1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VỊ MINH SƯ PHẬT GIÁO

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 16/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    VỊ MINH SƯ PHẬT GIÁO

    Đọc thấy lời viết rất hay của Trưởng lão Thích Thông Lạc MT post lên cho các bạn cùng tham khảo:


    VỊ MINH SƯ PHẬT GIÁO


    Trích trong Đường về xứ Phật (Tập 1,bộ mới) do Trưởng Lão Thích Thông Lạc biên soạn

    Người vô duyên không được gặp Phật Pháp, cuộc đời trôi theo dòng nước dục lạc uế trược thế gian, bảy nổi ba chìm, khổ đau vô tận, từ kiếp này chuyển sang kiếp khác không bao giờ dứt, như con kiến đi quanh vòng miệng lu.

    Người vô duyên không gặp Phật Pháp, lại gặp tà pháp, càng tu tự ngã càng cao, thường gạt người để mua danh cầu lợi, làm nhiều điều tội ác, thật là uổng phí cho một đời tu của một kiếp người.

    Người hữu duyên gặp được Phật Pháp nhưng không gặp được minh sư, không thấu rõ lý chánh pháp của Đạo Phật, tu tập theo kiến giải của các nhà học giả, giống như loài vật gặm xương, bỏ đi thì uổng, nhai lại thì chẳng có gì.

    Người hữu duyên và có tâm quyết tu theo Đạo Phật, để mong cầu thoát ra cảnh khổ trần lao thế tục, mà lại gặp những kinh sách phát triển Đại Thừa, hiện hành của các nhà học giả biên soạn ra, xưa và nay thì tu hành, dở sống dở chết chẳng ra gì, Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo.

    Để làm sáng tỏ trong giới tu sĩ Phật Giáo hiện giờ, chúng ta có thể chia làm sáu loại tu sĩ như sau:

    1. Tỳ kheo chuyên cúng bái, tán tụng, kệ ngâm (ứng phú đạo tràng), Tỳ kheo này ít học giáo lý, chùa là nơi sinh sống như một gia đình, có vợ, có con, tự làm ăn mọi nghề nghiệp như một gia đình thế tục: làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, chăn nuôi heo, gà, dê, bò v.v....Có ai thỉnh đi cúng bái, tụng niệm cầu siêu, cầu an v.v..., đều cất giá tiền công hẳn hòi.

    2. Tỳ kheo chuyên cúng bái tụng niệm, cầu siêu, cầu an, tổ chức lễ lộc, tổ chức hành hương, tổ chức từ thiện v.v... Các vị Tỳ kheo này không có vợ con, có trình độ giáo lý và có học thức, đi đám tụng niệm không lấy tiền công, chỉ nhận tiền cúng dường trai tăng tứ sự v.v... Chùa là nơi sinh hoạt của những Phật tử mê tín suốt ngày.

    3. Tỳ kheo chuyên học tập giáo lý, làm việc Giáo Hội, giảng sư dịch thuật, soạn kinh viết sách, các vị Tỳ kheo này có trình độ văn hóa cao, có kiến thức Phật Giáo sâu rộng nhưng không có tu hành, họ thuộc về cấp lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo.

    4. Tỳ kheo vừa tu vừa thuyết giảng kinh điển, Thiền, Mật và Tịnh cho tín đồ tu tập theo kiến giải của mình, những Tỳ kheo này tu theo Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh. Bốn hạng Tỳ kheo trên đây thuộc về Bắc Tông Đại Thừa Giáo.

    5. Tỳ kheo chuyên ăn thịt chúng sanh, đó là những Sư Nam Tông, tu theo kinh sách Nguyên Thủy, nhưng bị kiến giải của các nhà học giả có học thức cao trên đại học thường phá giới, sống phi Phạm hạnh nên hiểu sai lời dạy của Đức Phật đã trở thành những ác tri thức, mất chủng tử từ bi, xa lìa hạt giống chánh pháp, thường lý luận để ăn thịt chúng sanh: ?oĂn Không thấy, không nghe, không nghi.?

    6. Tỳ kheo cất thất, am, cốc riêng để tu một mình, đó là những tu sĩ tiêu cực, yếm thế, chỉ tìm sự an vui cho cá nhân. Họ tưởng tu như vậy là giải thoát, nhưng nào ngờ là trốn đời chạy theo tâm ham muốn sống cảnh yên tịnh.

    Trên đây là sáu hạng Tỳ kheo:

    1a. Nếu quý vị chọn loại một làm thầy thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa Ứng Phú Đạo Tràng mê tín, chịu nhiều ảnh hưởng phong tục tập quán dân gian, những Tỳ kheo này phần đông phá giới, phạm giới, sống không bao giờ đúng giới hạnh, những tu sĩ này được xem là những cư sĩ trọc đầu.

    2b. Nếu quý vị chọn loại hai làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa thuộc Bà La Môn Giáo, tu phước hữu lậu.

    3c. Nếu quý vị chọn loại ba làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa danh lợi.

    4d. Nếu quý vị chọn loại bốn làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông. Những pháp môn tu này giống như người nhai viên sắt, nuốt chẳng vô, nhả chẳng ra.

    5e. Nếu quý vị chọn loại năm làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Nam Tông, trở thành ác tri thức, mất tâm từ bi, xa lìa đạo giải thoát.

    6f. Nếu quý vị chọn loại sáu làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo yếm thế trốn đời, tiêu cực. Cuộc đời tu hành chẳng tu tới đâu, chỉ có công mà chẳng lợi ích gì.

    Trong Đạo Phật có sáu loại tu sĩ như vậy, nếu quý vị không chấp nhận họ làm thầy của mình, thì quý vị chấp nhận ai làm thầy của mình?

    Chúng tôi xin giới thiệu một vị minh sư của Đạo Phật, để quý vị khỏi tìm kiếm đâu xa và khỏi bị tà sư ngoại đạo lường gạt. Vị minh sư ấy là "Giáo Pháp và Giới Luật của Đức Phật ''''. Xưa, Đức Phật cũng nhờ nương vào giáo pháp và giới luật này, mà Ngài tu chứng đạo. Cho nên, khi thành đạo Ngài đã quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp này và tôn xưng nó là Thầy của mình. Đến khi nhập diệt vào Niết Bàn, Ngài di chúc lại: ?oSau khi Ta nhập Niết Bàn, các Thầy Tỳ kheo hãy lấy Giáo Pháp và Giới Luật của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành??

    Chúng tôi cũng xin giới thiệu, kinh sách của chính Đạo Phật để quý vị khỏi lầm kinh giả.

    1. Bốn bộ kinh A Hàm.
    2. Năm bộ kinh Nikaya.

    Tuy rằng, bốn bộ kinh A Hàm và năm bộ kinh Nikaya là kinh gốc của Đạo Phật, nhưng trong ấy các Tổ đã có sự thêm bớt rất nhiều, nhất là kinh A Hàm, các Tổ đã dịch làm lệch ý của Phật và còn soạn viết những bài kinh gạch nối giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Vậy, quý Phật tử khi nghiên cứu đừng tin trọn những kinh sách này, mà hãy nhớ lời Đức Phật đã dạy:

    ?oNày các Kàlàmà!
    1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
    2- chớ có tin vì nghe truyền thống,
    3- chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,
    4- chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,
    5- chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,
    6- chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
    7- chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,
    8- chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình,
    9- chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền,
    10- chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v...

    Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: ?oCác pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau?. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo?.

    Những lời dạy trên đây của Đức Phật, là những lời nhắc nhở và cảnh cáo đệ tử của mình, đừng quá vội tin mà bị lừa đảo những pháp môn ngoại đạo giả mạo của Phật Giáo.

    Rút ra từ những lời dạy này, khi bước chân vào các tôn giáo thì chúng ta cần phải dè dặt cẩn thận nhiều hơn, không nên tin mù quáng mà phải chọn đúng chánh pháp dạy đạo đức làm Người, làm Thánh. Vì chính đạo đức làm Người, làm Thánh là sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả những loài chúng sanh.

    Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu tại đường links:

    http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    hìhì, bác MT này cứ bận lòng vì anh chị em. Cám ơn bác vì bài đã post.
    Với mình thì thầy nhiều lắm, từ Phật Gotama, Chúa,...cho tới các vị LạtMa Tây Tạng theo Mật Tông, các vị hóa thân (Rinpoche),... cho tới các Sư Nam Tông và các vị Bồ Tát Bắc Tông, các vị Thiền Tông, Tịnh Độ Tông,...
    Từ các vị thầy đã mất hay còn sống khắp TQ, Ấn, Tạng, Thái,..cho tới Việt.
    không riêng gì các thầy hiện nay như thầy Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Thích Huyền Diệu, Thích Chân Quang (nếu các bác ko chê là "sư" dỏm), Thích Viên Giác,...
    Có những vị thầy ngoại đạo, những tu sĩ Hồi giáo, những Cha Xứ hay Linh Mục Tin Lành, những đạo sỹ Balamon,...hay những triết lý sống cổ xưa bàng bạc trong dân gian các dân tộc, tôi đều xem là các vị thầy.
    Rồi các nhà thơ như Tagore, nhà văn lớn, nhà tư tưởng, triết gia,...dù là đúng sai , bạo động hay bất động,...đều là những vị thầy.
    Cho tới các vị thầy vô danh, có khi khoác áo tràng phủi tóc, có khi chỉ là một cư sỹ tầm thường, có khi chỉ là một ông từ giữ đình,...tôi cũng xem là những vị thầy đáng kính.
    Một ai đó qua đường, dù là một hành khuất, một tay lưu manh,...nếu tặng cho tôi vài đạo lý, dù là nói thẳng hay để tôi tự nghiệm ra, cũng là một vị thiện tri thức.
    Nếu nói hoa mỹ (và nghe có vẻ khoe khoang hơn) thì một nụ hoa, chiếc lá hay con sâu con ****, cây cỏ thiên nhiên hay những hạt bụi bay,.. nếu đem cho tôi một cảm xúc thiện, một suy nghĩ từ bi,...thì đó chả phải là thầy của tôi hay sao ?
    ..............
    Có lẽ tôi chưa đủ sức để chọn cho mình một minh sư, vì đối với tôi hiện giờ thì đức tính trung thành của một con chó có khi cũng đáng cho tôi tôn làm thầy, nhưng nếu bảo tôi là đệ tử của con chó ko đáng học giáo lý cao hơn thì e là hơi thiếu tâm từ bi.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nam Mô Chiếu Sâu Vô Thẳm Tâm Bồ Tát
    Nam mô Adiđà Phật
  4. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Trời! Việc gì phải động tâm thế bạn Nhân ???
  5. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    MT xin post tiếp bài của Tr Lão Thích Thông Lạc liên quan đến chủ đề này:
    DUYÊN PHẬT PHÁP
    Một người có đủ duyên được đọc kinh sách của Đạo Phật, thấy được chân lý của Đạo rất thực tế và cụ thể, hướng dẫn con người cách thức sống có đạo đức, tu tập và trau dồi thân tâm để thoát khỏi kiếp sống đọa đày trầm luân đau khổ của kiếp người bằng sức tự lực của chính mình, nhất là điều khiển được sự sống chết như ý muốn và còn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.
    Vì thế, khi bắt đầu đến với Đạo Phật để trở thành người đệ tử chân chánh, thì quý vị cần phải thông hiểu những gì chân thật và những gì không chân thật của Đạo Phật. Quý vị cần phải sáng suốt chấp nhận những gì đúng và phải biết gạt bỏ những gì không đúng của Phật Giáo. Và cuối cùng, quý vị cần phải biết kính trọng và không kính trọng những gì phải và những gì không phải của Đạo Phật.
    Phần đông, Phật tử hiện giờ không cung kính và tôn trọng chánh pháp của Đạo Phật, họ thường tôn kính giáo pháp phát triển Đại Thừa của Bà La Môn và luôn luôn tu hành theo giáo pháp trừu tượng mê tín đó, mặc dù kết quả tu hành chẳng ra gì. Nếu có ai mạnh dạn nói rằng, giáo pháp phát triển của Đại Thừa không phải là của Phật thuyết, đó là giáo pháp mê tín của ngoại đạo Bà La Môn, thì họ căm tức và tìm mọi cách chống lại. Đôi khi, còn dùng những lời lẽ xỉ vả, mạt sát, một cách hung tợn và bảo thủ.
    Khi một người chưa biết Phật Pháp, chưa hiểu Đạo Phật, một hôm có đủ duyên được đọc một cuốn kinh Phật như trường hợp chúng tôi đã nghe quý Phật tử thuật lại: "Con từ hồi nào tới giờ chưa biết Phật Pháp, một hôm được người bạn trao cho cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhờ đọc kinh này, con thấu lý của Đạo Phật quá tuyệt vời, quá hay. Nên từ đó, con hướng tâm đến Đạo Phật, thường đi nghe thuyết giảng trong các chùa và mua thêm những loại kinh sách Phật để tham cứu đường lối và cách thức tu tập của Đạo Phật, càng đọc kinh sách Phật con lại càng có ý muốn đi tu hơn !!!"
    Đó là những người hữu duyên may mắn được đọc các bộ kinh như: "Thủ Lăng Nghiêm, Kim Cang Kinh, Pháp Hoa Kinh, Phật Học Phổ Thông và toàn bộ giáo lý A Hàm hoặc kinh Nikaya.'''' Ngược lại, những người chưa đủ duyên, chưa được đọc kinh sách Phật, chưa hiểu Đạo Phật ra sao, nên nhìn Đạo Phật như một tôn giáo mê tín, ông Phật như ông Thần chuyên phò hộ và ban phước lành cho nhân gian.
    Hầu hết hiện giờ, mọi người hiểu Đạo Phật qua bốn hệ phái khác nhau:
    1. Tịnh Độ Tông - biến Phật Giáo thành tôn giáo mê tín, cúng bái, cầukhẩn, niệm Phật cầu vãng sanh như Đạo Bà La Môn.
    2. Thiền Tông - biến Phật Giáo thành Tiên Giáo.
    3. Duy Thức Tông - biến Phật Giáo thành khoa tâm lý học.
    4. Mật Tông - biến Phật Giáo thành tôn giáo huyền bí, linh thiêng.
    Thật ra, Phật Giáo không phải tâm lý học, không phải cảnh giới siêu hình (Cực Lạc) không phải bản thể của vạn hữu, cũng không phải linh thiêng siêu phàm nhập thánh mà chính là cuộc sống bình thường như mọi người đang sống, nhưng họ đã lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp.
    Người nào hiểu đúng và biết cách sống đúng "ly dục ly ác pháp" sẽ có tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Đó chính là, người có hữu duyên với chánh pháp của Đạo Phật, bằng ngược lại thì đó là vô duyên hoặc gặp tà pháp, hoặc có duyên với tà pháp như người Phật tử đã nói ở trên.
    Vô duyên không gặp chánh Phật Pháp còn hơn là những người hữu duyên mà gặp lại tà pháp của ngoại đạo. Gặp tà pháp của ngoại đạo thì lại sanh ra kiến chấp, kiến chấp rất là khó bỏ. Con người vốn vô minh nên khi gặp pháp nào cũng đều tin. Tin một cách mù quáng nên dễ dính mắc tà pháp, nhưng dù biết đó không đúng pháp của Đạo Phật, nhưng rất khó bỏ. Vì thế, trên thế gian này có rất nhiều tôn giáo, nhưng tôn giáo nào cũng có người theo, nhất là những tôn giáo có thần thông lại dễ cám dỗ người theo hơn. Do đó, giáo pháp nào có thần thông thì người theo càng ngày càng đông, như kiến bu trên cục đường. Nghe thần thông ai lại không mê, nhưng thần thông chỉ là một loại tưởng lực, ảo giác, lừa đảo con người.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Phải tự giác trước rồi mới giác tha được. Mà tự giác rồi thì chẳng còn tha nào để mà giác nữa.
    Có đơn giản vậy thôi mà cũng phân chia lập phái.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cái này là đoán mò mà thôi. Thử hỏi có tôn giáo nào nhiều người theo bằng Thiên Chúa Giáo? Thế hoá ra mấy ông linh mục bên Thiên Chúa Giáo có thần thông (hay khoe thần thông ra cho con chiên coi) chăng?
    Vả lại thử đánh giá việc có một thời Thiên Chúa Giáo coi những tiến bộ khoa học kỹ thuật (một dạng thần thông) và những người phù thuỷ (một dạng thần thông khác) là những kẻ thù địch?
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nói khoa học kĩ thuật cũng là một loại thần thông e rằng lập lờ đánh lận con đen(nửa khoa học nửa thần bí).
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đức Phật ko phải là siêu nhân;cũng không phải là một vị thần. Phật phủ định là ngài đã đạt được nhất thiết trí(tất cả mọi trí tuệ). Có một chỗ trong kinh Phật phủ nhận cả mình đã đạt được Niết Bàn. Trong kinh Phạm Võng Phật phủ nhận sự tán dương của Xá Lợi Phất rằng quá khứ và tương lai ko có ai bằng ngài.
    Một lần Phật nói với các đệ tử rằng những gì ta biết so với những gì ta chưa biết như lá trong tay ta so với lá trong rừng.
    Nhưng câu này thường bị sửa lại thành những gì ta nói so với những gì ta biết như là lá trong tay ta so với lá trong rừng. Sự bóp méo này không phải là tán dương ngài mà là đánh mất đi vẻ đẹp khiêm tốn của một vị giác giả.
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Nam mô A di đà phật, hôm qua đệ xem vtv2 thấy ở bạch mã Huế có chùa Trúc lâm, ai thích thiền thì đến đó học.

Chia sẻ trang này