1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về vụ FPT chuẩn bị phóng tiểu vệ tinh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bebedoll, 26/05/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Về vụ FPT chuẩn bị phóng tiểu vệ tinh

    Nhân đọc tin này trên Vnexpress.net, tớ bỗng thấy nghèn nghẹn, dưng dưng trào nước mắt Đây là sự thực hay chỉ là chiêu đánh bóng tâng giá cổ phiếu blue chip như tớ và đám đàn em nhuốt phải cứ mỗi lần tay Bình tung hứng lập liên doanh này nọ nơi đất khách trước đây?

    Nếu quả thực dự án thành công thì VN sẽ sớm có mạng lưới tiểu vệ tinh ứng dụng cho phát triển kinh tế dân sinh và an ninh quốc phòng.

    Để rộng đường dư luận, tớ mở topic này để các bác biết việc thảo luận và cho ý kiến!

    Trích từ:FPT dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh đầu tiên

    Mô hình cuối cùng vệ tinh F-1 sẵn sàng để bay sẽ được hoàn thành trong năm nay và dự kiến vệ tinh nặng 2kg sẽ phóng lên quỹ đạo trái đất năm 2011.

    Ngày 25/5, tại lễ ra mắt Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, đại diện Phòng nghiên cứu không gian FPT (FSpace) cho hay, nhóm nghiên cứu đang thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và vận hành vệ tinh F-1, được trang bị các camera để chụp ảnh, cảm biến để đo nhiệt độ, từ trường trái đất nhằm tìm hiểu môi trường trên quỹ đạo.

    Mục tiêu của F-1 là phải ?osống? được trong không gian ít nhất một năm và phát tín hiệu về trái đất; chụp được ảnh độ phân giải thấp của trái đất; và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh về trái đất đạt 1.200 bít/giây. Nếu các yêu cầu này được hoàn thành, vệ tinh mới được thử nghiệm các tính năng phức tạp hơn như chụp ảnh độ phân giải 1 megapixel hay tốc độ truyền tin được tăng lên 9.600bit/giây?

    [​IMG]

    Dù chế tạo vệ tinh đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nước nhưng với Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực mới mẻ. Vì vậy, nhóm Fspace phải tự mày mò tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài cũng như nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước.

    Đầu năm 2009, công việc đầu tiên của nhóm là nghiên cứu xây dựng trạm thu tín hiệu vệ tinh bởi nếu làm được vệ tinh mà không liên lạc được về trái đất thì dự án sẽ trở nên vô nghĩa. Việc thu tín hiệu rất khó bởi vệ tinh bay rất xa trái đất, khoảng cách tới trạm mặt đất trung bình khoảng 2.000 km trong khi công suất phát sóng của vệ tinh thấp.

    Sau hai tháng mày mò, nhóm đã thu thành công tín hiệu vệ tinh khí tượng NOAA của Mỹ, Cute 1 CO-55 của Nhật và Lusat Oscar LO-19 của Argentina. Nhóm đã dùng phần mềm giải mã được các bức ảnh mây do vệ tinh khí tượng NOAA chụp cũng như giải mã tín hiệu CW beacon của các vệ tinh nhỏ khác dưới dạng mã Morse. Sau thành công này, FSpace bước vào giai đoạn thiết kế cơ khí, điện điện tử và phát triển phần mềm điều khiển cho vệ tinh F-1.

    Cũng theo vị đại diện này, nhóm sẽ tiến hành chế tạo lần lượt 3 mô hình của vệ tinh F-1: mô hình kiểm tra chức năng (BreadBoard Model - BBM), mô hình kỹ thuật (Engineering Model - EM) và cuối cùng là mô hình bay (Flight Model ?" FM).

    [​IMG]

    Với mô hình BBM, nhóm đã thử thu phát tín hiệu trong phòng ở khoảng cách 2 mét, sau đó tăng dần lên 100 mét, 2 km, 7 km, 20 km và đã thành công với khoảng cách 50 km khi đưa vệ tinh lên đỉnh núi Tam Đảo để liên lạc với trạm mặt đất đặt tại tòa nhà FPT Cầu Giấy.

    Hiện, FSpace đã xin được giấy phép sử dụng tần số vô tuyết điện cho trạm mặt đất từ Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) và nộp đơn xin cấp phép sử dụng tần số cho vệ tinh trên quỹ đạo lên Ủy ban quốc tế về vô tuyến điện nghiệp dư IARU.

    Anh Vũ Trọng Thư, trưởng nhóm Fspace cho biết, vệ tinh F-1 đang được gấp rút hoàn tất mô hình thử nghiệm đầu tiên. Theo kế hoạch, mô hình cuối cùng sẵn sàng để bay sẽ được hoàn thành trong năm 2010 và dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh này.

    Nếu mọi việc thành công, có thể đây là vệ tinh tư nhân đầu tiên của ViệtNam được phóng lên vũ trụ.

    Tháng 4/2008, vệ tinh Vinasat-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Ngay sau đó, Thủ tướng *************** phát biểu, Việt Nam đã "thể hiện chủ quyền quốc gia trên không gian". Đầu năm 2010, Thủ tướng đồng ý để VNPT làm chủ đầu tư dự án Vinasat-2 (tổng đầu tư 290-350 triệu USD), dự kiến phóng lên quỹ đạo năm 2012.

    Tiến Dũng - Vnexpress.net
  2. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    ah anh Vũ Trọng Thư bên box thiên văn học đây mà, vụ này có thật đó chủ thớt. Mọi người đừng có vì mấy cái thước dây trong hình mà xoắn nhá cái hình minh họa chỉ là mô hình kỹ thuật thôi, ko phải mô hình bay đâu.
    bác giàu trí tưởng bở quá vệ tinh có 2kg mà đòi hỏi nhiều thế, mấy cái vệ tinh pico này ở nước ngoài chỉ là đồ án tốt nghiệp của sinh viên thôi
    Được Dr.No sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 26/05/2010
    Được Dr.No sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 26/05/2010
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    cảnh báo TTVNOL đã bị tấn công bởi website 92mimi5.cn , mỗi khi Hùng đăng nhập thì bị google chặn lại và nói là gây nguy hiểm cho máy tính.
    Cái quái gì nữa đây: cái này cũng dùng cho QP được nữa à, có liên quan gì đến GDQP
  4. 0vuongmac

    0vuongmac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
    [​IMG]
  5. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác về số thông tin ít ỏi ở trên. Bác nhí nhố quăng khoá xê ra để các bác khác vào đóng góp!
    Tớ nhìn hình chụp với hình đồ hoạ lại tưởng FSpace tận dụng thước dây hàng Tàu và đồ chợ giời để làm vệ tinh nhu vụ Robocon
    Nếu như bài báo viết, vệ tinh của FSpace thuộc đám vệ tinh hạng lông - nanosat. Vệ tinh kiểu này thường hoạt động theo bầy đàn. Nếu ứng dụng tốt có thể dùng làm vệ tinh tiếp sóng hay trinh sát cho khu vực Biển Đông.
    Có 2 vấn đề đặt ra chưa được FSpace quăng bom:
    - Một là chiếc nanosat F-1 hay F-n của FSpace dùng quỹ đạo nào, đã đăng ký quỹ đạo hay chưa. Nếu mộng chụp ảnh mà lại là ảnh xứ Vịt thì khả năng cao là ku F-1 này dùng quỹ đạo thấp vòng cực đồng bộ mặt trời LEO Polar SSO. Quỹ đạo này cũng hợp với năng lực điều khiển vệ tinh cỡ từ ngã tư Xuân Thuỷ tới đỉnh Tam Đảo. Nếu bay ở LEO Polar SSO thì khi vệ tinh đi vào vùng mù kiểm soát thì FSpace nhờ qua dịch vụ nào để điều khiển vệ tinh. Còn nếu dùng GEO chắc phải qua Trung tâm điều khiển SAT-1 mượn thiết bị
    - Hai là việc thử nghiệm phát sóng trước hay sau khi Cục tần số VTĐ cấp phép. Nếu trước khi cấp phép đã thử nghiệm phát sóng thì FSpace thực hiện theo thủ tục nào của Luật tần số vô tuyến điện?
  6. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hello, xin trả lời 2 vấn đề của bạn bebedoll:
    - Vệ tinh F-1 được thiết kế để hoạt động trên quỹ đạo tầm thấp Trái đất (LEO) độ cao từ 600-800km, đồng bộ mặt trời, nghiêng 98o so với mặt phẳng xích đạo. Quỹ đạo này không cần đăng ký chỗ (khác với quỹ đạo địa tĩnh) mà chỉ cần đăng ký tần số để tránh nhiễu với các vệ tinh khác.
    - Nhóm FSpace đã xin và được Cục Tần số cấp phép đầy đủ cho kênh uplink của vệ tinh trên băng tần VHF. Tuy nhiên trên thực tế nhóm gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc vì dải tần dành cho vô tuyến điện nghiệp dư này (144-146MHz) có rất nhiều nhiễu của taxi, bảo vệ dùng trái phép nên trước khi dùng thường phải quét tần số trước.
    - Về mặt quốc tế, FSpace cũng đã được Uỷ ban Quốc tế về Vô tuyến điện nghiệp dư IARU cấp phép tần số uplink (VHF) và downlink (UHF) để sử dụng.
    Được vtt sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 27/05/2010
  7. aircraftofbk

    aircraftofbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    rất may mắn là mình được biết đề tài này từ cách đây khá lâu vì trong lớp mình có một cậu làm đồ án tốt nghiệp về tính toán nhiệt cho kết cấu. hiện mô hình này cũng sử dụng nhóm phần mềm ANSYS để tính toán mô phỏng,không biết FPT arena có giữ miếng không mà gửi cho bạn mình cái mô hình lỗi lên lỗi xuống,sửa mãi nó không chạy
    hình như đến bây giờ thì cậu bạn mình đã tính xong về nhiệt rồi,toàn bộ phần mô hình chia lưới các thứ,các vị trí mối hàn hắn phải e*** lại khá nhiều,hỏi nó có định phát triển tiếp ko thì thằng bé bảo:tao đi bán oto òi,cái này ảo bỏ...mịa.
    riêng về phần nhận xét của bản thân mình:
    1.dự án này của FPT tính đến giờ đã ngốn 1 lượng ngân sách vô đối,không phải là đại gia,hoặc thiếu gia thì đừng vào nhóm làm gì mất công.^^.cũng biết là các pác xin được tài trợ từ nhiều nguồn,nhưng hôm ngồi ở DASI pác gì gì ấy nói là cũng phải bỏ tiền túi ác lắm,mà nghe giọng pác ấy chân chất chả nhẽ lại lừa em nhỉ :D.
    2.về việc vệ tinh có thể bay được hay không ấy mà,cá nhân em đoán khoảng 10 năm nữa.( có khi còn hơi sớm)
    3.về việc nó có làm gì được không,thì em ko dám đoán
    còn tại sao em dám nhận định như thế?cũng như mọi người đọc tiểu thuyết ấy,ngoài cốt truyện thì tiểu tiết cực kỳ quan trọng.những cái tiểu tiết ở đây có thể ví dụ vài thứ như: tính toán quỹ đạo,ảnh hưởng thời tiết,nhiễu cục bộ,...
    4.cái mô hình vệ tinh này hình như các bạn ấy lấy ở trên mạng về làm ấy chứ,có phải tự thiết kế ra đâu.nhưng dù sao nếu có cơ hội cũng rất muốn được một lần thử sức như thế.rất ngưỡng mộ các pác.
    PS: đừng chém em nha^^
  8. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác! Bác có phải tên là Vũ Trọng Thư chủ nhiệm FSpace?
    Như những gì bác nói thì tớ dự mò thế này: F-1 có quỹ đạo nghiêng 98o so với xích đạo và hoạt động ở độ cao 600-800km thì khả năng các bác sẽ thuê tàu Nga thồ lên quỹ đạo từ bãi phóng Plesetsk. Liệu tại thời điểm được phóng lên, bản bay được của F-1 được gửi loạt với nF-1 hay kèm nanosat của các đơn vị khác?
    F-1 bay theo quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao như trên thường mất từ 95 tới 98 phút mỗi vòng. Với khối lượng bấy nhiêu của F-1 thì tiểu vệ tinh này dùng phương pháp xoay quanh trục quỹ đạo để ổn định độ cao hay phương pháp nào khác thưa bác?
  9. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi một tí, nghiêng 98o (98 độ) so với mặt phẳng xích đạo là nó bay trên vùng nào ạ? Có gần VN không?
  10. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đúng.
    Muốn đưa vệ tinh hay bay lên vũ trụ phải phụ thuộc vào túi tiền của mình :) Giá thành 1 lần phóng tên lửa rất đắt (hàng triệu USD) nên với những vệ tinh nhỏ như F-1 thường đi kèm (piggy-back) với các vệ tinh khác để giảm chi phí. Nga có tên lửa Dnepr từng chở 1 số cubesat lên vũ trụ, ngoài ra Ấn Độ có tên lửa PSLV cũng cung cấp tính năng tương tự...
    F-1 được thiết kế để có thể hoạt động khi bị xoay liên tục trong không gian. Tuy nhiên vệ tinh cũng sẽ được trang bị hệ thống ổn định tư thế thụ động dựa vào từ trường Trái đất (thông qua các thanh nam châm và thanh từ trễ) để giảm dần spin rate của 3 trục.
    @lehahai: Cho em hỏi một tí, nghiêng 98o (98 độ) so với mặt phẳng xích đạo là nó bay trên vùng nào ạ? Có gần VN không? -> Em có thể tưởng tượng vệ tinh bay vòng quanh 2 cực (Bắc cực, Nam cực) trong khi Trái đất từ từ xoay quanh trục ở phía dưới. Như vậy vệ tinh sẽ "quét" được toàn bộ bề mặt của hành tinh chúng ta và đây là quỹ đạo ưa thích của các vệ tinh viễn thám, do thám. Theo tính toán thì ở quỹ đạo này trung bình 1 ngày F-1 đi qua trạm điều khiển ở Hà Nội 3-4 lần, mỗi lần trung bình 8 phút.

Chia sẻ trang này