1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao Đà Nẵng phát triển vượt bậc?

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi math0, 08/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Đà Nẵng phát triễn nhanh ,nhưng chủ yếu chỉ là bề mặt thành phố , đường phố , đô thị thôi....chứ về tiềm năng có yếu lắm...nghĩ đi nghĩ lại ...những nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp ĐN nổi tiếng quá ít , khu công nghiêp thì cũng ít và không quy mô như ở Đồng Nai, Bình Dương.v.v.v.v, các hãng nước ngoài nỗi tiếng cung xkhông thấy đâu....
  2. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc được bào báo khá thú vị trên báo thanh niên, có tựa là " Những con số giật mình" nói về sự phát triển của ĐN. Bào báo chỉ rõ ĐN phát triển nhanh nhưng không bền vững, vỏ thì đẹp mà ruột thì rỗng, chỉ được mỗi xây dựng cơ sở hạ tầng- khai thác quĩ đất còn công nghiệp- dịch vụ thì yếu kém
    ...
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KinhTe/2004/12/20/37680/
    Những con số...giật mình!

    Ngành dệt may vốn thu hút nhiều lao động tại Đà Nẵng.
    Như tin đã đưa, kỳ họp thứ 3 của HĐND thành phố Đà Nẵng khóa 6 vừa khai mạc. Phiên họp cuối năm này đã dành nhiều thời gian đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của thành phố trong năm qua và bàn các biện pháp thực hiện kế họach của năm mới. Thông qua báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Hòang Tuấn Anh về tình hình kinh tế 2004, liên hệ với các ý kiến của các chuyên gia kinh tế, chúng tôi xin nêu lên một số nhận định sau đây về tính không bền vững trong phát triển kinh tế của ?o thành phố động lực? này cần được tích cực xem xét trong thời gian đến.
    Tổng quát:
    Theo báo cáo tại kỳ họp, năm 2004, Đà Nẵng tăng trưởng GDP là 13,3%, GDP đầu người là 796USD/năm. Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt trên 7 ngàn tỉ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 3.767 tỉ... Nhìn chung, các chỉ tiêu đều tăng từ 0,42 đến trên 20% so với năm trước và vượt kế họach đề ra.
    Trong sản xuất công nghiệp, trong lúc công nghiệp quốc doanh trung ương tăng rất cao ( 24,9%) với các sản phẩm vật liệu xây dựng, sản xuất đá, đồ uống, thuốc lá...thì công nghiệp địa phương quản lý chỉ tăng 10,5%. Bình quân trong cả 4 năm 2000-2004 tăng 8,2% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng 15,2%. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố, vì vậy, công nghiệp trung ương chiếm 13,4%, trong khi đó công nghiệp địa phương và đầu tư nước ngoài lần lượt là 3,4 và 3,2%. Theo Tiến sĩ Mai Đức Lộc, trưởng ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND, đóng góp về giá trị sản xuất của 2 thành phần kinh tế này đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng trong 4 năm qua. Cụ thể là công nghiệp địa phương từ 45,6% năm 2000 chỉ còn 29.8% năm 2004 và của đầu tư nước ngoài tương ứng là 21,8% năm 2000 xuống 18,3% năm 2004. Nhìn vào danh mục sản phẩm, cũng khó tìm được các mặt hàng có hàn lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Và vì vậy, sản phẩm chủ lực, có tính cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu của Đà Nẵng còn quá khiêm tốn lại phải gánh chịu nhiều chi phí trung gian khá cao và thời gian giao hàng chậm chạp. Trong khi, tình trạng thất nghiệp còn lớn, các loại hình sản xuất có sức thu dụng nhân lực nhiều cũng chưa được quan tâm rõ rệt. Công nghiệp dệt may, giày da, đồ gỗ chiếm tỉ trọng trên dưới 5% trong cơ cấu hàng công nghiệp. Công nghiệp dân doanh có giá trị hàng hóa trên 1200 tỉ đồng năm 2004 nhưng vẫn là sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp...
    Các đại biểu HĐND cũng cho rằng du lịch là một thế mạnh, nhưng Đà Nẵng vẫn chưa xác định được lợi thế, sản phẩm còn đơn điệu và còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường, đầu tư cho sản phẩm có tính đặc thù...
    Những con số...giật mình
    Với bức tranh tòan cảnh trên, tạo ra hệ quả là nguồn thu của ngân sách qua từng năm đang thể hiện tình hình là: Nguồn tiền bán nhà công sản, chuyển quyển sử dụng đất hàng năm báêng hoặc hơn 30% so với tổng nguồn thu về XNK và sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong lúc đó nguồn thu từ hiệu quả sản xuất kinh doanh và xuất khẩu không tăng đáng kể.
    Trong tổng nguồn thu năm 2004 trên địa bàn theo báo cáo của UBND thành phố, ước đạt 3,767 tỉ đồng thì thu từ sản xuất kinh doanh trong nước là 2.700 tỉ, từ thuế XNK là 1.000 tỉ, trong đó thu từ XNK và công nghiệp trung ương đều thể hiện mức giảm từ 7,8 đến 10%. Nguồn từ Hải quan Đà Nẵng cho biết con số thực tế đến ngày 15/11 chỉ mới đạt 898 tỉ. Trong khi đó, nguồn thu từ khai thác quỹ đất, đấu giá và cho thuê đất trong năm qua lên đến 1.400 tỉ đồng.
    Theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 33,6% là con số đáng lo ngại cho việc cân đối thu chi trong những năm đến nếu sản xuất không phát triển vì thiếu các cơ chế, chính sách đầu tư và khuyến khích thích hợp. Cũng theo nhận định trên, nguồn thu về quỹ đất sẽ giảm đáng kể trong các năm đến. Do vậy, cần có chính sách nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu từ phát sinh kinh tế, tạo ra sự bền vững cho ngân sách.
    Kết luận
    Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng trong các năm qua phần nào cũng thể hiện bức tranh vừa mô tả. Xét từ báo cáo của UBND thành phố, năm 2004, trong tổng GDP thì Công nghiệp và xây dựng chiếm 49,4%, Thủy sản nông lâm là 6,09% và dịch vụ thương mại là 44,4%. Theo Tiến sĩ Lộc, trong 5 năm qua sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng dù theo xu thế tích cực nhưng còn quá chậm. Trong lúc công nghiệp tăng 9% thì dịch vụ thương mại giảm đến gần 7% và nông nghiệp chỉ mới giảm được ...1%. Với sự chuyển biến chậm về lượng và cả chất như vậy trong cơ cấu kinh tế với một Đà Nẵng năm đầu triển khai Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành đô thị động lực miền Trung, chúng ta mong mõi lãnh đạo Đà Nẵng có những ?o quyết sách? mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ riêng trên địa bàn mà còn có sức lan tỏa- thu hút - hợp tác với các tỉnh lân cận.
    Trương Điện Thắng

  3. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng phát triễn VUOT BAC...THAY VAY SAO?
    Neu noi rang DN phat trien TA`M TA.M...co le se de nghe hon.
  4. N1

    N1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là ĐN phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, đời sống người dân nâng cao đáng kể đấy chứ nhỉ?
    Đi học xa 1 năm về thấy ĐN nhà nào cũng xem truyền hình cáp, choáng hik hik trong SG nhà nào kha khá mới có điều kiện bắt truyền hình cáp
    Về kinh tế thì ko dám bàn, N1 đang làm việc trong SG thấy kinh tế trong này kinh thật, chả biết mấy năm nữa tầm của ĐN mới bằng SG bây giờ
  5. daygoneby

    daygoneby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Như một số bác ở đây nói đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm! Vô cùng chính xác. Ở những nơi phát triển vượt bậc thì yếu tố đầu tiên cần phải có là con người. Mà nói thật nhân tài gốc QN ĐN thì đầy rẫy nhưng hầu như vắng bóng ngay chính trên quê hương mình, họ đổ vào 2 đầu đất nước là đúng thôi. Đà Nẵng mình cục bộ, dở dở ương ương, ăn sâu vào máu của mỗi người dân bản xứ mất rồi. Không có đất cho nhân tài dụng võ thì làm qué gì nói chuyện phát triển vượt bậc. Khôi hài hết chỗ nói. Vài hôm nữa rảnh rỗi viết bài " người Đà Nẵng xấu xí chơi".
    Merry Xmas
  6. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Tôi nghĩ ĐN phát triển nhanh mấy năm gần đây còn có thêm mấy điểm sau:
    - Sau khi tách tỉnh, ĐN trở thành thành phố trực thuộc TW. Có thể được TW đầu tư để ĐN mau chóng bắt kịp các TP khác như HP, HN (còn Saigon thì đứng xa mà ngó đi, còn lâu lắm mới mong bắt kịp được.)
    - Khi còn là thành phố thuộc tỉnh QNĐN, 1 phần ngân sách phải chia cho các huyện nghèo. Nay thì ngân sách tập trung cho TP. Trong khi đó, mặc dù ăn nên làm ra, nhưng TK và HA phải san sẽ cho các huyện nghèo ở QN.
    - ĐN là cửa ngỏ của khách du lịch ngày càng đông đến miền trung. Nhất là trong tương lai, khách quốc tế không cần phải đến SG hay HN.

Chia sẻ trang này