1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VFF - Anh là ai ?

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Tinipri, 03/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    em cũng ... chán! năm nay chắc ko đi coi SeaG ở NVH TN Sài Gòn như mọi năm. phần vì nản, chả buồn coi, phần vì công việc, ko còn tâm trí xem bóng đá
  3. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Đi làm kinh tế…
    “Hoan hô đội bóng tỉnh ta; Đi làm kinh tế phương xa mới về!”. Đây là câu vè mỉa mai SL Nghệ An từng treo ở ga Vinh đón đội bóng khi đá sân khách về.
    Từng có giai thoại về nguyên Chánh thanh tra Tô Hiền tổng kết mùa bóng 1994 từng hỏi: “Ai sạch giơ tay lên?” thì các lãnh đội đều ngồi im thin thít. Cho nên chuyện “đi làm kinh tế” không chỉ là việc riêng của SL Nghệ An mà lây lan như một vệt dầu loang, như lời tự đắc của cựu Giám đốc Sở TDTT Đồng Tháp Sáu Thành: “Tiền đạo không bằng tiền mặt”.
    Từ khi vụ cầu thủ bán độ ở SEA Games 2005 và hàng loạt trọng tài, quan chức phải hầu tòa, không ai dám đi làm kinh tế và tuyên bố công khai tưng tửng nữa. Cũng không ai dám khẳng định các đội bóng không đi làm kinh tế theo kiểu của mình.
    Tương tự, Đồng Tháp suốt giai đoạn một luôn nằm trong tốp ba đội dẫn đầu bảng nhờ sự chắt chiu và tinh thần chiến đấu quả cảm của cầu thủ. 13 trận lượt đi, họ thắng bảy trận, hòa ba, chỉ thua hai ở sân khách. Các đội đầu bảng cỡ SL Nghệ An, Hà Nội T&T hay SHB Đà Nẵng đều bị Đồng Tháp ba lần chọc thủng lưới.
    Thế nhưng khi đã đầy túi điểm và biết chắc trụ hạng, Đồng Tháp mong manh dễ vỡ như chưa từng là niềm kiêu hãnh trong làng bóng. Tình thế ngược lại ở lượt về sau 11 trận, họ thua bảy trận, chỉ thắng hai và hòa hai. Thầy trò Phạm Công Lộc vừa là hiện tượng (giai đoạn một) lại vừa là túi đựng bóng và là ngân hàng điểm (giai đoạn hai). Họ lập kỷ lục với thái độ sẵn sàng thua xấu hổ SL Nghệ An 2-6 và phá kỷ lục thua 1-7 trên sân của Hà Nội T&T. Đỉnh điểm cho cái sự đứt dây thần kinh mắc cỡ của cầu thủ Đồng Tháp là trận thua dễ dãi đội chống rớt hạng K. Khánh Hòa 1-4.
    Hiện tượng của những ngân hàng điểm khiến người hâm mộ có quyền nghi ngờ đến động cơ “đi làm kinh tế” mà bóng đá thời bao cấp cứ nhan nhản và dễ dàng như mua rau ngoài chợ.
    Thế nên chuyên gia Nguyễn Văn Vinh mới thắc mắc: “Hãy chỉ cho tôi biết điểm khác biệt của giải chuyên nghiệp năm đầu tiên và lần thứ 11?”.
    CÔNG TUẤN
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    BÓNG ĐÁ VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN NHÀ BÁO ĐỨC

    “Khán giả vắng thế sao gọi là chuyên nghiệp”


    Hai phóng viên người Đức đang làm việc cho Tafeblatt Zaitung có trụ sở tại Hamburg rất ngạc nhiên vì V-League heo hắt khán giả thế mà các đội vẫn sống khỏe.
    Marburguer và Marlenne là hai nhà báo Đức có mặt tại Việt Nam để tìm hiểu về bóng đá Việt Nam và cả về công việc của một người Đức đang làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Falko Goetz. Một vòng qua các sân cỏ Việt Nam, hai nhà báo Đức này đã có những nhận xét thật thú vị.
    [​IMG]
    Nhà báo thể thao Marburguer trong lần đến Thành Long xem đội tuyển Việt Nam tập luyện. Ảnh: ĐỨC ĐỒNG​
    Nhà báo Marburguer nhận xét: “Tôi đã từng vào sân Lạch Tray, Hàng Đẫy, Chi ****, Thống Nhất… Trong các sân đấy tôi thấy chỉ có sân Lạch Tray mới đúng là một sân bóng với không khí chuyên nghiệp. Người xem rất đông và hò hét sôi nổi. Còn ở sân Hàng Đẫy chỉ có một nhóm người lác đác. Vào TP.HCM, tôi đến sân Thống Nhất và cũng thấy hình ảnh tương tự, chỉ vài trăm người xem…”.
    Nghe đồng nghiệp nam nhận xét như thế, nữ nhà báo Marlenne hỏi thẳng chúng tôi: “Khán giả vào sân ít ỏi như vậy thì tiền đâu mà các CLB trả lương và mua cầu thủ?”. Với câu hỏi đấy, chúng tôi phải giải thích lòng vòng rất lâu đúng với thực trạng bóng đá Việt Nam từ việc bóng đá không nuôi nổi đội bóng mà doanh nghiệp trích tiền doanh thu từ các khoản khác ra nuôi đội bóng rồi gắn tên mình vào đội đấy và nó được xem như chi phí cho quảng cáo… Lại cũng có đội nhận nuôi đội bóng của một địa phương thì được địa phương đấy ưu ái cho khoảnh đất vàng và kinh doanh rồi lại lấy tiền lãi từ đấy để lo cho đội bóng… Cách giải thích có phần ngượng ngùng và chẳng giống ai đấy hóa ra lại là thông tin độc đáo cho hai đồng nghiệp người Đức. Cả hai rất chăm chú quan tâm rồi hỏi tiếp: “Vậy thu nhập trung bình của một cầu thủ nội địa và một cầu thủ nước ngoài là bao nhiêu?”. Chúng tôi đáp trung bình cầu thủ Việt Nam đá V-League dao động từ 1.000 đến 2.500 USD/tháng, chưa kể tiền thưởng và tiền lót tay khi nhận lời ký hợp đồng với CLB. Cầu thủ ngoại thì có người lên tới 15.000 USD/tháng.
    Cả hai đồng nghiệp Đức trố mắt ngạc nhiên và tặc lưỡi với so sánh: “Cầu thủ ngoại thi đấu V-League có thu nhập xấp xỉ bằng cầu thủ hạng hai ở Bundesliga, còn cầu thủ nội thì bằng giải hạng ba của Đức…”.
    Nữ nhà báo Marlenne được thể hỏi tiếp: “Thế HLV Falko Goetz có thu nhập bao nhiêu một tháng?”. Khi biết HLV này có mức lương 24.000 USD sau khi trừ thuế và các khoản khác, cả hai trầm trồ: “Như thế là rất cao, nó bằng một số nhà cầm quân ở giải Bundesliga sau khi trừ thuế đấy!”.
    Bỗng nhà báo Marburguer quay sang hỏi: “TP.HCM có mấy đội dự V-League và đóng góp vào bao nhiêu tuyển thủ quốc gia?”. Sau khi nghe nói chỉ có một đội NaviBank Sài Gòn và số cầu thủ lên tuyển cũng rất khiêm tốn, hai nhà báo Đức lắc đầu và phân tích họ rất ngạc nhiên vì ở châu Âu, số đội bóng chuyên nghiệp ở những TP lớn tỉ lệ thuận với sự phát triển về kinh tế của TP đấy, thế nhưng ở Việt Nam thì lại khác rất xa và thậm chí là so với Bangkok của Thái Lan thì cũng xa vời vợi.
    Điều cuối cùng từ hai nhà báo Đức này phản hồi là: “Cảm ơn các bạn vì chính các bạn đã cho chúng tôi những thông tin thật thú vị và có một cái nhìn đúng đắn hơn về bóng đá Việt Nam. Từ sân cỏ đến hoạt động của một CLB và đến những khoản lương, thu nhập rất lạ mà bóng đá không làm ra tiền đủ để một CLB hoạt động nhưng lương cầu thủ thì cũng có thể cạnh tranh với bóng đá Đức thì quả là rất lạ mà tôi nghĩ chưa chắc ông Falko Goetz đã hiểu hết về một nền bóng đá khi ông nhận lời làm HLV trưởng”.
    Đi đến sân Thành Long chỉ mất 6.000 đồng
    - Điều đầu tiên khiến chúng tôi ngạc nhiên là cả hai đồng nghiệp trú tại khách sạn Bến Thành và từ đấy họ đến Thành Long bằng… xe buýt. Nam nhà báo Marburguer tiết lộ: “Có gì khó đâu, chúng tôi ra trước chợ Bến Thành, hỏi ban điều hành các tuyến xe đến Thành Long. Thế là cả hai chúng tôi đi và đổi xe hai lần thì đến được Thành Long và ngược lại. Mỗi người chỉ tốn 6.000 đồng thay vì đi taxi tốn tiền… triệu” (!?).
    - Hai đồng nghiệp người Đức nói rằng khi ở Hải Phòng, một lần họ đi taxi đến sân Lạch Tray và bị “chém” cả triệu đồng nên rất sợ đi taxi. Còn khi đến Đà Nẵng vì trời lúc nắng lúc mưa nên ghé vào một cửa hàng mua dù. Lạ thay chỗ này đòi giá 850.000 đồng, chỗ kia đòi 100 USD. Cuối cùng họ đã tìm được một cửa hàng bán dù với giá 250.000 đồng.
    Nhà báo thể thao Marburguer trong lần đến Thành Long xem đội tuyển Việt Nam tập luyện. Ảnh:
    ĐỨC ĐỒNG
    TẤN PHƯỚC
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Có một V-League xấu xí rất... 'ngẫu nhiên'

    Chủ nhật, 07 Tháng 8 2011 06:30
    (GDVN) - Có những việc xấu không phải là ngẫu nhiên xảy ra, ai cũng nhận thấy điều đó, nhưng lại cứ làm ra vẻ rất tự nhiên và... tình cờ.

    Theo dòng sự kiện:

    Từ những cú xoạc bóng tàn độc

    Cố ý hay vô tình, chúng ta không thể phán xét Thanh Hùng khi anh này lao vào Thái Học. Những cú vào bóng như thế trên thế giới có đầy, nếu không muốn nói rằng đó là một phần của thể thao. Chấn thương rình rập khắp chốn đối với các vận động viên.

    Nhưng một điểm đáng ngờ xuất hiện: trước đó Evaldo cũng đã phải rời sân sau khi bị Hoàng Đức vào bóng. Chính Thái Học được HLV Nguyễn Quốc Tuấn gọi vào sân thay cho Evaldo và đến lượt anh nối bước người đồng đội. Phải chăng các cầu thủ Khatoco Khánh Hòa đã cố tình nhắm vào tiền đạo chủ lực của đội bóng phố núi, và sau đó là cả người thay thế cho anh?
    [​IMG]
    Không phải ngẫu nhiên mà cả Evaldo lẫn Thái Học phải rời sân.

    Evaldo đang dẫn đầu danh sách ghi bàn của V-League mùa giải này, và đó là một thông tin hết sức đáng lưu tâm khi liên kết với sự kiện nêu trên. Những người như vậy có thể gây nguy hiểm cho bất cứ đội bóng nào, nhất là lại trong một trận đấu quan trọng cho suất trụ hạng giữa HAGL và K.KH. Và một cách hiển nhiên, Evaldo trở thành mục tiêu ngăn chặn chính của các hậu vệ Khánh Hòa.

    Từ đó có thể đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh việc phía Khánh Hòa khiến 2 tiền đạo của HAGL bị chấn thương liên tiếp. Phương Tây có câu: “Một việc ngẫu nhiên không bao giờ xuất hiện tới 3 lần”, nhưng 2 ca chấn thương, cho 2 cầu thủ cùng đá một vị trí, cũng đủ để tạo cơ sở cho dư luận nghi ngờ về lối chơi trong trận đấu đó của đội bóng vùng duyên hải.

    Đến nghi vấn trọng tài

    Cũng với câu nói được trích dẫn nêu trên, nay ta hãy đến với những diễn biến trên sân Lạch Tray. Hữu Phước đánh cùi chỏ vào mặt Timothy, Đình Luật lên gối mỗi lần tranh chấp bóng bổng với hậu vệ HP.HN, chưa kể những pha ăn vạ ở cuối trận khi khoảng cách chỉ là 1 bàn… Rất, rất nhiều điều đã được phô bày trước khán giả đất Cảng lẫn những người Hà Nội đến theo dõi. Chỉ có trọng tài Trần Công Trọng mắt mù tai điếc.

    HLV Nguyễn Thành Vinh bước vào phòng họp báo với khuôn mặt thiểu não và những câu nói đứt quãng. Là người từng trải với bóng đá, từng nếm đủ mùi vinh nhục với trái bóng, nhưng trong phòng họp báo ấy, ông Vinh Nghệ đã bất lực. Mọi chuyện trên sân xảy ra rất thật nhưng những hình ảnh ấy như đùa cợt ông, HP.HN và cả người xem. Lớp vỏ giáp che chở ý chí của ông đã rơi mất trong giờ phút cay đắng đó.
    [​IMG]
    Từng trải như ông Vinh "Nghệ" cũng không giữ được bình tĩnh.

    Đúng như ông nói, “Bóng đá Việt Nam là thế mà”. Chuyện trọng tài thiên vị đội chủ nhà không có gì mới, thậm chí ở các giải VĐQG khác cũng có chứ không riêng Việt Nam. Nhưng “ép ghê quá, thiên vị ghê quá”, những từ ấy nói lên rằng nó đã đi quá mức chịu đựng của những người trong cuộc. Nó rành rành, trắng trợn, ngay giữa thanh thiên bạch nhật ra đó. Nhưng chẳng ai thay đổi được gì.

    Trước trận đấu này, trọng tài Trần Công Trọng đã cầm còi 2 trận khác cũng tại Hải Phòng. Cả hai đều khiến dư luận phải nghi ngờ: Navibank Sài Gòn để thua 0-2 ở vòng 7 vì một tiếng còi bí hiểm trên khán đài, và SHB Đà Nẵng bị cầm hòa 1-1 trong thế dẫn trước ở vòng 18 sau khi ức chế với những tình huống chơi bẩn của hậu vệ đối phương.
    [​IMG]
    Có ngẫu nhiên không khi cả 3 trận trọng tài Trần Công Trọng bắt chính, Hải Phòng thắng cả 3?

    Với nghi án ở trận đấu gần nhất, như vậy ông vua áo đen này đã 3 lần phải khiến công luận đặt câu hỏi về tài năng lẫn đạo đức của mình. Đủ 3 lần rồi đấy! Như vậy là những sai lầm của Trần Công Trọng không phải ngẫu nhiên.

    Và thái độ của VFF

    Cách đây vài tuần dư luận được chứng kiến cảnh các nữ cầu thủ Than Khoáng sản Việt Nam (TKSVN) tự ý bỏ cuộc giữa chừng trận đấu với nữ TPHCM. Tất cả xuất phát từ tình huống thổi phạt đền cho TPHCM của trọng tài Bùi Quang Thông. Tiếng còi đó đúng hay sai chưa xét, chỉ riêng hành động của TKSVN là đã rõ ràng và cần phải trừng phạt.

    Tuy nhiên sự việc lại diễn ra rất bi hài: Giám sát trận đấu Nguyễn Nam Tiến ra nài nỉ nữ TKSVN trở lại sân, cả thầy lẫn trò. Đến lúc ông Nguyễn Trọng Thảo, trưởng phòng Bóng đá nữ, phong trào và futsal gọi điện cho HLV Đoàn Minh Hải, ông Hải mới yêu cầu các nữ cầu thủ trở lại sân. Quả phạt đền được thực hiện nhưng một cầu thủ nữ TPHCM đá hỏng vì căng thẳng tâm lý, mang lại chức VĐQG cho TKSVN.
    [​IMG]
    Nữ TKSVN bị phạt 10 triệu đồng vì tự ý bỏ trận đấu, nhưng chức vô địch thì đã kịp đút túi.

    Đến đây thì chúng ta lại thấy một động thái rất quen thuộc của VFF. Trưởng ban kỷ luật ra quyết định phạt TKSVN 10 triệu đồng vì hành vi tự ý bỏ trận đấu, 3 triệu đồng và đình chỉ 2 trận làm nhiệm vụ ở khu vực kỹ thuật với HLV Đoàn Minh Hải và trợ lý HLV Phạm Thanh Tùng, 5 triệu đồng và án treo giò 3 trận với thủ môn Nguyễn Thị Thanh Hảo của TKSVN vì hành vi xô đẩy trọng tài. Nghe rất quen tai, phải không?

    Theo Luật FIFA thì khi 1 đội tự ý rời sân thì trọng tài sẽ yêu cầu HLV và đội trưởng gọi cầu thủ của mình trở lại sân thi đấu trong 1 khoảng thời gian nhất định (trọng tại quy định và báo trước) nếu không trở lại sân thì sẽ bị xử thua 0-3. Ở đây, theo Luật thì TKSVN sẽ bị xử thua và phạt khoảng 30 triệu đồng. Không biết trọng tài và cả VFF có thuộc Luật FIFA không?

    Và cũng không phải lần đầu tiên mà VFF “non gan” phóng những bản án nhẹ tay mà không đúng Luật như vậy. Cách đây 1 năm công chúng đã bày tỏ sự phản đối dữ dội với mức kỷ luật mà VFF dành cho Hải Phòng vì hành vi nếu “vật thể lạ” xuống sân và phản ứng thiếu văn hóa với trọng tài và cầu thủ đội khách. Hải Phòng bị phạt 60 triệu đồng nhưng đó lại là lần thứ 2 chỉ trong một mùa giải sân Lạch Tray để xảy ra tình trạng đó, dù vậy Trưởng Ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường lại cho rằng trong 2 lần đó hành vi vi phạm không giống nhau nên không đủ cơ sở coi là tái phạm.
    [​IMG]
    Miễn bình luận về sân Lạch Tray...

    Nay trở lại với nghi án trọng tài trên sân Lạch Tray. Công bằng mà nói, trọng tài Trọng đúng hay sai sẽ có sự xem xét từ Ban kỷ luật. Tuy nhiên hành động bao vây ông Trọng của các cầu thủ và BHL Hòa Phát HN là không thể bỏ qua, xét về mặt chuẩn mực hành vi. Mặc dù vậy trong buổi làm việc với BTC V-League, vẫn chưa có một quyết định nào được đưa ra. Phải chăng BTC sợ HP.HN sẽ bỏ giải thật nên không dám đưa ra án phạt vội? (Có thể xem đó cũng như hành động của nữ TKSVN)

    Họ quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt xem lại các băng hình cho bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của đội chủ nhà để xác định xem “những phản ứng của CLB Hòa Phát HN với trọng tài Trần Công Trọng có cơ sở hay không”. Thế đó, VFF chưa dám động đến hành vi gây sự sau trận của HP.HN cho dù nó đã rõ mồn một và được cả chục triệu người xem V-League chứng kiến. Lãnh đạo VFF lại còn phải xem hành vi đó “có cơ sở” hay không, dù bản chất đó là hành vi có thể đe dọa tới thân thể của trọng tài Trọng và cần phải ngay lập tức bị trừng phạt làm gương.
    [​IMG]
    Trọng tài Trọng đúng sai chưa biết, nhưng phản ứng của HP.HN đáng để nhận hình phạt.

    Cách xử lý đó đã lặp đi lặp lại trong một thời gian dài qua rất nhiều vụ việc nên không thể xem đó chỉ là thái độ nhất thời (và cũng rất… ngẫu nhiên) của VFF với các vụ tiêu cực. Mà, tại sao lại xử án dựa vào thái độ nhỉ, chúng ta có Luật cơ mà?

    Xấu… ngẫu nhiên


    Một tài xế rất giỏi không thể gặp tai nạn tới 3 lần liên tiếp, trừ khi anh ta không có năng lực. Một học sinh giỏi không thể thi trượt đại học liền 3 năm, trừ khi học sinh đó học kém hoặc vi phạm quy chế thi. Cứ từ đó mà suy, những sự kiện trên không phải ngẫu nhiên mà có.

    Tuy vậy thì chúng ta, những người xem bóng đá Việt Nam và luôn mong muốn nền bóng đá được phát triển hơn nữa, tuần qua tuần vẫn lại thấy những sai lầm như trên: cầu thủ đá xấu, trọng tài thổi thiên vị, VFF xử án nhẹ hoặc không đúng Luật…

    Và cũng lặp đi lặp lại như vậy, BTC lần nào cũng đổ cho chuyên môn kém, công tác quản lý chưa được sát sao cho mỗi lần xuất hiện nghi vấn tiêu cực. Đến cuối giải đấu, lãnh đạo lại như một con vẹt nhắc đi nhắc lại những lời đã học thuộc, “hát” lại bài ca “Giải đấu diễn ra thành công tốt đẹp”.
    [​IMG]
    Có tai nạn nào cứ định kỳ lại xuất hiện?

    Những người hâm mộ thì, cũng một cách hết sức đều đều, đến sân mang theo trống, băng-rôn và tất cả những gì có thể dùng được để cổ động cho đội bóng của mình. Những tờ 50.000 đồng, 100.000 hay thậm chí 200.000 đồng vẫn được đều đặn dùng để mua những tấm vé vào xem những tai nạn lặp đi lặp lại kia.

    Chỉ có một điều mà VFF đã không cố làm ra vẻ tự nhiên, đó là hàng năm đặt mục tiêu vô địch Đông Nam Á cho ĐTQG (AFF Cup) hoặc đội U-23 (SEA Games). Năm nào cũng vậy, chỉ tiêu không tiến cũng chẳng lùi, rất đều đặn mà không phải vì cao hứng mà đặt ra như thế.

    Đỗ Âu

  4. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Nhìn thằng Hồng Sơn để thua bàn đầu tiên trong trận T&T gặp SLNA mới thấy tụi này làm kèo trắng trợn thật, đíu nể cha con thằng nào .... Phải nói là chức vô địch năm ngoái của T&T và năm nay của SLNA là hai chức vô địch bẩn nhất trong lịch sử bóng đá VN


    Bộ máy VFF không theo kịp đà phát triển của bóng đá
    23/08/2011 0:24



    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã thừa nhận như vậy khi đánh giá về mùa giải 2011. “Mùa giải năm nay vẫn còn xảy ra tình trạng quyết liệt quá mức dẫn đến bạo lực sân cỏ, đội ngũ trọng tài (TT) mắc không ít sai sót làm buồn lòng người hâm mộ, có khi ảnh hưởng đến kết quả vài trận đấu.

    Bóng đá VN đang ở thời kỳ phát triển nóng nhưng bộ máy điều hành chung của VFF đã không theo kịp để đưa ra các giải pháp kiểm soát tốt, từ khâu đào tạo lực lượng điều hành giải, trọng tài, khâu tổ chức. Một số trận đấu trong giải gây bức xúc trong dư luận như trận Sài Gòn Xuân Thành thua ngay trong ngày nhận cúp vô địch hay mới nhất là trận giữa Khánh Hòa (KH) và Hòa Phát ở vòng cuối - trận có chất lượng kém nhất của giải vì KH đã đủ điểm trụ hạng, làm hình ảnh bóng đá VN hết sức xấu xí. Những việc này lẽ ra không thể có nếu BTC giải kiên quyết hơn trong điều hành và có biện pháp chế tài hoặc trừ điểm thật nặng nếu trận đấu làm mất niềm tin của người hâm mộ”, ông Hỷ nói.
    [​IMG]
    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ (trái) và TTK Trần Quốc Tuấn không vui sau bàn thua đầy nghi vấn của Hà Nội T&T - Ảnh: Ngô Nguyễn
    Ông Hỷ khẳng định: “Tháng 9, Ban Chấp hành VFF sẽ họp và cần phải đưa ra những thay đổi quyết liệt mới mong mùa sau thành công hơn. Thái-League đang có những chuyển đổi tích cực, chúng ta cần phải thay đổi nhiều hơn, Hội đồng TT sẽ phải chuyển thành Ban TT, sẽ có tiểu ban kỷ luật riêng của giải. Từ năm 2014, HLV các CLB bắt buộc phải có bằng A theo khuyến cáo của FIFA, AFC. Năm 2013, sẽ tiến hành Đại hội VFF và có thể nâng số CLB chuyên nghiệp lên 16 đội...”.
    L.P
  6. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Thằng NT này đúng là ngu, có tài, con bồ cũng đẹp giờ phải chui nhủi như con chó. Đấy là chưa kể mấy bàn thua nó tạo ra làm tan nát bao nhiêu hy vọng của fans trong đây. Giờ nó bị giang hồ xử thì cũng đáng



    Như Thành trốn nợ ?

    Thứ Hai, 29/08/2011 21:54
    Trung vệ CLB V.Ninh Bình Vũ Như Thành bỗng dưng mất hút trên sân cỏ lẫn ngoài đời và bị nghi ngờ dính vào những bê bối mà chính anh từng có “tiền sự” trong quá khứ

    Theo ông Phạm Văn Lệ, Giám đốc điều hành CLB V. Ninh Bình, đội bóng đang tính tới khả năng thanh lý hợp đồng với trung vệ đội trưởng Như Thành vì những quan hệ phức tạp ngoài xã hội của cầu thủ này. Khi V-League còn 4 vòng đấu nữa mới kết thúc và đội cũng chưa chắc trụ hạng, Như Thành đã xin phép lãnh đạo CLB nghỉ để “giải quyết việc gia đình”, trong lúc các nguồn tin cho biết anh đang trốn nợ với số tiền khá lớn.
    CLB chịu đựng hết mức
    Không phải đến cuối mùa V-League 2011 Vũ Như Thành mới liên tục vi phạm kỷ luật, nội quy CLB. Ông Phạm Văn Lệ cho biết: “Chuyện của Như Thành đã có từ lâu rồi. Rất nhiều lần tôi đã gặp riêng Thành để nói chuyện và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cậu ấy nhưng rồi mọi thứ lại đâu vào đó. Như Thành chắc chắn sẽ phải nhận hình thức kỷ luật của CLB. Cậu ấy muốn nghỉ, chúng tôi có thể cho nghỉ luôn”.
    Theo ông Lệ, V.Ninh Bình đã có ý định thanh lý hợp đồng với Như Thành sau khi mùa giải 2010 kết thúc, tuy nhiên, khi đó Như Thành xin được ở lại và CLB đã chấp nhận ký thêm hợp đồng 2 năm để Thành yên tâm. “Đó có vẻ như là một quyết định sai lầm”- ông Lệ nói. Hiện tại, cựu đội phó của tuyển Việt Nam vẫn còn hợp đồng đến hết mùa giải 2013, tuy nhiên, sức chịu đựng của bầu Trường dường như đã đến giới hạn. Ông Lệ cho biết: “Có thể chúng tôi sẽ nói chuyện với Như Thành một lần cuối cùng. Nếu cậu ấy không còn tâm huyết với CLB, với bóng đá nữa thì CLB sẵn sàng đền bù hợp đồng để cậu ấy ra đi”.
    [​IMG]
    Như Thành trong màu áo V.Ninh Bình ở đầu mùa V-League 2011. Ảnh: QUANG LIÊM
    HLV Nguyễn Văn Sỹ của V. Ninh Bình tỏ ra tiếc nuối khi nhắc đến Như Thành: “Về trình độ chuyên môn, nhiều trung vệ ngoại cũng chưa theo kịp Như Thành. Tôi không hiểu sao Thành lại vướng vào nhiều rắc rối đời tư đến thế”. HLV Văn Sỹ cũng kể rằng có lần Thành gặp riêng ông để cho biết đang gặp rắc rối cá nhân rất lớn và không thể tập trung chơi bóng. Do sợ ảnh hưởng tới thành tích chung của CLB nên ông đã chấp nhận cho Như Thành nghỉ để giải quyết công việc. Có một sự thật là sau khi Như Thành nghỉ thì thành tích của V.Ninh Bình ở những vòng đấu cuối V-League dần tốt lên và đội bóng này đã cán đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc!
    Sa sút từ cuối năm 2009
    Liên tục mấy ngày qua, chúng tôi đã cố liên lạc với Như Thành nhưng điện thoại của anh liên tục “khóa”. Hỏi một số đồng đội của Như Thành thì mỗi người một cách giải thích và rất ít người biết trung vệ này đang tá túc ở đâu. Tuy nhiên, những nguồn tin thân cận với Như Thành đều khẳng định trung vệ này “vẫn an toàn và cần giấu tung tích của bản thân”.
    Mùa giải 2011 vừa qua, dù góp mặt liên tục trong đội hình chính của V.Ninh Bình nhưng phong độ của Như Thành cũng bị đánh giá là sa sút thê thảm. Khi lên danh sách đội tuyển cho các trận vòng loại World Cup 2014, quyền HLV trưởng Mai Đức Chung đã gạch tên Như Thành.
    Sự “bất thường” của Như Thành còn được dư luận đặt dấu hỏi lớn trong nhiều trận đấu của đội tuyển Việt Nam từ cuối năm 2009. Tại vòng loại Asian Cup 2011, trong trận thua trước Syria ở những phút cuối trên sân Mỹ Đình, cú đánh đầu phá bóng hụt của Như Thành đã làm HLV Calisto thất vọng. Ở AFF Cup 2010, dư luận còn đặt dấu hỏi về một nghi án bán độ, trong đó Như Thành là cái tên được điểm mặt đầu tiên, tuy nhiên cả HLV Calisto và VFF đều phủ nhận chuyện này.

    PHẠM NGỌC
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Sống chung với tệ nạn
    Giới cầu thủ trong nước không mấy ngạc nhiên về chuyện đang xảy ra với Như Thành. Một nhóm đồng đội cũ của anh ở tuyển quốc gia, hiện đang tụ họp ở Nha Trang để nghỉ mát, xác nhận rằng họ biết trung vệ này từng nợ nần vì cờ bạc.
    Nổi tiếng khôn ngoan như Như Thành mà còn sa ngã thì một cầu thủ trẻ như Đắc Khánh của SLNA vướng vào tệ nạn xã hội là điều bình thường. Trước mùa 2011, Đắc Khánh nằng nặc đòi chia tay SLNA để đầu quân cho V.Ninh Bình với mục đích lấy khoản lót tay 5 tỉ đồng/3 năm. Theo một số đồng đội chơi thân với Đắc Khánh cho biết cầu thủ này muốn đến V.Ninh Bình để lấy tiền trả nợ thua cá độ bóng đá gần 1,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, do còn ràng buộc hợp đồng, SLNA không đồng ý cho Đắc Khánh đến V.Ninh Bình, đẩy tiền vệ này xuống tập đội trẻ suốt lượt đi V-League.
    Đầu giai đoạn 2, sau khi Đắc Khánh bày tỏ ý định muốn được ra sân trở lại, HLV Hữu Thắng đã đồng ý đăng ký cầu thủ này vào danh sách thi đấu với hy vọng anh làm lại từ đầu. Thế nhưng, trước hàng loạt biểu hiện sinh hoạt thiếu lành mạnh của Đắc Khánh, điển hình là nhiều con nợ vào tận trong sân Vinh cũng như nơi đóng quân để đòi tiền cá độ bóng đá, lãnh đạo SLNA buộc lòng phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn để tránh ảnh hưởng tâm lý đến các cầu thủ trẻ khác. Suốt 3 tháng nay, từ gia đình cho đến bạn bè, không ai liên lạc được với tiền vệ từng là niềm hy vọng của đội U23 Việt Nam này. Nhiều đội bóng trước đây rất muốn có Đắc Khánh, nay cũng đều bỏ ý định khi biết lối sống sa ngã của cầu thủ trẻ này.
    Minh Ngọc
  7. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Độc chiêu của “cò”


    Các đội bóng có cầu thủ giỏi lại bị “cò” gạ gẫm và lôi kéo, điển hình như SL Nghệ An sẽ mất Hoàng Helio với ba ngoại binh. Thực chất cầu thủ rơi vào tay “cò” thường bị gài và bị động như một món hàng nên bắt buộc phải chịu sự điều động của “cò”. Thông thường cầu thủ được “cò” gợi ý cho một mức giá và chỉ chuyển một số tiền tượng trưng cho đến khi nào “cò” gặp mối bán. Như phi vụ Đình Luật rời SG Xuân Thành về đầu quân cho V. Hải Phòng do đạo diễn của “cò” Đại với cái giá 3,5 tỉ đồng cho giai đoạn hai mùa rồi.



    Những con “cò” gom quân rất nhiều rồi phân phối lại cho các CLB theo thỏa thuận và đương nhiên, đồng tiền chảy đi rất nhiều ngả. Nói như bầu Trường của V. Ninh Bình là “cò” Trần Tiến Đại đang phá hoại bóng đá Việt Nam nhưng VFF thì lại đứng ngoài cuộc.
  8. lebangquoc

    lebangquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Tài sản các quan chức VFF

    các anh em ơi !
    Mọi người có biết anh Khôi , anh Hỷ, a Tuấn lương - thu nhập bao nhiêu không post lên anh em biết với.
    1- Nhà cửa -đất đai- tài sản ( đưa picture house)
    2-Tiểu sử bằng cấp ??giả hay thật
    3- Nếu mà nghèo thì sao cứ cố bám lấy mấy chức đó?????


    Tks
    :-ss
  9. davidcopperfield

    davidcopperfield Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    1
    Mọi người mà biết được các thông tin đấy thì các ông ý mất ghế từ lâu rồi. Mà bạn có bao nhiêu tiền, tài sản thì bạn có nói ra ko?
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    đúng vậy, nếu mà người ta biết được thì VFF còn mấy ông đó không? ko ai ngu đến mức đó. cái này không liên quan đơn thuần tới bóng đá, Mod xem xét close dùm

Chia sẻ trang này