Vết Lăn Trầm ?oVà chúng ta đừng bao giờ nhìn về bi kịch con người bằng một cái nhìn đơn giản.? (Also Sprach Bửu Chỉ) Khi TCS nhìn vào cuộc giết chóc tối tăm nhất trong lịch sử loài người, môt cuộc chiến khởi đi từ một trò chơi thử nghiệm ý thức con người, ông nhìn thấy một vết lăn, một vết lăn Phi Lý như nỗi hoài công Sisyphus: Chờ đợi một giây phút, một phút giây có tiếng đập tim người và nhịp thở. Chờ đơị trong nỗi phi lý: Nơi đây tôi chờ nơi kia anh chờ Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu Người tù ngồi chờ bóng tối mịt mù Chờ đã bao năm, chờ đã bao năm?. "Hãy sống giùm tôi hãy nói giùm tôi hãy thở giùm tôi thịt da này dành cho thù hận cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên..." Mộ địa kéo về, tử thi tràn lan trong phố thị. Xác người đổ xuống hồn nhiên: Xác người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng Trên nóc nhà thành phố Trên những đường quanh co Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa Trong giáo đường thành phố Trên thềm nhà hoang vu Xác người nằm quanh đây dưới mưa lạnh này Bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây? Tim người đã khô, ca dao thành trái hờn căm: Người con gái việt nam da vàng Yêu quê hương nước mắt lưng dòng? Người con gái việt nam da vàng Mang giấc mơ quê hương lìa kiếp sống? Em chưa hát ca dao một lần, em chỉ có con tim căm hờn? Tuổi thơ và người già, khởi xuất và kỳ cùng của vận mệnh con người bị ném ra ăn mày, trong tiếng gầm thét của đoạn giữa vận mệnh. Ghế đá công viên dời ra đường phố Người già co ro chiều thiu thiu ngủ Người già co ro buồn nghe tiếng nổ Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi? Không còn đủ bình thường. Trí óc đã đảo lộn. Trong nỗi hân hoan điên dại: Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh Chị vỗ tay hoan hô hoà bình Người Việt mang vận mệnh nào? "Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn năm qua tuổi mòn. Mẹ nhìn quê hương nghe con mình buồn giọt lệ ăn năn. Giọt lệ ăn năn đưa con về trần tủi nhục chung thân..." "...Giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng Giọt nước mắt thương sông ấp ủ rêu rong Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cổi bao năm Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong" Và còn bao nỗi phi lý trong màu Da Vàng của TCS?sẽ mãi triền miên. Cho ngày hôm nay và?300 năm sau? Vết lăn, từ nỗi hoài công của Sisyphus trở thành VẾT LĂN TRẦM THỐNG. Không ai, không còn bất cứ người Việt nào có thể nhìn thấy điều đó như con mắt TCS. Thế nên, Vết lăn trầm không phải là vết xe bò hay vết lăng quăng?mà, là vết thương tím đã hằn sâu trên xương tuỷ và tim óc người Việt. Như một trò chơi chủng tử.