1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vén màn bí mật cuộc chiến tranh điện tử tai Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 27/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Vén màn bí mật cuộc chiến tranh điện tử tai Việt Nam

    Đơn vị kỹ thuật đầu tiên của Tác chiến ĐT Việt Nam

    Để đối phó với các thủ đoạn gây nhiễu điện tử của không quân Mỹ.Ngày 10-1-1967 đội trinh sát nhiễu đc thành lập, do Đ/c Phan Thu làm đội trưởng..Nhiệm vụ của đội là tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch, tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh điện tử với Mỹ.
    Đội trinh sát nhiễu, lực lượng kĩ thuật đầu tiên của tác chiến điện tử Vn đã phát triển nhanh chóng và tạo thành cơ sở cho phương tgức tác chiến điệ tử của QDNDVN.
    Năm 1970 đội đc pt thành tiểu đoàn trinh sát nhiễu, đã giúp cho Quân chủng PK-KQ hiểu đc bản chất các loại nhiễu của kẻ địch, đặc biệt phát hiện đc trong trang bị QĐ ta lúc đó có 1 loại rada có bước sóng không bị B52 gây nhiễu,đề xuất việc dùng rada có bước sóng thích hợp ghép và truyền tín hiệu tới đài điều khiển tên lửa PK để chống nhiễu B52.
    Qua nhiều lần theo dõi nhiễu, chụp ảnh nhiễu trong đài điều khiểu tên lửa và phân tích sự chế áp nhiễu lên tín hiệu mục tiêu khi máy bay bay vào gần, Tiểu đoàn đã b/c lên TL Quân chủng : Đài ĐK tên lửa hoàn toàn có thể bắt đc B52 khi no bay vào cách trận địa từ 25km trở vào, khác hẳn với ý kiến cảu một số CB,CS cho rằng lúc đó nhiễu B52 nặng lắm,ko có khả năng bắt đc mục tiêu.Tiểu đoàn TS nhiễu cũng phát hiện đc tín hiệu Đk máy bay không người lái khi đc phóng ra khỏi máy bay C130 để kịp thời báo động chuyển cấp chiến đấu cho LL PK, góp phần bắn rơi MB không người lái của Mỹ.( MB không người lái bay thấp RADA kho bắt đc mục tiêu).
    Do nắm đc quy luật gây nhiễu của Mỹ khi máy bay B52 ném bom đg trường Sơn, từ năm 1967- 1970, Tiểu đoàn TS nhiễu đã báo động trước khoảng 10 phút cho các lực lượng ta vượt trọng điểm và để phòng tránh.
    Cuối năm 1972,khi B52 tập kích HN,HP, C3 của tiểu đoàn đã lập công xuất sắc ,thông báo sớm triệu chứng trực tiếp khi B52 vào từ 20 phút đến 2h và triệu chứng địch đánh lớn ở Miền Bắc trước 2 ngày.Lúc đó do giữ bí mật nên C3 trinh sát nhiễu phải mang tên là C3 rada để công bố trên báo chí.
  2. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    THực ra chiến tranh điện tử có rất nhiều dạng,như hàng rào điện tử Mc Namara đó,cũng là tác chiến điện tử,gây nhiễu chủ động và bị động cũng là 1 dạng tác chiến điện tử,tấn công mạng lưới điện tử của đối phương cũng là tác chiến điện tử .........
  3. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Tác chiến điện tử (TCĐT) Là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của bộ đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy bộ đội, điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của ta trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
    Nhiệm vụ:
    Vô hiệu hoá hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, trinh sát), C4IRS (chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính, tình báo, cảnh giới và trinh sát) đối phương.
    Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của quân nhà
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 06:54 ngày 22/06/2007
  4. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Mỹ cho rằng: ?oTrong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ là người chiến thắng?; ?oLịch sử chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự?.
    Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão, và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh.
    TCĐT là phương tiện nhân bội sức mạnh và là 1 trong 3 nhân tố then chốt của CTCNC, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng.
    Mỹ cho rằng: ?oTrong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ là người chiến thắng?; ?oLịch sử chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự?.
    Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão, và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh.
    TCĐT là phương tiện nhân bội sức mạnh và là 1 trong 3 nhân tố then chốt của CTCNC, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng.
  5. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng phát triển của các hình thức trinh sát và tác chiến điện tử nói chung a) Xu hướng chung: - Hiện đại hoá trang thiết bị gây nhiễu nhiều chủng loại, công suất lớn, gây nhiễu trên mọi phổ tần (phổ tần rộng, đa phổ), nhiều đối tượng chế áp. - Kết hợp các phương tiện tiến công đường không hiện đại; dùng kỹ thuật bức xạ điện từ, hồng ngoại, laze, nhiệt, vật liệu mới huỷ diệt các thiết bị điện tử của đối phương; tiến hành đồng bộ với cuộc chiến tranh không tiếp xúc. - Trong CD ?oSức mạnh đồng minh? chống NT, các hoạt động tác chiến cho thấy: - Các phương tiện TCĐT không chỉ có khả năng phá hoại các hệ thống VTĐT mà cả các hệ thống cung cấp năng lượng bao gồm cả đường dây truyền tải? - Mục tiêu của TCĐT và VKCNC ngoài hệ thống điều khiển chiến tranh còn cả hệ thống quản lý nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống năng lượng?
    b) Một số hướng phát triển mới: - Chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. - Chiến tranh mạng - Áp dụng công nghệ mới như công nghệ nano, vật liệu mới? - Sử dụng các vũ khí phi sát thương.
    Các biện pháp chủ yếu chống tác chiến điện tử của địch - Chuẩn bị đối phó chiến tranh không tiếp xúc, bảo toàn lực lượng, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, bảo vệ các phương tiện điện tử quân sự để đánh lâu dài. - Đầu tư vào CN-KT mới có chọn lọc, cải tiến và nâng cấp VK-TB. - Đầu tư về con người về cả tinh thần, ý chí chiến đấu, trình độ KH-KT và chuyên môn. Từ thực tiễn những cuộc chiến tranh gần đây, cần đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm ra quy luật của chiến tranh để chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nếu biết phát huy nhân tố con người và truyền thống dân tộc thì không có máy móc nào có thể dự đoán chính xác được. Những hạn chế của các thiết bị trinh sát, kĩ thuật trinh sát cần được nghiên cứu một cách cụ thể, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp đối phó có hiệu quả như: - Vận dụng tổng hợp các biện pháp chống TSĐT. - Thực hiện "im lặng VTĐ?o, đồng thời sử dụng các đài nghi binh có thể làm cho hoạt động trinh sát không thể thực hiện hoặc bị rối loạn. - Phát sóng, bộc lộ lực lượng đúng thời cơ. - Biện pháp chiến thuật: Cơ động phòng tránh, đánh trả.
    Lấy từ ?ohttp://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD?
  6. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở vỹ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh như một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội miền Bắc lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hoạt động này của quân đội Mỹ mang tên Igloo White.
    Hàng rào điện tử McNamara được quyết định xây dựng từ tháng 6 năm 1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Robert McNamara, bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10?"20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam ?" Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn 2 tỉ Mỹ kim,[1] dù trước khi khởi công, McNamara chỉ ước tính tốn kém khoảng 1 tỷ Mỹ kim[2].
    Các máy phát hiện thâm nhập thường theo nguyên lý phát hiện địa chấn, vì vậy chúng có tên gọi kết thúc bằng 3 chữ SID (Seismic Intrusion Detector). Các máy này dùng để phát hiện thâm nhập bằng đường bộ. Loại máy được biết đến nhiều nhất, thường được gọi là "cây nhiệt đới" (ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector), được thả từ trên máy bay để đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất. Phần thấy được còn lại trên mặt đất là ăng-ten. Có loại máy phát hiện địa chấn có kèm thêm bộ phận thu truyền âm thanh để trạm trinh sát kiểm tra đối tượng gây địa chấn là người hay xe vận tải (ACOUSID).
    Ngoài các máy phát hiện địa chấn thả từ máy bay còn có các máy có tính năng tương tự do binh lính triển khai, thường dùng trong các hoạt động chiến thuật phục vụ canh phòng hay phục kích (GSID hay Ground Seismic Intrusion Detector, PSID hay Patrol Seismic Intrusion Detector và HANDSID).
    Ở các vùng bùn nước nhiều, không thể dùng máy phát hiện địa chấn, quân đội Mỹ dùng máy phát hiện thâm nhập EMID (Electro-Magnetic Intrusion Detector) hoạt động theo nguyên tắc phát hiện nhiễu loạn cường độ sóng phản xạ. Tuy nhiên trên thực tế hầu như người ta không phát hiện thấy sử dụng loại máy này.
    Cùng với các máy phát hiện, hệ thống còn có các máy thu (hiển thị kết quả phát hiện) xách tay dùng cho các hoạt động chiến thuật, các trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến điện có và không người trông coi, các trạm thu ghi và phân tích kết quả phát hiện để có tin tình báo cấp chiến trường.
    Theo tài liệu tham khảo thì trong khoảng thời gian của chương trình Igloo White, từ 1966 đến 1971, Mỹ đã chi 1,7 tỷ đô-la cho mạng lưới 20.000 máy phát hiện rải trên đường mòn HCM ở Lào. Một Trung tâm Cảnh giới Xâm nhập (ISC hay Infiltration Surveillance Center) đặt tại căn cứ không quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan với diện tích 18.500 mét vuông, được trang bị máy tính IBM 360-65 thuộc loại hiện đại nhất khi đó làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhận được từ các máy phát hiện.
    Khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, thực hiện Hiệp định Paris 1973, hệ thống các phương tiện phát hiện thâm nhập đang có trong lãnh thổ Việt Nam được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn.
    Sơ đồ hàng rào:
    [​IMG]
    Được cuongnsls sửa chữa / chuyển vào 12:09 ngày 23/06/2007

Chia sẻ trang này