1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vấn đề TỰ HỌC KHÍ CÔNG

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muoi_mot, 08/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KhungLongBaoChua

    KhungLongBaoChua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    ? Làm sao chỉ có thông qua tập thiền lại có thể chuyển nghiệp??? ...
    -----------------------
    Xin phép trả lời câu này : Nghiệp và tâm trí là hai mặt của một thực thể, không tách rời. Khi tâm trí biến chuyển tốt sẽ tạo ra hành động tốt, sẽ gây Nghiệp tốt. Khi tâm trí biến chuyển xấu, sẽ hành động xấu, sẽ gây Nghiệp xấu. Thiền là quá trình liên tục biến chuyển tâm trí theo hướng tốt ( trừ phi luyên sai ), và người ta sẽ sống tốt hơn, và họ sẽ gặp phước báo tốt hơn. Đó là sự chuyển Nghiệp dần dần.
    T- Rex
  2. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Các bác đâu hết rồi ạ ?Đừng để công sức của muoimot phải đổ sông đổ biển, trôi xuống dưới chứ...Em kéo nó lên, rồi tiếp tục nói chuyện nhá !

    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Ở vậy không cho gái nó thèm
  3. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi các bác một câu nữa :
    Có 2 cách thở, gọi nôm na là Thở ngực và thở bụng.Thở bụng (Thở Tiên thiên) là cách thở bẩm sinh của ta từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng sau này ra đời thì chuyển sang thở nghịch(thở bằng ngực).Giả sử, bây giờ em tập cách thở bụng, rồi khi chơi một số môn thể thao như bóng đá, chạy điền kinh...các môn vận động nhiều....Thì thở theo cách nào là tốt nhất ? Thở bụng hay thở ngực ? Và có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ hay không ạ ?
    Cảm ơn các bác nhiều !

    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Ở vậy không cho gái nó thèm
  4. 1_1_1_1

    1_1_1_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thở bụng ít tốn sức hơn thở ngực vì thế tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn. Theo nghiên cứu KH thì thở bụng thu được nhiều khí hơn vào phổi, tốt cho cơ bụng... Để vài hôm nữa, tớ sẽ gửi tài liệu hẳn hoi về vấn đề thở này, chứ nói thế này thì không bao quát được hêt .
    Đạo gia thì thở ngực, Đạo Phật thì thở bụng. Không thể nói là cái nào hơn cái nào, về mặt tuyệt đối. Tớ thì ko rõ thở ngực có tác động đến sức khoẻ nói chung và đến cơ thể nói riêng ra sao nhưng thở bụng thì biết. Hay là, cậu thử thở mỗi kiểu một thời gian xem mình hợp hơn với loại nào?.
    Thở bụng (mình thì theo Phật gia) đã trở thành phản xạ tự nhiên của mình, chỉ khi nào hoạt động nhiều như cậu nói thì mới thở ngực. Có điều tớ dám khẳng định với cậu là: thở đồng thời cả 2 kiểu không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ! Trừ phi thở sai kỹ thuật, không nhẹ nhàng, tự nhiên ...

    Một

  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Sao bạn lại cho rằng Đạo gia thở ngực vậy ? vẫn là thở bụng đó chứ chẳng qua là thở nghịch thôi chứ không phải thở thuận như Phật gia
    Thân !
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    http://henho.info/forum
  6. 1_1_1_1

    1_1_1_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Có lẽ việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất đó thôi! Tớ dùng từ "thở ngực" (sử dụng lời của ISKC, và đó là cách nghĩ của đa số mọi người) để chỉ kiểu thở: khi hít vào thì ***g ngực căng lên, bụng xẹp còn thở ra thì bụng căng lên và ngực xẹp xuống --> đó là kiểu thở nghịchcủa Đạo gia mà.
    "Bụng" và "ngực" dùng để chỉ cái nào hoạt động nhiều hơn.
    Còn dù thở thuận hay thở nghịch, kiểu nào chẳng có mặt hoạt động của bụng???
    À, nếu cậu rỗi thì trình bày cho tớ cụ thể lợi ích của lối thở nghịch, thở ngực của Đạo gia nhé???

    1+1=1!

  7. 1_1_1_1

    1_1_1_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này trích từ bài ?oStress - bệnh của thời đại? trong mục Khoa học thiền của tạp chí Giác ngộ số 1, tháng Tư ?" PL 2539 1996. Đây là bước thứ hai trong ba bước của thiền niệm hơi thở vô, hơi thở ra (ÀNÀPÁATI): Điều hòa thân - Điều hòa hơi thở - Điều hòa tâm.
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐIỀU HÒA HƠI THỞ
    Sau khi điều hòa thân, tiếp đến là điều hòa hơi thở. Tâm thỏai mái, chăm chú vào hơi thở vô, hơi thở ra, không rời khỏi một giây nào, thở bằng mũi, thong thả, nhẹ nhàng với nhịp độ 5 ?" 6 lần trong một phút
    Niệm theo dõi hơi thở trước hết dùng hai thiền chi, hai trạng thái tốt đẹp là Tầm và Tứ. Tầm là hướng tâm với đối tượng (đối tượng ở đây là hơi thở), còn TỨ là dán tâm lên đối tượng (hơi thở), để cho tâm đừng nghĩ đến chuyện khác, hoàn toàn tập trung vào hơi thở.
    Đến giai đoạn đếm hơi thở vô, hơi thở ra. Thở vô xong, thở ra xong đếm 1, tiếp theo tuần tự đếm 2, rồi đến 3, 4, 5. Đếm 5 xong trở lại đếm từ 1 đến 6. Đếm 6 xong, đếm từ 1 đến 7? Cứ tiếp tục như vậy từ 1 đến 10. Đếm 10 xong, trở lại, đếm từ 1 đến 5, rồi từ 1 đến 6? tiếp theo lại như trứơc. Cứ như vậy mà đếm hết giờ ngồi thiền.
    Thay vì thở vô, thở ra bằng ?ongực?, chúng tôi xin góp ý kiến về phương pháp thở vô, thở ra bằng ?obụng?, đúng hơn là bằng cơ hoành. Thở bằng cơ hoành có hiệu lực hơn thở bằng ngực vì cơ hoành là cơ hô hấp cốt yếu.

    Trong luận án Tiến sỹ y khoa trình năm 1962 với đầu đề: ?oHuấn luyện hơi thở và phẫu thuật phổi?, Lê Hữu Phương đã chứng minh rằng trong 105 bệnh nhân bị mổ phổi (thủ thuật cắt bỏ thùy), hơn 75% bệnh nhân, nhờ huấn luyện thở, tìm lại được chức năng hô hấp trước khi mổ.
    Thở bằng bụng diễn biến như sau: Khi ta hít vô, vừa hít vô vừa phồng bụng lên to, to chừng nào, tốt chừng âý, cơ hoành hạ thấp xuống, dồn nội tạng bụng ở phần dưới của bụng, làm cho dung tích ***g ngực lớn ra hơn nhiều. Do đó, phổi hít vô nhiều dưỡng khí.
    Khi ta thở ra, vừa thở ra vừa làm thế nào cho bụng tóp lại, tóp nhiều chừng nào hay chừng ấy, cơ hoành nâng lên cao trong ***g ngực: dung tích ***g ngực bị thu hẹp lại. Phổi bị ép vào, thở ra không khí ô nhiễm (nhất là CO2).
    Như vậy, thở ra bằng bụng, hít dưỡng khí vô nhiều, và thở khí độc ra nhiều. Ngoài ra, di chuyển của cơ hoành giúp tiêu hóa được tốt hơn.
    Hiện giờ, các thầy thuốc khoa phổi đều công nhận hiệu lực của phương pháp thở này.

    P2 tap tho bung:
    Tập thở bằng bụng không có gì khó. Tập thở với người chỉ dẫn độ 2 hoặc 3 ngày thì quen thôi. Thật ra, tập một mình cũng được: đầu tiên ta nên tập thở nằm vì nằm, ta thấy bụng ta dễ hơn. Nên dùng một bao cát hình chữ nhật 30cm/20cm nặng lối 1 kg. Bên Pháp có thể dùng danh bạ điện thoại.
    Trong một phòng thoáng khí, ta nằm, để bao cát trên bụng. Ta vừa hít vào thong thả và làm thế nào cho bụng phồng lên. Ta cố đưa nó lên cao tối đa. Xong ta thở ra thong thả, vừa thở ra vừa làm cho bụng thóp lại tối đa. Ta sẽ thấy bao cát sụt xuống. Tập thở vô, thở ra như vậy 4,5 lần trong một phút, Hai lần trong ngày.
    Sau vài ngày, khi quen rồi, ta thay thế bao cát bằng hai bàn tay ta để trên bụng. Khi hít vô ta thấy tay trồi lên. Khi thở ra, ta dùng hai tay tiếp tục ép bụng xuống.
    Sau vài ngày nữa, ta có thể thở một mình bằng bụng, không cần tay. Cái chính là giữ cảm giác bụng trong khi thở vô, thở ra như lúc ta tập với bao cát, hay lúc ta dùng tay.
    Chừng quen rồi, ta có thể thở như vậy, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi lái xe?
    Càng tập niệm hơi thở, càng ngày hơi thở càng nhẹ nhàng. Tâm cũng nhẹ nhàng và yên tĩnh.
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chúc mọi người vui vẻ!!!

    1+1=1!

  8. 1_1_1_1

    1_1_1_1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chú thích về phần điều hoà hơi thở: Phương pháp đếm hơi thở còn gọi là sổ tức quan. Việc đếm như thế chỉ nên áp dụng lúc ban đầu để giúp tập trung, sau này, bỏ đi, đừng đếm nữa, chỉ cần biết tự nói thầm:"Thở vô, tôi rõ biết tôi thở vô, thở ra, tôi rõ biết tôi thở ra". Tập trung chú ý vào chót mũi hoặc nhân trung. Vì lạm dụng sổ tức quan rất ức chế tâm. Khí công, Yoga cũng là những phương pháp ức chế tâm... Ngay ca viec ngoi nhieu cung la uc che, phai kết hợp với các hoạt động chân tay khác.

    1+1=1!

  9. ISKC

    ISKC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2002
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Các cao thủ đâu rồi nhỉ? Tiếp tục vào cùng bàn luận và chia sẻ kinh nghiệm với nhau đi nào...

    Quyết không yêu để tiền uống rượu
    Ở vậy không cho gái nó thèm
  10. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy có nhiều cái là có sẵn trên web rồi bạn nào trích từ nơi khác về thì cho luôn cái link để mọi người tìm đến trang đó đọc mở rộng thêm về các vấn đề khác ( không phải ai cũng có đủ thời gian để ngồi lật tới hơn chục trang nếu như seach hai từ binh khí chẳng hạn hì hì ) còn nếu lấy từ tài liệu nào mà ngồi cọc cạch gõ lên chia sẽ với mọi người thì cho luôn tên tài liệu để mọi người tìm đọc khi có điều kiện , như vậy thì tốc độ học hỏi các kiến thức của thành viên trong Box võ thuật sẽ nhanh hơn .
    Thân !
    __________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    http://henho.info/forum/index.php

Chia sẻ trang này