1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vĩ tuyến 17 nghe kể chuyện đấu cờ. Đến Quảng Trị thành cổ thấy rưng rưng. Thăm hang 8 cô và Thiên

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 12/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Những địa danh lịch sử ấy đã rất quen thuộc với mỗi người dân VN nhưng không phải ai cũng được nghe kể về những câu chuyện đầy cảm động gắn với mảnh đất đầy bom đạn khốc liệt một thời ấy.

    Hành trình trong 2 ngày cuối tuần như sau:

    Xuất phát từ ga HN tàu SE3 lúc 11h đêm thứ 6. Khoảng 7h sáng thứ 7 bạn đã tới được ga Đồng Hới. Thị xã Đồng Hới nhỏ, hãy tìm đến quán bánh bèo, bánh khoái nổi tiếng trên con đường nhỏ rợp bóng cây để thưởng thức bữa sáng rồi ngược đường hơn trăm cây theo nhánh về phía Quảng Trị.

    Đi qua vĩ tuyến 17, nơi chia cắt 2 miền Nam Bắc đất nước ta suốt 20 năm, bạn sẽ được nghe cô hướng dẫn viên khu di tích tái hiện những ngày hào hùng của dân tộc ta cùng những câu chuyện thú vị quanh việc đấu trí giữa ta và địch.

    Tiếp tục xuôi đường về phía Nam, bạn dừng chân trên mảnh đất Quảng Trị thăm thành cổ. Và nếu chỉ có đến và nhìn thì mảnh đất này chẳng để lại ấn tượng gì trong bạn ngoài điểm nó không khác gì 1 công viên. Nhưng sau khi bạn dâng hương trên đài tưởng niệm, được nghe người hướng dẫn viên kể những câu chuyện xúc động lòng người, thì cá với các bạn là trong đoàn sẽ không ít người xụt xịt. Nhất là được nghe các O kể nữa thì truyền cảm thôi rồi. Kịp thời gian, bạn có thể ghé vào thăm địa đạo Vĩnh Mốc trên đường từ Quảng Trị trở về Đồng Hới.

    Ngày CN, bạn lên ô tô đi khoảng 60 Km từ Đồng Hới để đến khu Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng mà khu này cũ rồi. Hãy rẽ vào khu hang động mới là động Thiên Đường. Những người đi PNKB rồi thì nhận xét là hang Thiên Đường rộng và đẹp hơn. Chiều về bạn được thả hồn trên bãi biển hoang sơ và dậy sóng Nhật Lệ trước khi lên tàu SE4 vào lúc 8h tối về lại HN.

    Hành trình kết thúc lúc 5h30 sáng thứ 2 tại ga HN.
  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Sau đây mình sẽ chia sẻ những câu chuyện mới được biết sau chuyến đi này. Nhưng mình sẽ không kể theo thứ tự hành trình vì có cái nhớ ngay hay ấn tượng mạnh thì kể trước, có cái phải nghĩ lại tí và sắp xếp lại thì kể sau.

    Đến Thành cổ Quảng Trị. Tưởng sẽ được thấy bức tường thành cũ kỹ nhưng đến nơi chỉ còn thấy một chút bức tường đổ nát. Tất cả đã bị địch san phẳng từ năm 1972 và do xương máu của biết bao chiến sĩ đã bị vùi dập lẫn trong những nắm đất này để quyết tâm bảo vệ thành cổ mà nhà nước ta không tái tạo lại khu di tích này nữa (đào bới lại sẽ động chạm làm đau các anh), chỉ xây 1 đài tưởng niệm giữa khu đất như công viên rộng 16 ha này và coi như nấm mồ chung. Mỗi bước chân trên khuôn viên, bạn sẽ không thể biết rằng bên dưới đó là bao nhiêu hài cốt.

    Mình ấn tượng mạnh bài thơ này:

    Tấc đất thành cổ
    Phạm Đình Lân

    Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
    Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
    Trời cũng tự trong xanh và lộng gió
    Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

    Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
    Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
    Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
    Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

    Bạn nằm lại nơi này nơi nao ?
    Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
    Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
    Cát trắng vàng nghiêng lệch cả dòng sông.

    Thắp một nén nhang và khóc ít thôi,
    Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy
    Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
    Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi ?

    Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương
    Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải
    Súng trong tay và đôi mắt rực lửa,
    Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên.

    Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
    Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
    Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
    Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng.
  3. DucLinh

    DucLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Đọc tít tưởng lập hội đi.hóa ra là về viết báo cáo và phát biểu cảm tưởng :D lên cao chào ngày mới :x
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Đoàn chúng tôi, đã có nhiều người xúc động nghẹn ngào. Nhiều người phụ nữ mắt đỏ hoe khi nghe giọng thuyết minh truyền cảm của người HDV về câu chuyện của một người liệt sỹ. Anh đã dự cảm được cái chết sẽ đến với mình không lâu nữa nên đã viết 1 bức thư gửi những người thương yêu nơi quê nhà. Đó là những lời dành cho mẹ già và cho người vợ yêu thương mới cưới được 6 ngày đã phải chia xa. Và đúng như dự cảm, sau đó ít lâu anh đã hi sinh. Người vợ ấy sau này cũng không lấy ai khác nữa.


    Bức thư của anh hiện được trưng bày trong nhà lưu niệm của khu di tích. Các nét chữ đã mờ, màu mực theo thời gian đã bay mất không thể đọc lại được. Nhưng những bức thư ấy vẫn được các HDV thuộc làu làu và đọc lại cho du khách nghe chính xác đến từng câu chữ.

    Trích:

    Bức thư của một liệt sĩ và bí ẩn của chiến tranh



    Một người lính trước khi hy sinh đã viết một bức thư cho gia đình. Điều kỳ lạ là anh đã tiên cảm được cái chết của mình, mộ sẽ chôn ở đâu... và dặn dò người vợ trẻ sau này đất nước thống nhất hãy tìm đến đó để đưa hài cốt về quê... Nội dung bức thư ấy thế nào? Và người lính đó là ai?

    Quảng Trị, ngày 11-9-1972
    Toàn gia đình kính thương!
    Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.


    Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống... trời ơi, hỡi trời! Con của mẹ đã đi xa, để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời.


    Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khôn lớn thì... Thôi nhé, mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau!


    [​IMG]
    Bút tích của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh.
    Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em đều là nguồn động viên em khi xa anh. Song, lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ, chúng ta đã sống với nhau chẳng được là bao, thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương yêu, trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều. Song đối với em chưa được hưởng điều diễm phúc ấy thì đã phải xa anh rồi.


    Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau. Anh rất hiểu: biết tin này em sẽ gầy đi nhiều vì thương nhớ anh, vì đã phải xa anh. Anh rất muốn được sống mãi mãi bên em. Song vì chiến tranh... thì em ơi, hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Giờ đây anh biết nói gì với em. Chỉ mong em khỏe, yêu đời...


    Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em hãy làm theo lời anh căn dặn: Hằng năm, cứ đến ngày này, em hãy thắp vài nén hương tưởng nhớ tới anh. Còn em khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện, hãy cứ “đi bước nữa”, vì em còn trẻ lắm. Theo anh thì nên làm như vậy.


    Nhưng anh chỉ mong một điều là em đối đãi với mẹ và anh chị trong gia đình như khi anh còn sống. Anh mong em hãy làm tròn cho linh hồn anh được bay cao, ôm ấp trong giấc mơ trìu mến của em. Khi mẹ qua đời, em hãy làm đúng nghi lễ của người con dâu của gia đình. Thôi nhé, anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này, vì biết bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em.


    Nhưng em ơi, hãy bình tĩnh lại làm theo lời anh căn dặn. Còn ngày anh đi xa, là ngày đề ở ngoài phong bì mà nhờ các bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này.


    Thôi nhé, em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới công anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình, có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm về “Nham Biều 1”. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn. Thôi nhé, đó là có điều kiện, còn không thì em hãy cứ làm tốt những điều anh dặn trên là tốt lắm rồi.


    Anh chị kính mến! Anh em liền khúc ruột mềm, mà giờ đây đã phải mãi mãi xa anh. Ra đi mong anh chị khỏe mạnh, trông nom mẹ già thay em, động viên mẹ khi biết được tin này. Em rất hiểu anh chị buồn lắm. Kể gì đây cho anh chị đỡ buồn? Song anh chị hãy coi như em đã sống trọn một đời vì chiến tranh tất cả.


    Anh chị hãy vui lên, chăm sóc các cháu, nuôi mẹ già sống lâu, đó là điều em mong muốn nhất. Để cho linh hồn em mãi mãi quanh anh chị và gia đình. Đối với Xơ, anh chị nên động viên, em nó còn trẻ lắm. Hòa bình nếu có điều kiện vào thị xã Quảng Trị, sẽ đến được chỗ em yên nghỉ theo em đã dặn trên. Thôi nhé, chào anh chị ở lại. Hồn em mãi mãi bên anh chị!



    Trương cháu mến thương! Giờ đây còn bé, song sau này cháu sẽ là trưởng gia. Giờ đây phải cố gắng học tập cho thành người. Được sống hòa bình, hãy luôn nhớ tới người chú ruột của cháu đã hy sinh. Khi trưởng thành, hằng năm cứ đến ngày này, hãy tưởng nhớ tới linh hồn của chú. Đặc tính của chú là thích ăn thịt gà, chuối và xôi lắm đấy. Thôi nhé, hãy làm tròn nghĩa vụ của người cháu đích tôn đối với chú!


    Thầy mẹ kính mến! Trưới lúc đi xa con có mấy điều mong thầy mẹ làm theo lời con mong muốn. Thầy mẹ ạ, con rất hiểu thầy mẹ buồn nhiều vì mất đi người con thương mến của gia đình. Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khỏe cho đời mãi mãi kéo dài, đón mừng ngày thống nhất.


    Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chẳng được bao lâu nay đã... chắc em nó buồn lắm. Thầy mẹ động viên em thay con. Theo con, đời em còn trẻ lắm. Nếu ai người ta thông cảm, thì mẹ động viên em nó nên đi bước nữa. Cứ ngày này thầy mẹ hãy nhớ tới con. Thôi, tất cả những gì đã qua là vào dĩ vãng. Ra đi, con mong thầy mẹ khỏe, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bá, các cậu, các mợ, chị Lộc và toàn thể họ hàng thân thuộc.


    Con của gia đình: Huỳnh.

    TB: Em thương yêu! Nhận tin này em hãy báo tin cho người bạn của anh, mà ngày nào đã có dịp về chơi, địa chỉ: Hoàng Khắc Chiến, xóm Chính, thôn Hoằng Trì, xã Hoàng Thăng, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Nội dung: H. đã hy sinh ngày 2/1/73 (tức ngày 28/11 âm lịch).
    Thôi con đi đây. Chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương!

    ***
    Tác giả bức thư trên, có tên đầy đủ là Lê Văn Huỳnh. Anh sinh năm 1949, trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê lúa Thái Bình; có ông nội và cha đều bị thực dân Pháp sát hại. Đang là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, tháng 5/1972, Huỳnh tình nguyện đi bộ đội và xung phong vào chiến trường; đúng thời điểm ở Quảng Trị đang diễn ra những trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất.



    Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm oanh liệt, đầy bão lửa của quân và dân ta đã làm rung chuyển cả thế giới. Để giành được chiến thắng vẻ vang, đã có gần một vạn chiến sĩ ưu tú nhất của chúng ta hy sinh. Trung bình mỗi đêm lại có thêm một đại đội (khoảng trên 100 người) bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn để vào Thành cổ, và họ đều lần lượt ngã xuống, rất ít người trở về...
    Đầu tháng 9/1972, Lê Văn Huỳnh được lệnh đi làm nhiệm vụ đưa hàng qua sông Thạch Hãn. Anh hiểu rằng “đã sắp đến lượt mình”. Đó sẽ là một chuyến đi xa, rất xa, không hẹn ngày trở lại! Anh đã bình thản tự làm một tấm tôn thay bia mộ cho mình; trên đó có khắc đủ cả họ tên, quê quán, năm sinh... rồi xé 10 trang giấy từ cuốn sổ tay, viết sẵn bức thư cho gia đình, dặn dò kỹ lưỡng từng người: với mẹ già, với người vợ trẻ, với anh chị và cả với đứa cháu trai bé bỏng...


    Tình cảm bao trùm lên cả bức thư ấy là sự khát khao cuộc sống và tình yêu thương vô bờ bến dành cho những người thân trước giờ phút biệt ly.


    Điều khiến người đọc không khỏi kinh ngạc, là bức thư trên đã được Lê Văn Huỳnh viết ra bằng một sự tiên cảm kỳ lạ. Làm sao anh biết chắc ngôi mộ của mình sẽ được các đồng đội chôn cất đúng ở thôn Nham Biều 1? Để rồi hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết đường đi cho vợ mình, đợi ngày thống nhất thì vào mang hài cốt về quê?... Cuộc sống vốn kỳ diệu như thế! Có nhiều điều ta chưa giải thích được. Tất cả những gì Lê Văn Huỳnh viết trong thư trước khi hy sinh, đều chính xác như lời một nhà tiên tri!


    Ông Lê Quang Chẩm (thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; điện thoại: 036.810692), anh ruột của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, đã cung cấp cho chúng tôi tư liệu trên và kể: “Bức thư đã được một đồng đội của Huỳnh là anh Nguyễn Văn Duy mang về tận quê trao cho gia đình cùng một chiếc ba lô trước khi nhận được giấy báo tử.


    Suốt 30 năm tôi trăn trở theo thư Huỳnh dặn và lời trăng trối lúc mẹ qua đời: “Phải tìm bằng được mộ của em trai con”. Năm 2002, chúng tôi đã tìm được một số đồng đội cũ của Huỳnh. Đó là các anh Lê Văn Cường và Vũ Hồng Sơn; họ là những người đã mai táng cho em tôi. Nhờ đó, hài cốt của em tôi đã được trở về quê mẹ, đúng như ý nguyện của chú ấy trước ngày đi xa...”.


    Cũng cần phải viết thêm điều này: Người vợ tên Xơ của Huỳnh khi anh vào chiến trường mới 22 tuổi. Họ vừa cưới nhau chưa kịp có con thì đã phải chia tay. Anh ra đi và không bao giờ trở về. Giờ đây, chị Đặng Thị Xơ đã hơn 50 tuổi, nhưng vẫn ở vậy, không đi bước nữa.


    Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị. Khách đến thăm, bao nhiêu người khi được giới thiệu về bức thư ấy, là bấy nhiêu người không cầm được nước mắt



    Theo Trần Đặng/Báo CAND
  5. kiss_831

    kiss_831 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Hình như lâu rồi mới thấy chị @Tottochan tái xuất giang hồ :D. Kê gạch hóng :D
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hình như lâu rồi mới thấy chị @Tottochan tái xuất giang hồ :D. Kê gạch hóng :D
  6. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
  7. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Về Thành cổ Quảng Trị, các bạn còn được nghe câu chuyện kể về người liệt sỹ thứ 2:

    HUYỀN THOẠI MỘT TÌNH YÊU...

    Mùa xuân năm 1966, cùng với nhiều bạn bè trang lứa, cô Phan Thị Biển Khơi tạm biệt làng biển Bố Trạch – Quảng Bình lên đường nhập ngũ. Đơn vị của cô đóng quân ở miền tây Quảng Trị, gần đỉnh Cù Bai nổi tiếng ác liệt. Thượng úy Lê Binh Chủng quê ở Quỳnh Lưu – Nghệ An, công tác cùng đơn vị với Biển Khơi. Qua nhiều chiến dịch, họ cùng vào sống ra chết, tình yêu đã nảy nở và ngày càng bền chặt...


    Sau 3 năm cùng đơn vị, năm 1970, Lê Binh Chủng chuyển về Sư đoàn 325 công tác, Phan Thị Biển Khơi bị sốt rét chuyển ra Bắc điều trị. Sau khi khỏi bệnh, anh chị báo cáo đơn vị tổ chức lễ cưới ở nhà gái. Mặc dù chiến trường đang nóng bỏng nhưng Sư đoàn cũng gửi quà và cử người về Bố Trạch dự lễ cưới. Gia đình bên nội từ Nghệ An vào, đồng đội từ Quảng Trị ra, bà con Đồng Trạch đến chia vui... Căn nhà hầm vang vang tiếng cười, tiếng hát và những lời chúc mừng. Mấy tháng sau biết tin chị đã có thai, từ Khe Sanh, anh viết thư dặn chị: Quê em ở Quảng Bình, quê anh ở Nghệ An, dù con là trai hay gái thì cũng đặt tên là Lê Quảng An, đó cũng là sự mong muốn điều bình an cho con và chúng ta...


    [​IMG]
    Bà Biển Khơi cùng vợ chồng Lê Quảng An và cháu nội.

    Mùa Xuân 1971, cu An chào đời. Tháng 4-1972, anh Lê Binh Chủng ra Bắc công tác, chỉ ghé thăm mẹ con Biển Khơi được mấy tiếng đồng hồ rồi lại ra đi. Chiến trường Trị – Thiên đang ngày càng ác liệt. Sư đoàn 325 của anh tham gia chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tiểu đoàn 3 của anh chiếm được một căn hầm bê tông của sĩ quan Mỹ làm sở chỉ huy. Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm lửa khói, ác liệt đến mức nào, nhiều người đã biết. Riêng hầm của chỉ huy K3, sau nhiều ngày chiến đấu đã bị lấp mất cửa. 5 cán bộ của Tiểu đoàn ở dưới hầm, sau khi dùng vô tuyến gọi pháo của ta tiêu diệt địch ngay trên nóc hầm của mình, đã anh dũng hy sinh vào ngày 3-8-1972…


    Hơn 30 năm sau, ngày 18-9-2002, những công nhân của Công ty cấp thoát nước Quảng Trị đã tình cờ phát hiện thấy hài cốt các anh trong lúc sửa chữa đường ống. Khi cạy cái nắp bê tông dày cộp lên, mọi người nhìn thấy 5 bộ hài cốt gần như còn nguyên vẹn. Riêng có một bộ, tư thế ngồi tựa vào vách hầm, trên vai anh đeo chiếc túi da. Mở túi ra mới biết đó là Chính trị viên Lê Binh Chủng. Các di vật trong túi được gói bằng ni-lông nên chưa hỏng. Ngoài cuốn Điều lệ Đ_ảng, 10 điều chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và một số tư trang, còn có những lá thư của chị Biển Khơi gửi từ Quảng Bình vẫn còn nguyên vẹn. Bản chính những lá thư ấy hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị: … Anh thương nhớ của em! Hôm trước anh về, bao chuyện muốn tâm sự cùng anh, muốn nói hết gan ruột nhưng điều kiện không cho phép. Rồi đây, chiến tranh còn ác liệt, biết có còn sống nữa không để hiểu nhau hơn... Anh nhớ giữ gìn, công tác cho tốt, làm sao cho xứng đáng lòng tin của Đ_ảng, của nhân dân. Em báo cho anh hay: Đợt này thằng An sẽ đi sơ tán với bà con trong xóm, em phải ở lại trực chiến bảo vệ làng quê, thi đua đánh giặc giỏi, để trở thành những người Cộng sản chân chính, phải không anh?...

    Lá thư thứ hai chị viết sau đó một tháng, đầy lạc quan khi nghe tin chiến thắng: … Cầm bút viết thư cho anh trong lúc chiến trường Trị Thiên đang thắng to. Tin vui bay về hậu phương làm cho mọi người dân lòng dậy lên sung sướng. Tự hào thay, trong hàng ngũ những người chiến thắng đó có anh, người mà em gửi gắm bao niềm thương nỗi nhớ... Em bận lắm, vừa thu hoạch mùa vừa huấn luyện quân sự để sẵn sàng đối phó với địch. Em và con gửi lời thăm tới các anh trong đơn vị. Gửi tới anh nhiều cái hôn…

    Ba tháng sau khi nhận được lá thư trên, Lê Binh Chủng anh dũng hy sinh. Chị bế con ra Nghệ An, tìm nhà chồng để được chia sẻ, rồi lại đưa con vào Quảng Bình tự làm lụng nuôi dạy Quảng An nên người. Nhiều năm ở vậy thờ chồng nuôi con, làm công tác ở Xã đội rồi Công an xã, việc nào chị cũng hoàn thành. Mặc dù đã có giấy báo tử của đơn vị nhưng chị vẫn ngày đêm ngóng chờ, mong sao họ báo nhầm, trông ngày anh về. Ngày hòa bình, nhiều người đã trở về nhưng không có anh. Tuổi chị cũng đã nhiều, một người cựu chiến binh thông cảm và thương yêu, đã cùng chị xây dựng hạnh phúc mới...

    Chàng trai Quảng An, đứa con yêu của mối tình Binh Chủng – Biển Khơi mùa Xuân này tuổi tròn bốn mươi. Vợ chồng anh An có hai cháu gái, đang học tiểu học. Tuy chưa bao giờ nhìn thấy mặt ông nội, nhưng các cháu rất tự hào được là cháu ruột của một chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị anh hùng…


    (QNĐN)

    Ngày 14/3/2011,
    Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị phối hợp với cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa tặng cho anh Lê Quảng An, ở khu phố 8, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới.

    Ngôi nhà được đầu tư xây dựng trị giá 50 triệu đồng do cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị đóng góp. Đây là tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quảng Trị đối với gia đình liệt sĩ Lê Binh Chủng, người con của quê hương Quảng Bình đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị trong chiến dịch 81 ngày đêm đỏ lửa.
  8. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Đây là bài thơ hay viết về câu chuyện của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh:

    Anh Lê Văn Huỳnh và chị Đặng Thị Xơ cưới nhau ngày 2.1.1972, đúng 6 ngày sau anh lên đường nhập ngũ và đã anh dũng hy sinh dưới chân thành cổ Quảng Trị vào đúng cái ngày cưới trước đó một năm (ngày 2.1.1973), 29 năm sau, chị Xơ mới đưa được hài cốt anh Huỳnh về quê mẹ - Lời thơ chất phác, mộc mạc chân thành, giầu cảm xúc

    Sáu ngày làm vợ
    Cưới nhau vừa trọn sáu ngày
    Chiến tranh chia cắt chân mây cuối trời
    Sáu ngày làm vợ anh ơi!
    Mà em đi hết một thời thanh xuân

    Cái ngày ta đẹp hôn nhân
    Lại là ngày thắp hương trầm giỗ anh
    Nuốt buồn, em ướp tuổi xanh
    Một tờ báo tử, trắng vành khăn tang

    Lá xanh sao vội chuyển vàng
    Trời xanh sao nỡ phũ phàng với duyên
    Đau gì bằng mất tình riêng
    Xót gì bằng nỗi truân chuyên góa chồng

    Đón anh về một chiều đông
    Nghĩa trang quê, dải mây hồng chít tang!
    Hôn anh trong tấm lòng vàng
    Ôm anh giữa khoảng mênh mang đất trời

    Nén lòng lệ cứ rơi rơi
    Tình em chung thủy đời đời với anh

    Lê Hữu Cương

    Năm 2006 một đơn vị hàng không đã xây cho chị Xơ 1 ngôi nhà trị giá 17 triệu đồng.

    Câu chuyện qua lời kể của anh HDV qua 1 clip trên youtube. Đấy cũng là anh HDV đã hướng dẫn cho đoàn mình:


  9. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    BỨC ẢNH "NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG"

    Ai đã từng đặt chân vào nhà lưu niệm thành cổ chắc hẳn đều ấn tượng với 1 bức ảnh rất đẹp với nụ cười rất tươi được treo trang trọng ngay đầu phòng. Nụ cười thách thức chiến tranh như nói lên ý chí, tinh thần của quân ta lúc bấy giờ. Dù có chiến tranh khốc liệt thì vẫn lạc quan, yêu đời và luôn nở nụ cười tươi.

    Đây là bức ảnh đó:

    [​IMG]

    Bức ảnh "Nụ cười bên thành cổ Quảng Trị" của tác giả Đoàn Công Tính, chụp tại thành cổ Quảng Trị năm 1972.


    Điều thú vị hơn nữa là nhân vật trong bức ảnh trên hiện vẫn còn sống.

    Trích:
    Gặp lại "Nụ cười chiến thắng" dưới chân thành cổ

    Trong khuôn khổ chuyến hành trình xuyên Việt của đoàn tiếp lửa truyền thống "Vang mãi khúc quân hành" của các cựu chiến binh khu vực phía Bắc, hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng miền Nam, đoàn đã có cuộc viếng thành cổ Quảng Trị, giao lưu với các chứng nhân lịch sử từng có mặt trong trận đánh 81 ngày đêm khốc liệt năm 1972. Trong đó có cuộc hội ngộ giữa nhà nhiếp ảnh Đoàn Công Tính và nhân vật chính trong bức ảnh Nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ.


    Cuộc hội ngộ đầy xúc động. Ông Lê Xuân Chinh, người có nụ cười đầy lạc quan trong tấm ảnh được mệnh danh là "Nụ cười chiến thắng", đăng trên Báo Quân đội nhân dân, trong thời kỳ chiến tranh và được treo trang trọng tại nhà lưu niệm thành cổ.

    Trở lại thành cổ sau gần 33 năm, suốt cả một buổi chiều, ông Chinh cứ cầm tấm ảnh của mình đi trong thành cổ, mò mẫm từng viên gạch, từng góc thành rêu phong... nơi ông từng chiến đấu.

    Câu chuyện về cuộc đời trôi nổi của ông Chinh được tác giả Đoàn Công Tính kể lại đã làm cho mọi người không cầm được nước mắt. Sau cuộc chiến thành cổ rồi kết thúc chiến tranh, ông Chinh trở về quê cũ Thái Bình và không may bị mất hết giấy tờ. Ông trở thành một người dân thường sống bình lặng và nếu như không có tấm ảnh thì ông cũng đã "im lặng" suốt cuộc đời. Chính tác giả Đoàn Công Tính cũng đã tưởng ông đã hy sinh. Trở về quê cũ Thái Bình sau chiến tranh, do đời sống kinh tế khó khăn, ông Chinh đã cùng vợ con lên vùng kinh tế mới ở đội 4, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, TP Điện Biên sinh sống. Một lần có người cùng quê với ông Chinh vào thăm thành cổ Quảng Trị, thấy bức ảnh, mới báo tin cho Đoàn Công Tính biết ông Chinh hiện vẫn còn sống. Ông Tính lập tức gọi điện lên xã Thanh Yên xác minh và mời ông về Hà Nội. Tại đây, từ cuộc hội ngộ sau hơn 30 năm đầy nước mắt, ông Tính đã dẫn ông Chinh tìm về đơn vị để lục lại hồ sơ. Và rất may, trong đống giấy tờ cũ, người ta đã tìm ra tờ giấy chứng thương của ông Chinh và từ đó ông được phục hồi các chế độ chính sách.


    Tại buổi giao lưu, thêm một niềm vui nữa đã đến với ông Chinh, Công ty Mai Linh - một công ty do những người cựu chiến binh lập nên, đơn vị tài trợ chính cho hành trình tiếp lửa truyền thống - đã quyết định tiếp nhận ông Chinh vào làm việc tại Chi nhánh Mai Linh ở Điện Biên, với chức danh là Chủ tịch công đoàn. Sau đợt hành quân này, ông Chinh sẽ được ở lại thành phố HCM để tập huấn một số kỹ năng công việc để chuẩn bị cho công việc mới...



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Lại một câu chuyện thú vị quanh việc ai là tác giả của "Nụ cười chiến thắng"

    Ai là người nở "Nụ cười chiến thắng"?

    [​IMG]


    Thái Bình [14-01-2007]
    Lê Xuân Chinh đi cùng cô Lệ, cô Hảo đến Thành cổ ngày 16/8/1972.

    Tác giả Đoàn Công Tín
    h đã gặp lại được nhân vật trong tác phẩm "Nụ cười chiến thắng" sau hàngchục năm là ông Lê Xuân Chinh, ở tại Điện Biên thì lại có một cựu chiến binh khác vào Thành cổ Quảng Trị nhận mình là người trong ảnh.

    Bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" của phóng viên ảnh chiến trường Đoàn CôngTính là một bức ảnh nổi tiếng, phản ánh sự lạc quan của các chiến sĩQuân giải phóng trong 81 ngày đêm ác liệt tại thành cổ Quảng Trị năm1972 và đã đoạt giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm ấy.

    Về sau, trên chặng đườngđi tìm lại những nhân vật trong các tấm ảnh của mình, phóng viên ĐoànCông Tính gặp được người đã nở "nụ cười chiến thắng". Đó là ông Lê XuânChinh, quê ở Thái Bình, hiệnsống tại Điện Biên. Câu chuyện dường như đã có một kết thúc có hậu thìthời gian gần đây, có ông Nguyễn Văn Chất, CCB sống tại Bắc Ninh vàoThành cổ Quảng Trị nhận mình là nhân vật trong ảnh.

    Ông Nguyễn Văn Chất: “Tôi vô tình nhìn thấy tôi”

    Tôi nhớ vào cuối năm2005, tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, có một CCB chuyện trò với khách tham quan bên bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” được phóng to treo ngay cửa bảo tàng. Ông là Nguyễn Văn Chất, hiện sống ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Hôm đó, ông mặc quân phục, đội mũ Quân giải phóng và chải tóc y chang như người trong ảnh..

    Vừa rồi, nhân một chuyếncông tác qua Gia Bình, tôi tìm gặp ông Chất. Trên tường nhà ông có treo tấm ảnh “Nụ cười chiến thắng” và phía sau là ảnh ông chụp với một người đàn ông luống tuổi, theo ông thì đó là thầy giáo Hoàng Văn Thông, hiện công tác tại Sở Giáo dục Hưng Yên, cũng là một nhân vật trong bức ảnhnổi tiếng trên. Ông Chất nói, vào giữa năm 2005, trong một lần ông cùng thân nhân của một liệt sĩ-là đồng đội ông, vào Quảng Trị tìm mộ. Sau khi tìm xong, ông Chất vào thăm Bảo tàng Thành cổ. Và: “Tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy ảnh tôi treo ở gian giữa. Đúng là sau 33 năm tôi gặp lại mình!”.

    Ông kể thời điểm mình“có mặt” trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng”: “Vào cuối giờ trưa, khi anh em chúng tôi vừa nấu thịt chó ăn xong, có một nhà báo mang máy ảnhđến xin chụp ảnh. Nhà báo đó còn đi với vài người. Lúc đó, tôi đang bận quần đùi, vì cái quần dài bị ướt còn phơi cạnh hầm. Tôi bả “Chụp thì chụp!”. Chú Kéo (tên ngày xưa của ông Hoàng Văn Thông) bảo tôi chả lẽ anh chụp ảnh lại không mặc quần dài? Tôi chạy vội vào... nhà dân mượn một cái quần loe kẻ mặc vào để ngồi chụp. Vì tôi là tiểu đội trưởng nên ngồi gần ống kính nhất”.

    Ông còn cho biết thêm, số chiến sĩ trong bức ảnh ấy, về sau chỉ có ông và ông Kéo thoát khỏiđạn bom Thành cổ. Tôi có thắc mắc rằng trong lúc ông Chất đi... mượn quần thì phóng viên Đoàn Công Tính có thể chụp một bức ảnh đó về một ai đó, ví như chụp ông Lê Xuân Chinh chẳng hạn, với sự nhanh nhẹn của ôngTính, thì ông Chất bảo rằng: Cái đó cứ hỏi ông Tính!

    Ông đưa ra những lý do để chứng minh Lê Xuân Chinh không phải là người đã có nụ cười trongảnh. Thứ nhất, “nếu không phải là tôi thì tôi không thể... xúc động khi nhìn tấm ảnh như vậy được!”. Thứ hai Lê Xuân Chinh là chiến sĩ thông tin mà lính thông tin thì không thể ôm khẩu B40 và đằng sau mình là các chiến sĩ được! Thứ ba là: “Lính tôi vẫn còn, địa hình địa vật tôi cũng biết, thủ trưởng tôi vẫn còn và họ sẵn sàng xác nhận đó là tôi chứ không phải Lê Xuân Chinh”.


    Đồng đội và thủ trưởng cũ nói gì?

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Chất tại Thành cổ Quảng Trị, tháng 11/2005.

    Sau khi gặp ông Chất, tôi đã liên hệ trực tiếp với ông Hoàng Văn Thông, hiện là giáo viên tại Hưng Yên. Trong bức ảnh - thì ông Kéo (Thông) ngồi ngay sau nhân vật chính, trước cửa hầm. Hai ông cùng một tiểu đội thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 808 tham gia đánh vòng trong Thành cổ.

    Về thông tin việc chụp ảnh, cả hai ông đều nói rằng, có nhà báo đi qua, vào giờ trưa, vừa ăn thịt chó và cả việc ông Chất... đi mượn quần dài. Nhưng có một chi tiết không trùng là ông Chất khẳng định có thêm một người đi cùng phóng viên để chụp ảnh ngày hôm ấy thì ông Thông lại cho rằng, chỉ mỗi mình phóng viên Đoàn Công Tính. Ông Thông nói rằng, nếu người đằng trước không phải là ông Chất thì người sau đó cũng không phải là ông Thông!

    Tôi đã liên lạc với ông Trương Văn Kỳ, hiện đã nghỉ hưu tại Tuyên Quang, là Đại đội trưởng của ông Chất ngày đó.
    Ông Kỳ nhớ lại, trước khi vào Thành cổ, ông và ông Chất đã từng kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu từ trên rừng.

    Hình ảnh ông Chất trongtrí nhớ của thủ trưởng cũ là một người ít cười, đen, thấp và gầy, theo tôi điều này có vẻ không giống nhân vật trong ảnh.

    Những điểm khác biệt giữa ông Chất và người trong ảnh

    Nhìn cái ống quần của người trong ảnh, không là quần ống loe, càng không phải là “loe kẻ” như trí nhớ của ông Chất. Trên gò má của người trong ảnh không mảy may cómột nốt ruồi nào nhưng trên gò má của ông Chất hiện nay thì có những hai nốt ruồi... to tướng.

    Tôi hỏi ông. “Nếu bác là nhân vật trong ảnh thì hai cái nốt ruồi hiện nay... ở đâu đến?”. Ông bảo rằng,do ông bị tai nạn xây xước mặt mũi và sau khi hồi phục thì mọc đâu ra hai cái nốt đen ấy, không phải nốt ruồi. Nhưng nhìn kỹ, thì nơi gò má ông,chỗ có hai “nốt đen” ấy, da dẻ vẫn trơn tru chứ không xù xì các vết sẹo. Và hai cái “nốt đen” mọc lên... tự nhiên hơn nhiều so với dấu vết của một người bị tai nạn. Không lý gì để khẳng định nó không phải là nốt ruồi và không lý gì để khẳng định, nốt ruồi là do... tự mọc sau mấy chục năm!

    Mắt ông Chất và người trong ảnh khác nhau. Mí mắt người trong ảnh là mí mắt con tằm, còn mí mắt ông Chất thì mỏng hơn rất nhiều. Đấy là chưa kể đến hàm răng của ông. Nếu như người trong ảnh răng đều, nhỏ và trắng, có phần hơi... cụp vào thì răng ông Chất không như vậy.

    Một yếu tố nữa gần như không giống nhất đó là tai. Tai người trong ảnh nhỏ phần trên, bề ngang hẹp và sống tai thẳng. Còn tai ông Chất, to phần trên, bề ngang rộng và sống tai cong.

    Phóng viên Đoàn Công Tính: "Tôi không thể nhầm!"

    Phóng viên Đoàn Công Tính từng có mặt tại Thành cổ Quảng Trị vào những thời điểm chiến sự ác liệt nhất. Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” không phải là bức duy nhất nổi tiếng ông chụp mảnh đất này, thời điểm này. Điều đặc biệt là mỗi bức ảnh, ông nhớ rất rõ thời điểm chụp ảnh và những nhân vật trong ảnh.

    Trong bức thư gửi phóng viên Chuyên đề ANTG, ông viết: “Đầu tháng 10/2005, ông Nguyễn Thanh Bình, CCB ở thị xã Quảng Trị, báo tin cho tôi biết có ông Chất từ Bắc Ninh vào thăm Bảo tàng Thành cổ và nói rằng, người trong ảnh là ông chứ không phải là ông Chinh như trước đây báo chí, truyền hình đã đưa. Tôi vô cùng ngạc nhiên và điện đàm với ông Chất ngay.

    Kết quả là ông nói sai thời điểm chụp ảnh. Tôi chụp từ khoảng 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút sáng ngày 16/8/1972 nhưng ông Chất lại nói là chụp từ buổi trưa đến buổi chiều (sau lúc ăn thịt chó). Ngày ấy, Ban chỉ huy Trung đoàn 48 cho biết nếu chụp ảnh thì chỉ có thể chụp vào lúc sáng sớm, chiều tối vì nó đánh dữ lắm không thể chụp được”.

    Và ông Tính kể lại, cùng đi đến chốt chụp ảnh ngày hôm ấy, ngoài Lê Xuân Chinh - lính thông tin truyền đạt của Trung đoàn 48 được cử đi giúp ông còn có hai cô du kích tên là Nguyễn Thị Lệ và Lê Thị Hảo (giờ cô Lệ sống ở khu tập thể Nhà máy Bia Đông Hà còn cô Hảo đi kinh tế mới tại Lâm Đồng). Ngoài bức ảnh chụp Lê Xuân Chinh với nụ cười ấy, ông còn chụp ông Chinh đi cùng cô Lệ và cô Hảo với một số chiến sĩ khác nữa.

    “Đêm trước ngày chụp, tôi và cô Lệ, cô Hảo đến được Sở chỉ huy Trung đoàn 48 lúc đó ở tầng ngầm Dinh tỉnh trưởng ng_ụy quyền Quảng Trị. Ban chỉ huy Trung đoàn 48 nói với chúng tôi: “Sáng mai, đồng chí Chinh, chiến sĩ thông tintruyền đạt của Trung đoàn sẽ đưa anh và hai cô vào Thành cổ để chụp ảnh. Trời sáng, ông Chinh dẫn tôi đi, gặp chỗ nào có quân ta thì chụp. Có thể lúc ấy tôi chụp ông Chinh ngồi tại chốt của đơn vị ông Chất (K8) nên mới có chuyện vài người cho rằng, bức ảnh chụp những chiến sĩ K8 không liên quan gì đến ông Chinh. Cònvì sao tôi lại chọn ông Chinh ư? Vì lúc đó tôi thấy nét mặt ông Chinh rất ăn ảnh, nụ cười tươi tắn nên tôi mới bảo ông Chinh mượn tạm khẩu B40 của một đồng chí trong chốt để chụp. Khi chụp xong, về báo Quân độinhân dân, ảnh nào đẹp thì được dùng. Trong thực tế có thể ông Chất mặc quần loe để chụp và tôi đã gửi bức ảnh đó về tòa soạn nhưng không được duyệt, vì có thể ban biên tập đã nhận ra quần loe không phải là chiến sĩ quân giải phóng, nên tấm ảnh đó đã chìm vào quên lãng. Bức ảnh ông Chinh đang cười thấy ống quần bên phải giống như quần loe là do vải Tô Châu mềm nên khi ngồi ghếch một chân lên thì ống quần gần như loe. Với tư cách người chụp, tôi khẳng định người trong ảnh là Lê Xuân Chinh. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về chuyện này”.

    Ông Lê Xuân Chinh: "Tôi khẳng định lần cuối cùng, là tôi!"

    [​IMG]

    Ông Lê Xuân Chinh tại Điện Biên, năm 2004.

    Tôi đã gặp ông Lê Xuân Chinh hai lần. Lần thứ nhất tại Điện Biên vào năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông Chinh nhớ lại giây phút ông được phóng viên Đoàn Công Tính chụp ảnh, ông kể: "Một buổi sáng tháng 8/1972, tôi cùng anh Đoàn Công Tính vào các chốt chụp ảnh. Qua một chốt, tôi thấy các chiến sĩ đang cười nói rôm rả. Anh Tính thấy tôi cười tươi cùng họ thì bảo tôi ngồi lên trước, mượn khẩu B40 để anh chụp hình. Tháng 10/1973, đơn vị tôi rút ra Nông Cống, Thanh Hóa. Tôi đang ngồi đánh túlơkhơ với các anh em trong đơn vị vào giờ nghỉ thì Thủ trưởng Bảy cầm tờ báo Quân đội nhân dân có ảnh tôi chìa trước mặt và hỏi: “Chinh ơi, thằng này là thằng nào nhỉ?”.

    Sức khỏe của ông Chinh càng ngày càng giảm sút, chứng khó thở luôn hành hạ và năm 1974, ông không còn đủ sức khỏe để chiến đấu lâu dài, đơn vị giải quyết cho ông nghỉ an dưỡng rồi ra quân. Ông về quê Thái Bình, rồi lập gia đình. Còn tại sao ông Chinh tìm được bức ảnh của mình, chuyện bắt đầu từ một người đồng hương cùng quê Thái Bình tên là Hải trong một lần vào Bảo tàng Thành cổ, khi nghe đồng chí thuyết minh giới thiệu về bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” anh đã đứng ngắm rất kỹ. “Trời ơi, có phải ảnh anh Chinh không nhỉ? Bức ảnh này ở quê mình ai mà chẳng biết, ai chẳng có tờ báo in ảnh anh ngày trước, tại sao đồng chí thuyết minh lại bảo rằng người chiến sĩ ấy đã hy sinh?”. Hải khẳng định: “Không, tôi biết nhân vật này, và anh ta đang còn sống ở trên Điện Biên!”. Cả đoàn khách ngạc nhiên. Anh Khư, hướng dẫn viên của bảo tàng bảo “Nếu anh biết đồng chí ấy anh cho tôi xin địa chỉ và số điện thoại. Bằng không, anh ghi số điện thoại của tôi và bảo anh ấy liên lạc. Tôi rất muốn biết hiện giờ anh ấy ra sao...”.

    Và rồi ông Khư cũng điện được cho ông Chinh. Đầu dây kia ông Khư hỏi:
    - Anh có thể tả lại cho tôi bức ảnh đó như thế nào được không?
    - Tôi ngồi trước một bức thành đổ, gần ống kính nhất, vác súng nhìn ra sông Thạch Hãn. Sau lưng tôi có 5 đồng chí, một đồng chí nữa ở trong hầm ló đầu ra.

    Thế là ít ngày sau, báo chí viết về ông, nhiều bạn đọc đã cảm thông với hoàn cảnh của ông, họ gửi tiền giúp đỡ. Rồi chương trình “Người đương thời” của VTV3 đã vào Thành cổ làm một phóng sự, ông xuất hiện trong sự xúc động của hàng triệu khán giả. Sau này, ông được Công ty Taxi Mai Linh nhận vào làmviệc và bây giờ thu nhập cũng tạm ổn.

    Nói về chuyện có người cho rằng nhân vật của bức ảnh không phải là ông, ông cười: “Tôi thấy đồng đội tôi ai cũng xứng đáng là nụ cười ấy. Nhưng nếu khẳng định một lần nữa, thì tôi khẳng định đó là tôi. Ngày gặp lại anh Tính, tôi và anh ấy nằm kể chuyện cả đêm, tôi có nhắc lại thời dẫn anh vào chốt và ngồi chụp ảnh nữa kia mà. Tôi đã nhớ lại khoảnh khắc mà tôi xuất hiện trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” ấy.

    Nguyên Vũ - Hoàng Điệp (Văn Nghệ Công An)
  10. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Tiếp tục tìm hiểu thêm về "Nụ cười dưới chân thành Quảng Trị":

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Lê Xuân Chinh nhận thấy mình là người có 2 điều may mắn lớn: đã được giữ lại nụ cười bất tử của tuổi hai mươi trong những ngày khốc liệt của Thành cổ năm ấy, qua một bức ảnh khá quen thuộc về đề tài chiến tranh: Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ Quảng Trị , và thứ 2 là được sống cho tới tận bây giờ!

    "Tôi rất ấn tượng với một truyện ngắn tôi đọc đã từ lâu lắm, không kịp để ý tên tác giả nhưng tôi vẫn nhớ tên truyện là Ngọn lửa dương thế. Tôi thích vì truyện viết về những người lính từ khói lửa trở về. Nhưng ngày đó tôi thầm tiếc rằng, giá như đời tôi cũng có hậu như người lính trong câu chuyện ấy"-Chinh nói.



    Nội dung truyện như thế này: "Có một người lính sau bao năm chinh chiến trở về quê hương không gặp được gia đình bởi bố mẹ và họ hàng đã đi vào Nam làm kinh tế mới. Anh lang thang lên tầu tìm vào vùng kinh tế đó để đoàn tụ gia đình, nhưng không may trên tầu kẻ gian đã lấy cắp chiếc ba lô đựng giấy tờ tùy thân, hồ sơ quân ngũ và một ít tiền bạc đi đường. Xuống sân ga, anh đi tìm việc làm để tồn tại. Anh cứ đi, không biết phía trước mình là gì và ngày mai sẽ như thế nào. Anh đến một nghĩa địa và tìm được việc đốt lửa viếng cho những người chết theo phong tục của người bản địa: nếu như có người chết thì phải đốt lửa ba ngày ba đêm. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, thời gian của anh được tính bằng những ngọn lửa cháy cho người đã khuất. Và rồi một lần, trong ánh lửa mờ mờ tỏ tỏ giữa nghĩa địa hoang vu, anh nhận ra một người đang đến bên ngọn lửa mình đốt, chính là trung đội trưởng cũ trên chiến trường năm xưa. Biết sự tình, thủ trưởng cũ xác minh lại hồ sơ cho anh và tạo điều kiện để anh được đoàn tụ với gia đình rồi tìm cho anh công việc thích hợp"

    Câu chuyện kết thúc như thế. Nguyên mẫu của bức ảnh "Nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ Quảng Trị" như vừa thoát mình ra khỏi cái ngọn lửa ảm đạm cháy trong đêm nghĩa trang của truyện ngắn kia, và cũng là lúc tôi có dịp nhìn kĩ anh. Anh khác nhiều so với người lính trong bức ảnh của ba mươi hai năm về trước: đôi mắt sâu, bộ ria mép mọc dài, đôi gò má khắc khổ và cái dáng phong trần của một người nông dân lam lũ .

    18 tuổi Chinh nhập ngũ, huấn luyện 6 tháng tân binh tại C3, E51, tiểu đoàn bộ binh 921 và sau đó vào Quảng Trị chiến đấu. Thời gian này, các chiến sĩ thông tin hy sinh nhiều, nên anh lính trẻ Lê Xuân Chinh khá trong khoản bơi sông, được bổ sung sang bộ phận thông tin với nhiệm vụ hằng ngày là đưa các công văn tối mật và dẫn quân vào Thành cổ Quảng Trị. Thời kì này thành cổ ác liệt như thế nào chắc bạn đọc đã rất hiểu. Địch tuyên bố sẽ lấy lại bằng được vĩ tuyến 17. B52 không phải bay ở tầm cao như ở Hà Nội thời điểm Điện Biên Phủ trên không mà là bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ. Các chiến sĩ của ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng bởi những tiếng nổ long trời, và máu đổ, nhưng họ vẫn quyết chiến cho dù đơn vị chỉ còn lại một người.

    Và đây là kí ức những tháng ngày trong thành cổ của Chinh:
    "Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1972, tôi thường xuyên phải vượt dòng Thạch Hãn vào thành. Công văn là công văn hẹn giờ, cứ đứng chờ đò thì hỏng việc, nên dù có hy sinh, dù có bị lũ cuốn cũng phải bơi. Nếu không đến kịp giờ có khi mình tổn thất cả một tiểu đoàn. Khi ấy, rất nhiều chiến sĩ khác cũng thực hiện nhiệm vụ như thế này "

    "Tôi là người vốn dĩ rất yêu đời, không bao giờ nghĩ mình có thể chết, mà chết với Thành cổ là chuyện thường, nên tôi không sợ". 5-9-1972, Chinh bị thương vào sườn trái. Khi tỉnh lại anh đã được cứu thương khiêng trên võng. Bom vẫn ào ạt, pháo địch vẫn nã vào thành đều đặn. Anh dặn đồng đội: "Máy bay thả bom gần, các đồng chí cứ việc quẳng tôi xuống mà trú ẩn, nếu không chúng ta sẽ chết cả đấy!".Chưa lành vết thương, nhưng do nhiệm vụ quá gấp, Chinh tiếp tục trở lại chiến trường. Lúc này anh được chuyển đơn vị D18, F320B, hoạt động ở Kỳ Lâm, Kỳ Trúc, Tường Vân của huyện Gio Linh cho đến ngày ngừng bắn. Đó là một ngày khó quên: các chiến sĩ còn sống tung pháo sáng lên trời mừng chiến thắng. Quảng Trị như một trời pháo sáng.

    Nhưng để có được bức ảnh giữ lại nụ cười bất tử, thì
    không phải là trong khoảnh khắc của một đêm hoa đăng như vậy, cũng chưa đến ngày toàn thắng, dù bức ảnh có tên là "Nụ cười chiến thắng..."."Vào khoảng cuối tháng 8-1972, trong giây lát hơi ngớt tiếng bom, tôi và 5 anh em ngồi nói chuyện tếu. Tôi bảo: "Lát nữa có thể tôi chết, các ông cũng có thể chết. Chết à? này, hình như bọn mình chưa có cô nào khóc thì phải, nhỉ? Cả bọn cười ầm lên. Đúng lúc đó anh Đoàn Công Tính, phóng viên báo Quân đội nhân dân đi qua. Anh Tính vào chuyện luôn: "Vui quá các chiến sĩ, Hãy ngồi như thế, cười như thế, để tôi ghi lại khoảnh khắc này". Tôi bảo: "Cười à? sẵn sàng thôi!", cả bọn lại cười. Mà lúc ấy cười sao mà dễ thế, nói cười là cười ngay!"

    Ngừng bắn. 10-1973 đơn vị Chinh rút ra Nông Cống-Thanh Hóa. Chinh không hề nghĩ mình đã để lại một nụ cười chiến thắng của những người lính tuổi hai mươi rồi sau này chính nụ cười ấy làm nên những phút thăng trầm trong chính cuộc đời anh. "Tôi đang ngồi đánh tú lơ khơ với các anh em trong đơn vị vào giờ nghỉ, thua nhiều quá bị búng đỏ cả hai tai nên khá bực. Thủ trưởng Bảy cầm tờ báo Quân đội nhân dân vào: "Chinh ơi, thằng này là thằng nào nhỉ?". Tôi bảo: "Thủ trưởng ơi, lúc nữa em sẽ trả lời. Em...sưng hết tai lên rồi này!". Và tôi không giữ lại tờ báo đó..."-anh nói trong tiếc nuối.

    Sức khỏe của Chinh càng ngày càng giảm sút, chứng khó thở luôn hành hạ và năm 1974, Chinh không còn đủ sức khỏe để chiến đấu lâu dài, đơn vị giải quyết cho anh nghỉ an dưỡng. Anh về quê Thái Bình, rồi lập gia đình. Năm 1985, theo tiếng gọi lên Tây Bắc khai hoang, anh cùng vợ con đi (lúc này anh đã có 2 con). Xe quá chật nên 2 vợ chồng 2 con nhỏ, đi theo hai chuyến xe và hẹn gặp tại Điện Biên. Khi lên tới nơi, chồng hỏi vợ, vợ hỏi chồng về chiếc túi có tất cả giấy tờ của anh thời quân ngũ, mới biết là chiếc túi không còn nữa. Nhưng anh chỉ nghĩ: "Mất cũng chả sao, mình hoàn thành nhiệm vụ với tổ Quốc rồi thế là được!"

    Hai vợ chồng định cư tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, sống đạm bạc với cây lúa, củ khoai từ ngày ấy. Khó khăn lúc ban đầu khai hoang là khó khăn chung, anh chị dốc sức làm lụng, ít khi nhắc lại quá khứ khói lửa đã đi qua cuộc đời họ. Nụ cười năm nào nơi Thành cổ mưa bom bão đạn lùi vào quá khứ ác liệt để yên ổn với mầu xanh của cánh đồng Mường Thanh, dù ở quê anh thời chiến tranh, nhiều người biết anh qua tờ báo như một sự tự hào.

    Do làm việc quá sức, bệnh tình của Chinh tái phát. Công việc của người lao động chính trong nhà dồn vào tay vợ anh. Từ năm 1990 cho đến giờ, có đêm anh phải chịu tiêm đến... 17 ống thuốc để cắt cơn đau. Hằng đêm, chị phải thức để làm điểm tựa cho anh tựa lưng bởi nếu nằm xuống, anh sẽ không thở được. Bao nhiêu tiền có được đều dốc vào mua thuốc tiêm cho anh. Có những lần lúa vừa gặt xong đã phải bán hết. Và cũng có lần chị đi vay 15 kg gạo ra chợ bán mới có tiền lo chuyện thuốc. Lúc khó khăn, éo le như vậy, anh chị được biết Nhà nước vừa có chính sách đãi ngộ người có công, khi đó họ mới té ngửa ra chuyện cái túi trên chuyến xe lập nghiệp của năm nào...

    "Tôi chợt nhớ ra mình có bức ảnh đăng báo ngày xưa. và tôi mơ có ngày tìm lại được nó, nhưng tìm bằng cách nào được?". Rồi anh tính chuyện lên sư đoàn 320 tìm lại bức ảnh và xác minh hồ sơ gốc, vì anh nghe một người quen bảo thấp thoáng rằng bức ảnh của anh có treo ở phòng truyền thống sư đoàn. Anh đấu tranh tư tưởng mãi: "Đi hay là không đi? Nếu không đi sẽ phải chịu mãi như thế này đến bao giờ? Mà đi thì phải vay tiền, nhưng nhỡ không tìm được, không xác minh được thì lại trở về nợ chồng nợ chất, lấy gì mà trả đây?", và anh chị quyết định: không!

    Một người đồng hương cùng quê Thái Bình tên là Hải trong một lần vào bảo tàng thị xã Quảng Trị khi nghe đồng chí thuyết minh giới thiệu về bức ảnh "Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ Quảng Trị" anh đã đứng ngắm rất kĩ. "Trời ơi, có phải ảnh anh Chinh không nhỉ? Bức ảnh này ở quê mình ai mà chẳng biết, mà đúng là anh ấy, tại sao đồng chí thuyết minh lại bảo rằng người chiến sĩ ấy đã hy sinh?". Hải khẳng định: "Không, tôi biết nhân vật này, và anh ta đang còn sống ở trên Điện Biên!". Cả đoàn khách ngạc nhiên. Anh Khư, hướng dẫn viên của bảo tàng bảo: "Nếu anh biết đồng chí ấy anh cho tôi xin địa chỉ và số điện thoại. Bằng không, anh ghi số điện thoại của tôi và bảo anh ấy liên lạc. Tôi rất muốn biết hiện giờ anh ấy ra sao..."

    Và rồi số điện thoại của đồng chí Khư cũng được đến tận tay Chinh. Đầu dây kia anh Khư hỏi:

    -Anh có thể tả lại cho tôi bức ảnh đó như thế nào được không?

    -Tôi ngồi trước một bức thành đổ, gần ống kính nhất, vác súng nhìn ra sông Thạch Hãn. Sau lưng tôi có 5 đồng chí, một đồng chí nữa ở trong hầm ló đầu ra.

    -Thế thì đúng rồi. Nếu có thời gian, mời anh vào thăm Quảng Trị. Giải phóng đã được 30 năm, Quảng Trị giờ khác xưa nhiều lắm. Anh có nhớ Thành cổ lắm không?

    -Tôi nhớ, nhớ lắm chứ. Nhưng mong anh hiểu cho, điều kiện kinh tế của tôi bây giờ không cho phép tôi vào đó được...

    Cũng từ đó, bài thuyết minh của đồng chí Khư về bức ảnh đã thay đổi về nguyên mẫu ngoài đời của nó. Nhiều người nghe hoàn cảnh của anh rất cảm thương, họ gửi tiền biếu anh và sau một thời gian anh đã được tặng một khoản tiền dẫu không lớn nhưng cũng đủ để anh tìm đến sư đoàn xác minh lại hồ sơ gốc. Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, hồ sơ của anh đã tra ra được dẫu dòng chữ viết bút mực đã nhiều mờ nhạt. Rồi chương trình "Người đương thời" của VTV3 đã vào Thành Cổ làm một phóng sự, anh xuất hiện trên phóng sự ấy trong bao xúc động của hàng triệu khán giả. Vậy là 30 năm với bao chát đắng, anh đã có dịp trở lại mảnh đất mà anh và đồng đội đã cháy hết tuổi 20 của mình, mảnh đất của thịt của xương, của dũng khí ngàn đời trong tim những chàng trai đất Việt dàn hàng gánh trên vai đất nước như gánh món nợ muôn thuở, chưa trả được chưa về. Và những người được về, dẫu có số phận thế nào đi chăng nữa, thì đều là những người may mắn, chính vì thế mà trong đời mình, chưa một lần anh so đo quá khứ-hiện tại dù lúc nguy kịch nhất. Phóng sự ấy có đề cập một thông tin rằng người chiến sĩ có nụ cười bất tử tại Thành cổ ngày nào sẽ được bảo tàng Quảng Trị nhận vào công tác. So đi xét lại, anh tự hỏi: "Nếu mình đi thì còn vợ con nữa, việc làm sẽ ra sao? Ai giải quyết cho họ được? Thôi mình đã yên phận hôm nay rồi, ở đây rồi thì đi đâu nữa!"

    Và "Nụ cười chiến thắng" ngày nào, giờ đang sống cùng vợ con bên cánh đồng Mường Thanh huyền thoại, và đã lên chức ông bà ngoại. Một túp lều tranh nho nhỏ trông rất tạm bợ nhưng lại là "kiên cố" bao nhiêu năm nay. Bao nhiêu tiền dành dụm được dốc vào việc mua thuốc chữa trị cho anh. Những ống thuốc tiêm vẫn chi chít chất đấy thùng cát tông trong nhà.

    Và đêm đêm, người vợ ấy vẫn phải dùng lưng tựa cho chồng thở. Anh chị có 3 người con, cậu con thứ 3 sinh năm 1985, học hành dở dang hiện được đồng chí Phùng, Tổng giám đốc Công ty đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ, một người cũng đã từng chiến đấu ở Quảng Trị, nhận xuống Hà Nội đỡ đầu và giao cho công việc trong tổ bảo vệ. Và đồng chí Phùng cũng là một trong những người từng quyên góp tiền để anh Chinh có thể làm lại hồ sơ đã mất.

    Tôi được anh cho phép đọc bức thư mà bạn cũ từng chiến đấu trong Thành cổ gửi anh sau khi xem chương trình "Người đương thời" năm trước. Trong thư có đoạn viết: "Hồi đó, tôi vẫn nhớ ông hay cười và tếu lắm, hay chọc mọi người, thế mà đã hơn 30 năm. Khi đó chúng mình còn trẻ, giờ nhìn thấy ông trên TV thấy ông già nhanh quá. Chiến tranh đã đi qua, nghĩ lại cũng thấy sợ, bom đạn là thế, tuổi trẻ là thế, may mà mình vẫ còn sống. Chinh còn nhớ thằng Tuấn không, cùng thôn với Bình, nó đã hy sinh ở Quảng Trị..." (Kí: Nguyễn Ngọc Bình, viện quân y 175, Tp HCM)

    Và bây giờ anh vẫn thễ, vẫn là người hay cười. Với anh, cười cũng là một hình thức xoa dịu cơn đau và để ...thở mỗi lần bệnh hen hành hạ. Nụ cười ấy đã khúc xạ qua một số phận không bình lặng, nên không thể được lại cái hồn nhiên, trinh sơ, hết mình như trong tấm ảnh. Một nụ cười có lửa, lửa của những năm tháng tuổi trẻ rừng rực cháy trong tim những chàng trai 20 tuổi. Một nụ cười chứng minh cho câu hát đã thành chân lý: "Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng". Không biết với anh, những chuyện đã xẩy ra sau khi bức ảnh được phát hiện, có phần nào giống với đoạn kết của truyện ngắn "Ngọn lửa dương thế" kia không. Và dù giống hay không thì hãy truyền cho những số phận như vậy những ngọn lửa của tình yêu thương vẫn mãi mãi cháy trên cõi dương gian này..

    Hoàng Nguyên Vũ

Chia sẻ trang này