1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vĩ tuyến 17 nghe kể chuyện đấu cờ. Đến Quảng Trị thành cổ thấy rưng rưng. Thăm hang 8 cô và Thiên

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tottochan81, 12/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tottochan_81

    tottochan_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Như vậy hiện nay tồn tại 2 chiếc cầu Hiền Lương. Cầu mới nằm ở vị trí đúng như vị trí ban đầu của nó. Còn cầu cũ là cầu được phục chế lại theo nguyên bản nhưng lại ở 1 vị trí mới ngay bên cạnh. 2 cầu này có chung một đầu phía Bắc và tách ra 2 đầu ở phía Nam tạo thành thế chữ V. Chữ V vừa có nghĩa là Việt Nam, vừa có nghĩa là Victoria - Tức là Chiến thắng.

    Sau đây là hình ảnh câu cầu Hiền Lương xưa: (nguồn ảnh: vnxuavanay):


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Cây cầu phục chế hiện nay:

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


  2. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Phần tiếp theo:

    GIỚI THIỆU DI TÍCH HANG 8 CÔ

    http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/scripts/fcke***or/web/upload/Image/DuLichQuangBinh/***ich_DanhThang/Bo_Trach/Hang_8_co.jpg


    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Hành trình ngày thứ 2 của chúng tôi là đến động Thiên Đường trong khu vườn QG Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng dường như không ai bảo ai, đoàn nào cũng ghé vào hang 8 cô trước, thắp 1 nén nhang tri ân các chiến sỹ TNXP đã ngã xuống trên mảnh đất này.


    Trích cuốn Đường 20 - Quyết Thắng & Huyền Thoại "Hang Tám Cô" - TG Đặng Đông Hà. Sách bán tại khu di tích Hang Tám Cô mà mình đã mua trong chuyến đi này:


    Ngày 05 tháng 8 năm 1964, người Mỹ lấy cớ sự kiện Vịnh Bắc Bộ bắt đầu điên cuồng đưa quân leo thang đánh phá miền Bắc. Việc bắn phá hệ thống đường Trường Sơn nhằm ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam đã trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hàng triệu tấn bom đạn các loại, hàng triệu lít chất độc đioxin trút xuống nhằm đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá. Người Mỹ đã không thể ngờ rằng với ý chí và lòng quyết tâm, và bằng những cô cụ thô sơ, người Việt Nam đã làm nên một kỳ tích huyền thoại trên huyết mạch giao thông cực kỳ xung yếu và quan trọng này. Lớp cha trước lớp con sau, lớp người này ngã xuống đã có lớp người khác đứng lên thay thế như cây rừng giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Hàng ngàn, hàng vạn TNXP, dân công hoả tuyến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn như những dòng thác tuôn chảy vào chiến trường với một ý chí, mục đích cao cả “Vì miền Nam ruột thịt – Vì thống nhất Tổ Quốc”.

    Hồi ấy, cũng như bao lớp thanh niên trai tráng trong làng, Nguyễn Văn Huệ (1952), quê xã Hoằng Trường, Đỗ Thị Loan (1952) xã Hoằng Ngọc, Lê Thị Lương (1953) xã Hoằng Thịnh, Trần Thị Tơ (1954) xã Hoằng Trường, Lê Thị Mai (1952) xã Hoằng Thịnh, Hoàng Văn Vụ (1953) xã Hoằng Hà, Nguyễn Mậu Kỹ (1935) xã Hoằng Đạt, Nguyễn Văn Phương (1954) xã Hoằng Trường; đều thuộc huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hóa hăng hái lên đường tham gia chiến trường khi tuổi còn rất trẻ. Sau chặng đường dài hành quân vào đến đất Quảng Bình, ngày 20-6-1971, họ được biên chế vào Đội TNXP 163, C217 thuộc Ban 67, hoạt động trên tuyến đường 20 - Quyết Thắng.

    Năm 1972, thua đau ở chiến trường miền Nam, Mỹ quay trở lại leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai với cường độ cao và bằng mọi loại vũ khí tối tân nhất từ bom từ trường, bom điều khiển bằng tia lade, chất độc phát quang đến bom B52 rải thảm. Đường 20 - Quyết Thắng trở thành con đường huyết mạch quyết tử. Địch càng bắn phá, ta càng cố gắng vận chuyển chi viện cho chiến trường Miền Nam. Đã không biết bao lần mặt Đường 20 - Quyết Thắng bị cày xới, băm nát nhưng lại được san bằng. Địch tạo nên vết thương nào trên mặt Đường 20 - Quyết Thắng thì ta mau chữa lành vết thương đó. Thiếu thốn, bệnh tật, thương vong, vắt rừng, muỗi rừng, rồi những cơn sốt rét ác tính không làm giảm đi được bầu nhiệt huyết bùng cháy trong những con người bám trụ trên mặt đường để đảm bảo cho xe thông tuyến.

    Trọng điểm Km16,5 trên đường 20 - Quyết Thắng đã trở thành một địa danh huyền thoại. Ngày 14/11/1972 - một ngày lịch sử, những trận bom tọa độ B52 như điên cuồng trút xuống. Những kiểu oanh tạc mà người ở mặt đất chỉ có thể đoán được bằng linh cảm, chưa nghe rõ tiếng máy bay hoặc mơ hồ ở đâu đó thì bom đã rơi như mưa, nổ như sét đánh trên đầu. Ngày ấy, B52 rải thảm 3 loạt theo số lượng thông thường chừng 180 quả. Không gian rung chuyển, lại một lần nữa Đường 20 – Quyết Thắng bị quật nát, cắt đoạn, đất đá tung lên mù mịt, những vách núi đá dựng đứng lắc lư.

    Điều đau lòng là sau trận ném bom đã có 5 chiến sỹ pháo binh đã hi sinh không còn nguyên vẹn. Ở phía bên kia đường, một khối đá khổng lồ khoảng 100 tấn sập xuống cửa hang vùi lấp 8 TNXP thuộc đơn vị C217, đó là các anh Nguyễn Văn Huệ, Hoàng Văn Vụ, Nguyễn Mậu Kỹ, Nguyễn Văn Phương và các chị Đỗ Thị Loan, Lê Thị Lương, Trần Thị Tơ, Lê Thị Mai cùng quê Thanh Hóa đang trú ẩn. Ông Nguyễn Đức Thắng, nguyên Đại đội trưởng – Bí thư chi bộ, Chính trị viên đơn vị C217 - người đã chứng kiến trận bom lịch sử năm ấy bùi ngùi kể lại: “Lúc ấy khoảng 14h chiều, một loạt bom B52 như vũ bão dội xuống, hàng loạt cây rừng, đất đá tung trời, mặt đất chao đảo, nghiêng ngả. Trong khói bom mù mịt, tiếng kẻng báo động dồn dập, gấp rút xen lẫn tiếng người gào lên: “Hang sập rồi, có người trong hang”. Đồng đội lao đến tìm mọi cách ứng cứu. Tất cả các phương tiện từ cuốc chim, xẻng, xà beng… dồn dập tới tấp đào bới, tìm kiếm nhưng không thể lay chuyển khối đá khổng lồ án ngữ trước cửa hang như một định mệnh. Tiếng kêu cứu của các anh các chị còn vọng lên từ sau khối đá. Đồng đội ở ngoài vẫn nhận rõ tiếng kêu cứu thảm thiết của chị Lương: “Bầm ơi! Cứu con với! Các anh chị ơi! Cứu chúng em với!”.

    Phải hội ý thôi, từ 17h đến 21h tối, Cấp uỷ, Ban chỉ huy hội ý, họp nhiều lần. Nhiều phương án ứng cứu được bàn bạc, thảo luận. Có ý kiến đưa công binh dùng mìn để phá đá nhưng tình thế lại rất khó khăn bởi phía sau hơn 150 xe chở hàng đặc biệt đang cần gấp rút ra chiến trường ngay trong đêm. Nếu dùng mìn phá đá, an toàn không cao và đường lại bị tắc, xe không thông tuyến. 22h tối, cơm đưa ra không ai nuốt nổi. Cả đơn vị quyết tâm vừa làm sao cứu người vừa đảm bảo cho xe thông tuyến. Trước yêu cầu của nhiệm vụ cấp thiết, một bộ phận chiến sỹ ở lại tìm cách ứng cứu còn tất cả đồng đội đều lao ra chiến trận san lấp mặt đường để đoàn xe lao nhanh phía trước. Những ngày sau đó, đồng đội các anh các chị tìm mọi biện pháp có thể để tiếp tế nguồn sống và ứng cứu đồng đội. Những chiếc ống được thông rỗng ruột, những viên thuốc B1, những bánh lương khô đã được nghiền nát đổ luồn theo ống vào trong hang nhằm kéo dài sự sống cho các anh, các chị. Thoạt đầu, người ta có cảm tưởng những chiếc ống dẫn ấy khẽ động đậy, khẽ dịch chuyển. Cả đồng đội vui mừng khôn xiết bởi niềm hy vọng mong manh lại tràn về. Nhưng tất cả đều tuyệt vọng bởi những ống dẫn cũng bất lực không đủ để cứu sống các anh, các chị. Những ngày dần trôi thật nặng nề và bi thương khi những người ở ngoài đều hiểu rằng đồng đội của mình đang dần từng giây, từng phút đón nhận sự hy sinh. Bảy ngày sau, sự hy vọng không còn nữa, cả đơn vị nén đau thương làm Lễ truy điệu cho đồng đội đã vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ”.

    Từ sau sự hy sinh đầy đau thương của các anh, các chị, mỗi lần hành quân qua trọng điểm này, các đơn vị chiến đấu, các đồng đội đi mở đường đều dành vài phút tưởng niệm các anh, các chị. Ai cũng bùi ngùi xúc động khi được nghe đồng đội kể về sự hy sinh này. Và thế là hình ảnh về sự hy sinh của cách anh, các chị, nhất là hình ảnh những cô gái tuổi đời son trẻ, ngây thơ đã trở thành thiêng liêng vĩnh hằng. Hang - chứng tích về sự hy sinh của 8 TNXP đã quen gọi là “Hang Tám Cô” từ đó.
  3. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    SỰ THẬT Ở HANG TÁM CÔ

    Sau hơn 20 năm, khoảng năm 1996, tỉnh Quảng Bình cho lực lượng công binh lên phá đá tại Hang Tám Cô để tìm kiếm thi thể liệt sĩ trong chủ trương quy tập mộ liệt sĩ.

    Tảng đá hàng trăm tấn đã được công binh gài những quả mìn nhỏ cho nổ để đánh vỡ dần.

    Sau 59 ngày đêm đánh mìn, phá đá, với 1 tấn mìn, cửa Hang Tám Cô đã được mở.

    Bộ đội công binh gặp được 2 thi thể liệt sĩ còn nguyên vẹn, và một đống mùn đất màu đen có cả xương, vài nhúm tóc trộn lẫn. Người ta khẳng định đống mùn đen này là thi thể của 6 liệt sĩ còn lại.

    8 cái tiểu sành đã chuẩn bị cho 8 liệt sĩ.

    Nhiệm vụ hoàn thành.

    Dù ngày đó chưa có điều kiện xác định rõ ràng danh tính nhưng mọi người rất vui vì đã tìm được thi thể 8 liệt sỹ.

    Lễ chuyển giao thi thể 8 liệt sỹ cho tỉnh Thanh Hoá, huyện Hoằng Hoá và thân nhân các liệt sĩ được cả hai tỉnh Quảng Bình và Thanh Hoá tổ chức rất hoành tráng, cảm động với lòng tri ân sâu sắc và gây ấn tượng xúc cảm rất mạnh với nhân dân.

    Câu chuyện nếu chỉ dừng ở đấy thì lịch sử đã khép lại.

    Bởi vì ngay sau đó, người ta đã dựng một am thờ nơi Hang Tám Cô để hương khói vong linh và dựng một tấm bia khắc tên rõ ràng 8 liệt sỹ:

    1.Trần Thị Tơ

    2.Lê Thị Mai

    3. Đỗ Thị Loan

    4.Lê Thị Lương

    5.Nguyễn Văn Huệ

    6.Nguyễn Văn Phương

    7.Nguyễn Mậu Kỷ

    8.Hoàng Văn Vụ

    8 liệt sỹ đều cùng quê huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

    Trong đợt bom này, có thêm y tá Nguyễn Thị Sặng, trên đường chạy đến cứu đồng đội hy sinh tại Hang Tám Cô đã bị trúng bom chết cách cửa hang 2 km.

    Mấy ngày sau, đơn vị thi công rảnh thoát nước cho di tích Hang Tám Cô phát hiện 3 thi thể liệt sĩ, nhận dạng thấy cả thi thể nam và nữ nằm ở sát ngay khu vực vừa khai quật. Trong ba thi thể liệt sĩ này, còn có ba lô, ví, cái nhẫn tự chế có khắc tên L. Một thi thể nằm ôm choàng trên ba lô. Hai thi thể còn lại nằm cạnh.

    Tin bất ngờ đó được báo về Sở Lao động TBXH và tỉnh đội Quảng Bình.

    Cán bộ Sở Lao động TBXH lên ngay, cho khâm liệm vào 3 cái tiểu rồi bí mật chôn cất ở nghĩa trang TNXP Thọ Lộc.

    Tại thời điểm này người ta đã khẳng định, như vậy, ba thi thể này cũng chính là thi thể nằm trong nhóm 8 TNXP đã hy sinh. Nên cái đống đất màu đen có xương không hẳn là của 6 thi thể còn lại.

    Mấy ngày sau, công nhân lại phát hiện thêm hai thi thể nữa.

    Người ta cũng làm như vậy, cho vào hai cái tiểu và đem mai táng bí mật tại Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Thọ Lộc.

    Xôn xao.

    8 thi thể TNXP hy sinh tại Hang Tám Cô đã được mai táng, đưa về quê hương Thanh Hoá rồi. Giờ mới tìm ra thêm 5 thi thể của họ.

    Ai cũng biết như vậy là có sai sót.

    Ai cũng biết, trong 8 thi thể TNXP hy sinh, chính xác đã tìm thấy 7 thi thể nguyên vẹn, và một thi thể đã biến thành đống đất mùn màu đen.

    Như vậy số thi thể TNXP đã mang ra quê hương Thanh Hoá không đúng, chưa hết, vẫn còn 5 thi thể tìm thấy sau này.

    Nếu ngày đó, người ta bình tĩnh xử lý lại, để các thi thể đều được về hết quê hương, nhưng ai đó chỉ đạo không làm gì nữa, coi như lần trước đã tìm thấy đủ rồi, 5 thi thể tìm sau này không phải nằm trong nhóm 8 liệt sỹ đã hy sinh trong Hang Tám Cô.

    Để che đậy hành vi thiếu trung thực này, người ta quyết định nói dối.

    Người ta dựng lên kịch bản rằng, có 5 liệt sĩ pháo binh hy sinh cùng lúc ngoài cửa hang này và ng_ụy tạo cho 5 thi thể tìm kiếm sau cùng (mà chính xác đúng là thi thể trong nhóm 8 TNXP đã hy sinh trong Hang Tám Cô) những chứng cứ giả tạo để đánh lừa dư luận.

    Thời điểm đó, nhiều bài báo phản ứng quyết liệt hành vi gian dối này.

    Sự thật có 5 liệt sĩ chiến sỹ pháo binh hy sinh vào thời gian này nhưng không hy sinh tại Hang Tám Cô. Nhưng để nói dối thông suốt, người ta ghép 5 liệt sỹ này vào Hang Tám Cô luôn.

    Ngay lập tức, tấm bảng khắc tên 8 liệt sỹ hy sinh tại Hang Tám Cô được bổ sung 5 liệt sĩ pháo binh. Và tấm bia ghi danh này tồn tại cho đến bây giờ.

    Những cán bộ lãnh đạo hiện nay ở Quảng Bình và rất nhiều nhân chứng khác ở Quảng Bình đều hiểu rõ sự thật này nhưng tất cả đều câm lặng, chỉ thì thầm với nhau, không ai dám trả lời báo chí.

    Sự thật là gì? Tại Hang Tám Cô, vào ngày 14/11/1972 chỉ có 8 TNXP hy sinh vì một quả bom làm sập đỉnh núi đá.

    Sự thật là gì? 5 liệt sĩ pháo binh ghi thêm tên vào tấm bia trước của hang hiện nay đúng là tên tuổi của 5 liệt sĩ thật, nhưng họ hy sinh ở đường 20 chứ không phải ở Hang Tám Cô.

    Chúng ta nghiêng mình tri ân trước sự hy sinh của các liệt sĩ. 5 liệt sỹ pháo binh hy sinh tại đâu, ngày tháng nào cũng cần xác tín lại và ghi ơn họ. Nhưng không thể để tên 5 liệt sĩ chung bia với 8 liệt sỹ TNXP như hiện nay được vì họ không hy sinh ở đấy.

    Cần phải trả lại chính xác Sự kiện lịch sử Hang Tám Cô.

    Chúng ta không cần thiết nữa để truy cứu trách nhiệm ai đã bày đặt ra kịch bản sai trái này, điều cần làm và nên làm là Bia ghi danh trước Hang Tám Cô chính xác 8 người ( 4 nam 4 nữ).

    Đó không chỉ là trách nhiệm.

    Đó còn mang ý nghĩa tâm linh.

    (Blog Bọ Vinh)
  4. tottochan81

    tottochan81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    4.099
    Đã được thích:
    15
    Post vài ảnh chụp động Thiên Đường:

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    Voi chầu:

    [​IMG]

    Bức họa bích thiên nhiên:

    [​IMG]


    Thỏ ngọc:

    [​IMG]

    Đài liên hoa:

    [​IMG]

    Ấn tượng nhất là ngôi nhà Rông này, cứ như kiểu là người ta đắp đá vào chứ không phải là tác phẩm của thiên nhiên nữa:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
  5. tottochan_81

    tottochan_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Biển Nhật Lệ một chiều sau cơn dông:



    [​IMG]


    Lời nguyện cầu trước biển:

    [​IMG]

    Sau một ngày mệt mỏi
    Tàu đã đi ngủ rồi
    Sân ga buồn im ắng
    Lặng một tiếng còi khuya
    Ngọn đèn còn thao thức
    Tiễn chân người phương xa...

    [​IMG]
  6. bonnyanh

    bonnyanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    góp vài cái ảnh mình đã đến Quảng Trị trong chuyến đi miền Trung năm 2008 :

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    http://blog.sina.com.cn/s/blog_6070d57e0100dt79.html

    lần đó mình đi tự túc, đến thành cổ chỉ có chị bán cafe & người bảo vệ ở đó thôi nên không biết gì nhiều về thành cổ cả => thanks những bài sưu tầm của bạn >:D<
  7. Hth223

    Hth223 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2017
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay và đầy ý nghĩa
  8. Lucanh7768

    Lucanh7768 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2017
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    1
    Bao giờ mới được 1 lần đến nơi đây

Chia sẻ trang này