ( luyện lúc hoạt động bình thường ) phải siêu rồi, có khi còn phải vẹo mới luyện được như thế cơ. Từ cơ bản tới cao cấp thì cứ theo phương pháp chuẩn mà tuân theo, bao giờ vẹo rồi thì hãy luyện ngẫu hứng đệ ạ.
    Ví dụ : bây giờ đệ mới luyện căn bản, chưa làm chủ được hô hấp, hơi thở chưa tự nhiên sâu đều chậm nhẹ, mà lúc nào sinh hoạt bình thường cũng nghĩ Đan Điền chẳng hạn, hay làm thao tác gì đó, thì lập tức hơi thở của đệ sẽ bị rối loạn, nhịp tim không đều, dần dần sẽ sinh biến loạn không tốt cho thể chất hoặc tinh thần : tim đập mạnh, tay run, thở gấp, hồi hộp lo lắng, hoặc cục cằn nóng nảy...Kể cả căn bản thở cũng phải có thầy chứ đừng tập theo sách, đệ đừng nghĩ chỉ là hơi thở thì tự luyện cũng được. Trong bốn thì thở tưởng như rất đơn giản đó , có hai thì hàm chứa toàn bộ tinh hoa của nội công đấy. Đệ nên tìm thầy rồi hãy học. Nếu nín thở hoặc ngưng thở không đúng cách và không có phương pháp khắc phục lệch lạc sẽ rất nguy hiểm . Biến loạn hơi thở sẽ biến loạn tim mạch, biến loạn tâm thần, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.
    2. bài tập điều hoà hơi thở của DHN:
    Theo tớ, "khí" là sự vận chuyển, hấp thụ, nhả ô xy của các tế bào mà thôi, chả có gì huyền bí cả nhưng có điều chưa có thiết bị nào đo được hoạt động sinh học này nên mới lắm thứ lý luận tùm lum của các môn phái
    To vua-bọ-cạp: khổ, có mỗi tập thở thôi mà không có ai dạy chú em à, để anh truyền thụ cho tí võ công sơ cấp của bản môn nhá, cứ từ từ mà luyện cả đời cũng khoẻ, chả có hại gì đâu:
    Yêu cầu:
    NÊN:
    - Tập đều đặn e.g. nếu em chỉ tập có 5 phút/ngày thì nên giữ nhịp đúng như vậy nghĩa là đừng có chơi theo kiểu hôm nay tập 1giờ, mai tập 1 phút. Cứ đều đều hàng ngày nhá, nhiều ít khong quan trọng miễn là "đều đặn"
    - tập đúng nguyên tắc, đọc hiểu trước rồi hãy tập
    - tập tối truoc khi ngủ, sáng sau khi ngủ dậy
    - trưóc khi tập uống khoảng 1 chén nước thưòng, âm ấm thì rất tốt
    KHÔNG NÊN
    - đọc sách võ nhảm nhí viết về khí công
    - không ham tìm hiểu hơn, biết đến đâu tập đến đó, sau này nếu có cơ duyên gặp được người giỏi thì học
    - không nên "phát minh, sáng tạo"
    - khong nên tập khi cảm giác mệt mỏi hoặc sau các hoạt động "nặng" e.g. ***, disco, marathon v...v
    Nguyên tắc và chu trình tập luyện:
    Bước 1: khởi động (nói theo tiếng ngoại là warm up)
    - hai chân đứng song song, khỏang cách hai bàn chân bằng vai, thả lỏng mọi cơ bắp
    - xoay cổ theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều khoang 10 cái
    - xoay các khớp vai, cùi chỏ, cổ tay, hông, đầu gối, cổ chân nhẹ nhàng, thả lỏng
    Bước 2: tập thở
    * Tư thế: đứng thẳng như trên cũng được (nhưng đứng lâu khong khoái lắm, nên ngồi), hoặc là ngồi trên ghế (hai chân chạm đất, lưng thẳng) hoặc ngồi bẹt đít như mấy ông sư ấy (nhưng nhớ giữ cho lưng thẳng nhé). Mắt nhắm hờ, đầu thăng, cơ thể thả lỏng, miệng khép lại.
    * Hơi thở: chu kỳ 04 thời : Hít vào-Nín hơi- Thở ra- Nín hơi
    Bây giờ chú ý tí nhá:
    - thở bằng mũi, cơ bụng chuyển động tích cực: khi hít vào bụng phình ra, thở ra bụng thót lại
    - thời gian hít vào bằng thời gian thở ra, nín hơi nên chỉ bằng một nửa (1/2) của hít vào
    - thở không nhanh khong chậm, sao cho cơ thể thấy thoải mái, đừng cố thở chậm làm gì cho mệt, cứ từ từ, dần dần hơi thở sẽ chậm
    * Ý nghĩ: tập trung tư tưởng bằng cách đếm các con số, ví dụ như hít vào đếm số lẻ, thở ra đếm số chẵn. Có thể dùng cách này để theo dõi lượng tập ra sao.
    Chẳng hạn như mỗi buổi tập chỉ đếm đên 300 thôi. Sau đó - cưòng thời gian tập tăng dần ví dụ như tuần đầu tiên tập đếm đến 300, tuần sau đó tăng lên 350 lần v...v
    tăng đến 600 lần thì cũng tốt lắm rồi đấy, giữ ở mức đó là được rồi
    Bưóc 3: Xả
    - kết thúc quá trình tập, đừng có đứng bật dậy ngay chú biết chạy bộ chứ gì, cuối đường chạy bao giwò cũng chạy chậm từ từ rồi dừng. Đây cũng vậy, thở bình thường vài hơi rồi thong thả đứng dậy.
    - xoay tròn các khớp như ở bước 1, không cần nhiều,
    - nếu biết các động tác thư giãn khi tập các bài tập thể dục thì làm theo 10-15 lần (cái này nếu mà không biết, bật tivi chuogn trinh tập thể dục buổi sáng ấy, sẽ thấy)
    Bước đầu thế thôi nhá, tập chơi chơi vậy chắc cũng mất từ 15-30 phút rồi đấy. Nếu tập chăm chỉ khoảng 3 tháng, ngày nào cũng tập mà thấy thích thì lên đây tớ chỉ cho giai đoạn 2. Tập xong giai đoạn 2 khoảng 3 tháng nữa thì tốt lém rùi, có thể áp dụng bài tập ngay cả khi làm việc, đi lại hay các hoạt động khác.
    Dặn rồi đấy, đọc cho kỹ các nguyên tắc đơn giản trên rồi hãy tập nhá. NẾu đọc sách khí công ba xu nhiều nó ngấm vào đầu đến khi bị khùng khùng (nhập ma), cùng với việc tập tành không đều, trái nguyên tắc, cố sức dẫn tới cơ thể nóng lạnh tùm lum (tẩu hoả) thì đừng oán tớ xúi bậy he he he
    3. nguoi ngoai (người ngoài hay người ngoại hả? he he...) trao đổi:
    nguoingoai hoi:
    mà cho tôi hỏi một chút là khi tập khí công có cần phải hiểu rõ kiến thức về kinh mạch hay không nhỉ...vì lỡ khí đi sai đường tẩu hoả nhập ma thì tiêu đời trai còn gì?
    Kính bác TGNN
    Lega:Bác làm như bác tập tới cảnh giới thượng thừa ko bằng, nếu tập những bài nội công đơn giản thì ko đến mức tẩu hoả nhập ma như bác nói đâu , nhưng có hại là điều chắc chắn, bác ko cần hiểu rõ về kinh mạch cho lắm, vì khi thầy đã bày nội công cho mình thì thầy sẽ bày cách hít thở cho mình là điều đương nhiên rồi, còn chuyện tẩu hoả nhập ma như bác nói chỉ có ở những môn nội công phức tạp thôi
    To nguoingoai:đương nhiên học khí công phải có chút ít kiến thức về kinh lạc rồi. Nhưng không đến nỗi phức tạp như bác nghĩ đâu: chỉ cần biết về các vòng Đại chu thiên và Tiểu chu thiên là được rồi. Bác cứ đi tập đi!
    TGNN
    <SPAN style="COLOR: #00ff00; FILTER: DropShadow (Color= #000080, offX=3, OffY=3, Positive=true); FONT-FAMILY: Tahoma; FONT-SIZE: 18pt; FONT-WEIGHT: bold; HEIGHT: 40px; TEXT-ALIGN: center; WIDTH: 400px">Sinh ra như mặc áo mùa đông, chết đi như cởi áo mùa hạ...</SPAN>

    Muoi_mot

Chia sẻ trang này