1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vĩ tuyến 17 nghe kể chuyện đấu cờ. Đến Quảng Trị thành cổ thấy rưng rưng. Thăm hang 8 cô và Thiên

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 12/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Ý NGHĨA ĐÀI TƯỞNG NIỆM THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

    [​IMG]

    Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung: dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng mà đoàn dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng.

    Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất. Nơi dâng hương gọi là tầng lưỡng nghi, gồm hai nửaa âm và dương: nửa bên nước là nửa âm, nửa bên nền đỏ là nửa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hoà quyện vào nhau.

    Ngay nửa phần âm người ta cho làm một cây đèn màu đỏ tượng trưng cho phần dương trong âm. Đèn này có chiều cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và được ví như “Đèn thiên mệnh” với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho tam tài: Thiên – Địa – Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó.

    Nửa phần dương còn lại được lát bằng nền gạch đỏ là màu của sự sống sự sinh sôi nảy nở. Trên phần dương có một lỗ tròn tượng trưng cho phần âm trong dương, phần âm trong dương này thông vào lòng nấm mồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.

    Ở giữa hai phần âm và dương có đặt một lư hương để cho mọi người khi đến Thành Cổ thắp một nén hương với lòng thành tâm cầu nguyện mong rằng linh hồn các anh sẽ từ cõi âm theo đèn thiên mệnh siêu thoát về cõi vĩnh hằng và sẽ thanh thản nơi chín suối.

    Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 – 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ.

    (Trích lời HDV)
  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Khái quát lại về thành cổ QT:

    Lịch sử hình thành:

    Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn. Năm 1809 vua Gia Long cho đắp bằng đất, 28 năm sau năm 1837 vua Minh Mạng cho xây bằng gạch, thành được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban, 4 góc tường thành nhô hẳn ra bên ngoài để làm pháo đài canh giữ, chu vi thành trên 2160m, diện tích nội thành 16ha, tường thành cao 4m, dày 12m, xung quanh có hào thành, có 4 cửa Đông – Tây – Nam – Bắc.

    Thời phong kiến:

    Thành Cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành luỹ phòng ngự để bảo vệ kinh đô Huế ở phía Bắc nên trong thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng như: Hành cung, cột cờ, dinh tuần phủ, dinh án sát, dinh lãnh binh…

    Sau khi đặt chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, thực dân Pháp cho xây dựng một hệ thống nhà lao kiên cố ở phía Đông Bắc Thành Cổ, đây là nơi biệt giam các chiến sĩ cộng sản tức là những ai cứng đầu nhất thì đưa vào lao xá Quảng Trị. Từ năm 1929 đến đầu 1972 hàng ngàn chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước đã bị giam cầm ở đây.

    Thời Mỹ ng_ụy, Thành Cổ Quảng Trị là một tiểu khu quân sự mạnh nên trong Thành có trận địa hỏa lực và nhiều trại lính. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, Thành Cổ Quảng Trị đã thay đổi về diện mạo và chức năng.

    Chiến dịch giải phóng Quảng Trị đầu năm 1972

    Bước sang năm 1972, thấy thời cơ đã đến, bộ Ctrị và Quân uỷ TW đã quyết định mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Vào hồi 11h ngày 30/3 chiến dịch được bắt đầu bằng cuộc tấn công cứ điểm Pulơ (Cam Lộ), bằng đòn đánh bất ngờ, ta đã nhanh chống làm chủ cứ điểm này. Những ngày tiếp theo ta tiếp tục tấn công vào các điểm trọng yếu và hàng rào điện tử Macnamara, thừa thắng ta tấn công truy kích vào vòng trong và trong khoảng thời gian ngắn quân ta đã lần lượt giải phóng Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong. Ngày 1/5 cờ cách mạng đã tung bay trên nốc dinh tỉnh trưởng ở thị xã Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị cơ bản được giải phóng.

    Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm khốc liệt:

    Sau khi để mất tỉnh Quảng Trị vào tháng 5, đến cuối tháng 6 Mĩ – ng_ụy đã điên cuồng mở cuộc phản kích tái chiếm tỉnh Quảng Trị với mật danh “Lam Sơn 72”. Trong đó mục tiêu số 1 là phải chiếm được Thành Cổ Quảng Trị, vì chúng cho rằng: Chiếm được Thành Cổ là cơ bản chiếm được tỉnh Quảng Trị, tạo ra sức nặng để mặc cả với ta trên bàn hội nghi Pari. Mĩ – ng_ụy mở cuộc phản kích nhằm đạt được những âm mưu rất xảo quyệt về chính trị, quân sự, ngoại giao: lấy lại tinh thần, tẩy xoá tâm lý thất bại đang lan tràn trong ng_ụy quân, ng_ụy quyền nhằm cứu vãn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiếm lại những vùng đất đã mất, thay đổi cục diện chiến trường nhằm gây sức ép với ta trên bàn hội nghị Pari. Để làm được điều đó, địch đã huy động vào đây một lực lượng rất lớn gồm 4 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn thiện chiến nhất của quân lực VNCH là sư đoàn Dù được mệnh danh là Thiên thần mũ đỏ và sư đoàn Thuỷ quân lục chiến được mệnh danh là Cọp biển. Cùng sự hỗ trợ tối đa của hoả lực không quân, hải quân Mỹ.

    Tướng Ngô Quang Trưởng, chỉ huy cuộc phản kích tuyên bố “ đồng minh sẽ sử dụng tối đa hoả lực của không quân và pháo binh để nghiền nát Cổ thành Quảng Trị.

    Và quả thật đúng như vậy.

    Thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9 được ví như một túi bom. Trung bình mỗi ngày địch huy động 150-170 lần chiếc máy bay phản lực, 70 – 90 lần chiếc B52 để ném bom huỷ diệt thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Với diện tích chưa đầy 3 cây số vuông, trong 81 ngày đêm thị xã và Thành Cổ Quảng Trị phải gánh chịu 328.000 tấn bom mà kẻ thù đã thả xuống đây tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử loại mà chúng ném xuống Nhật Bản nên những công trình trong Thành Cổ hầu như bị san phẳng hoàn toàn. Vậy mà các chiến sỹ của ta vẫn kiên cường bám trụ, sức mạnh bom đạn không đè bẹp được con người. Trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo. Do vậy, toàn bộ thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đã bị san phẳng hoàn toàn và sự sống đã bị huỷ diệt.

    Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng các anh vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cứ người này ngã xuống người khác lại đến thay. Báo quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 có viết “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sỹ ta dành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Theo thống kê của phòng quân lực, 80% chiến sỹ của ta đã hi sinh do sức ép của bom đạn, dù đang ngồi trong hầm cũng vỡ máu mũi, máu tai mà hi sinh.

    Do hoả lực của địch quá mạnh, phòng tuyến vòng ngoài của ta bị vỡ dần. Từ đầu tháng 9 đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt trong lòng thị xã và Thành Cổ Quảng Trị. Ta và địch giành nhau từng căn nhà, góc phố, từng mảng tường Thành Cổ. Thời tiết lúc này không thuận lợi, áp thấp nhiệt đới liên tục xảy ra, nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Lợi dụng tình hình đó địch tăng cường bắn phá vào công sự của ta. Các chiến sỹ của ta vừa thay nhau tát nước chống ngập công sự, vừa chống trả địch, suốt ngày ngâm mình trong nước, ăn lương khô, uống nước lã nên sức khoẻ giảm sút, thương vong rất lớn có ngày trên 100 người. Trước tình hình đó, ngày 16/9 Quân uỷ TW đã ra lệnh rút toàn bộ quân sang bờ Bắc sông Thạch Hãn để bảo toàn lực lượng. Kết thúc 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng kiên cường.

    Năm 1972, ta tổng động viên nên phần lớn các chiến sỹ của chúng ta tham gia chiến đấu ở chiến trường thị xã và Thành Cổ Quảng Trị đều còn rất trẻ. Vì tổ quốc các anh sẳn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng tư của mình. Tiêu biểu ở đây có anh Nguyễn Xuất Hiện tham gia chiến đấu khi mới 14 tuổi. Kết thúc 81 ngày đêm của cuộc chiến, ta đã tiêu diệt 26 ngàn tên địch. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại thị xã và Thành Cổ Quảng Trị cùng với thất bại của trận Điên Biên Phủ trên không ta buộc địch phải ký hiệp định Pari vào ngày 27/1/1973.

    Sau hiệp định Pari ký kết ta cắm cờ lên các vùng đất được giải phóng. Lúc này cờ của ta và cờ ba que cắm xen kẽ với nhau.
    Sông Thạch Hãn đã trở thành ranh giới chia cắt giữa hai bên. Và ở đây đã diễn ra việc trao trả tù binh từ hai phía. Hàng ngàn chiến sĩ của ta đã được trở về trong vòng tay đồng đội và sự đón chào nồng nhiệt của nhân dân ta.

    Với những giá trị lịch sử đã được đúc kết bằng sự hy sinh to lớn của hàng ngàn chiến sỹ, cụm di tích Thành Cổ Quảng Trị được bộ văn hoá xếp hạng là di tích Quốc gia. Đến đầu năm 1994 được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.

    Một số hoạt động và công tác tri ân

    Sau ngày đất nước được giái phóng, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hàng năm cứ đến ngày 30/4, 27/7, 22/12 nhân dân Quảng Trị đều tổ chức thắp nến, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sỹ đã ngả xuống trên dòng sông và đây đã trở thành lễ hội truyền thống.
    Cựu chiến binh Lê Bá Dương về thăm lại chiến trường xưa, sau khi vào thành cổ thắp nén hương cho đồng đội, ông ra đứng bên dòng Thạch Hãn mà nhắn nhủ rằng:

    "Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ.
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm."


    (Tham khảo lời HDV)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phần tiếp theo về Vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương

    Bắt đầu bằng cái tên.

    Tên gốc của cầu là Minh Lương nhưng dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, do phải kiêng huý nên cả tên làng và tên sông phải gọi chệch đi. Vì vậy mà cả sông, cả làng và cầu đều được đổi thành "Hiền Lương"
  3. nhuamit

    nhuamit Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    884
    Đã được thích:
    1
    ...xin lỗi vì xen vào giữa, nhưng viết tiếp đi bạn!!! Hẹn Quảng Trị 1 ngày không xa...
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Mình rất thích vì cũng có những người hứng thú với du lịch lịch sử như mình [r2)]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Đấu trí "bên lề" cầu Hiền Lương

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã lùi xa 36 năm. Giới tuyến quân sự tạm thời - Vĩ tuyến 17, với cuộc đấu tranh chống lại sự phá hoại Hiệp định Giơnevơ cũng đã đi vào lịch sử gần 60 năm, nhưng, các thế hệ người Việt Nam hiểu rõ, ở đó, giữa ta và địch không chỉ có đấu tranh vũ trang, mà còn có những cuộc đấu trí quyết liệt. Gần 1/4 thế kỷ ấy, là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh gian khổ để thống nhất đất nước của quân và dân ta.

    Vĩ tuyến 17 cũng như bao vĩ tuyến khác, nó chỉ là một đường quy ước, địa lý bình thường, nhưng đã được cả thế giới biết đến và quan tâm. Vĩ tuyến 17 là dấu mốc chia cắt đất nước ta 21 năm. Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21-7-1954, lấy Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, sau 2 năm hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng, với bản chất hiếu chiến phản đ_ộng, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, mặc dù là một bên tham dự, nhưng đế quốc Mỹ đã không ký Hiệp định. Mặt khác, ngay sau khi được ký kết, Mỹ đã xé bỏ Hiệp định, lập nên chính quyền bù nhìn tay sai, phục vụ cho âm mưu thực dân mới của mình. Và cuộc chiến đấu của quân và dân ta để bảo vệ Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ miền Bắc XHCN diễn ra quyết liệt bên bờ Hiền Lương với tinh thần "Hòa bình thắng chiến tranh, chí nhân thắng cường bạo". Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của những chiến sĩ công an vũ trang - những người "chiến sĩ giới tuyến".


    Chuyện được bắt đầu bằng chiếc cột cờ. Phía bắc cầu Hiền Lương là lá cờ đỏ sao vàng, là miền Bắc XHCN, nơi có Bác H-ồ ngày đêm thương nhớ đồng bào miền Nam. Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ của ng_uỵ. Ban đầu cột cờ của ta là cây phi lao dài 12 m, phía bên kia họ cắm cờ trên nóc lô cốt Xuân Hòa cao 15 m. Đồng bào miền Nam yêu cầu bờ Bắc treo cờ cao hơn cờ của ng_uỵ. Các chiến sĩ giới tuyến đã lên rừng tìm được chiếc cột cờ cao 18 m. Ngay sau đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho dựng một cột cờ bằng xi măng, cốt thép cao 25 m. Cuộc đua cứ tiếp diễn, ngày 19-7-1957, phía bờ Bắc lại có chiếc cột cờ bằng sắt cao 34,50 m - cờ của ta lại tiếp tục bay cao hơn cờ của ng_uỵ. Điều đó đã làm vui lòng đồng bào ta ở bờ Nam. Nhưng để thỏa mãn tình cảm "trái tim phương Nam luôn hướng về miền Bắc", đồng bào yêu cầu chiến sĩ đồn Hiền Lương hằng ngày, kéo cờ sớm hơn và hạ cờ muộn hơn, để đồng bào đi làm có thể chào cờ mà không bị cảnh sát ng_uỵ phát hiện.


    Ít lâu sau, ng_uỵ đã nâng cột cờ của chúng lên 35 m. Lần này, ta quyết định xây một trụ cờ mới kiên cố cao 38,60 m, trên đó lá cờ đỏ sao vàng rộng 108 m2 tung bay phấp phới.


    Lá cờ đã làm nức lòng đồng bào bờ Nam, cổ vũ đồng bào miền Nam đấu tranh xóa bỏ giới tuyến quân sự thống nhất đất nước. Việc phục vụ cho lá cờ tung bay ở giới tuyến của các chiến sĩ cũng rất vất vả. Lá cờ đã lớn lại tung bay trên bầu trời cao nên rất nhanh rách, bình thường mỗi tháng thay một lá, nhưng để cờ lành lặn, mỗi tháng các chiến sĩ phải vá cờ năm, bảy lần. Lá cờ nặng 15 kg và khi xếp lại rất cồng kềnh, nên mỗi khi kéo cờ phải huy động cả tiểu đội, nhất là khi chưa lên tới đỉnh bị cuộn vào dây chằng, phải cử người trèo lên sửa rất nguy hiểm. Sau lần nâng cột cờ này của ta phía bờ Nam không nâng lên nữa.


    Âm mưu chia cắt đất nước ta thể hiện ngay cả chuyện sơn cầu. Cột cờ thấp thì có thể nâng cao, nhưng xung quanh chuyện sơn cây cầu Hiền Lương thì ta đành phải chấp nhận sự ngang ngược của địch. Cầu Hiền Lương được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nên đã quá cũ. Năm 1962, phía ta gợi ý cả hai bên cùng sơn lại một màu. Phía ng_uỵ không đồng ý. Chiến sĩ ta nói với cảnh sát ng_uỵ: "Đất nước Việt Nam là một, lẽ nào lại sơn cầu hai màu?” Có tên đồng tình, nhưng cũng có tên phản đối rằng: "Quốc gia không thể sống chung với cộng sản nên cầu này cũng không thể sơn chung một màu". Ban đầu, ta tiến hành sơn nửa cầu phía Bắc màu đỏ, lập tức phía bên kia được ng_uỵ sơn màu xanh. Ta tiếp tục sơn lớp thứ hai màu xanh cùng màu với nửa phía Nam. Hai tháng sau, phía bờ Nam họ lại sơn màu vàng. Và cũng từ đó, cầu Hiền Lương chỉ có bảy nhịp mà phải mang trên mình hai màu sơn.


    Mỗi khi có đoàn khách quốc tế đến thăm, chúng ta có dịp để lên án âm mưu chia cắt đất nước Việt Nam của Mỹ, ng_uỵ ngay từ việc sơn chiếc cầu. Những cuộc đấu trí giữa ta và địch, phía chính quyền Sài Gòn cho rằng trong đấu tranh chính trị, cảnh sát của chúng bị thua kém là do trình độ học vấn thấp hơn công an vũ trang của ta. Vì thế, có thời kỳ chúng đã chọn cảnh sát giới tuyến trong số học sinh, sinh viên đi quân dịch. Những người này biết ngoại ngữ, đàn hát, thể thao. Theo đó, họ cố chứng tỏ rằng mình có trình độ cao hơn các chiến sĩ công an của ta.


    Cuối năm 1962 đầu năm 1963, các chiến sĩ giới tuyến khá vất vả với những trò chơi trội của chúng. Những cây vợt bóng bàn khá của công an giới tuyến đã bị chúng hạ dễ dàng, trong khi trước đó bọn cảnh sát cũ phải nhờ chiến sĩ ta dạy cho cách đánh. Trong một tuần lễ, ở Cửa Tùng, nhân dân địa phương ghi nhận lần đầu tiên, sau tám năm có đồn liên hiệp, đội bóng chuyền công an giới tuyến thua đội bóng cảnh sát với tỷ số đậm 3-0.


    Trong thi đấu thể thao, thắng thua là chuyện rất bình thường, nhưng ở giới tuyến thì không đơn giản là thế, nó không chỉ là chuyện thể thao, mà còn có vấn đề chính trị rõ ràng. Ý thức rõ điều đó, đồng chí Chính ủy Công an vũ trang Vĩnh Linh đã giao nhiệm vụ cho các chiến sĩ của mình: "Vì danh dự của người chiến sĩ giới tuyến, vì danh dự của lực lượng công an nhân dân vũ trang, các đồng chí chỉ được thắng, không được thua"! Theo đó, các chiến sĩ giới tuyến đã quyết tâm luyện tập. Đến phiên đổi bờ tuần sau, bọn cảnh sát lại thách đấu và chúng đã bị thua tuyệt đối với tỷ số 0-3.


    Không chỉ dừng lại ở những trận thi đấu thể thao, tên Quang đồn trưởng cảnh sát ng_uỵ cậy có bằng tú tài, biết ngoại ngữ, coi thường Thiếu úy Lê Thế Tri đồn trưởng công an giới tuyến. Nhân dịp Tết Nguyên đán, công an giới tuyến mời đại biểu cảnh sát đồn Xuân Hòa dự liên hoan chiều 30 Tết. Theo lời mời, Quang cùng hai tên trợ lý sang dự, tiệc bày đã xong, nhưng đồng chí Tri đồn trưởng rót trà mời khách, Quang xua tay nói: "Thưa ông đồn trưởng, người xưa có câu: Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà, sao ông lại đãi trà lúc này?” Quang muốn dùng chữ Hán để dồn Tri vào thế bí, không ngờ đồng chí Tri đáp: "Thưa ông đồn trưởng, người xưa còn nói: Khát thời nhất trích như cam lộ". Tên Quang sững người trước sự đối đáp đầy thâm ý và dằn mặt hắn của đồng chí Tri.


    Tiến sĩ Nguyễn Văn Bạo (Theo QĐND)​
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Người sơn cầu Hiền Lương


    (30/4/2008)


    [​IMG]

    Vào ngày 30/4 này, cụm di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương được tỉnh Quảng Trị khánh thành, sau sáu năm đầu tư tôn tạo.

    Trong dòng người đổ về di tích cầu Hiền Lương vào dịp lễ thống nhất non sông, nhiều du khách bất ngờ gặp được "nhân chứng sống" Nguyễn Thị Hương, đang kể chuyện lịch sử đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước bằng... màu sơn cầu. Bà Hương là một trong rất ít người còn lại của đội quân sơn cầu Hiền Lương ngày ấy.

    Màu thống nhất

    Bà Hương nhớ lại: "Lúc đó tôi đang làm việc ở ngành giao thông - vận tải tỉnh Hà Tĩnh. Cuối năm 1956, bất ngờ được cấp trên điều động về đơn vị giao thông nhận nhiệm vụ sơn cầu Hiền Lương". 17 tuổi, tạm biệt gia đình, quê hương, bà vào vùng đất lửa Vĩnh Linh để thực hiện nhiệm vụ.

    Cầu Hiền Lương được xây dựng vào năm 1952, có chiều dài 178m, chia thành hai nửa, mỗi bên có độ dài 89m, nửa bờ Bắc có 450 tấm ván mặt cầu, nửa bờ Nam có 444 tấm. Toàn bộ cầu có màu gỉ sắt, cầu gồm bảy nhịp, trụ bằng bêtông cốt thép, mặt cầu lát bằng ván thông.

    Phía nửa cầu ở bờ Nam, từ sau năm 1956, chính quyền miền Nam cho sơn bằng màu xanh (nửa cầu phía Bắc lúc đó là màu gỉ sắt) để phân biệt sự chia đôi đất nước VN. Phía miền Bắc quyết đấu tranh đòi thống nhất một màu sơn trên cầu.Đội sơn cầu của bà Hương ngày nào cũng tổ chức sơn lại màu cầu cho thống nhất.

    Thiêng liêng

    [​IMG]
    Cầu Hiền Lương - Ảnh: TT

    Những ngày tháng tư lịch sử, du khách trong và ngoài nước tấp nập tìm về cụm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương - vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để nghe tiếng hò dưới sông vọng lên: Sông Bến Hải bên trong bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi. Đã hơn 30 năm thống nhất đất nước, nhưng mỗi lần nghe lại câu hò xưa, từng lời, từng giai điệu của giọng hò vẫn lắng sâu vào máu thịt của biết bao người.

    Đứng ở di tích cầu Hiền Lương, cụ Nguyễn Văn Tiếu, 85 tuổi, một du khách đến từ TP.HCM, xúc động: "Dòng sông Bến Hải vỏn vẹn chưa đầy 200m, hai bờ Nam - Bắc chỉ cách nhau một câu hò mà cả dân tộc phải chiến đấu, hi sinh ròng rã 20 năm trời mới có ngày thống nhất. Hôm nay, tôi đến đây để ngắm nhìn, chiêm nghiệm về quá khứ hào hùng của dân tộc. Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương thiêng liêng, kỳ vĩ như khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc VN...".

    Bà Hương kể lại cuộc đấu tranh đòi hòa bình bằng màu cầu vô cùng gay go, nhiều khi nửa cầu phía Bắc vừa được sơn xong thì phía Nam đã cho sơn lại nửa cầu của họ màu khác.

    Đang kể chuyện bất chợt bà Hương chùng giọng: "Mấy chục năm trôi qua nhưng tôi không sao quên được hình ảnh một anh lính của lực lượng sơn cầu nửa phía Nam. Ban đầu, hai bên còn trò chuyện được với nhau để hiểu thêm tình hình bà con ở hai bên. Anh cho biết quê anh ở sát bờ Nam sông Bến Hải, anh rất đau lòng khi đất nước bị chia cắt, bà con ruột thịt của anh ở phía bờ Bắc rất nhiều, mấy năm rồi anh em họ chưa thấy mặt nhau. Tôi cố gắng động viên anh hãy bước sang phía bờ Bắc, anh rưng rưng đôi mắt rồi trở lại phía bên kia cầu...

    Vì nhiều lý do nên một vài ngày sau những người sơn cầu của hai bên không được nói chuyện, trao đổi với nhau mà chỉ nhìn nhau qua ánh mắt...".

    Tại cầu Hiền Lương, bà Hương vinh dự được giao trọng trách đội trưởng. Mỗi ngày bà cùng các anh chị em khác trong đơn vị dùng dụng cụ sơn cầu thô sơ, chỉ có dao cạo gỉ sắt, chổi sơn và thùng chứa sơn để sơn cầu. Cho đến giữa năm 1963-1964, phía miền Bắc sơn lại nửa cầu bên mình bằng màu xanh thì lúc ấy chính quyền miền Nam không còn tranh giành màu sơn nữa. Cầu Hiền Lương được mang một màu xanh thống nhất trước khi bị máy bay Mỹ ném bom làm sập vào năm 1967.

    Sau ngày nước nhà thống nhất, bà Hương tiếp tục công tác thêm mấy năm nữa rồi về hưu, lập gia đình sinh sống tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh. Ngồi nhớ đồng đội, bà Hương nghẹn ngào: "Tôi đã bước qua tuổi 65, trở thành bà nội, ngoại của sáu đứa cháu, nhưng vẫn chưa một lần gặp lại được những người bạn trong đội quân sơn cầu Hiền Lương ngày xưa, không biết đến hôm nay ai còn, ai mất".

    Một di sản đặc biệt

    Trong cụm di tích đặc biệt "đôi bờ Hiền Lương" vừa mới được tôn tạo hoàn thành, chiếc cầu Hiền Lương lịch sử được xem là điểm nhấn quan trọng nhất. Tiến sĩ Nguyễn Bình, phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Quảng Trị, nhớ lại: "Mãi đến năm 1986, việc làm hồ sơ cho hệ thống di tích đôi bờ Hiền Lương mới chính thức được tỉnh Bình Trị Thiên bắt đầu. Gần mười năm sau giải phóng, rất nhiều di tích, hiện vật, nhân chứng lịch sử không còn nữa. Mỗi lần có dịp đến vĩ tuyến 17, nhiều người nhìn cụm di tích đôi bờ Hiền Lương tồn tại dưới dạng một phế tích mà tiếc nuối, ngậm ngùi".

    Song với những giá trị lịch sử đặc biệt của mình, năm 2001 cụm di tích đôi bờ Hiền Lương được Nhà nước xếp vào hạng di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia. Khi còn đương chức, trong một lần về thăm cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Trần Hoàn đã nói: "Những gì còn lại ở đôi bờ Hiền Lương xứng đáng là di sản của khát vọng thống nhất của dân tộc VN".

    Đến năm 2002, với sự nỗ lực của tỉnh Quảng Trị, việc tôn tạo cụm di tích đặc biệt quan trọng đôi bờ Hiền Lương chính thức được khởi động với kinh phí đầu tư 45 tỉ đồng. Lần tôn tạo này ngoài việc xây dựng cầu Hiền Lương lịch sử - trục chính quan trọng nhất của cụm di tích, tất cả những di tích còn lại được bố trí cân đối, hài hòa hai bên bắc - nam sông Bến Hải gồm kỳ đài, đồn công an, nhà liên hiệp... và cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất".

    Ngoài chiếc cầu Hiền Lương lịch sử được phục chế nguyên mẫu, đáng chú ý nhất là công trình tôn vinh mang tên cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" đặt ở bờ nam sông Bến Hải, được chia thành hai phần, gồm hình tượng người mẹ miền Nam và em bé mang nỗi chờ mong khắc khoải, mắt hướng về phía bờ bắc, nơi có kỳ đài ở đầu cầu giới tuyến, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh luôn tung bay trong gió, như củng cố thêm niềm tin tất thắng vào ngày thống nhất trọn vẹn Tổ quốc sẽ sớm đến với đồng bào miền Nam.

    Phía sau hình tượng người mẹ và em bé là hình ảnh những tàu lá dừa của miền Nam thân yêu vút lên từ trong lòng đất. Đó là khát vọng, là sức mạnh tiềm tàng và dẻo dai của người miền Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

    (Theo Tuỏi trẻ)

  5. taxi101080

    taxi101080 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Thế là 2/9, Tốt ngao du ở đây à. Chuyến đi ý nghĩa thế. Tớ cũng nhất định một lần phải đến đây.
    Viết tiếp nhé! Cảm ơn Tốt nhiều nhiều.
  6. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Không, tớ vừa đi về sáng nay :P
    Có điều kiện thì cứ đi N ạ. Mỗi bước chân thêm hiểu biết, thêm yêu quê hương mình hơn. Mình lần này được bám đuôi nên mới đi được thế đấy.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Người mẹ vá cờ tổ quốc bên vĩ tuyến 17


    Trong Khu nhà trưng bày kỷ vật vĩ tuyến 17 hòa bình và khát vọng thống nhất (Quảng Trị), có một bức ảnh chụp hai phụ nữ đang may vá cờ tổ quốc. Một người là mẹ Diệm đã qua đời, người phụ nữ còn lại vẫn còn sống.

    Đó là mẹ Trần Thị Viễn ở thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Năm nay đã 94 tuổi, nhưng mẹ Viễn còn khá minh mẫn. Gặp khách, mẹ đon đả mời: "Các chú muốn tìm hiểu về việc vá cờ tổ quốc bên vĩ tuyến 17 thì cứ vào nhà uống ly nước, thong thả rồi mẹ kể cho, chuyện dài lắm”.


    Mẹ Viễn sinh ra ở làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Linh). Những năm kháng chiến chống Pháp, mẹ cùng bà con hưởng ứng lời kêu gọi của cách mạng, đêm đêm cầm cuốc đi phá đường, ngăn không cho địch về làng lùng bắt bộ đội.


    Sau Hiệp định Genève, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải trở thành ranh giới chia cắt hai miền đất nước. Theo hiệp định, tất cả đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Mẹ bảo treo cờ là chuyện bình thường, song “đấu cờ” mới là chuyện quan trọng suốt 21 năm ròng, bởi “đấu cờ” là đấu tranh chính trị.


    [​IMG]
    Mẹ Viễn kể lại những tháng ngày vá cờ bên bờ vĩ tuyến 17 giữa mưa bom bão đạn. Ảnh: Văn Nguyễn.

    Lúc đầu, ở bờ Bắc, cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được treo trên một cây phi lao cao 12 m; ở bờ Nam, cờ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được cắm lên nóc lô cốt Xuân Hòa cao 15 m. Sau đó, bờ Bắc tăng chiều cao của cờ lên 18 m, cờ được làm bằng vải sa tanh rộng 24 m. Chính quyền Ngô Đình Diệm ngay sau đó đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30 m tại bờ Nam.


    Tháng 7/1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gia công một cột cờ cao 34,5 m rồi vận chuyển từ Hà Nội vào và treo lá cờ rộng 108 m2. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau đó phải tôn cờ của mình lên 35 m, cao hơn phía bờ Bắc 0,5 m… Đến năm 1962, phía bờ Bắc lại gia công một cột cờ cao 38,6 m chuyển vào Hiền Lương, kéo lá cờ rộng 134 m2, tạo thành một chấm đỏ cao vút ở bờ Bắc.


    Không thể dựng cờ cao hơn nên chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách phá cờ bằng việc huy động hàng trăm máy bay ném bom và hàng chục nghìn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào…


    Năm 1967, Mỹ ném bom đánh gãy cột cờ, lá cờ cũng bị phá hỏng. Để có cờ treo, bộ đội, công an cặm cụi vá cờ dựng lại. Bom đạn bắt đầu nổ nhiều hơn. Những lá cờ của hai bên bị đánh gãy, dựng lên không biết bao nhiêu lần.
    “Thấy các anh vất vả chiến đấu, lại phải lo may vá cờ nên tôi và chị dâu Ngô Thị Diệm (người phụ nữ may cờ tổ quốc được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang) không di tản mà ở lại tình nguyện may cờ. Cờ luôn được treo lên, dù có nát thịt tan xương cũng phải lo giữ cho bằng được. Còn cờ, đất nước còn, mất cờ coi như mất nước”, mẹ Viễn kể. Huyền thoại về người vá cờ cũng được viết lên từ đó.


    [​IMG]
    Bức ảnh chụp mẹ Viễn (bên phải) và mẹ Diệm vá cờ bên bờ Hiền Lương trong những năm chống Mỹ cứu nước (1967). Ảnh tư liệu.

    Ban đầu mẹ Viễn và mẹ Diệm dựng nhà chung trên một mảnh vườn ở thôn Hiền Lương để thuận tiện cho việc may vá cờ nhưng sau căn nhà bị bom đánh sập, hai mẹ phải đào hầm. Những lúc rảnh rỗi, hai mẹ lại cùng dân quân tăng gia sản xuất, chăm sóc thương binh và cùng bộ đội đi chặt gỗ dự trữ cột cờ.


    Do phía bờ Nam liên tục đánh phá, cờ may bao nhiêu cũng không lại. Nhiều khi gãy hết cột cờ, dân quân ở bờ Bắc phải trèo lên cây cao để treo cờ tượng trưng cho nhân dân miền Nam nhìn thấy mà yên tâm. Vì thế, lá cờ phía bờ Bắc luôn là nỗi ám ảnh của Việt Nam Cộng hòa.


    Nhớ lại cảm giác may vá cờ trong khoảng 3 năm chiến tranh ác liệt ở hai bên bờ giới tuyến, mẹ Viễn kể: “Với các mẹ vá cờ không phải là khó bởi đã quen với việc thêu thùa, nhưng khi mới ở lại bên bờ giới tuyến, bom đạn cứ ầm ầm bên tai. Nhiều khi đang tỉ mẩn vá những lỗ thủng do đạn bắn xuyên qua, địch bất ngờ thả bom, giật mình nên đâm cả kim vào tay”.


    Giọng mẹ chùng xuống: “Để lá cờ được treo lên, không biết bao nhiêu đồng chí đã ngã xuống”. Mẹ Viễn quay lưng giấu vội những giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo.


    Thời gian gấp rút nhưng mỗi lần vá cờ, các mẹ luôn phải chú trọng vào vị trí ngôi sao năm cánh để lá cờ, dù có nhiều vết vá, vẫn giữ được phần hồn. Bởi với mẹ Viễn, vá lành ngôi sao cũng là gắn lành lại năm châu, thế giới không còn chiến tranh, con người không còn đối xử với nhau bằng bom đạn và sự hủy diệt.


    [​IMG]
    Lá cờ tổ quốc bên cầu Hiền Lương, nơi lưu dấu lịch sử của dân tộc. Ảnh: Văn Nguyễn.

    Đất nước hòa bình, cả mẹ Viễn và mẹ Diệm đều đã mất đi người chồng hy sinh cho độc lập của dân tộc. Trong ký ức của hai mẹ là những tháng năm sống cùng ngọn cờ tổ quốc bên bờ vĩ tuyến. Mẹ Diệm sau khi chết đã dặn dò con cháu chôn cất mình bên dòng Hiền Lương để ngày đêm được nhìn ngắm ngọn cờ.


    Còn mẹ Viễn, khi về ở với con trai cả ở thị trấn Hồ Xá này lại chọn cách gắn mình với ngọn cờ tổ quốc: kể lại cho con cháu những câu chuyện về lá cờ bên bờ Hiền Lương. Năm 1999, mẹ vinh dự được Chủ t_ịch nước tặng Huy chương kháng chiến. “Mẹ chỉ mong mình được sống lâu, có sức khỏe để còn kể lại những câu chuyện về lịch sử của dân tộc nơi vĩ tuyến 17”, mẹ tâm sự.


    Ông Nguyễn Văn Trá, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị, cho biết, mẹ Trần Thị Viễn là một trong những nhân vật lịch sử của “chảo lửa” Quảng Trị trong những năm chiến tranh chống Mỹ. "Trên tinh thần tự nguyện, mẹ đã cùng bộ đội đào hầm, địa đạo và đặc biệt là có công lớn trong việc vá cờ bên bờ Hiền Lương, không chỉ vá một lần mà hàng trăm lần để lá cờ đỏ sao vàng luôn được giương cao bên bờ giới tuyến”, ông nói.
    Văn Nguyễn
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    HẾT CHUYỆN VÁ CỜ LẠI ĐẾN CHUYỆN MAY CỜ:

    Chuyện người lính may cờ bên sông Bến Hải

    Trong những tháng năm chiến tranh ác liệt, ông đã miệt mài may những lá cờ Tổ quốc để treo lên cột cờ Hiền Lương. Đó là ông Nguyễn Đức Lãng, quê ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, nay đang sinh sống tại khu phố 7, phường 5, thị xã Đông Hà (Quảng Trị).

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đức Lãn


    g
    Năm 1959, vừa bước vào tuổi 20, chàng trai Nguyễn Đức Lãng háo hức lên đường nhập ngũ trong đoàn quân đầu tiên thực hiện nghĩa vụ quân sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau một thời gian được huấn luyện tân binh ở đặc khu Vĩnh Linh, anh được điều về công tác ở phòng hậu cần thuộc lực lượng Công an vũ trang Vĩnh Linh. Năm 1960, anh được cấp trên giao nhiệm vụ ra kho 101 Cục tham mưu bộ tư lệnh ở Hà Nội để nhận cờ về treo trên cột cờ Hiền Lương. Thời đó, cờ Tổ quốc có rất nhiều cỡ, anh nhận về 2 loại: loại cỡ 4,8m x 3,2m dùng để treo trên cột cờ Hiền Lương tạm làm bằng thân của cây phi lao. Loại 4m x 6m dùng treo trên cột cờ bằng sắt. Những lá cờ Tổ quốc được anh gói ghém cẩn thận, gùi cõng an toàn mang về treo trên cột cờ Hiền Lương.

    Những ngọn cờ ngày ngày tung bay trong niềm tự hào của nhân dân bờ Bắc và thỏa lòng mong ngóng của đồng bào ruột thịt ở bờ Nam.
    Cách một quãng của dòng sông Bến Hải, từ phía bờ Nam, mỗi khi nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió ở phía bờ Bắc là bọn giặc vô cùng căm tức, chúng l_ồng lộn nã đạn liên hồi để phá rối, chúng thường xuyên cho tăng chiều cao của cột cờ và cho may những lá cờ ba que to hơn. Để đáp lại, phía ta cũng cho tăng chiều cao của cột cờ và không ngừng tăng diện tích của những lá cờ. Lúc cột cờ của ta có chiều cao cao nhất là 38,6 mét và diện tích của lá cờ là 96 m2 (loại 8m x 12m), đó là thời điểm năm 1962.

    Thời gian đầu, anh Lãng thường xuyên ra Hà Nội để nhận những lá cờ như thế về treo, nhưng hoàn cảnh chiến tranh ngày mỗi thêm ác liệt, bọn địch ở bờ Nam ngày mỗi tăng cường bắn phá dữ dội ra hướng bờ Bắc. Khoảng cách từ Vĩnh Linh ra Hà Nội lại quá xa, trong lúc điều kiện về phương tiện giao thông và đường sá thời bấy giờ vô cùng hạn chế. Trước tình thế đó, Bộ Tư lệnh quyết định cấp tiền cho lực lượng Công an vũ trang Vĩnh Linh tự mua vải về để may cờ. Anh Lãng lại được phân công nhiệm vụ đi mua vải mang về thuê Hợp tác xã May Nam Hồng ở xã Vĩnh Nam, Vĩnh Linh may, cứ mỗi lá cờ như thế phải thanh toán tiền công may đến 15 đồng (đây là một khoản tiền rất lớn vào thời điểm này). Toan tính đủ mọi phương cách để làm sao giảm được chi phí trong việc may cờ, và thế là trung sĩ Nguyễn Đức Lãng đã mày mò để học cách tự may cờ.

    Khi đã may thạo, ngay lập tức đơn vị điều động cho anh một chiếc máy may Liên Xô. Những lá cờ đầu tiên anh may có chút ít bỡ ngỡ, nhưng sau đó thì "mô cũng vô nấy cả". Cứ trung bình 5 ngày anh Lãng hoàn tất việc may 2 lá cờ, mỗi lá may hết 122 mét vải màu đỏ, 12 mét vải màu vàng. Do điều kiện chiến tranh không mua được vải xoa, anh phải may cờ bằng vải của dệt Nam Định loại khổ 80, ký hiệu 152, trên mỗi biên cờ phải may đến 5-6 đường chỉ, mới hy vọng chịu nổi sức gió. Mỗi lá cờ thời đó, sau khi may xong, đóng gói thì cân nặng đến 12kg.

    Ngày tháng cứ qua đi như thế, để ngọn cờ Tổ quốc mãi mãi tung bay trên bờ sông giới tuyến, anh Lãng đã phải ngày đêm cần mẫn may cờ. Thời đó, cứ gần một tháng là thay một lá cờ mới, nhưng mùa gió Lào thì 15 ngày đã phải thay cờ. Vậy là mỗi năm anh Lãng phải may từ 10 đến 12 lá cờ diện tích 96 m2. Những năm 1967-1968, địch ngày càng leo thang ra đánh phá miền Bắc ác liệt, vùng giới tuyến Vĩnh Linh trở thành một vành đai lửa, là tọa độ số một trong kế hoạch oanh kích của quân thù. Sau mỗi cuộc bắn phá ác liệt là cờ Tổ quốc bên dòng sông Bến Hải lại bị rách tả tơi. Vậy là, một phần phải may lại cờ mới, một phần những lá cờ bị rách thì nhờ vào đôi bàn tay và tấm lòng của mẹ Nguyễn Thị Diệm (Vĩnh Linh) vá lại.

    Ngoài công việc may, vá để những ngọn cờ đỏ sao vàng thường xuyên tung bay trên vùng trời giới tuyến, anh Lãng còn nhận nhiệm vụ may những lá cờ cỡ 4m x 6m để cung cấp cho các Đồn Mũi Si, Cửa Tùng, Cù Bai, Huỳnh Thượng, Phát Lát… Những phút rảnh rang anh còn may vá áo quần cho anh em đồng đội.

    Năm 1968, anh được cấp trên cử ra Bắc để tập huấn lớp quân chính kéo dài 6 tháng, sau đó trở về Vĩnh Linh tiếp tục nhiệm vụ may cờ Tổ quốc cho đến năm 1973. Năm 1974, chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam, anh được tổ chức điều động vào với chiến trường khu 5 và được bổ sung vào lực lượng an ninh Phú Yên. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, anh về làm trợ lý hậu cần lực lượng Công an vũ trang tỉnh Phú Khánh. Năm 1979, anh nghỉ hưu với cấp hàm trung úy, sau đó anh đưa gia đình về định cư tại thị xã Đông Hà cho đến ngày nay.

    Bây giờ thì chàng trai Nguyễn Đức Lãng, người may cờ bên sông giới tuyến năm xưa, đã thành một ông già qua tuổi "thất thập cổ lai hy". Từ ngày nghỉ hưu đến giờ ông vẫn tham gia vào công tác Đ_ảng ở địa phương, hiện ông là Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam phường 5, thị xã Đông Hà. Anh con trai cả của ông là kỹ sư xây dựng, người con trai kế nay là sĩ quan an ninh, cô con gái út là giáo viên ngoại ngữ. Cả ba người con ông đều đã thành gia thất và sinh sống bình yên bên cạnh ông bà.

    Chiến tranh đã dần trôi về quá khứ rất xa, nhưng khi gợi nhớ về những câu chuyện của gần 50 năm trước, ông vẫn hào sảng như ngày đang là thanh niên dồi dào sức trẻ. Kể chuyện cho tôi nghe, ông vẫn nhớ như in từng "đường kim, múi chỉ", con tim vẫn sục sôi như thuở nào khi nói về lá cờ Tổ quốc, nói đến niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng.

    Văn Triệu Sơn
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hình ảnh đã đi vào huyền thoại: Hình ảnh mẹ Diệm đang ngồi vá cờ được trưng bày trang trọng trong bảo tàng khu di tích Cầu Hiền Lương:


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    “Trận chiến” bằng âm nhạc ở vĩ tuyến 17

    Để có được thắng lợi cuối cùng vào ngày 30/4/1975, có rất nhiều chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống trong từng trận chiến để giành lấy thắng lợi. Có những trận chiến ác liệt với bom đạn, và cũng có những trận chiến ác liệt nhưng không một tiếng súng.

    Đặc biệt, chúng tôi muốn nói đến một trận chiến mà chiến sĩ ta đã dùng âm nhạc như một vũ khí để đối chọi với địch, giải tán cuộc mít tinh hơn 1 vạn người do một tướng Ng_ụy chủ trì. Đó là trận chiến cách đây 45 năm của Đội 1 thuộc Đoàn Quân nhạc ở đầu cầu Hiền Lương vào ngày 20/7/1964.

    Đoàn Quân nhạc thời đó thuộc Bộ Tổng Tham mưu, nay là Đoàn Nghi lễ Quân đội, đóng ở Ngã Tư Sở, Hà Nội. Khoảng 60 nhạc công có mặt trong dàn nhạc kèn tham gia trận chiến ngày ấy, giờ còn khoảng vài người: ông Đoàn Bá (chính trị viên) hiện ở Hà Nội, ông Vũ Bằng Thành (nhạc sĩ phối khí, đặc phái viên) hiện ở Thái Nguyên, ông Mạc Văn Vòi (kèn trompet) nay ở Hải Dương, ông Phạm Văn Sắc (clarinet) ở Hà Nội.

    Và đặc biệt chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Trung tá Phạm Sinh Duyên (kèn cor) 72 tuổi, hiện ở phường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) và là Trưởng đoàn Nghệ thật Hội Cựu chiến binh Hà Nội. Trong trận chiến bằng âm nhạc sáng 20/7/1964, ông là người tổ chức và giới thiệu chương trình, là người đọc lời “hiệu triệu” trước khi những âm điệu của các bài ca cách mạng hùng hồn trỗi lên phá tan cuộc mít tinh kỷ niệm ngày “Q_uốc hận”, “lấp sông Bến Hải để Bắc tiến” của chính quyền Sài Gòn...

    [​IMG]

    Ông Phạm Sinh Duyên

    Buổi biểu diễn kỳ lạ của những lính kèn

    * Trong đời binh nghiệp chắc hẳn ông không bao giờ quên buổi biểu diễn ở bờ Bắc cầu Hiền Lương vào ngày 20/ 7/1964?

    - Đúng thế! Đó là một buổi biểu diễn “kỳ lạ”, là kỷ niệm không thể nào quên đối với tôi và có lẽ là đối với tất cả những người đã tham gia vào sự kiện đó.

    * Ông có thể nói tại sao có buổi biểu diễn kỳ lạ này?

    - Ngày 20/7 - kỷ niệm ngày ký kết Hiệp định Genève - đối với chúng ta là ngày đánh dấu sự thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng đối với chính quyền Sài Gòn, họ gọi đó là ngày “Q_uốc hận”, đất nước chia đôi. Vào ngày 20/7/1964, được biết chính quyền Sài Gòn sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại bờ Nam cầu Hiền Lương để tuyên truyền chống ta và hô hào “Bắc tiến” trong lúc chúng ta lại nô nức kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Genève. Phá tan cuộc mít tinh này được xem là một thành công lớn trên chiến trường chính trị. Đoàn Quân nhạc được chọn làm nhiệm vụ này, theo tôi đây không chỉ đơn thuần là một buổi biểu diễn mà là một “trận chiến” thật sự.

    * Trước khi bước vào trận chiến này, chúng ta đã chuẩn bị như thế nào?

    - Đầu năm 1964, chúng tôi được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu vào biểu diễn phục vụ quân và dân Quân khu 4, chúng tôi đã đi nhiều tháng và biểu diễn nhiều nơi. Nhưng có một nơi rất quan trọng mà đến sát ngày biểu diễn chúng tôi mới được biết. Tư lệnh Quân khu 4 hồi đó là tướng Đàm Quang Trung, đã lệnh cho chúng tôi vào biểu diễn ở cầu Hiền Lương vào ngày 20/7.

    Đoàn Quân nhạc thời ấy có 4 đội, mỗi đội trung bình 50 nhạc công, do NSND Đinh Ngọc Liên làm trưởng đoàn. Đội 1 được xem là đội chủ công, lần này được tăng cường có tổng cộng khoảng 60 nhạc công. Chúng tôi còn được tăng cường thêm 1 nhạc sĩ phối khí quân nhạc rất giỏi thời đó là Vũ Bằng Thành và 2 nhạc trưởng là Nguyễn Văn Tiến và Trần Huy. Khi nhận nhiệm vụ này chúng tôi được thông báo vắn tắt, chứ cũng chưa ai biết đó là một buổi biểu diễn rất đặc biệt.

    [​IMG]
    Đoàn Quân nhạc biểu diễn sáng 20/7/1964 ở bờ Bắc cầu Hiền Lương (ảnh tư liệu của Đoàn Nghi lễ Quân đội)

    * Ông có thể nói quang cảnh hai đầu cầu Hiền Lương vào sáng 20/7 năm ấy?

    - Phía đầu cầu bờ Bắc có một đồn biên phòng của ta và có treo một lá cờ đỏ sao vàng cực lớn, chiều dài lá cờ là 120m. Phía bờ Nam, địch cũng có một lá cờ vàng 3 sọc đỏ lớn và những hàng cột treo nhiều loa lớn để phóng thanh sang bờ Bắc. Mỗi cột có hàng chục loa, mỗi lần phóng thanh, ở bờ Bắc nghe rõ mồn một. Phía ta cũng có hệ thống loa nhưng không được như thế.

    Sáng hôm đó, địch cưỡng ép và tập trung hơn 1 vạn người dân từ Huế, Quảng Trị, Đông Hà ra đây để làm cuộc mít tinh lớn do tướng Nguyễn Chánh Thi chủ trì. Nhìn sang bờ Nam cầu Hiền Lương là một lễ đài lớn, bên cạnh đó có một tấm bảng cũng cực kỳ lớn, trên đó địch ghi “Ngày 20/7 là ngày Q_uốc hận”. Trên sân khấu treo nhiều băng rôn, khẩu hiệu và đặt bàn ghế để tướng Nguyễn Chánh Thi cùng các quan chức ngồi. Phía sau có rất nhiều xe tăng và pháo của địch chĩa nòng sang bờ Bắc như “sẵn sàng chiến đấu”. Ở bờ Nam là như thế, nhưng phía bờ Bắc chỉ duy nhất có sự hiện diện của Đoàn Quân nhạc, tuy “lẻ loi” nhưng rất ấn tượng, toàn bộ mặc lễ phục màu trắng, kèn đồng vàng chóe lấp lánh...

    “Chiến đấu” và chiến thắng

    * Và chúng ta triển khai “chiến đấu” như thế nào?

    - Tối 19/7 chúng tôi ngủ lại tại đầu cầu Hiền Lương để sáng sớm mai ra địa điểm “chiến đấu”. Cũng tối 19/7, chúng tôi được cấp trên đả thông tư tưởng, đồng thời nói rõ nhiệm vụ. Đây có lẽ là buổi biểu diễn có một không hai của những người lính kèn chúng tôi, là một trận chiến có thể có những hiểm nguy và ác liệt, bởi vì chúng tôi chỉ dùng tiếng nhạc, nhưng địch có thể dùng vũ khí.

    Khoảng 5h45 ngày 20/7, chúng tôi ra địa điểm tập kết, chúng tôi được cấp trên động viên rằng, về phần an ninh thì cấp trên đã lo rất chu đáo, nếu địch nổ súng, chúng ta có đủ lực lượng để đè bẹp ngay. Đoàn quân nhạc nhận lệnh từng phút, lúc nào đi ra bờ sông, đứng ngồi thế nào, lúc nào bắt đầu tấu nhạc...

    Tâm trạng anh em lúc đó chẳng khác gì một người lính sắp xung trận. Tôi là người giới thiệu, nhưng đứng cạnh tôi là một thượng sĩ cảnh sát của chính quyền Sài Gòn tay lăm lăm khẩu súng ngắn (bởi đây là vùng phi quân sự, có người của phía Sài Gòn qua bên ta giám sát và ngược lại).

    Đề phòng nếu địch kh_ủng bố, chúng ta cũng vẫn tiếp tục diễn được nên dàn nhạc được chia đôi. Đầu tiên, tốp 1 biểu diễn, nếu bị kh_ủng bố và hy sinh thì tốp 2 sẽ thay chỗ để tiếp tục, nhưng nếu một, hai tiết mục đầu mà không có sự cố gì thì tốp 2 sẽ hợp cùng tốp 1 để biểu diễn.

    Đoàn Quân nhạc ra sát bờ sông, hướng sang bờ Nam cầu Hiền Lương, một số người ngồi ghế, một số thì đứng ở phía sau. Chúng tôi được lệnh là lúc nào tên tướng Nguyễn Chánh Thi lên lễ đài đọc diễn văn thì mới khai diễn và chúng tôi đã làm đúng như thế. Nhưng trước khi nổi nhạc, tôi đã đọc lời phát biểu. Đại ý là: Kính thưa đồng bào, hôm nay nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi kỷ niệm 10 năm cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, ký kết Hiệp định Genève. Đoàn Quân nhạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam hân hạnh đến đây để phục vụ đồng bào miền Nam ruột thịt... Sau đó thì nhạc trỗi lên và cũng từ lúc đó, đồng bào dự mít tinh tự động tràn hết ra dọc bờ sông để nghe nhạc, khu vực lễ đài gần như không còn một bóng người.

    Không thể tiếp tục tiến hành cuộc mít tinh được, tướng Nguyễn Chánh Thi bước xuống lễ đài và thế là Đoàn Quân nhạc đã hoàn thành nhiệm vụ, giải tán cuộc mít tinh tuyên truyền ph_ản động do địch tổ chức. Có thể nói đây là trận chiến không một tiếng súng, chỉ dùng âm nhạc, nhưng mang lại hiệu quả to lớn.

    * Ông có nhớ là dàn nhạc đã trình diễn những bài gì, trong bao lâu?

    - Bài đầu tiên là bài Giải phóng miền Nam của Huỳnh Minh Siêng (tức nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), mỗi một bài trước khi biểu diễn tôi đều có lời giới thiệu về ý nghĩa của nó. Kết thúc là bài Tiếng gọi thanh niên (Lưu Hữu Phước). Toàn bộ chương trình ước lượng khoảng hơn 30 phút. Tôi không nhớ rõ, nhưng ngoài hai bài này thì còn có những bài khác như Lên đàng, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (Lưu Hữu Phước), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tiến lên chiến sĩ đồng bào (nhạc Huy Thục)...

    * “Tướng” nhạc chỉ huy lúc đó là ai?

    - Chỉ huy dàn nhạc là anh Nguyễn Văn Tiến, một chỉ huy có nhiều kinh nghiệm, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia. Trực tiếp đi cùng chúng tôi là nhà thơ - Đại tá Hồ Khải Đại của Phòng Chính trị Quân khu 4. Phòng Chính trị có nhiệm vụ đưa đoàn vào cầu Hiền Lương, tổ chức biểu diễn phá tan cuộc mít tinh của địch. Sau trận chiến này Quân khu 4 tặng một lá cờ có ghi dòng chữ “Hết lòng phục vụ”, còn về Hà Nội thì Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô đón chúng tôi như những người anh hùng trở về từ chiến trận thật sự.

    * Cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

    Theo Hữu Trịnh
  7. tottochan_81

    tottochan_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    HẾT CHUYỆN CHỌI CỜ, SƠN CẦU LẠI KỂ TIẾP... "ĐẤU LOA"

    CUỘC CHIẾN ÂM THANH

    Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ, nhằm giáo dục, động viên nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước, ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bổ thành 5 cụm suốt chiều dài 1.500 mét ở bờ Bắc. Mỗi cụm 24 loa loại 25W chĩa về bờ Nam. Mỗi ngày 24/24 giờ, hệ thống loa này phát đi chương trình của đài Tiếng nói Việt Nam, đài Truyền thanh Vĩnh Linh, chương trình ca nhạc, ngâm thơ kể vè, kịch, dân ca, chương trình của Đội truyền thanh lưu động... rất hấp dẫn.

    Tức tối, Mỹ-Diệm liền gắn ở bờ Nam những cụm loa có công suất lớn, phát inh ỏi, lấn át cả loa phát của ta. Thế là Trung ương cấp thêm 8 loa công suất gấp đôi (50W) và một loa công suất 250W. Nhờ đó, mỗi lần địch lên giọng tâm lý chiến, hệ thống loa bờ Bắc vang lên, át hẳn tiếng nói của chúng!

    Đầu năm 1960, một dàn loa Mỹ với công suất cực lớn được đưa đến bờ Nam. Bọn chúng huyênh hoang: “Hệ thống loa “nói vỡ kính” này sẽ vang xa tận Quảng Bình”. Phía ta, một chiếc loa có đường kính vành loa 1,7 mét, công suất 500W xuất hiện. Bổ sung thêm còn có 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W.

    [​IMG]

    Loa có đường kính vành loa 1,7 mét, công suất 500W

    Để cung cấp điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này, ta đã dựng một đường dây cao thế 6KvA dài 4km kéo từ Vĩnh Sơn về đến Tùng Luật và một trạm cao tần đặt cách cầu Hiền Lương 2,5km. Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép kiên cố. Riêng chiếc loa 500W đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10km, đến tận Chợ Cầu, Cửa Việt, Gio An...


    Đến năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, hệ thống loa phóng thanh của cả hai bờ hoàn toàn ngừng hoạt động...

    (Nguồn tham khảo: bài viết trên báo QĐND)
  8. heheloveh2o

    heheloveh2o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tòan chữ với chữ, giỏi đi sưu tầm báo mạng thật

    Thế này mà cũng gọi là chia sẻ chuyến đi à ? 1 con vẹt thì đúng nghĩa hơn !!!
  9. tottochan_81

    tottochan_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ CẦU HIỀN LƯƠNG

    Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ có một bến phà.

    Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ.

    Năm 1931 cây cầu này được thực dân Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.

    Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích V_iệt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch.

    Tháng 5 1952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.

    Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm. - Nhà văn Nguyễn Tuân

    Chiếc cầu này tồn tại được 15 năm (từ 1952 đến 1967) thì bị bom Mỹ đánh sập.


    Từ 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây.

    Đến năm 1974 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m. Chính chiếc cầu này mang trong mình ý nghĩa như “Chiếc cầu thống nhất đất nước”.

    Sau ngày hòa bình, cầu cũ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây chiếc cầu mới dài 230m, rộng 11,5m, nằm về phía Tây cầu cũ. Cầu mới được thi công bằng công nghệ đúc đẩy – một phương pháp hiện đại nhất lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

    Năm 2001 chiếc cầu sắt năm 1952 – một chứng tích lịch sử của sự chia cắt đất nước được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967.
    Cầu phục chế dài 182,97m gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim.

    Ngày 18 tháng 5 năm 2003, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình phục chế cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, được khởi công tháng 4, 2002 với tổng số tiền đầu tư 6,5 tỷ đồng,


    Lịch sử chia cắt Việt Nam
    “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
    Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa“


    Năm 1954, sau khi để thua trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Pháp đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp định Genève. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút về miền Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp rút về miền Nam. Thoạt tiên việc chia thành hai vùng quân sự này không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm, từ năm 1954 đến năm 1956 rồi sau đó sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để hoàn toàn thống nhất đất nước. Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội V_iệt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp từ miền Bắc phải tập kết vào Nam. Giữa hai quân đội là “Vùng phi quân sự“ tính từ 5 ki-lô-mét từ mỗi bên Sông Bến Hải được sử dụng làm “vùng đệm“ nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội.

    Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử cho nên sông Bến Hải tiếp tục chia cắt đất nước và làm ly tán nhiều gia đình ở hai miền Việt Nam.

    Khi xa gia đình mình ở miền Nam, người lính V_iệt Minh nghĩ rằng hai năm sau họ sẽ được đoàn tụ với gia đình. Nhưng do sự từ chối tổ chức Tổng tuyển cử của Việt Nam Cộng hòa nên họ không chỉ bị xa nhà 2 năm mà lên đến 21 năm. Ngày nay, ở bờ Nam sông Bến Hải có một tượng đài với tên gọi: “Khát vọng thống nhất non sông“. Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân.

    [​IMG]

    Tượng đài "Khát vọng thống nhất non sông" - Những cột trọc lên trời trông như những mũi chông kia chính là hình ảnh những chiếc lá dừa đại diện cho hình ảnh người miền nam luôn hướng về miền Bắc. (Nguồn ảnh vnxuavanay)

    (Nguồn: Tham khảo trên mạng)
  10. vari_ty_xyz_new

    vari_ty_xyz_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    :) Nếu không nhầm thì bạn Tot sử dụng nhiều tư liệu trong cuốn: Vĩ tuyến 17, ngày và đêm

Chia sẻ trang này