1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì Sao Người Kinh và Người Mường lại tách ra thành 2 tộc riêng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi boytk, 22/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Vì Sao Người Kinh và Người Mường lại tách ra thành 2 tộc riêng

    Chúng ta đều biết rằng người Kinh mới xuất hiện vào thế kỷ V hay VI sau Công Nguyên. Còn trước kia, hai tộc náy chỉ la một tộc chung: Việt cổ. Vây từ thời Hai Bà Trung hay Bà Triệu hoặc Mai Hắc Đế vẫn còn lẫn giữa 2 tộc người nay chăng. Và vì sao tộc Mường lại tự tách ra làm tộc riêng.
    Lê Lợi cho đến nay nhiều người cho là người Mường, vậy phải chăng lúc bấy giờ 2 tộc người này vẫn còn lẫn với nhau . Phải chăng thời xưa, người Mường và người Kinh cũng giống như người Nam và Bắc ngày nay nên sự phân biệt không rõ ràng
    Qua đay, hãy giải thích cho em nguồn gốc người Việt Mường cổ, Người Thổ, Chứt
  2. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Tại sao lại tách ra thì chắc không thể trả lời được rồi. Vì đây không phải là một sự mong muốn. Chỉ là một quá trình lịch sử tự nhiên thôi. Có nhiều người nghĩ rằng người Mường cổ hơn người Việt, rằng do người Việt ở dưới đồng bằng văn minh hơn, nên tiến bộ hơn. Và người ta nhìn người Mường như một dạng tộc người "bảo tàng" của người Việt xưa, cứ nghĩ rằng những tục lệ của người Mường gần giống người Việt cổ hơn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực ra là ở hai vùng đất : Đồng bằng và miền núi người Việt cổ đã chịu ảnh hưởng của hai văn hoá khác nhau, tác động cùng một lúc.
    1- Người Mường chịu ảnh hưởng của nhóm Tầy-Thái
    2- Người Việt chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung quốc.
    Sự ảnh hưởng này bắt đầu bằng tổ chức chính trị, xã hội. Người Việt cổ miền núi chịu ảnh hưởng của chế độ lang đạo Thái. Còn người Việt dưới đồng bằng thì chịu ảnh hưởng của chế độ hành chính TQ.
    Sự khác biệt này bắt đầu khi có hiện tượng người Thái di cư vào Tây Bắc Việt nam, rồi theo đi xuống dưới theo các triền núi giữa biên giới Lào - Việt bây giờ. Họ cũng tiến xuống đồng bằng sông hồng từ Lào cai đi vào, đã từng chiếm được Thăng Long, làm náo loạn đô hộ phủ Giao Chỉ hơn mười năm trời. Sử gọi họ là Quân Nam Chiếu. Cuối cùng Cao Biền mới đuổi được họ đi, lập lại được chính quyền. Đó là vào thế kỷ thứ IX chứ không phải vào thế kỷ thứ IV.
    Sau này khi Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, thì sự khác biệt về văn hoá càng trở nên rõ ràng. Trong khi người Việt miền núi vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của người Thái.
    Người Việt miền núi được gọi là người Mường, là theo tên làng chứ họ không có tên tộc người. Bản thân người Mường tự gọi họ là MOL, chỉ có nghĩa là người chứ không có gì khác. Người Việt miền đồng bằng thì tự gọi là Kinh (Kinh kỳ kẻ chợ). Trong tâm thức dân gian thì sự phân biệt này cũng ví như người thành phố, người nông thôn ngày nay thôi, chú không có ý nghĩa sắc tộc.
    Người Chắt ở Quảng Bình còn tách ra muộn hơn nữa, vào thế kỷ XV (tức là thời Lê Lợi). Nguyên do là điều kiện địa lý, họ bị cách biệt không còn có quan hệ với miền xuôi.
    Những điều này làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng dân tộc cũng biến đổi theo thời gian, cả tiếng nói, phong tục. Giả dụ vua Đinh Tiên Hoàng có sống lại thì khi ông nói cả ta lẫn người Mường đều không hiểu. Chỉ nhìn xã hội VN hiện tại thôi, có ai còn nhuộm răng đen ăn trầu nữa. Mà chuyện đó chỉ cách chúng ta khoảng 50 thôi. Cái quần đen, cái yếm đào cũng biến đi thay bằng mini này nọ. Mới đây tôi nhìn tập ảnh của người Pháp chụp người VN vào những năm 20 (cách bây giờ 80 năm), có cảm tưởng ông bà mình giống ... người miền núi.
  3. Cu_Rom

    Cu_Rom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em xin hỏi về gốc của ta thời thái cổ. Theo "Việt Sử toàn thư" của Phạm Văn Sơn đề cập giả thuyết : người Việt thời thượng cổ thuộc nhóm Bách Việt sống ở miền Nam bộ Trung Quốc. Sau Bách Việt tan rã, dân Việt trôi nổi tứ xứ. Một số bị đồng hoá với Hán tộc, chỉ còn duy nhất nhóm LạcViệt trôi dạt về phương Nam và lập nước. Không biết giả thuyết đó hiện nay đã được kiểm chứng chưa ạ?
    Được Cu_Rom sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 23/10/2002
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hình như tôi đã viết gì đó trong một chủ đề tương tự ở đây thì phải. Mà sao không thấy nữa.
  5. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Bác Phó thông cảm. Những chủ đề đó có thể chưa được khôi phục hoàn toàn
    Minh nguyệt sơn đầu khiếu
    Hoàng khuyển ngoạ hoa tâm​
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    À hồi đấy bác Paladin có post 1 bài trong Thảo luận, trong đó đặt giả thuyết ngược lại là các sắc dân ở Đông Nam Á di chuyển lên phía Bắc, hình như trong chủ đề "VN có nguồn gốc TQ" thì phải. Kô biết có thể kiếm lại được hay kô.
    Si l'amour existe encore
  7. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    VVậy ngiười Âu Việt có liên quan đến người Việt Mường cổ không?
  8. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Vừa có vừa không, tuỳ theo thời điểm ta xét. Người Âu Việt chính là người tổ tiên của người Tầy, Nùng, Choang . Chữ Việt trong từ Âu Việt là viết theo bộ Mễ (lúa gạo trong Hán tự), khác với chữ Việt trong Việt Mường viết theo bộ Tẩu (nghĩa là chạy). Người Tày, Nùng sống cả ở hai bên biên giới VN-TQ ngày nay. Còn người Choang sống ở Quảng Tây bên TQ. Vua An Dương Vương dựng nên nước Âu Lạc, đắp thành Cổ loa là người Âu Việt. Còn 18 đời vua Hùng của nhà nước Văn Lang là người bản địa ở Bắc bộ VN (Lạc Việt). Sau khi An dương Vương dựng nước Âu Lạc, thì có sự hợp chủng giữa các nhóm Tầy, Nùng với người Lạc Việt mà hình thành người VN ngày nay. Như vậy nếu lấy thời điểm Hùng Vương mà xét, thì không có liên quan gì. Còn nếu Lấy từ thời An Dương Vương trở lại thì có liên quan. Cũng chính vì có các nhóm Việt (Tầy Nùng) di vào Bắc bộ, mà trong cổ sử người ta mới nói là người Việt có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc. Nhưng còn một nửa nữa là dân bản địa thì không ai nói tới. Nhưng người này mới là chủ nhân của Trống Đồng Đông sơn.
    Được phothuongdan sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 24/10/2002
  9. boytk

    boytk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Không biết dân bản địa ở đồng bằng Việt Nam còn dân tộc nào nưa không?
    Hình như các vua họ Trần, họ Mạc cũng thuộc nhón dân bản địa này( phi Hoa, phi Việt) , họ cùng nhóm với người Chăm hay sao đấy
  10. Johnny_Walker

    Johnny_Walker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Chú ý
    Sự tích Lạc Long Quân bắt nguồn từ Động Đình Hồ bên Trung Quốc cơ, vùng Giang Nam rộng lớn.
    Hạng Vũ còn chê Giang Nam
    Giang Nam thưỏ trước còn chê nhỏ
    Tiền giấy nay sao lại vật nài​
    Đây là hai câu cuối trong 4 câu thơ mà sứ thần VN Hồ Tông Thốc đọc lên khi đi trên sông Hoài rồi gặp hồn ma Hạng Vũ ra doạ dìm thuyền..
    Sau này về ý thức và tự tôn dân tộc, nên các nhà làm sử của ta cũng phải nắn lại đôi chút.
    w

Chia sẻ trang này