1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Veniamin Yefremov ??" kẻ phản quốc vĩ đại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hello_Vietnam, 31/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Veniamin Yefremov ?" kẻ phản quốc vĩ đại

    Veniamin Yefremov ?" kẻ phản quốc vĩ đại

    [​IMG]

    Kỳ 1: Chân dung người khổng lồ

    Từng bị coi là kẻ phản quốc vì đã bán tên lửa cận chiến lược của Nga cho Mỹ, cuối cùng, Veniamin Yefremov đã chứng minh được sự đúng đắn của mình. Những công trình vĩ đại mà ông để lại đã giúp nước Nga có một số hệ thống tên lửa mà Mỹ, Pháp và Anh không sánh được.

    Con người bí ẩn
    Khi Veniamin Yefremov chia tay cuộc đời vào ngày 16.9.2006, giới truyền thông đại chúng dường như vẫn mù tịt về ông. Lục tìm trên các website uy tín, người ta chỉ thấy một vài dòng sơ lược về con người này. Nhiều tờ báo lớn tại Nga cũng chỉ đưa một mẩu tin nho nhỏ về sự kiện ông từ trần. Người dân thì hầu như không biết rằng, vào ngày 16.9, họ đã chia tay một con người huyền thoại, vị tổng công trình sư bậc thầy của ngành tên lửa và kỹ thuật tự động Liên Xô trước đây và nước Nga sau này.
    Dò trên website của Đại tự điển bách khoa thế giới sau khi Yefremov qua đời, chúng ta bắt gặp ông qua đúng 5 dòng tiểu sử. Đó là năm dòng chữ hơi lạnh lùng và vô cảm liệt kê về những vị trí mà ông từng đảm đương, những danh hiệu mà ông từng được phong tặng trong sự nghiệp của mình. Theo tài liệu này, Yefremov là thành viên của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô từ năm 1984 và là Anh hùng lao động Xã hội Chủ nghĩa từ năm 1976. Yefremov là tác giả của những công trình về vi tính hóa và tự động hóa công nghệ tên lửa.
    Ấn bản mới của bộ ?oAi là ai tại nước Nga? có nhiều thông tin hơn về Yefremov. Tài liệu này cho biết ông là thành viên trọn đời của Viện hàn lâm khoa học Nga, là tổng công trình sư của Trung tâm công nghiệp quốc phòng NPO Antei (viết cách khác là NPO Antey) và từng nhận các giải thưởng mang tên Lenin và giải thưởng Liên bang Nga. Yefremov tốt nghiệp Học viện kỹ thuật Điện và Viễn thông Moscow vào năm 1951. Sau đó, ông chuyên sâu vào ngành radar và hệ thống điều khiển, dò đường, định vị trong quân sự.
    Những thông tin chung chung này hầu như không nói được điều gì về con người và sự nghiệp của Yefremov. Nhiều người thậm chí còn không biết NPO Antei là gì. Các chi tiết như ?ovi tính hóa, tự động hóa công nghệ tên lửa? cũng không có ý nghĩa gì nhiều về mặt thông tin. Có vẻ như tiểu sử của Yefremov đã bị bóp méo và xóa mờ để không ai có thể biết về sự nghiệp của ông.
    Đó là điều không khó hiểu bởi ông làm việc trong một lĩnh vực rất nhạy cảm của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga từ năm 1945 đến nay.

    Những thành tựu vĩ đại
    Không có nhiều tài liệu công bố về cuộc đời Yefremov, nhưng giới chuyên môn và đồng nghiệp của ông tại nước Nga thì lại biết rất rõ và luôn khâm phục tài năng cũng như lòng nhiệt tình của con người này. Yefremov bắt đầu sự nghiệp đỉnh cao của mình tại một cơ quan tuyệt mật được biết đến dưới cái tên Học viện R&D (R&D - nghiên cứu và phát triển) số 20 (NII-20), sau này được đổi tên thành Viện R&D cơ khí điện (NIEMI). Từ năm 1983, cơ quan này chính thức mang tên NPO Antei.
    Qua nhiều thập kỷ lao động, Yefremov đã chỉ huy thiết kế thành công hàng loạt thế hệ tên lửa đất đối không (SAM) tân tiến cho quân đội Liên Xô và Nga. Thành tựu đầu tiên của Yefremov có thể kể tới là hệ thống tên lửa đối không trứ danh Osa-AKM (và các phiên bản của nó) có tầm bắn hữu hiệu từ 1.500m tới 10 km. Loại tên lửa cực kỳ cơ động này có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao 6 km, đã được quân đội 25 quốc gia sử dụng. Yefremov cũng là cha đẻ của thế hệ tên lửa phòng không Tor-M1 với tầm bắn ngang từ 1-12 km và tầm bắn thẳng đứng từ 100m tới 6 km. Ngoài nước Nga, Tor-M1 còn được quân đội Trung Quốc và Hy Lạp, một thành viên NATO, sử dụng.
    Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Krug cũng là tác phẩm của Yefremov. Dù tiếng tăm của Krug không bằng Osa-AKM và Tor-M1 nhưng loại tên lửa này có tầm bắn rất xa: từ 4-50 km theo phương nằm ngang và từ 150m tới 25 km theo phương thẳng đứng. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300V (cùng các phiên bản sau này) là một thành tựu lớn trong sự nghiệp của Yefremov. S-300V có tầm bắn ngang từ 7-100 km và tầm bắn thẳng đứng từ 250m tới 25 km, có thể hạ những loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng vào loại hiện đại nhất của Mỹ. Cũng chính vì loại vũ khí tối tân này mà Yefremov đã bị cáo buộc tội phản quốc.
    Đỉnh cao trong sự nghiệp của Yefremov chính là hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM) mang tên Antei-2500 (tức S-300VM), phiên bản mới của S-300V và là loại vũ khí cận chiến lược tân tiến mà Mỹ và châu Âu chưa có. Điều đáng nói là để phát triển Antei-2500 trong điều kiện khủng hoảng tài chính ở Nga sau khi Liên Xô tan rã, Yefremov đã phải dùng đến những đồng USD của chính phủ Mỹ. Một chiến thuật mà đến bây giờ giới phân tích chiến lược quân sự vẫn còn vò đầu bứt tóc về sự khó hiểu của nó. Nhưng dù sao thì với chiến thuật bí ẩn đó của Yefremov, nước Nga đã có được thế hệ ABM có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 200 km hoặc bắn chặn tên lửa đạn đạo từ cự ly 40 km. Tầm bắn thẳng đứng của Antei-2500 đạt từ 250m tới 30 km. (còn tiếp)
    Đ.H

    [​IMG]
    Hệ thống S-300VM (Antei-2500). Ảnh: New Factory




    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 31/03/2007

    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 31/03/2007
  2. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Veniamin Yefremov ?" kẻ phản quốc vĩ đại
    [​IMG]
    Kỳ 2: Vượt mặt Patriot
    Khi Antei-2500 ra đời, người Nga tự tin rằng họ đã có một hệ thống tên lửa ưu việt hơn so với Patriot của Mỹ. Điều khôi hài ở đây chính là việc Veniamin Yefremov đã sử dụng tiền của Mỹ để phát triển vũ khí cho Nga.
    Antei-2500 (S-300VM) là phiên bản cải tiến của thế hệ S-300V do chính Veniamin Yefremov phát triển trước đây. Ở Nga, người ta coi Antei-2500 là đối trọng của hệ thống tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ. Cũng tương tự như S-300V, mỗi hệ thống Antei-2500 bao gồm 6 xe, trong đó có cả giàn Gigant và Gladiator, tương tự như chiếc đàn organ trong nhà thờ vậy.
    Những tên lửa hiệu quả và mạnh mẽ của hệ thống Antei-2500 được sản xuất tại Phòng thiết kế Novator ở Yekaterinburg và nằm vừa gọn trong các hộp đựng S-300V, trọng lượng cũng không khác bao nhiêu. Ngoài ra, Antei-2500 sử dụng cùng một hệ thống đài chỉ huy, radar đa dụng và chuyên biệt với S-300V. Chỉ có các chuyên gia mới nhận biết được rằng Antei-2500 có một vài điểm khác biệt ở đài điều khiển.
    Điều quan trọng nhất là Antei-2500 có tầm bắn vượt trội so với thế hệ kế trước. Đây là thế hệ tên lửa đối không duy nhất trên thế giới có thể bắn hạ được máy bay phản lực và trực thăng, kể cả những loại được trang bị hệ thống do thám AWACS, máy bay cường kích và tiêm kích ứng dụng công nghệ tàng hình cũng như các loại tên lửa đạn đạo phi chiến lược tầm ngắn và tầm trung. Tầm bắn nằm ngang và thẳng đứng của Antei-2500 lần lượt là 200 km và 30 km, trong khi tầm bắn tương ứng của S-300V chỉ là 100 km và 25 km.
    Về khả năng phòng thủ, Antei-2500 có thể bắn hạ những tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.500 km đang bay với tốc độ 4.500m/giây hoặc một số tên lửa tầm chiến thuật, cận chiến thuật phổ biến trên thế giới. Các thế hệ tên lửa Đông Phong 3, Đông Phong 15 và Đông Phong 25 của Trung Quốc, ATACMS và Pershing của Mỹ, Andes của Pháp, Scud-S của Iraq (thời Saddam Hussein) và Jericho-2 của Israel có thể trở thành mục tiêu của Antei-2500. Cũng cần phải nói thêm rằng các thế hệ tên lửa cũ xưa như Scud và Pershing vẫn còn được sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới.
    So với Antei-2500 thì khả năng chiến đấu của S-300V thấp hơn chút ít. S-300V có thể hạ được các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên dưới 1.000 km đang bay với tốc độ 3.000m/giây. Cũng cần nói thêm là tên lửa Patriot Pac-2, vốn đã được quảng bá rộng rãi qua hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh, có tầm bắn ngang và thẳng đứng lần lượt là 40 km và 24 km. Công ty quốc phòng Raytheon của Mỹ cho biết thế hệ Patriot Pac-3 có tầm bắn ngang và thẳng đứng lần lượt là 150 km và 25 km sau khi được nâng cấp vào năm ngoái. Pac-3 có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên dưới 1.000 km. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin về việc liệu các chuyên gia vũ khí Mỹ có kế hoạch cải tiến điểm khiếm khuyết chính của hệ thống Patriot hay không. Theo thiết kế, Patriot thường nhằm bắn vào thân hoặc động cơ của tên lửa đối phương chứ không nhằm vào đầu đạn, phần quan trọng vốn thường bay tới mục tiêu đã được định vị trước. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 90% trong số 65 tên lửa Scud mà Iraq bắn đi đã rơi trúng mục tiêu. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần hai, các đơn vị phòng không của Iraq đã bắn hụt hàng loạt tên lửa của Mỹ được phóng đi từ biển.
    Tên lửa Patriot thường được phóng theo một góc nhất định theo phương nằm ngang. Vì thế, hệ thống này không thể bắn hạ những tên lửa của đối phương tấn công từ ?ophía sau lưng?. Có nghĩa là cần ít nhất 4 bệ phóng Patriot để bao quát đủ bốn phương. Trong khi đó, chỉ cần 1 hệ thống Antei-2500 là có thể làm được điều tương tự. Khi phóng thẳng đứng, Antei-2500 có thể bắt đầu chuyển hướng theo mục tiêu từ độ cao 60m đến 100m.
    Điều quan trọng nhất là các đầu đạn của Antei-2500 và S-300V với độ chính xác cao có thể bắn hạ bất cứ đầu đạn nào với độ chính xác 100%. Mỗi hệ thống Antei-2500 có thể bắn hạ 16 tên lửa đạn đạo cùng lúc, bao gồm cả những loại ứng dụng công nghệ tàng hình. Điều này giúp cho Antei-2500 trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới. (còn tiếp)
    Đ.H
    [​IMG]
    Tên lửa Pershing của Mỹ có thể trở thành mục tiêu của Antei-2500. Ảnh: US Army
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 31/03/2007
  3. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Veniamin Yefremov ?" kẻ phản quốc vĩ đại
    [​IMG]
    Kỳ 3: Bán bí mật tên lửa cho Mỹ
    Vào thời điểm sau khi Liên Xô tan rã, S-300V là thế hệ tên lửa đất đối không được xếp vào loại tân tiến nhất thế giới. Ấy vậy mà Veniamin Yefremov lại bán nó cho Mỹ để rồi rước vào mình tội phản quốc.
    Đề xuất điên cuồng
    Liên Xô tan rã, NPO Antei rơi vào tình thế bi đát chưa từng có. Trung tâm này và đối tác của nó là Bộ Quốc phòng Nga cạn kiệt tài chính. Ngay cả tiền lương trả cho nhân viên cũng không thể đúng hẹn chứ đừng nói tới chuyện phát triển vũ khí mới. Thế nhưng, những ý tưởng về khoa học và công nghệ thì không thể dừng lại bất cứ vì lý do gì. Các chuyên gia NPO Antei nhận thấy rằng họ phải tiếp tục vùng dậy vì chiến lược phát triển vũ khí và trang bị quân sự để đáp ứng đòi hỏi của quân đội Nga hiện thời và tương lai.
    Đội ngũ lãnh đạo của NPO Antei phải đào ra tiền để triển khai dự án nghiên cứu và phát triển mới. Viện lý do rằng chính phủ Nga không cung cấp đủ tài chính cho các dự án vào lúc đó là quá ngây thơ và hèn. Trong thế không còn lối thoát, Veniamin Yefremov đã có một đề xuất lạ lùng.
    Ông cho rằng để có tiền, Bộ Quốc phòng Nga và Công ty xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosvooruzheniye (ngày nay là Rosoboronexport) phải bán hệ thống tên lửa S-300V cho Mỹ. Đề nghị của Yefremov dựa trên cơ sở là vào thời đó, CIA đang tìm mọi cách để khám phá bí mật S-300V. Raytheon, công ty đảm trách việc nâng cấp hệ thống Patriot của Mỹ, muốn tìm hiểu S-300V để phục vụ cho chương trình vũ khí của mình. Yefremov đã tìm đến nhiều tướng lĩnh cao cấp và đề nghị giúp đỡ, nhưng ông luôn nhận được những cái nhìn xa lạ. Có vẻ như trong mắt họ lúc đó, ông là một gã gàn dở, mất trí.
    Vào thời gian này, có tin Moscow đang tìm cách bán một hệ thống tên lửa S-300-PMU cũ, được sản xuất tại Công ty NPO Almaz, cho Mỹ thông qua ngả Belarus. Báo chí ngay lập tức xôn xao chỉ trích hành động bán bí mật quân sự cho Mỹ. Tuy nhiên, phi vụ bán S-300-PMU thực chất chỉ là một chiến dịch đánh lạc hướng dư luận bởi hệ thống tên lửa này chỉ có thể dùng để bắn máy bay. Hơn thế, người Mỹ cũng chỉ mua được các thiết bị liên quan đến điều khiển và dẫn đường của tên lửa, thậm chí những thứ này cũng đã bị dân chăn cừu tháo đi các vật liệu phi kim và kim loại quý khi chúng đang để phơi nắng ở bãi thử Emba của Kazakhstan.
    Vào giai đoạn này, Trung Quốc cũng mua 4 giàn tên lửa S-300-PMU-1 khá hiện đại và các chuyên gia nói rằng quan hệ hợp tác có thể được duy trì. Trung Quốc lúc đó bắt đầu triển khai hệ thống phòng không quốc gia, cần thêm hàng chục giàn S-300-PMU-1 nữa. Điều này có nghĩa là ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ có cơ hội làm giàu. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán S-300V giữa Nga và Mỹ đã khiến những kế hoạch này bị trì hoãn.
    Một câu hỏi được đặt ra lúc đó là tại sao Mỹ và Trung Quốc lại mua hai hệ thống tên lửa khác nhau, S-300V đối với Mỹ và S-300-PMU-1 đối với Trung Quốc. Liệu có phải Nga đã lừa Trung Quốc hay không? Nhiều vị tướng đã nói với Yefremov rằng S-300V là nhân tố dự phòng trong hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa đạn đạo của Moscow. Nga không nên bán bí mật của mình. Các tướng nói rằng không thể cho Mỹ, quốc gia mà Nga chưa bao giờ tin tưởng, có cơ hội tìm hiểu bí mật quân sự của Nga.
    Yefremov trấn an các vị tướng rằng dù Mỹ có cố gắng thì cũng phải mất một thập kỷ mới giải mã được bí mật của hệ thống điều khiển và dẫn đường của S-300V. Trong khoảng thời gian đó, Nga đủ sức để cho ra đời một thế hệ tên lửa tân tiến hơn. Yefremov còn ?odọa? rằng NPO Antei, nhà sản xuất hệ thống chống tên lửa đạn đạo duy nhất của Nga, Phòng thiết kế Novator ở Yekaterinburg và các công ty thành viên có thể phá sản nếu Moscow không bán S-300V cho Washington.
    Thế nhưng, các vị tướng và quan chức cấp cao vẫn nhún vai và nói rằng nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phải gánh quá nhiều công ty từ thời Liên Xô để lại. Theo họ, một số ít công ty xứng đáng tiếp tục tồn tại, số khác thì nên phá sản đi là vừa.
    Bán vũ khí cho Mỹ
    Yefremov lúc đó không có thời gian và can đảm để đứng nhìn nền công nghiệp quốc phòng Nga tàn lụi. Ông liền tìm đến vị chủ tịch của một ủy ban trong Duma quốc gia, tức Hạ viện, để nhờ giới thiệu tới gặp một quan chức quân sự cấp cao. Yefremov dự định sẽ thuyết phục quan chức này ký lệnh bán hệ thống S-300V cho Mỹ. Vị chủ tịch của ủy ban nói trên đồng ý với kế hoạch của Yefremov. Ông này liền tới gặp vị quan chức quân sự nọ, đưa ra điều kiện rõ ràng: hoặc ông ký lệnh bán S-300V hoặc Duma quốc gia sẽ thảo luận việc ông từ chức. Vị quan chức quân sự kia không còn cách nào khác là phải ký.
    Sau vụ này, Yefremov bị cáo buộc đã bán bí mật quân sự cho kẻ thù và bị coi đã phạm tội phản quốc cấp nghiêm trọng. Cơ quan an ninh liên bang (FSB) thậm chí còn mở một cuộc điều tra. Một tờ báo lớn ở Nga đã miêu tả bằng những lời lẽ đau xót rằng hệ thống tên lửa S-300V đã bị đem bán một cách bí mật khi đang thuộc biên chế của lực lượng phòng không thủ đô.
    Trên thực tế thì không phải vậy, quá trình chuyển S-300V cho Mỹ diễn ra khá công khai. Hệ thống này được đưa ra khỏi một nhà máy trước sự chứng kiến của một số quan chức FSB, nhiều cơ quan giám sát xuất khẩu và Rosvooruzheniye. Mỹ nhận được 2 giàn phóng trong phi vụ này, bao gồm hệ thống radar đa dụng, một đài chỉ huy cùng 23 tên lửa chứ không phải 144 tên lửa như tiêu chuẩn chung.
    Tổng giá trị hợp đồng là 90 triệu USD nhưng NPO Antei chỉ nhận được 45 triệu USD vì Rosvooruzheniye và Lầu Năm Góc đã có nước cờ bí ẩn nào đó liên quan đến các cơ quan mật của Nga và Mỹ. Dù thế nào thì Rosvooruzheniye đã không bán ?otrái tim? của S-300V cho Mỹ, đó là hệ thống radar đặc dụng. Yefremov thì không quan tâm đến điều đó bởi ông đã có đủ tiền để thực hiện dự án trong mơ của mình, dự án Antei-2500. (còn tiếp)
    Đ.H
    [​IMG]
    Yefremov đã quyết định bán S-300V cho Mỹ. Ảnh: THX
  4. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Veniamin Yefremov ?" kẻ phản quốc vĩ đại
    [​IMG]
    Kỳ 4: Cuộc chiến trong lòng nước Nga
    Không chỉ bán bí mật vũ khí cho Mỹ, Veniamin Yefremov còn bán tên lửa cho thành viên của NATO, lực lượng mà Nga luôn coi là mối đe dọa. Để đạt được điều này, ông đã trải qua một cuộc chiến hết sức cam go.
    Phi vụ S-300V không phải là lần duy nhất Veniamin Yefremov phải dùng sự kiên nhẫn và táo bạo của mình để ứng xử với các quan chức cấp cao Nga.
    Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, chính phủ Đức tặng cho Hy Lạp, một đồng minh trong khối NATO, món quà bất ngờ. Đó là những hệ thống tên lửa đất đối không Osa do quân đội Đông Đức để lại sau khi nước Đức thống nhất. Người Hy Lạp mừng như bắt được vàng và họ đã đề nghị Nga nâng cấp những vũ khí này. NPO Antei thực hiện việc nâng cấp rất nhanh nhưng trong lúc cộng tác với Hy Lạp, họ cũng tranh thủ gạ bán một loại tên lửa phòng không khác, đó là Tor-M1, vốn có tầm bắn xa và hiệu quả hơn Osa. Yefremov chính là người đưa ra đề nghị bán vũ khí cho Hy Lạp.
    Việc bán hệ thống Tor-M1 cho một nước thuộc phe đối nghịch không bị coi là hành động tiết lộ bí mật công nghệ quốc phòng của Nga như phi vụ S-300V thuở trước. Tuy nhiên, chuyện làm ăn với Hy Lạp, dù thu được rất nhiều lợi nhuận, vẫn gặp vô vàn trắc trở do các thế lực cấp cao tại Nga gây ra.
    Lời chào mời của Yefremov lúc đó rất hấp dẫn Hy Lạp. Họ bắt đầu thương lượng với Công ty xuất khẩu vũ khí Rosvooruzheniye để đàm phán giá cả. Vào thời điểm đó, Rosvooruzheniye đang có xáo trộn lớn về nhân sự. Tổng giám đốc Alexander Kotyolkin được thay thế bằng một quan chức ngân hàng có quan hệ mật thiết với một số nhân vật có tiếng trong điện Kremlin. Không hiểu vì nguyên nhân gì mà hợp đồng bán vũ khí cho Hy Lạp không hấp dẫn được vị tổng giám đốc mới. Lời đề nghị trị giá 650 triệu USD của Hy Lạp thì không dễ từ chối chút nào. Cho đến nay thì người ta vẫn không lý giải được vì sao ban giám đốc mới của Rosvooruzheniye lúc đó lại không muốn thực hiện thương vụ với Hy Lạp. Tuy nhiên, có một điều dễ thấy là rất nhiều quan chức của công ty này không thích ý tưởng của Yefremov về việc bán vũ khí để lấy hàng trăm triệu USD cho đất nước và giúp NPO Antei tiếp tục thực hiện nhiều dự án nâng cấp và phát triển vũ khí mới cho quân đội Nga.
    Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Yefremov vẫn còn có được sự ủng hộ từ một số quan chức cũ của Rosvooruzheniye, những người lúc này đang đi kiếm việc làm sau khi công ty thay mới đội ngũ lãnh đạo. Họ đã gia nhập NPO Antei bởi tổng công trình sư Yefremov có giấy phép buôn bán với nước ngoài. Chính những cựu quan chức của Rosvooruzheniye đã thực hiện việc thương thảo với Hy Lạp và thảo được một hợp đồng rất có lợi cho nước Nga, chỉ chờ đến thời hạn là ký.
    Khi nghe tin NPO Antei sắp ký hợp đồng với chính phủ Hy Lạp, Rosvooruzheniye đã nhảy vào với yêu cầu được làm đối tác trung gian. Điều này có nghĩa NPO Antei phải trích 10% cho những người không có chút đóng góp nào trong việc thúc đẩy quá trình đàm phán. Việc cung cấp linh kiện và công tác bảo trì, nâng cấp trong tương lai cũng phải thông qua Rosvooruzheniye. Đó là điều bất công. Yefremov đã chống lại nhưng vô ích bởi vị tổng giám đốc của Rosvooruzheniye được sự hậu thuẫn của điện Kremlin. Tương lai của bản hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD chỉ đạt được kết quả nhờ một sự giúp đỡ bất ngờ.
    Đại sứ Nga tại Hy Lạp lúc đó là Valentia Matviyenko đã vào cuộc để thúc đẩy thương vụ. Bà gửi thư tới tổng thống và thủ tướng Nga với đề nghị rằng bản hợp đồng phải được ký bởi người đã tạo ra nó, tổng công trình sư Yefremov, chứ không phải tổng giám đốc của Rosvooruzheniye. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Matviyenko cũng chẳng ăn thua. Những người ủng hộ Yefremov và bà ở trong điện Kremlin bị một vài quan chức nhỏ lấn lướt. NPO Antei vì thế không nhận được câu trả lời nào, dù đồng ý hay bác bỏ.
    Tình hình chỉ đổi thay khi ông Yevgeny Primakov trở thành thủ tướng và trung tướng Grigory Rapota, một cựu quan chức tình báo, lên nắm quyền tại Rosvooruzheniye. Là người chính trực, Rapota đã ủng hộ Yefremov. Ông buộc thôi chức một số nhân vật thích xen vào chuyện người khác tại Rosvooruzheniye bất chấp công ty này và nhân viên của nó sẽ bị mất một khoản tiền đáng kể.
    ?oTiền thuộc về ai kiếm được nó?, Rapota kết luận, đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi về việc ai được đứng tên dưới hợp đồng bán vũ khí cho Hy Lạp.
    Hợp đồng giữa Antei và chính phủ Hy Lạp được coi là một bước ngoặt lịch sử. Đó là lần đầu tiên một công ty chế tạo vũ khí ký trực tiếp với khách hàng nước ngoài mà không qua một nhà trung gian nào. Bản hợp đồng đã mang về cho Nga 650 triệu USD và mở đường cho một thỏa thuận mới về phòng không giữa nước này và Hy Lạp.
    Ngày nay, Hy Lạp là nước duy nhất trong khối NATO có hệ thống phòng không sử dụng hoàn toàn hàng chất lượng cao của Nga, bao gồm các loại tên lửa tầm rất ngắn Strela và Igla, tên lửa tầm ngắn Osa-10M và Tor-M1 cùng với tên lửa tầm trung S-300-PMU-1. Khi Mỹ cố gắng thuyết phục đồng minh trong NATO rằng họ chỉ nên sử dụng hệ thống vũ khí phòng không của Raytheon thì Hy Lạp, với sự hiệu quả của các thế hệ tên lửa đất đối không của Nga, đã chống lại lập luận có tính độc quyền của Mỹ. (còn tiếp)
    Đ.H
    [​IMG]
    Hệ thống Tor-M1 này đã được bán cho Hy Lạp và một số nước khác. Ảnh: Military Photos
  5. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    S-300 "đời đầu" thì có chứ S-300VM (Antei-2500) thì còn lâu. Loại này không được xuất khẩu.
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 31/03/2007
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thời buổi này mà vẫn còn viện trợ cơ à ?
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 09:15 ngày 31/03/2007
  7. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    em vẫn chưa biết mình đã trang bị và mua được Tor M1 chưa nhỉ, trong các hệ thống tên lửa hiện đại, hiện tại mình đã trang bị được những hệ thống gì ngoài mấy loại Sam già cả nhỉ
  8. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Thế nào là S-300 đời đầu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này