1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao Khổng Tử lại phải đi lưu vong?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi so_cute_pink_girl, 07/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Chuyên ông Aristos tác động ở châu Âu, và ông Khổng có ảnh hưởng ở châu Á cũng là lẽ thường, ít ra châu Á cũng có một vài ông có tư tưởng lớn. Chuyên ta ko giầu mạnh bằng họ còn nhiều nguyên nhân khác, nhưng tôi chắc chắn một điều, không có nước nào giầu mà không có 1 nền tư tưởng nào để theo cả. Tôi đưa ví dụ châu Phi nghèo đói và ko tư tuởng để bạn thấy. Thế té ra bạn vẫn chưa hiểu gì. Thế mà tôi cứ tưởng.
  2. bumchatbum

    bumchatbum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Bác mới là người không hiểu ý tôi, ý tôi là đạo của ông Khổng Tử không làm xã hội phát triển. Theo tôi nếu Pháp Gia được chọn làm tư tưởng chính thì nay Châu Á đã phát triển hơn nhiều rồi. Bạn cứ so 2 tư tưởng Nho Giáo và Pháp Gia thì biết tại sao tôi lại nghĩ vậy.
  3. jumanjii

    jumanjii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    2.881
    Đã được thích:
    0
    Các bác tranh cãi sôi nổi gớm. Em chỉ góp ý là Ai Cập với dòng sông Nile cũng thuộc châu Phi đấy .
    Về Văn Miếu thì hiện tại có 3 chứ không phải 2.
    Em không tìm hiểu sâu về đạo Khổng, chỉ thấy là nó hợp với chế độ phong kiến và tư duy nông nghiệp thôi. Mà 2 cái này thì không thể làm xã hội tiến bộ và phát triển vượt bậc được.
  4. bumchatbum

    bumchatbum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bác, nó hợp với chế độ phong kiến bấy giờ nên được tin dùng để giữ vững ngôi báu, mị dân thôi. Giờ có bác nào thích "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung" không ạ?
  5. lonelywolf831

    lonelywolf831 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    1
    Thực ra vẫn còn cả đống Văn Miếu, HD quê tớ cũng có một cái gọi là Văn MIếu Mao Điền. Nói chung ảnh hưởng của " tam cương, ngũ thường" trong Đạo Khổng vẫn khá mạnh ở VN, ví như ở nhà mà lý luận vơi các cụ, ở cty mà bật sếp thì thường chả mấy khi được thiện cảm dù bản thân có lý!
  6. ElLula

    ElLula Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2009
    Bài viết:
    2.593
    Đã được thích:
    1
    tớ thích cái này...
  7. so_cute_pink_girl

    so_cute_pink_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    1.678
    Đã được thích:
    0
    Các bác lạc đề quá.Em chỉ muốn biết tại sao KT lại cứ phải đi lưu vong,khổ đến mức suýt chết đói,học trò đồ đệ cũng chết trên đường thôi ạ?
    Còn cái vấn đề các bác đang tranh cãi thiết nghĩ nên soi vào từng thời kì.Em thấy nó cũng hay đấy chứ,rất nhân nghĩa đạo đức.Có điều bây giờ xh phát triển rồi,cái gì tốt lắm đẹp lắm cũng cần thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.không nên áp đặt tư tưởng của công dân thế kỉ 21 vào tư tưởng thời kì Xuân - Thu ạ.
    Xin hết.
  8. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    1.522
    Từ thời Khổng Tử đến tận năm 1840 (Hiệp ước Nam Kinh), đạo Nho có bao nhiêu thay đổi
    Thời Khổng, Mạnh, đạo Nho chú trọng vào đạo đức xã hội. Thời đó là thời Xuân Thu Chiến Quốc, xã hội loạn lạc, triết gia thì trăm hoa đua nở. Đạo Nho của Khổng Tử là 1 trong hàng trăm học thuyết thời đó, đến đời Hán thì vào chung kết và vô địch
    Thời đó, đạo Nho vẫn còn nhiều tư tưởng tiến bộ. Như Mạnh Tử đã viết rằng "nếu vua mà làm những việc ko đúng thì phải phế vua". Sau này, Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương đọc những dòng này đã rất tức giận
    Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc bằng tư tưởng của Pháp gia. Nhưng ông quá tàn bạo, và sau đời Tần trở đi, ko một ông vua nào dùng học thuyết của Pháp gia nữa
    Đạo Nho bắt đầu bị các vua chúa Trung Hoa lợi dụng từ đời Hán Vũ đế. Cái tư tưởng "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" là xuất phát từ đó. Người ta biến tấu, cải biên đạo Nho, biến nó thành công cụ để các vua chúa mị dân, củng cố cho ngôi báu của họ. Những câu như "Tất cả kẻ sĩ trong thiên hạ đều là bề tôi của vua" là từ đó mà ra
    Đến đời Tống, có thêm 2 nhà nho khác là Chu Di và Trình Hạo. 2 ông này lại làm cho đạo Nho phuc vụ cho vua chúa nhiều hơn nữa. Và 2 ông này cũng làm cho phụ nữ khổ hơn nữa với những câu "Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn"
    Chỉ đến năm 1840, khi vua Thanh phải ký điều ước Nam Kinh nhục nhã với các nước phương Tây, người dân nổi giận, mới có những tư tưởng mới ra đời. Đó là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh với nhiều tư tưởng tiến bộ : dân chủ, bình đẳng, và giải phóng phụ nữ, làm nhiều nước phương Tây phải kinh ngạc. Họ dám đối chọi, đập tan tư tưởng của Nho gia. Tiếc rằng lúc đó đạo Nho vẫn quá mạnh. Cùng với sai lầm của những lãnh tụ TBTQ, và sự xuất hiện của 2 nhà Nho lỗi lạc trong hàng ngũ quân Thanh là Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương mà TBTQ thất bại. Tư tưởng của TBTQ được kế nghiệp bởi Tôn Trung Sơn, và 60 năm sau đó có Cách mạng Tân Hợi 1911
    Ở VN, từ thời Lý vẫn trọng đạo Phật. Đạo Nho thịnh hành từ thời Lê Thánh Tông (1460) và được coi trọng trong 400 năm, đến tận năm 1862 (Hiệp ước 3 tỉnh ở Nam Kỳ với Pháp)
  9. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    1.522
    Châu Âu cũng phải trải qua 1000 năm Trung Cổ đen tối rồi bạn à. Thời đó văn minh La Mã bị tiêu diệt, giáo lý nhà thờ lên ngôi. Chỉ đến thời Phục hưng, khi có những triết gia dám chống lại giáo lý nhà thờ, người châu Âu mới khá lên được. Nhưng họ phải trả giá. Có ông phải ngậm miệng, đến tận lúc chết mới dám nói "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay". Có ông như Bruno cứ khăng khăng nói "vật chất cấu tạo từ phân tử, nguyên tử" để rồi phải lên giàn thiêu. Ở Trung Quốc có Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh dám chống lại đạo Nho, kết cục cũng rất thê thảm. Ở VN có Nguyễn Trường Tộ đau đáu muốn canh tân, nhưng rồi phải ôm hận
  10. grasshoper

    grasshoper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    904
    Đã được thích:
    0
    Xem phim Khổng Tử thấy như thế này, còn phim có hư cấu không thì mình không biết:
    -Khổng Tử bị vua Lỗ bắt lưu vong sau khi giúp ông này san bằng ba thành và lấy đất của nước Tề về cho Lỗ. Sau này mới biết ra là vua Lỗ bị mắc mưu Tề đày Khổng Tử lưu vong.
    - Khổng Tử vì có thù ở nước Tề nên không thể san Tề được.
    - Khổng Tử sang nước Vệ sau khi gặp vua và hoàng hậu nước Vệ thì ngửi thấy mùi binh đau, thấy trước là nước này sẽ có loạn nên không đồng ý ở lại dù vua nước Vệ mời ôg ở lại mở trường dạy học.
    Còn sau đó thì chẳng hiểu vì sao ông cứ đi lang bạc như thế làm gì. 18-19 năm sau mới quay về được nước Lỗ.
    Mình thì tin vào tử vi bói toán, nên nhìn theo kiểu tử vi bói toán mà nói thì Khổng Tử có cung điền trạch, thiên di, tài bạch đều xấu cả, vì bao nhiêu sao tốt nó nằm hết vào hai cung nô bộc và công danh của ông. An sao tử vi nó thế, nếu sao tốt dồn tụ hết vào 1-2 cung nào đó thì tất nhiên các sao xấu nó sẽ dồn tụ hết vào các cung còn lại. Thế nên không có ai được cả, không có ai mất cả là thế. Có người nhà cửa, công danh sự nghiệp đều tốt đẹp thì tử tức và phu thê có vấn đề. Nếu công danh, sự nghiệp, tài bạch, tử tức và phu thê đều tốt thì lại có biến ở cung huynh đệ, nô bộc, tật ách, phụ thân...Khổng Tử thì cũng không qua được cái thế này.

Chia sẻ trang này