1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VFF - Anh là ai ?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Tinipri, 03/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Bóng đá VN đang được những đỉnh cao trí tuệ dẫn dẵn nên loay hoay mãi vẫn chưa ra khỏi cái ao làng


    Điều chỉnh lịch thi đấu: “Lành thành què”

    (VOV) - Cầu thủ phải đá hùng hục liên tiếp để được nghỉ 1 ngày trước khi gặp Qarta, HLV Falko Goetz và đội tuyển sẽ được lợi gì với những Ngọc Thanh, Văn Quyết… kiệt sức?


    Sau khi các HLV và báo chí lên tiếng về việc lịch thi đấu của các giải hạng Nhất và giải V-League quá dày đặc, ảnh hưởng tới sự chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Qarta ở vòng loại thứ hai World Cup 2014, Ban tổ chức các giải bóng đá Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu ý kiến và sớm điều chỉnh lịch thi đấu.
    Có điều, kiểu làm việc “đẽo cày giữa đường” này khiến chính các HLV, báo chí và người hâm mộ có cảm giác, hành động đó có thể khiến “lành thành què”.
    Nói như vậy không hề là cường điệu, thiếu căn cứ hay không mang tính xây dựng. Bởi lẽ theo lịch thi đấu cũ, từ ngày 9-16/7 (đối với hạng Nhất) và từ ngày 10-17/7 (đối với V-League), các CLB sẽ trải qua 3 vòng đấu. Còn bây giờ, ban tổ chức các giải bóng đá quyết định đẩy hầu hết các trận đấu của vòng 22 V- League lên thi đấu vào ngày 16/7.
    Như vậy, đội tuyển Việt Nam có thêm 1 ngày để chuẩn bị cho trận đấu lượt đi với đội tuyển Qarta trên sân khách vào ngày 23/7, nhưng cũng đồng nghĩa với việc các cầu thủ sẽ phải thi đấu với tần suất 2 ngày/trận.



    Lấy ví dụ, trong khoảng thời gian từ ngày 10-16/7, SLNA sẽ có 2 trận đấu tại Thanh Hóa và Vinh và một trận quyết đấu với SHB Đà Nẵng tại sân Chi Lăng. Trong khi đó, SHB Đà Nẵng có tới 3 trận đấu tại Đà Nẵng và Khánh Hòa.
    Với thời tiết khắc nghiệt như những ngày qua, và theo dự báo vẫn còn kéo dài, ngồi trong nhà với máy điều hòa còn cảm thấy ngột ngạt, nói chi tới việc ra sân và chạy hùng hục 90 phút!
    HLV Falko Goetz và đội tuyển quốc gia sẽ được lợi gì với những Công Vinh, Văn Quyết, Ngọc Thanh, Trọng Hoàng… kiệt sức theo từng giọt mồ hôi nhỏ trên sân sau 3 trận đấu chỉ trong 6 ngày trước đó? Ai dám đảm bảo không có chấn thương xảy ra, và chắc chắn, chấn thương không loại trừ tuyển thủ quốc gia.
    Trong thông tin gửi tới báo chí mới đây, Chủ tịch VFF khẳng định điều chỉnh lịch thi đấu là “nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn cho đội tuyển trong quá trình tham dự vòng loại thứ 2 World Cup 2014, đồng thời đảm bảo tốt lực lượng cho các CLB trong giai đoạn nước rút của mùa giải”. Nhưng quyết định mới nhất của VFF trái ngược hẳn với nguyện vọng của ông.
    Một HLV cầm quân tại V- League phân tích: “Chỉ cần trong khoảng thời gian từ ngày 13 - 21/8, họ có thể “nhét” xen kẽ một vòng đấu, khi đó sẽ vẹn toàn cho cả giải hạng Nhất và V- League”.
    Nếu VFF làm vậy sẽ không phải lo các đội bóng hạng Nhất, V- League phàn nàn về chuyện đáo hạn hợp đồng của ngoại binh, cũng chẳng phải lo tuyển thủ quốc gia chấn thương trong đợt “hành xác” sắp tới và có thể “kê cao gối ngủ yên” trước dư luận.
    Nếu ai đó còn viện cớ phải kết thúc giải sớm để tránh ảnh hưởng kế hoạch tập trung cầu thủ cho SEA Games, xin được nhắc lại, năm 2009, HLV Calisto đã phải chờ tới sau ngày 3/9 mới có danh sách sơ bộ đội tuyển U23, sau khi mùa giải kết thúc 2 tuần.
    Đừng nói vậy mà không làm vậy!./.
    Thành Lương
  2. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Mục tiêu của các đỉnh cao trí tuệ đây. Đến năm 2030 thì chắc 1/3 thành viên ở đây đã về chầu ông bà vải mà vẫn không có dịp coi WC


    BÓNG ĐÁ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2030

    Chưa đặt nặng mục tiêu World Cup

    Thứ Tư, 13/07/2011 22:51
    (NLĐ) - Lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa làm việc với Thường trực LĐBĐ Việt Nam (VFF) xung quanh chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

    Đề án phát triển trên do Phó Tổng Thư ký VFF Phạm Ngọc Viễn chấp bút và được lãnh đạo VFF gửi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trình Chính phủ phê duyệt.

    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết: “Nếu đề án trên được phê duyệt thì bóng đá Việt Nam sẽ có một khoản kinh phí hỗ trợ đáng kể từ Nhà nước để phát triển. Số tiền mỗi năm sẽ còn được thảo luận kỹ càng và được hội đồng phản biện của bộ chủ quản phê duyệt, nhưng con số đủ để chúng ta thực hiện những mục tiêu trong 10 năm tới cũng không dưới 100 tỉ đồng mỗi năm”.

    Theo ông Hỷ, mục tiêu tổng quát vào năm 2020 của bóng đá Việt Nam là nằm trong top 10 châu Á. Cụ thể từng tiêu chí sẽ được đánh giá qua trình độ và tính chuyên nghiệp hóa của V-League, đào tạo trẻ, thứ hạng của đội tuyển quốc gia. Dù đây là một bản đề án được thực hiện trong một thời gian khá dài nhưng VFF chưa đặt mục tiêu đưa tuyển Việt Nam lọt vào vòng chung kết World Cup, kể cả trong tầm nhìn đến năm 2030. Ông Hỷ giải thích: “Trước mắt, đấu trường châu lục vẫn là nơi chúng ta phải chinh phục”.

    Hiện tại, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đang xây dựng đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm đến năm 2020 trình Chính phủ.

    M.Duy
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tuyển thủ ĐTVN lúc không được tập trung vẫn lãnh 6 triệu/tháng. Thảo nào lắm chú đá như chim được nhồi nhét vào thế

    Bóng đá VN vẫn tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu
    13/07/2011 18:44



    Người hâm mộ bóng đá VN vẫn đang mong mỏi một chiếc huy chương vàng của tuyển bóng đá nam - Ảnh: Bạch Dương Mô tả
    (TNO) Chiều nay, 13.7, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch về mục tiêu phát triển bóng đá Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020.

    Nội dung
    Trong buổi họp, VFF đã đưa ra các mục tiêu cụ thể: Đội tuyển quốc gia (nam nữ), U.23 vô địch Đông Nam Á, SEA Games từ 2-3 lần; đội tuyển nam lọt tốp 10-12 châu Á, nữ vào tốp 6-7 châu Á.
    Một số chi tiết mới đã được VFF đưa vào dự thảo: Với đội tuyển nam, huấn luyện viên (HLV) trưởng có thể là ngoại hoặc nội. Nếu là HLV nội thì lương cao gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với HLV được trả cao nhất ở cấp câu lạc bộ. Hợp đồng tối thiểu 2 năm và phải làm chuyên trách.
    Nếu là HLV ngoại, hợp đồng tối thiếu 3 năm, có 3 trợ lý và cũng chuyên trách. Lương trợ lý bằng một nửa lương HLV trưởng (khi đội tập trung) và bằng 1/5 khi không tập trung.
    Tuyển thủ được VFF trả lương 15 triệu/người tháng, còn khi về câu lạc bộ vẫn được VFF trả 6 triệu/tháng. Thời gian tập trung cho đội tuyển, đội U.23 ở các giải như AFF Cup, vô địch châu Á, SEA Games... tối đa 60 ngày, cho các trận đấu vòng loại World Cup tối đa là 10 ngày.
    VFF cũng báo cáo với Bộ trưởng, nguồn thu ngoài ngân sách dự kiến trung bình 100 tỉ đồng (đến năm 2015), 140 tỉ đồng (đến 2020) khi chưa có xổ số bóng đá. Nếu có xổ số bóng đá thì nâng lên 130 tỉ đồng (2015) và 180 tỉ đồng(2020).
    Dự thảo cũng nêu rõ: Bóng đá Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu so với bóng đá Đông Nam Á vì chủ yếu tự thân vận động, chắp vá, thiếu đồng bộ, tình trạng tiêu cực kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục. Bóng đá Việt Nam còn nhiều hạn chế như thiếu chính sách thống nhất, ổn định lâu dài….
    Lan Phương
  3. maluudan

    maluudan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    14
  4. Nong_Dan_WTO

    Nong_Dan_WTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    68
    He he, từ lâu rồi, VFF = Vietnam ****ing Football; hoặc VFF = Vietnam ****ing Federation.
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    khi nào thì các chức vụ VFF được bầu cử 1 cách trực tiếp nhỉ, và các ứng cử viên phải ra tranh cử
  6. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Ai mà nói VN hôm qua đá có nét thì cũng giống như nói vợ mình cũng có đủ mấy lỗ như hoa hậu thế giới. Trận thua hôm qua là một trận thua toàn tập từ việc chọn cầu thủ đến lối chơi cho đến cách điều hành một đội bóng.


    VFF: Không phải do chuẩn bị kém

    Chủ Nhật, 24/07/2011 22:54
    Tổng Thư ký VFF Trần Quốc Tuấn cho rằng tuyển Việt Nam thua vì chênh lệch đẳng cấp chứ không phải vì cầu thủ quá tải sau khi BTC V-League không hoãn một vòng đấu

    Ông Trần Quốc Tuấn phủ nhận việc V-League không được hoãn đã làm khó đội tuyển: “Việc đội tuyển chúng ta thua Qatar là do đẳng cấp thấp hơn họ. Chúng ta phải chơi trên sân khách trước một đội hơn chúng ta tới 40 bậc trên bảng xếp hạng của FIFA. Qatar còn có đến 10 cầu thủ nhập tịch trình độ rất cao. Tôi cho rằng việc V-League vẫn diễn ra bình thường chỉ có lợi cho đội tuyển bởi các cầu thủ được thi đấu liên tục, có điều kiện cọ xát thường xuyên. Nếu tập trung đội sớm thì chúng ta cũng phải tập gắt gao, chứ có được nghỉ ngày nào đâu!”.
    [​IMG]
    Quang Hải (phải) trong pha tranh bóng với hậu vệ Kasola của Qatar. Ảnh: REUTERS

    Tổng Thư ký VFF cũng khẳng định: “So với lịch ban đầu khi đội tuyển chỉ có 2 buổi tập trước khi lên đường, việc có được 6 buổi tập theo lịch mới cũng đã được chính HLV Goetz công nhận là vừa đủ”. Tuy nhiên, nhìn vào quá trình chuẩn bị của Qatar thì có thể thấy ngay tuyển Việt Nam đã “mang chuông đi đánh xứ người” bằng niềm tin nhiều hơn là sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đội bóng Tây Á có nhiều tháng chuẩn bị cho vòng loại World Cup thứ hai khu vực châu Á sau khi được miễn vòng đầu. Họ liên tục cọ xát với đối thủ mạnh, từ tuyển Nga, các CLB Thụy Sĩ, Bayern Munich cho đến tuyển Ấn Độ trước khi thắng thầy trò HLV Goetz tưng bừng.

    Về thông tin Giải Chuyên nghiệp Thái Lan cũng hoãn hẳn một tháng để cho đội tuyển đá vòng loại World Cup 2014, ông Trần Quốc Tuấn cho rằng sự thật thì các CLB Thai-League vẫn đấu cúp quốc gia chứ không dừng hẳn giải trong nước. Ông Tuấn cũng tỏ ra khá gay gắt khi nhiều ý kiến đề cập chuyện VFF đã không tạo cơ chế mở cho đội tuyển trước vòng loại World Cup: “Chúng ta phải dần làm quen với bóng đá chuyên nghiệp. Ở châu Âu, các giải vô địch vẫn diễn ra, đội tuyển vẫn phải làm nhiệm vụ, nhiều khi chỉ có 2 ngày để chuẩn bị thôi”. Có lẽ ông Tuấn chưa cập nhật khi LĐBĐ châu Âu đã xếp lịch cho đội tuyển quốc gia đấu vòng loại Euro 2012 vào đêm thứ sáu và thứ ba để có thời gian hồi phục nhiều hơn khi trở về CLB đá vào cuối tuần sau.

    Tổng Thư ký VFF cũng nhấn mạnh một nền bóng đá không chỉ có đội tuyển quốc gia mà còn có rất nhiều mảng quan trọng khác. “Chúng ta đang hướng đến bóng đá chuyên nghiệp nên đội tuyển cũng phải làm quen với mật độ thi đấu liên tục”- ông Tuấn nói.

    Về chuyện không xác định mục tiêu rõ ràng cho đội tuyển trước khi lên đường sang Tây Á, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói: “Rất khó đặt mục tiêu là chiến thắng hay hòa. Ở vòng loại World Cup, chúng tôi chỉ xác định đội tuyển phải chơi hết khả năng, phấn đấu hết mình. Nếu như ở AFF Cup hay SEA Games thì sẽ có chỉ tiêu rõ ràng ngay”. Trực tiếp theo dõi trận đấu của tuyển Việt Nam trên sân Qatar qua truyền hình internet, ông Hỷ thấy rằng đội đã có một thế trận không đến nỗi tồi. “Các tình huống bị thủng lưới đều là do lỗi cá nhân thôi. Còn đội tuyển chơi thế nhìn chung là không đáng chê trách mà phải động viên”.

    14 giờ 30 phút hôm nay (25-7), tuyển Việt Nam về đến Hà Nội và ngay lập tức từ sân bay tới sân tập Mỹ Đình để chuẩn bị cho trận lượt về trước khi về khách sạn La Thành. Trong khi đó, đến chiều mai (26-7), tuyển Qatar mới có mặt ở Hà Nội. Sau trận thua, HLV Falko Goetz nói rằng: Cần sự tiếp sức của người hâm mộ để đội tuyển có thể làm thay đổi cục diện trên sân nhà Mỹ Đình.

    PHẠM NGỌC
  7. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Đây mới vui nữa: giải vô địch quốc gia nữ Việt nam : (theo ngoisao.net) http://ngoisao.net/news/the-thao/2011/07/172666-su-co-bi-hai-o-giai-bong-da-nu-quoc-gia/

    Sự cố bi hài ở giải bóng đá nữ quốc gia

    Toàn bộ cầu thủ Than khoáng sản Việt Nam rời khỏi sân để phản đối quyết định bắt phạt đền của trọng tài ở phút 94 trong trận đấu với TP HCM, tạo nên tình huống hy hữu và phản cảm trên sân Hà Nam chiều nay.

    [​IMG]

    TP HCM (áo cam) trở thành cựu vương sau trận hòa 0-0 với Than khoáng sản Việt Nam. Ảnh: Mai Hương. Giải vô địch bóng đá nữ quốc gia bước vào giai đoạn nước rút với cuộc đối đấu kịch tính, quyết định đội nào sẽ đăng quang mùa giải năm nay. Trước trận đấu chiều nay trên sân Hà Nam, Hà Nội Tràng An 1 đang có lợi thế 3 điểm nhiều hơn đội xếp thứ hai là TP HCM. Tuy nhiên, đội bóng của thành phố mang tên Bác có thể tự quyết định số phận của mình nếu thắng Than khoáng sản Việt Nam ở trận đấu chiều nay. Khi đó, TP HCM sẽ bằng điểm với Hà Nội Tràng An 1 nhưng hơn ở chỉ số đối đầu trực tiếp.
    Dù hai đội nỗ lực hết mình và tạo ra khá nhiều cơ hội ngon ăn, trong suốt 90 phút, không bàn thắng nào được ghi. Với kết quả hòa 0-0, ngôi vô địch sẽ thuộc về Hà Nội Tràng An 1. Tuy nhiên, đúng vào phút bù giờ thứ 4, trọng tài Bùi Quang Thông bất ngờ cho TP HCM hưởng quả 11m gây tranh cãi. Trong tình huống lao ra cản phá tiền đạo Than khoáng sản Việt Nam, thủ môn Nguyễn Thị Thanh Hảo không chạm được vào bóng nhưng cũng không va chạm khiến tiền đạo đối phương bị ngã ra sân.
    Sau pha bóng này, Nguyễn Thị Thanh Hảo nhận thẻ đỏ rời sân trong sự phẫn nộ của toàn bộ cầu thủ Than khoáng sản Việt Nam. Đội bóng vùng than rời sân để phản đối quyết định của trọng tài Bùi Quang Thông. Ban huấn luyện của Than khoáng sản cũng đồng tình với hành động của các cầu thủ khiến trận đấu bị gián đoạn khá lâu, mặc cho sự khuyên ngăn của ban tổ chức, lãnh đạo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
    [​IMG]

    Đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam bó tay trước tình huống hiếm có. Ảnh: Mai Hương. Phải sau hơn 20 phút với nhiều nỗ lực thuyết phục, đội Than khoáng sản mới vào sân để đối thủ thực hiện xong cú 11m. Tuy nhiên, có lẽ do quá căng thẳng, cầu thủ TP HCM đá bóng không chính xác và 0-0 là kết quả cuối cùng.

    Như vậy, TP HCM trở thành cựu vương và Hà Nội Tràng An 1 lên ngôi. Ngày mai (20/7), khán giả Hà Nam sẽ được chứng kiến trận đấu cuối cùng giữa đội chủ nhà và Hà Nội Tràng An 2. Trận đấu này sẽ quyết định đội nào giành HC bạc và đồng.
    Mai Hương - Thế Ngọc

    Khán giả la ó phản đối trận đấu

    [​IMG]

    Trọng tài Bùi Quang Thông sau trận đấu.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Mai Hương

    Tình huống hy hữu ở trận TKS VN - TP HCM

    [​IMG]

    Cầu thủ Than khoáng sản (áo xanh) quyết định rời sân.
    [​IMG]

    Ban lãnh đạo Than khoáng sản tỏ ra bức xúc không kém.
    [​IMG]

    Đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam tìm cách giải quyết.
    [​IMG]

    Nỗ lực khuyên can đội Than khoáng sản.
    [​IMG]

    Cuối cùng, cầu thủ đất than cũng vào sân sau nỗ lực của đại diện VFF.
    [​IMG]

    Tuy vậy, cú sút 11m không thành công khiến ban huấn luyện TP HCM không tin vào mắt mình.
    [​IMG]

    Than khoáng sản Việt Nam mừng trận hòa với một điểm.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Thủ môn Nguyễn Thị Thanh Hảo sau trận đấu.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Xem tin của VTV :
    - vụ lộn xộn: http://media.vtv.vn/Media/Get/The-thao-sang---20072011-a2fa2585d2.html
    - kết quả án phạt: http://media.vtv.vn/Media/Get/The-thao-sang---21072011-5e285041cf.html
    - 360 độ Thể thao: http://media.vtv.vn/Media/Get/360-do-the-thao---20072011-9b8e2691b7.html
  8. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    Kêu Gọi Chuyển Đổi VFF

    Vài nét về VFF:

    Tiền thân của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là Hội Bóng Đá Việt Nam - Vietnam Football Association (VFA) thành lập năm 1960, do ông Hà Đăng Ấn (cựu danh thủ bóng đá - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường sắt VN) làm Chủ tịch (đã mất). Phó Chủ tịch là ông Trương Tấn Bửu (cựu danh thủ bóng đá - Phó Giám đốc Trường Huấn luyện Kỹ thuật TDTT TW; đã mất). Các ông Nguyễn Huy Khôi (đã mất), Phan Nguơn Đang, Mai Xuân Phán, Nguyễn Thế Hào - là Uỷ viên Ban Chấp hành.

    Năm 1989, trước tình hình mới, Ban trù bị Đại Hội Liên đoàn Bóng đá hình thành, do ông Dương Nghiệp Chí (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT) làm Trưởng ban và các ông Hoàng Vĩnh Giang (Giám đốc Sở TDTT Hà Nội), Lê Bửu (Giám đốc Sở TDTT TPHCM), Ngô Xuân Quýnh (Đại tá - Đoàn trưởng Thể Công - Quân đội), Lê Thế Thọ (Phó Vụ trưởng - Tổng cục TDTT) là Uỷ viên.

    Sau 3 tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại Hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ nhất gồm 120 đại biểu, thay mặt cho các lực lượng và tổ chức bóng đá trong cả nước đã họp tại Hà Nội. Sau khi thông qua báo cáo về tình hình, nhiệm vụ trước mắt của bóng đá VN, Đại Hội tuyên bố thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Federation - VFF), thông qua Điều lệ Liên Đoàn và bầu Ban Chấp hành khoá I (nhiệm kỳ 4 năm) gồm 26 uỷ viên.
    http://www.vff.org.vn/default.aspx?mod=DetailNews&fNewsID=9&fCatID=3&fSncID=&fMscID=

    Như chúng ta đã biết, VFF hiện nay đang nằm dưới sự kiểm soát của TC-TDTT, tuy nhiên, lương, thưởng và các giải đấu đều từ sự đóng góp từ các doanh nghiệp, các cá nhân mà ra.
    Các lãnh đạo VFF hiện nay không phải xuất thân từ bóng đá, hoặc chỉ hoạt động mang tính nghiệp dư với bóng đá trong 1 thời gian ngắn.
    Hậu quả:

    1. Trong vòng 20 năm từ khi đặt mục tiêu lên chuyên nghiệp, hiện nay V-L vẫn mang tính nghiệp dư, bè phái lợi ích, chưa thực sự chuyên nghiệp. (đến từ cả các quan chức VFF xuống tận các cầu thủ).
    2. Chưa có một giải đấu chính thức và chuyên nghiệp cho bóng đá nữ
    3. Bóng đá nam Viêt Nam đi xuống rõ rệt một cách trong thấy so với mặt bằng chung của ĐNA và Châu Á.
    4. Sự quan tâm của người dân Việt Nam đối với bóng đá giảm sút rõ rệt, đặt biệt là từ sau AFF Cup và Sea-G lần cuối.
    5. Thiên vị bóng đá nam, trong khi bỏ mặc bóng đá nữ
    6. Các lãnh đạo VFF đã làm xấu mặt Việt Nam, bôi nhọ nền bóng đá nam - nữ và thể thao của Việt Nam trên trường quốc tế từ hàng loạt những vụ kiện tục, tranh chấp trong quá khứ.
    7. Không hoàn thành được mục tiêu mà Đản.g và Chính Ph.ủ, đó là phổ cập hóa thể thao (nói chung) cho toàn dân, mà chỉ chăm chăm chia bè kết phái, ăn chia quyền lợi, chia chác tiền nong.

    Vấn đề đặt ra: làm sao để chuyển đổi mô hình hoạt động VFF cho hiệu quả hơn, từ đó thực hiện tham vọng đấu trường Châu Á và Thế Giới của người Việt.

    Góp ý từ cá nhân tôi:

    1. Tách VFF ra khỏi TC-TDTT, nhưng vẫn chịu sự giám sát về mặt pháp luật và danh nghĩa từ Bộ
    2. Thực hiện bầu cử trực tiếp đối với các lãnh đạo VFF chứ không phải được bổ nhiệm như trước. (các cứng viên phải trình bày chương trình hành động và mục tiêu đề ra để thu hút phiếu)
    3. Thực hiện độc lập và Minh bạch hóa tài chính.

    (xin được mọi người góp ý thêm)
  9. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16

    Đồng ý với bác về các vấn đề trên. Lãnh đạo VFF phải là đại diện từ các đội bóng chứ không phải đám dân ngoại đạo như bây giờ
  10. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    Thắng thì do sự chuẩn bị chu đáo của chúng, thua thì do chênh lệch đẳng cấp. VFF chủ động bỏ vòng loại World Cup từ đầu ~X

Chia sẻ trang này