1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì? sao HĂ??? Hò?a Bì?nh cà?n nước?

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi grinfilldo, 21/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Vì? sao HĂ? Hò?a Bì?nh càn nước?

    Vì sao hồ Hòa Bình cạn nước?

    Năm 2004, dự báo tình hình cạn kiệt năm 2005 sẽ khốc liệt, hồ Hòa Bình đã tích lũ từ 14-8, sớm hơn qui định mặc dù việc tích lũ sớm rất nguy hiểm tới đập thủy điện nếu sau đó có lũ lớn tràn về.

    Tuy nhiên, dù đã tích lũ sớm hơn qui định hơn 10 ngày nhưng đến nay hồ Hòa Bình vẫn rơi vào tình trạng cạn kiệt nghiêm trọng. Vì sao nên nông nỗi này? TS Trần Nhơn, chủ tịch Hội Thủy lợi, giải thích với Tuổi Trẻ:

    - Hồ Hòa Bình là hồ chứa lợi dụng tổng hợp, phục vụ cả nông nghiệp, sản xuất điện, chống úng, điều tiết lũ... Để hồ Hòa Bình rơi vào cạn kiệt như hiện nay, theo tôi, là do không có sự quản lý đồng bộ, thống nhất.

    Theo qui định, từ ngày 15-6 đến 15-9 hằng năm thì hồ nằm dưới sự quản lý của Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Sau ngày 15-9 thì lại chuyển sang chịu sự quản lý của Tổng công ty Điện lực VN.

    Khi ngành điện quản lý, anh phải điều tiết sao cho hồ chứa được nhiều nước để mùa cạn có đủ nước phát điện. Nếu cứ tháo nước phát điện tràn lan để tiết kiệm nhiên liệu cho các nhà máy điện khác thì mùa kiệt hết nước là đương nhiên.

    Cả một hồ chứa lớn như thế mà tại sao giờ lại kêu thiếu nước? Như thế có phải trước đó anh xả nhiều quá không? Tất nhiên ngành điện có trung tâm điều độ nhưng họ vẫn đứng về lợi ích của ngành điện chứ không đứng về lợi ích chung.

    * Như thế vấn đề này cần được giải quyết như thế nào?

    - Tôi kiến nghị nên giao cho Bộ Tài nguyên - môi trường quản lý tất cả hồ chứa vì đây là cơ quan quản lý tài nguyên. Bộ này sẽ ra quyết định điều phối các hồ chứa thì mới đảm bảo sử dụng nước hợp lý.

    Bộ Tài nguyên - môi trường sẽ lập ra biểu đồ điều phối nước, có giới hạn trên, dưới và điều phối nước nằm trong giới hạn đó. Ví dụ năm nay dự báo cạn kiệt thì phải điều phối sao cho đến mùa kiệt không hết nước trong các hồ.

    Ngành điện lúc đó phải phân tải sang các nhà máy điện khác để tiết kiệm nước cho mùa kiệt. Nước cũng là một tài nguyên và ngành điện, ngành nông nghiệp chỉ là các khách hàng dùng nước.

    Bây giờ ngành điện thao túng hết, muốn tháo thế nào thì tháo, có khi bên nông nghiệp muốn có nước tưới cho cây trồng thì phải xin ngành điện. Rõ ràng nếu bài toán sử dụng tổng hợp không được thể hiện, anh nào cũng vì quyền lợi của mình thì hậu quả là đương nhiên.
  2. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Không phải là không có lý, nhưng cần thiết phải xét trên năng lực để giao chứ không thể chỉ dựa trên vai trò và trách nhiệm
    Gọi là lợi dụng tổng hợp nhưng xét trên từng khoảng không gian, thời gian khác nhau sẽ thấy được tầm quan trọng riêng của từng nhiệm vụ.
    Một hồ chứa lợi dụng tổng hợp có thể có các nhiệm vụ sau:
    Phòng lũ
    Cấp nước
    Phát điện
    Thuỷ sản
    Giao thông
    Quốc phòng
    Vào mùa lũ thì quan trọng nhất là phải phòng được lũ lớn nhất có thể xảy ra điều này đồng nghĩa với việc phải xả nước thừa, lượng nước thừa xả bỏ là bao nhiêu thường đã được tính khi thiết kế xây dựng hồ, có thể nói nôm na là hồ càng to thì lượng xả bỏ càng ít, mỗi lượng nước xả bỏ đều có thể quy ra tiền cả (lượng hóa). So sánh giữa hai phương án người ta có thể so sánh giữa chênh lệch lượng tiền đầu tư với lượng tiền thất thoát tương ứng với lượng nước xả bỏ (hồ to xả ít, hồ nhỏ xả nhiều).
    Tuy nhiên độ rủi ro của hai lượng tiền này là khác nhau, cái này dành cho các bạn bên kinh tế phân tích tiếp, ý kiến của riêng mình là tốt nhất xây hồ càng to càng tốt (trong mức cho phép). Lượng nưóc trữ được khi đầy hồ vào năm rất nhiều nước sẽ đủ cung cấp cho vài ba năm kiệt tiếp theo, và nếu hồ càng to thì càng không phụ thuộc vào phía thượng lưu nhiều (chủ động), điều này hoàn toàn phù hợp với các con sông quốc tế
    Ví dụ trên hệ thông sông Đà ở phía Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng khoảng 7 con đập để lấy nước phát điện và phục vụ nông nghiệp, nước để phát điện thì vẫn chảy xuống hạ lưu nhưng nước dùng cho nông nghiệp thì không còn đến VN được nữa, tuy nhiên lượng xả bỏ của chúng không phải là ít đặc biệt là những năm nhiều nước (lưu ý là lượng nước thì nhiều nhưng thời gian lại ngắn). Điều chúng ta cần làm là phải tận dụng được lượng xả bỏ này để dùng cho các năm tiếp theo (vào năm kiệt thì không mong được giọt nước nào từ thằng TQ nữa đâu)
    Ps: khoảng 50% lưu lượng của sông Đà thuộc lãnh thổ Việt Nam
  3. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Anh Long nói rõ thêm được không ạ, hồi còn học lớp mầm em nghe cô giáo nói là sống đà là một nhánh của sông Hồng, tách ra khỏi sông Hồng đi song song theo dãy Hoàng Liên Sơn. Vậy làm là lưu lượng hay là lưu vực ạ ? Hay ý anh lượng nước mà Trung quốc lấy lên để tưới cho hoa màu, thế thì dùng từ gì hợp lí ạ ?
    Em nghĩ nên đào thêm ao hồ, phát triển thêm kinh tế thủy sản. Sách bảo là chúng ta có hàng triệu m2 mặt nước mà không đủ nước dùng cho nông nghiệp thật là phi lí. Nếu cứ san ao lấp hồ để lấy diện tích qui hoạch thì bao nhiêu sông Đà cho đủ. Sơn La thì còn lâu mới xây xong. Đào thêm ao hồ là biện pháp vừa để cân bằng khí hậu, vừa phục vụ kinh tế. Người nông dân quanh năm cầm cày, đến khi cầm lưới không thể quen ngay, cái này phải làm cẩn thận.
    Mà sao em gửi tin nhắn cho anh Long không có thấy hồi âm chi hết ?
  4. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Xí quên, hồi trước anh Long nói việc tuổi thọ của hồ bị rút ngắn do quá trình đầm lầy hóa mà nguyên nhân chính là hàm lượng phù sa lớn của nước sông Đà.
    Hôm trước em có nghe bảo việc đó cửa xả đáy chỉ giải quyết được cục bộ nơi có cống xả, nơi khác cứ cao dần lên rồi đến lúc ụp xuống thì ta không còn mở được cửa xả đáy nữa. Giải quyết tận gốc vấn đề này có thể sử dụng máy hút bùn, tàu xúc bùn. Hiện Nga có bán các loại máy và tàu có khả năng hút ở độ sâu 70-100. Anh có cho là biện pháp này khả thi không ạ, chứ em thấy một công trình thủy điện chỉ được mấy chục năm rồi đắp chiếu thì uổng quá.
  5. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chẳng hiểu ý anh Long lắm. Chắc ý anh ấy nói lượng nước tại Việt Nam (mưa, sông...) gia nhập sông Đà chiếm 50%????
  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Đúng là sông Đà đổ vào sông Hồng, nhưng khi tính lưu lượng nước của riêng sông Đà, coi tại các điểm nhánh đổ vào tại việt nam trừ đi các nhánh chảy qua biên giới (hay lấy lưu lượng tại mặt cắt cuối sông trừ đi tổng lưu lượng các nhánh tại biên giới quốc gia), thì ước khoảng 50 phan tram, nói thế này không biết có dễ hiểu hơn không, mọi người cứ cho ý kiến
  7. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Anh Long ới ời ơi, anh chưa trả lời em là sao em nhắn tin yahoo cho anh mà sao không thấy anh trả lời chi hết ? Anh ở đó thể nào :D ?
    Em nghĩ rằng ngoài lưu lượng nước đo được ở dưới dòng sông, còn một lượng rất đáng kể do nước ngầm trong đất, cái này chảy theo các lớp địa tầng. và chảy ra sông tại các điểm nguồn ở dưới xuôi phía hạ lưu. Như vậy có thể hiệu lưu lượng nước đo tại hạ nguồn và đo tại biên giới không phản ánh đúng lượng nước hai bên góp cho dòng sông. Điểm nữa, Trung quốc cũng lấy nước từ dưới sông lên phục vụ các ngành kinh tế. Nói chung em nghĩ là ... phức tạp à nha.
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Một con sông thì vừa nhận vừa cho nước từ bề mặt và cả nước ngầm. Nhưng khi xây dựng hồ chứa thì lượng nước chúng ta có được chính là tổng lượng dòng chảy năm bình quân nhiều năm. Tất nhiên mỗi năm tổng lượng không giống nhau.
    Và cũng dĩ nhiên là lượng nước nhận được sau khi xây hồ sẽ bị tổn thất vì nhiều lý do khác nhau (bốc hơi do tăng diện tích bề mặt, thấm nhiều hơn khi tích trữ...)
    Khi tính toán người ta phải có giả thiết chứ, thường là lấy lý do hạn chế về số liệu đo được, không thấy nói đến là do khả năng có hạn.
    Càng nhiều giả thiết càng dễ tính
    Càng ít giả thiết kết quả càng chính xác
    Người ta lấy nước phục vụ cho nông nghiệp thường tuỳ thuộc vào lưu lượng và cột nước
    Khi H>Hyc Q>Qyc xây kênh
    Khi H<Hyc Q>Qyc xây trạm bơm
    Khi lưu lượng lúc nhỏ hơn lúc lớn hơn nhưng tính trung bình vẫn lớn hơn thì xây hồ chứa
    Về nước ngầm thì tầm ảnh hưởng của nó cũng lớn lắm chứ, cái này em viết tiếp thử xem, ví dụ về hiện tượng lún chẳng hạn
    Ps: Anh dùng Trillian nên không biết em nhắn tin, xin lỗi sẽ có đền bù
  9. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Nhất cử lưỡng tiện
    Vừa lấy nước
    Vừa bán điện
    Tham khảo thêm:
    TQ có hai tỉnh biên giới giáp với Việt Nam là Vân Nam (YunNan) và Quảng Tây (GuangXi)
    Kinh tế khu vực duyên hải phát triển hơn nên cần nhiều nguồn năng lượng, không thừa để bán
    Khu vực Tây Nam nhu cầu ít trong khi lại có thể xây được TTĐ
  10. grinfilldo

    grinfilldo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    7.409
    Đã được thích:
    0
    Theo em nguyên nhân chính cu?a ti?nh trạng "Thiếu nước ; thiếu điện " vâfn la? :
    1. Trách nhiệm : Hô? thiếu nước la? do điê?u tiết không hợp lý trong ca? quá tri?nh hoạt động
    + Xa? nước quá nhiê?u ; cung cấp điện tra?n lan đê? tiết kiệm cho các nga?nh khác .
    + Không tích nước pho?ng khi thiếu ; hoặc tính toán sai vê? chu ki? thu?y văn nên không dự trưf kịp . Nên mu?a kiệt thiếu nước la? pha?i .
    2. Điê?u kiện thơ?i tiết cufng có a?nh hươ?ng đôi chút .
    Có gi? sai mong các anh chi? giáo!

Chia sẻ trang này