1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vì sao họ Nguyễn chiếm đa số ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi X_3winofall, 02/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    4. Một họ lớn không thay đổi
    Theo Thế phả, "Đức Định Quốc Công huý là Nguyễn Bặc, thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài được xem là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Phúc."
    (13)
    Nguyễn Bặc (924-979) là bạn chí thân từ thuở hàn vi và là cận thần của Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng (trị vì 968-979). Khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, Nguyễn Bặc được phong Định Quốc Công, đứng đầu các công thần. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát,
    Nguyễn Bặc bắt giết ngay kẻ thích khách là Đỗ Thích, và tôn phò con của Đinh Tiên Hoàng là Vê. Vương Đinh Tuệ. Lê Hoàn có ý làm phản nhà Đinh, Nguyễn Bặc chống đồi, cầm quân đánh Lê Hoàn, nhưng bị Lê Hoàn bắt giết.
    Theo sách Thế phả, tức sách gia phả của dòng họ nầy, từ thời Nguyễn Bặc cho đến ngày nay, thời nào họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang (Thanh Hóa) cũng đều có người giữ những địa vị cao trong các triều đại, và thường được phong tước công. Chỉ có một thay đổi nhỏ so với lúc ban đầu là họ nầy lót thêm chữ "Phúc" vào thế kỷ 16. Tương truyền rằng khi sắp sinh,
    vợ của Nguyễn Hoàng nằm mộng thấy thần nhân cho một tờ giấy viết đầy chữ "Phúc." Có người đề nghị bà lấy chữ "Phúc" đặt tên cho con, thì bà trả lời rằng: "Nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng phúc, chi bằng lấy chữ "Phúc" đặt làm chữ lót thì mọi người đều được hưởng phúc." Bà liền đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635, cầm quyền 1613-1635). Từ đó, họ Nguyễn ở Gia Miêu ngoại trang đổi thành họ Nguyễn Phúc. (14)
    Dù có người nghĩ rằng các tác giả Thế phả đương nhiên tâng bốc tổ tiên mình, nhưng không ai có thê? phủ nhận những khuôn mặt lớn trong quá trình lịch sử dân tộc như Nguyễn Bặc, Nguyễn Nộn (?-1229), Nguyễn Kim (1468-1545), Nguyễn Hoàng (1525-1613), Nguyễn Phúc Tần ( 1620-1687, cầm quyền 1648-1687)...
    Thời điểm cực thịnh của họ Nguyễn Phúc là việc llên ngôi năm 1802 của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long (trị vì 1802-1819), đóng đô tại Phú Xuân, cai trị một đất nước rộng lớn nhất so với các triều đại trước, từ Lạng Sơn đến Cà Maụ Các vua Nguyễn rất đông con nên ngoài việc lập Tôn nhân phủ (15) như các triều đại trước để quản lý người trong hoàng gia, vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) còn làm một bài đế hệ thi và mười bài phiên hệ làm chữ lót cho con cháu Nguyễn Phúc để phân định thứ bậc các hệ phái từ con cháu của Gia Long trở xuống.
    Năm 1945, vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) thoái vị tại Huế, chấm dứt chế độ quân chủ tại nước ta, nhưng ho. Nguyễn Phúc, vốn rất đông người từ thời các vua Nguyễn, vẫn cứ phát triển vững vàng, và có nhiều nhân vật nổi tiếng trong khắp các lãnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, học thuật, kinh tế, khoa học... chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.
    CHÚ THÍCH :
    1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục, bản dịch của Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tt. 448-449.
    2. Cương mục, bản dịch, tr. 456.
    3. Nguyệt san Làng Văn, Toronto, Canada, số 125, tháng
    1-1995, tr. 17.
    4. Chỉ cần xem lịch sử danh nhân Trung Hoa, chúng ta thấy rất ít người họ Nguyễn; trong các từ điển danh nhân
    Việt Nam, họ Nguyễn rất nhiều. Ngày nay, mở danh ba. điện thoại, chúng ta thấy họ Nguyễn chiếm khoảng gần 50%.
    5. Thổ quan châu Ngọc Ma (Nghệ An), tên là Hồ Ông, tự xưng là cháu ba đời vua Trần Nghệ tông (trị vì 1370-1372). Cuối năm bính ngọ (1426), để đáp ứng ý muốn của người Minh trong các cuộc thương thuyết, Lê Lợi cho đón Hồ Ông về, đổi tên là Trần Cao, đặt
    lên làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Khánh. (Cương mục, bản dịch tt 803-804)
    6. Cương mục, bản dịch tt. 864-865.
    7. Cương mục, bản dịch tr. 880.
    8. Cương mục, bản dịch tr. 1013.
    9. Cương mục, bản dịch tr. 1327.
    10. Cương mục, bản dịch tt. 1418-1419.
    11. Cương mục, bản dịch tr. 1411.
    12. Nguyễn Phúc tộc thế phả, Hội đồng trị sư. Nguyễn Phúc tộc, Nxb. Thuận Hóa 1995, tr. 126. Gọi tắt Thế phả.
    13. Thế phả, tr. 21.
    14. Thế phả, tr. 113. Chú ý: Chữ "Phúc" còn được đọc là "Phước."
    15. Sau năm 1954, Tôn nhân phủ đổi thành Hội đồng Nguyễn Phúc tôc.
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bằng chứng?
    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/38757.aspx
    Trời ạ, thế này là nghiên cứu lịch sử hả?
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em thấy nguyên nhân cơ bản là do triều đại phong kiến cuối cùng của VN là triều Nguyễn, triều đại này tồn tại khá lâu, dẫn đến: 1. Những người họ Nguyễn chính gốc có điều kiện xã hội tốt hơn người khác, do đó dòng dõi phát triển hơn. 2. Do 1 cho nên có nhiều người đổi sang họ nguyễn, cũng có nhiều quan lại được phong họ nguyễn (Quốc tính). Còn ở pháp họ nguyễn nhiều thì cũng không lạ lắm bởi vì người Việt sang Pháp chủ yếu vào đời Nguyễn.
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nghe nói chuyện họ Trần đổi thành họ Bùi vì trong chữ Hán, chữ Bùi gồm 2 chữ: "Phi" và "Y", Phi Y nghĩa là Không Áo, không áo là cởi trần (Trần) . Không biết thực hư thế nào?
  5. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tiếu lâm rồi.
  6. danube_xanh

    danube_xanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Về họ Nguyễn ở Việt Nam thì UNESCO Việt Nam có tài liệu khá đầy đủ rồi, em có bản cứng thôi nên ngại gõ quá mà ko biết web của Hội nên ko biết có được bản mềm hay ko.
    Em biết con cháu của Nguyễn Trãi sau khi ông vướng vào vụ án Lệ Chi Viên thì đã có một số đổi sang họ Phạm. Con cháu họ Phạm này khi cúng lễ vẫn đọc họ cũ là họ Nguyễn. Đây là trường hợp của nhà đứa bạn em.
  7. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Liệu rằng từ "Nguyễn" được đọc biến âm từ từ "Ngòi" trong tiếng Việt cổ?

Chia sẻ trang này