1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao Mĩ tấn công Nhật bằng bom nguyên tử

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi supersino, 14/02/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungtranbt

    hungtranbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy ngay cả khả năng đọc hiểu còn ko xong mà cũng đòi lên đây tranh luận, cho nên mồm của con giả cầy này tuôn ra toàn rác rưởi.
    Vậy cuối cùng là ai chụp mũ ai hở giả cầy?
  2. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Nếu ko có chiến công của 1 tàu ngầm Nhật trên vùng biển Philipin đánh chìm 1 tàu khu trục Mĩ thì Tokio đã thành tro bụi vì quả bom thứ 3 rồi
    Vị thuyền trưởng sau này ko được phong tặng gì cả, vì Nhật hồi đó chưa muốn trêu ngươi Mĩ để bị cắt viện trợ. Trả lời phỏng vấn ông nói: tôi rất tự hào vì đã cứu được hàng triệu đồng bào mình
  3. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Vì Nhật kịp thời đầu hàng và Mỹ thì hết bom A
  4. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    1.Nhật Bản bại trận
    Mùa thu 1944, cuộc chiến TBD lên đến cao điểm của nó với các trận đánh ở Philippines. Lúc này ở Thái Bình Dương, HK đã tập trung một hạm đội liên hợp hùng mạnh với 90 HKMH ( ở Đại Tây Dương, HK tập trung 25 HKMH).
    Cuộc tấn công của Mĩ vào đế chế NB được chia thành 2 mặt trận: tướng Mac Arthur chỉ huy mặt trận Tây Nam TBD và đô đốc Chester Nimitz chỉ huy mặt trận trung tâm TBD.
    Sau khi quét qua New Guinea, Saipan - Mĩ hướng đến Phillipines đang do 450.000 quân Nhật phòng thủ. Lực lượng Mĩ tấn công gồm 250.000 quân bộ chiến đổ bộ lên Leyte (11/1944), 100.000 quân bộ chiến đổ bộ lên Lingayen (1/1945). Hạm đội 3 và 7 được huy động với 250 tàu chiến bao gồm 35 HKMH - 3000 máy bay. BCH Nhật cho rằng nếu để mất Phillipines thì con đường dầu hoả từ Đông Ấn (indo) sẽ không còn, việc bảo toàn hạm đội hải quân sẽ không còn giá trị, nên Nhật tập trung toàn bộ lực lượng hải quân vào biển Phillipines. Kết quả là hạm đội Nhật thảm bại tại vịnh Leyte (10/1944), mất 4 HKMH, 3 TGH, 9 TDH, 12 KTH, ngoài ra còn có 3 HKMH khác bị đánh chìm trong các trận đánh khác trên biển Phillipines. Đến đây hải quân Nhật coi như không còn khả năng chiến đấu, tuy nhiên trên bộ quân Nhật vẫn cầm cự được đến cuối cuộc chiến.
    2/1945, Mĩ sử dụng HĐ 5 & HĐ 7 ( với 28 HKMH và 1200 máy bay), 3 SĐ TQLC và 2 TĐ BB tấn công Iwo Jima. Kết quả Mĩ chết 6.821 lính, bị thương 20.000 lính. Lực lượng Nhật trên đảo 22.000 quân, hầu như không ai còn sống sót.
    Mục tiêu kế tiếp là Okinawa, lần đầu tiên TQLC Mĩ đụng độ với 1 lực lượng tương đương với cấp quân đoàn của Nhật Bản trong một trận đánh ở TBD với 75.000 quân Nhật bố phòng ở cực Nam đảo trong những công sự ngầm kiên cố. Để đảm bảo chiến thắng, HK đã huy động 550.000 quân (H-L-KQ), 1400 tàu chiến và phương tiện đổ bộ, 2000 máy bay. Đầu tháng 4/1945, TQLC & BB đổ bộ lên đảo. Trận Okinawa này đã khiến Mĩ tổn thất 65.631 quân, trong đó Kamikaze Nhật đã đánh chìm 30 tàu chiến, làm 5000 lính thuỷ thiệt mạng và 5000 người khác bị thương. Trận Okinawa là chương đẫm máu nhất trong chiến tranh TBD. Cuối cùng Mĩ đã tiêu diệt toàn bộ quân Nhật trên đảo, cùng với nó là sự tự tử của 100.000 thường dân Nhật Bản. Trận Okinawa đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch một cuộc đổ bộ khổng lồ vào Nhật sau này của giới quân sự Mĩ trước tinh thần cảm tử của người Nhật.
    Từ 1/1945, các tàu sân bay của đô đốc Halsey đã tiến vào vùng biển NTH, họ có thể tấn công các sân bay và tàu bè, đánh về hướng Tây đến tận Sài Gòn. Với 1000 tàu ngầm trong tay, HK đã phong toả mọi con đường trên biển của người Nhật.
    Từ mùa thu 1944, KQ Mĩ bắt đầu cuộc ném bom chiến lược vào Nhật sau khi đã có trong tay các đảo làm bệ phóng gần Nhật. Roosevelt (t/t Mĩ) ra lệnh "một cuộc ném bom sấm sét" vào trái tim nước Nhật với 100.000 tấn bom cho Tokyo và 40.000 tấn bom cho cố đô Kyoto của Nhật trong một cuộc tấn công phối hợp cường độ lớn của KQHK. Tướng Marshall đã thuyết phục được Roosevelt từ bỏ kế hoạch này với lý do: Các căn cứ trên các đảo mà Mĩ mới chiếm chưa đủ sức làm bệ phóng cho một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy và 1 viễn cảnh như vậy có thể làm thiệt mạng hoàng gia Nhật và những người có thể đối thoại sau này. ( PS: Điều này cho thấy người Mĩ đã có kế hoạch giữ vững ngôi NH trước, nhưng khi ra văn kiện yêu cầu Nhật đầu hàng vô điều kiện, người Mĩ lại không nói ra điều này). Đêm 8/3/1945 - Các pháo đài bay B.29 của tướng Lemay đã thả nửa triệu quả bom xuống Tokyo ( đa phần là bom cháy ). Đến sáng ngày hôm sau, đã có 83.000 người Nhật chết và 41.000 người bị thương ( đa phần phỏng nặng ). Ngày 25/3, B.29 tấn công với cường độ lớn hơn đã phá huỷ hầu như toàn bộ thành phố. Sau đó, Mỹ huỷ diệt lần lượt từng thành phố một của Nhật bằng B.29 rải thảm bom. Trong chiến dịch ném bom vào Nhật, người Mĩ đã phá huỷ 70 thành phố, trong đó huỷ diệt toàn bộ 10 thành phố.
    Tháng 5/1945, lực lượng LHA dưới quyền William Slim đã tái chiếm Rangoon. Người Nhật chết 75.000 quân trong những trận đánh ở Miến Điện.
    Đến mùa hè 1945, NB hoàn toàn bị cô lập: hạm đội Nhật bị đánh chìm, nền CN Nhật đã chết, con đường tiếp cận các nguồn nguyên phụ liệu chiến tranh bị cắt đứt. Tuy nhiên, BCH Nhật vẫn không quan tâm đến thảm cảnh đó, mà lên kế hoạch cho một trận quyết tử cuối cùng trên đất Nhật.
    2. Churchill - Truman - bom nguyên tử - Staline
    Ngay sau khi Đức đầu hàng, việc sử dụng bom hạt nhân là một vấn đề được bỏ ngõ.
    Tướng Groves đề nghị quả bom nguyên tử tương lai phải được ném xuống Kyoto (Cố đô Nhật) hoặc giải pháp cuối là ném toàn bộ 10 quả bom mà Mĩ có thể sản xuất trong đợt đầu vào 10 thành phố NB. Bộ trưởng chiến tranh Stimson đã bác bỏ đề nghị này và ra lệnh trong bất cứ tình huống nào cũng không được ném bom huỷ diệt trung tâm văn hoá của Nhật.
    Trong cuộc họp tham mưu tại NT, các tướng lĩnh HK chọn giải pháp đổ bộ vào Kyshu 1/11/1945, yêu cầu động viên thêm 1 triệu lính, gọi lại 500.000 vệ binh quốc gia. Các tướng lĩnh cảnh báo sẽ có 20.000 người Mĩ sẽ thiệt mạng trong tuần lễ đầu tiên của cuộc chiến. Stimson đề ra giải pháp NH tại vị, đồng thời cảnh cáo người Nhật về một loại vũ khí huỷ diệt mới.
    Tháng 6/1945, Truman sang CÂ dự hội nghị Postdam, cùng đi có Stimson và Byres (BT Ngoại giao).
    16/7/1945, Churchill và Truman gặp nhau ở Berlin. Cùng ngày tại hoang mạc Mexico, bom nguyên tử được thử thành công.
    17/7/1945, Stimson thông báo cho Churchill về "đứa trẻ được sinh ra một cách mỹ mãn".
    Trong cuộc gặp Truman, Churchill với Stimson, tướng Marshall và đô đốc Leahy. Truman thông báo với Churchill về cuộc tấn công vào lãnh thổ NB bằng một cuộc ném bom đưa NB đến viễn cảnh ngày tận thế của 3.000-4.000 máy bay B.29 với một cuộc đổ bộ ở quy mô khổng lồ. Churchill nhấn mạnh sẽ có 1 triệu người Mĩ & 500.000 người Anh thiệt mạng nếu muốn xâm chiếm NB. Churchill chỉ ra Anh-Mĩ sẽ chịu một cái giá khổng lồ nếu bắt NB "đầu hàng vô điều kiện" và cho rằng nên để NB một cơ hội vớt vát danh dự. Truman bác bỏ và khẳng định NB không còn một chút danh dự nào sau sự kiện TCC.
    Truman nói với Churchill sẽ thông báo cho Stalin về quả bom nguyên tử và khuyên Stalin không cần tham gia vào "một hành động cuối chống Nhật" vì sự tham gia của LX đã ko còn quan trọng và LX bị thiệt hại nặng trong cuộc chiến chống Đức, đây là lúc để xây dựng lại.
    Churchill cho rằng cuộc tấn công của LX vẫn có những giá trị nhất định:
    -Việc 3 nước Anh-Xô-Mĩ phối hợp với nhau sẽ tạo một áp lực lớn lên NB, và thể hiện sự đoàn kết của khối Đại Đồng Minh.
    -Trong bối cảnh HK rút 50% không lực khỏi CÂ (12.000 máy bay) và rút quân khỏi Tiệp Khắc, Đức theo Hiệp định Các Vùng Chiếm Đóng, trong khi LX đang tăng cường 350 sư đoàn ở CÂ thì việc LX tuyên chiến với NB sẽ làm giảm áp lực lên CÂ.
    - LX chắc chắn sẽ đánh NB, dù Mĩ có kêu gọi hay kô. Nếu LX đơn phương chiến tranh với NB sẽ làm hỏng trật tự TG sau này.
    Cuối cùng, Truman và Churchill quyết định chỉ thông báo về bom NT cho Stalin.
    24/7, Truman thông báo cho Stalin sau cuộc họp toàn thể. Stalin tỏ ra bình thản và không hỏi gì về quả bom, nhưng cho rằng đây sẽ là cơ hội lớn cho cuộc chiến (Về sau, TG biết rằng Stalin đã được tình báo SôViết thông báo trước tin này)
    Ngày 26/7, Mĩ đưa ra tối hậu thư yêu cầu sự đầu hàng ngay lập tức và vô điều kiện của NB.
    Ngày 31/7, Truman mới chính thức quyết định ném bom NT xuống Hiroshima.
    Sau này, Churchill cho rằng số phận của Nhật Bản đã được an bài trước khi Mĩ ném bom bởi sức mạnh của hải quân **, 9 triệu tấn tàu Nhật đã bị đánh chìm, NB đã bị cạn kiệt toàn bộ nguồn nguyên liệu, nền CN bị phá huỷ gần hết.
    Một số nhà sử học khác lại đưa ra giả thuyết: HK có lẻ sẽ không ném bom NT nếu bức thư yêu cầu thương lượng mà ĐS Nhật ở Moscow thông qua trung gian LX đến sớm trước ngày 5/8 (là ngày cuối cùng trên các thông báo ném bom cường độ lớn rải xuống các TPNhật). Tháng 10/1945, hơn 1 tháng sau khi NB đầu hàng, người LX mới chính thức trao bức thư cho Mĩ với những lý do chậm trễ kỹ thuật.

  5. RedDevil89

    RedDevil89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    To redstart08: đó là thứ mình cân, báo Khoa Học Phổ Thông đã từng nhắc đến, nhưng đó là khoảng 4 năm trước, mình chỉ nhớ nội dung nên mới nhờ moi người tìm nguồn giùm! VÀ chỉ cần làm rõ là kêt luân được hành đông của Mỹ thôi!
    To bác havooc: cám ơn bác vê những nguồn tài liêu bác đưa lên! Nêu bác có tài liêu nói vê thái đô và phản ứng của các bên sau 2 vụ nổ đó thì up lên luôn nhe!
    còn 2 bác hungtran và bác giả cây, huề đi nhe!
    riêng bác hungtran, ngay tài liêu của cua bác havooc quote lên cũng cho thấy ngay từ lúc Rôsơvớt chưa ngủm thì người Mỹ đã tính đến chuyên đàm phán với hoàng gia Nhật! No càng củng cố thêm giả thiết cho rằng việc ném bom của Mỹ chỉ nhăm gây sức ép tâm lý khiến NBản phải đầu hàng "vô điều kiên ngoai ánh sáng", mọi lý lẽ biên minh cho muc đich quân sự của Mỹ chỉ là nguỵ biện, không phải hành đông quân sự quyêt đinh gì cả, trò khủng bố thôi!
    Được RedDevil89 sửa chữa / chuyển vào 01:04 ngày 17/02/2009
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    em ko nằm mơ đâu, CCCP chỉ cần chờ Mẽo bị Nhật oánh tơi tả là đổ bộ từ phía bắc lẫn phía tây Nhật liền, dân TQ hận và khoái thịt nhật lùn lắm ý chứ ! hải quân Nhật tèo hết rồi còn gì !
    nếu Mẽo ko liệng nuke vô Nhật thì ..... hẹ hẹ film mấy em tokyo hot h toàn do TQ làm hà !
  7. minhhai2209

    minhhai2209 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý, tự nhiên mình có vũ khí xịn không xài lại đánh nhau bình thường làm gì. Mấy người phản đối thử tưởng tượng xem nếu mình là công dân Mĩ thì thích ném bom hay đi lính sang Nhật để chiến đấu.
    Mà có mấy thành viên buồn cười thật, là người Việt cả mà suốt ngày sợ dân Nhật ném dép vào mặt.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Khoá topic với lý do: Topic biến thành nơi thảo luận, lạc 'ề 'ả kích lẫn nhau
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này