1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao người Nga tín nhiệm Tổng thống V. Putin?

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi moscow2003, 12/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tôi trò chuyện với một trí thức Nga thì được biết, đa số người Nga đặt niềm tin vào vị TTh của họ, thế nhưng họ vẫn lo sợ một điều có thể xảy ra. Lịch sử của Nga từ thời kỳ Xô-viết tới nay cho thấy, các vị TTh lúc mới nắm quyền thường rất được lòng dân chúng và có những hành động đáng kể nhằm mục đích đưa đất nước đi lên, thế nhưng rồi sau đó thì sao? Không ít người trong số họ sau một thời gian đã thay đổi, phần vì công việc quá mệt mỏi, áp lực và trách nhiệm quá cao, phần do ảnh hưởng những tác động xấu từ mọi phía. Cựu TTh Yeltsin lúc đầu cũng rất tích cực đấy thôi, rồi sau đó thì... TTh Putin cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy. Các bạn hãy nhớ lại hình ảnh ông Putin 4 năm trước đây và so sánh với chân dung của ông bây giờ, các bạn sẽ hình dung ra một phần nào đó của áp lực ghê gớm, trách nhiệm vô cùng nặng nề của công việc điều hành một đất nước. Không ít người dân Nga e ngại rằng đến một lúc nào đó quá mệt mỏi, TTh Putin sẽ rơi vào lối mòn của những người tiền nhiệm.
    Tuy thế, rất hy vọng rằng Putin молод и силен sẽ giúp nước Nga từng bước tạo dựng nền móng cho công cuộc chấn hưng đất nước và khôi phục hình ảnh cũng như vị trí của một cường quốc.
    kiên quyết không thương lượng với khủng bố - c ,е??о?ис,ами комп?омисса не,
  2. passportvietnam

    passportvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Bước ngoặt chính trị ?okhông xây mà có? của V.Putin.
    Năm 38 tuổI, Vladimir Putin vẫn là một sĩ quan KGB và được ?ogiả trang? trong chức vụ trợ lý đối ngoại cho hiệu trưởng LGU, và ông không thích thú nữa. Đó là chức vụ ?ohữu danh vô thực? thường dành cho những sĩ quan KGB bị xếp vào loại ?odự bị đương nhiệm?, tức là khó có triển vọng phát triển lên cao hơn.An phận ở đấy là kết thúc sự nghiệp của mình.
    Cam chịu không phải là tính cách của viên trung tá KGB này.
    Ông bèn liên hệ với bạn bè cũ từng là chiến hữu hồi còn học đại học. Một người mách cho ông biết rằng, vị giáo sư cũ của họ, Antoly Sobtchak, lúc đó vừa trở thành Chủ tịch Uỷ ban Xôviết thành phố, đang thiếu người tin cậy đỡ đần công việc.
    Thời còn ngồi trên ghế LGU, V.Putin không mấy thân thiết với A.Sobtchak. Thầy trò ở đâu mà chả có những khoảng cách, về lễ nghĩa, về tuổi tác,?Anh sinh viên Volodia hình như cũng chỉ nghe thầy Sobtchak (lúc đó mới chỉ là phó GS) giảng bài đâu có 1-2 học kỳ, chứ chưa từng được ông hướng dẫn viết luận văn phó tiến sĩ kinh tế như một số nhà báo giài trí tưởng tượng đưa tin. Nhưng dẫu sao, một ?ogiọt? tình nghĩa thầy trò vẫn còn hơn cả một ao nước lã. Thế là vị Tổng thống tương lai tìm tới Xôviết Leningrad.
    Anatoly Sobtchak từng được coi là một trong những gương mặt nổi bật nhất trong thời Liên bang Xô viết trên đường tan vỡ. Tới cuối thời cải tổ, cánh ?odân chủ? mà A.Sobtchak là một trong những thủ lĩnh đã khơi lại vụ việc này để nhằm làm xấu mặt chính quyền Xôviết và quân đội.
    Theo báo chí, vị cựu GS của LGU vừa hơi lãng mạn trong các tham vọng chính trị, vừa rất không khéo và khá thực dụng trong các nước cờ tỷ thí. Một cách phức tạp và khó lường trước được. Giới trí thức Nga không thích A.Sobtchak vì những biểu hiện ?oluỵ người cấp trên? và thói coi mình cao hơn tất cả. Trên cương vị thị trưởng Saint Peterburg, với mục đích làm đẹp lòng B.Yeltsin, A.Sobtchak có lần đã từ chối tiếp Mikhail Gorbachev.
    Ngay buổi gặp gỡ đầu tiên, V.Putin đã gây được cảm tình với A.Sobtchak, vốn là người năng động, vị Chủ tịch đã mời ngay học trò cũ tới làm việc với vai trò trợ lý. Trước đề nghị này vị Tổng thống tương lai không thể không nói rõ sự thật rằng mình không chỉ đơn giản là trợ lý đối ngoại cho hiệu trưởng LGU, mà còn là một sĩ quan trong biên chế KGB.
    Thế nhưng, phản ứng của ông thầy trước thông tin mà người cựu sinh viên vừa đưa ra lại rất bất ngờ. A.Sobtchak ngẫm nghĩ một thoáng rồi văng tục ?oThì cứ dí?.vào nó!?.
    Tới bây giờ V.Putin vẫn chưa hết ngạc nhiên: ?ochẳng gì thì tôi với ông ấy mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên, ông ấy là giáo sư, tiến sĩ luật học, Chủ tịch Xôviết Leningrad - vậy mà ông ấy lại nói theo cách trắng phớ như vậy với tôi!?. Hoá ra, các danh nhân nhìn gần đều bình dân như thế!
    Thế là V.Ptin đã thực hiện xong bước ngoặt mà càng về sau có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp chính trị không xây mà có của ông, ông đã tìm được bệ phóng tốt cho những thăng tiến nhanh tới chóng mặt trong tương lai.
    V.Puin làm việc với A.Sobtchak 6 năm liền, từ tháng 6/1990 tới mùa hè năm 1996.
    Từ năm 1994 ?" 1996, V.Putin làm phó Thị trưởng thứ nhất Saint Peterburg kiêm Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại thành phố. Dần dà, từng bước một, V.Putin nắm chắc những tinh tế trong công việc ở toà thị chính. Ông có những mối quan hệ rộng rãi với các đại diện ngoại giao, khách sạn, sòng bạc, các tổ chức xã hội,? Uy tín của ông ngày một nâng cao, không chỉ trong con mắt của A.Sobtchak mà cả ở các đồng sự, những người về sau trong đội hình các nhà cải cách trẻ Saint Peterburg đã nhanh chóng trở nên thành đạt ở Mátcơva.
    Và V.Putin trở thành nhân vật không thể thiếu được trong chính quyền thành phố. Trong không ít vấn đề, ông nắm chắc công việc hơn chính thủ trưởng của mình nhưng lại không làm cho A.Sobtchak phải lo lắng về việc này. Trái lại thị trưởng Saint Peterburg thủa ấy lại rất tin tưởng ở người trợ thủ.
    Dần dần, học trò trở thành ?ođại diện chính? cho thầy trong nhiều lĩnh vực. V.Putin thường được ngồi ghế chủ toạ nhiều cuộc họp quan trọng, thay thế A.Sobtchak mỗi khi ông vắng mặt. Người ta kể rằng, thị trưởng A.Sobtchak đã yêu cầu mọi tài liệu đưa lên ông ký đều phải có chữ ký nháy trước của V.Putin.
    Tình cờ trong một lần B.Yeltsin tới S.Peterburg, đã diễn ra một cuộc trò chuyện tay 3 giữa B.Yeltsin cùng Thủ tướng lúc đó là Victor Chernomyrdin với thị trưởng A.Sobtchak. Khi nói về hoạt động kinh tế ở S.Peterburg, V.Chernomyrdin hỏi gì thì A.Sobtchak cũng bảo là không biết, phải chờ cấp phó của ông tới thì mới có số liệu cụ thể được.Nhà lãnh đạo nội các Nga tỏ ra cáu kỉnh vì ?ođường đường một đấng? như ông lại phải chờ một phó thị trưởng vô danh nào đó. Còn thị trưởng A.Sobtchak thì lại bênh cán bộ của mình chằm chặp, bảo đấy là người tin cậy nhất mà ông có trong bộ máy chính quyền S.Peterburg.
    Khi tiếp xúc với V.Putin, đối với bất cứ câu hỏi nào của thượng cấp, V.Putin đều có ngay câu trả lời dung dị, rõ ràng. Ngay hôm ấy, Boris Yeltsin đã cảm thấy tò mò bởi V.Putin tuy tầm cỡ cán bộ phó thị trưởng không bao giờ thuộc diện ?ođể mắt? tới một cách nghiêm túc của nguyên thủ quốc gia.
    Lần thứ 2, Boris Yeltsin biết tới V.Putin là trong một cuộc đi săn lợn rừng tại Saint Peterburg. Đó là năm 1994, trên chính trường Nga có nhiều chuyện rắc rối. Trước khi khởi hành, mọi người cùng ngồi vào bàn ăn lót dạ ngoài trời.Một tình huống oái oăm không lường trước được: một chú lợn rừng khổng lồ từ đâu xuất hiện, đứng nhìn trừng trừng vào Tổng thống Nga. Bị bất ngờ, ông B.Yeltsin luống cuống đánh rơi cả kinh đeo mắt. Những người tuỳ tùng đổ xô xuống gầm bàn, nửa như muốn tìm kính cho Tổng thống, nửa muốn trốn hoạ lợn rừng. Mọi người hoảng loạn. Trong đám đông lúc đó chỉ có 2 người còn dữ được bình tĩnh. Đó là phó thị trưởng V.Putin và một người cận vệ của Tổng thống tên là Kuzentsov. Không biết bằng cách nào mà V.Putin có súng trong tay và ông nhằm thẳng con lợn rừng bóp cò. Anh lính bảo vệ cũng kịp bóp cò khẩu súng khác. Các kiểm tra sau đó cho thấy, viên đạn trúng tim con lợn rừng làm nó chết ngay bay từ khẩu súng của phó thị trưởng V.Putin.
    Đấy là việc khiến ông chủ Điện Kremli không bao giờ quên được viên phó thị trưởng Saint Peterburg. Dường ngay lúc đó B.Yeltsin đã mơ hồ cảm thấy rằng, nếu cần một người tin cậy và chắc chắn, có khả năng xử lý những tình huống bất thường một cách nghe nghẻ nhất, thì người mà ông nên chọn sẽ là Vladimir Putin. Ông thich đôi mắt của V.Putin vì theo ông, đôi mắt này ?ocực thú vị?, có thể nói lên nhiều điều hơn chính lời lẽ của vị Tổng thống Nga tương lai.
    Hôm đấy vị ?otrưởng lão? uống mừng cho sự phát hiện mới của mình.
    Chính trị không bao giờ nên coi thường những con bài dự trữ dù nhỏ nhất. Bởi lẽ, chỉ có trời mới biết thời cuộc sẽ xoay vần ra sao và khi nào ta phải cần tới ai!
  3. vnautumn

    vnautumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng ông thức dậy vào lúc 5 giờ, bơi ở bể bơi khoảng 30 phút, sau đó thì bắt tay vào một ngày làm việc mới. Ban ngày có lẽ ông tập Judo 1 lần vào giờ nghỉ giải lao. Buổi chiều/tối thì ông đi dạo hoặc cưỡi ngựa. Buổi tối ông vẫn làm việc tại nhà. Ông rất yêu thích thể thao, các môn Judo, trượt tuyết, bơi, cưỡi ngựa là những môn mà ông yêu thích. Chính phong cách đó cũng là một yếu tố khiến cho người dân cảm thấy tin tưởng vào ông hơn - một vị lãnh đạo có lối sống lành mạnh, khoẻ khoắn, yêu đời (khác với Yeltsin ngày trước nghiện rượu, ốm đau liên hồi
  4. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Cả ngày hôm nay và cả hôm qua nữa chả làm được việc quái gì nên lang thang vào vesti đọc báo, thấy có bài phỏng vấn Tổng thống Putin bên thềm bầu cử Duma hồi cuối năm ngoái, thấy hay hay nên tôi lược dịch rồi post lên cho bà con xem.
    Phỏng vấn TTh Putin ngày 28/11/2003
    [​IMG]
    PV: Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là diễn ra bầu cử vào Duma. Ngày Chủ nhật, 7/12, các công dân LB Nga sẽ bầu ra thành phần mới của Duma Quốc gia. Ngài trông đợi điều gì ở nghị viện khoá mới?
    TTh Putin: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn cảm ơn các nghị sỹ Duma Quốc gia khoá hiện tại vì sự hợp tác, vì những gì chúng ta đã cùng làm với nhau trong 4 năm vừa qua. Tôi nghĩ rằng, ít ai nghi ngờ về việc trong 4 năm đó, dù thế nào chăng nữa, trong lĩnh vực lập pháp chúng ta đã làm được rất nhiều so với những năm trước, kể từ khi có nhà nước Nga mới. Chúng ta làm được điều đó vì đã tạo được thế cân bằng lực lượng trong Duma. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng, đang có hiện tượng trì trệ trong đời sống chính trị nước ta. Làm sao có thể nói là trì trệ khi mà các cuộc tranh luận trong Duma biến thành các cuộc đọ sức tay chân? Tất nhiên tôi không ủng hộ việc này, nhưng nó cho thấy nhịp độ căng thẳng và năng động trên đấu trường chính trị. Nghị viện cũng đã loại bỏ được những cuộc tranh luận, những đối kháng vô bổ và những cuộc chiến không cần thiết giữa các phe phái. Những điều nói trên chúng ta đã được chứng kiến ở nghị viện các khoá trước đây cũng như ở các phương tiện truyền thông đại chúng và các cơ quan hành pháp.Tôi muốn cảm ơn các nghị sỹ vì sự hợp tác năng động mang tính chất xây dựng. Tôi mong đợi điều tương tự ở thành phần Duma khoá mới, được bầu vào ngày 7 tháng 12 năm nay.
    PV: Thưa Ngài Vladimir Vladimirovich, Ngài chỉ tham dự duy nhất một phiên họp đảng, đó là phiên họp của đảng "Nước Nga thống nhất", bằng việc đó Ngài đã cho thấy biểu hiện thiên vị trong chính trị. Vì sao Ngài ủng hộ đảng này?
    TTh Putin: Là một nguyên thủ quốc gia, tôi có nghĩa vụ phải làm việc với tất cả các lực lượng chính trị, và tôi đang làm điều đó. Hơn nữa, tôi có quan hệ rất tích cực với họ. Tôi thường xuyên gặp gỡ với lãnh đạo và các thành phần tích cực của các đảng phái, các phong trào chính trị và đảng đoàn trong Duma quốc gia. Các cuộc gặp gỡ đó bàn về những vấn đề mang tính chất công khai và thẳng thắn. Kết quả của chúng thường được thể hiện trong các nghị quyết hay lệnh của chính phủ giao việc cho các cơ quan hành pháp. Ngoài ra, nó còn được thể hiện trong các dự thảo văn bản pháp luật và sau đó là trong các văn bản được thông qua. Tôi xin nhấn mạnh rằng, tôi không phải là đảng viên của "Nước Nga thống nhất". Nhưng đó chính là lực lượng mà tôi đã có thể trông cậy trong suốt 4 năm vừa qua, đồng thời, đó cũng là lực lượng đã ủng hộ tôi. Tôi tin chắc rằng, khi chúng ta nói đến sự cân bằng lực lượng chính trị trong Duma Quốc gia giúp đạt được những thành quả nhất định, ta có thể thấy rằng thế cân bằng này có được là nhờ vào những lực lượng cánh trung dung, mà trước hết là "Nước Nga thống nhất". Cuộc sống và hạnh phúc - đó là vấn đề của hiện tại, và tất cả đều muốn có những quyết định, những bước đi có biểu hiện tích ngay trong cuộc sống hiện tại. Vì vậy, rất khó để có 1 quyết định hệ trọng liên quan đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Đó chính là việc mà nghị viện đã làm trong thời gian qua thông qua việc ban hành các đạo luật. "Nước Nga thống nhất" đã nâng cao được vị thế của mình bằng việc có những quyết định hệ trọng và gánh lấy các trọng trách. Tôi đã đến tham dự cuộc họp của "Nước Nga thống nhất" để cảm ơn họ vì sự hợp tác trong thời gian qua. Tôi cho rằng tôi có quyền làm như vậy.
    PV: Ngài Vladimir Vladimirovich, thời gian cụ thể ngày bầu cử Tổng thống sẽ được công bố chính thức trong một ngày không xa. Thế nhưng cho đến nay, Ngài vẫn chưa nói gì về ý định tái tranh cử của mình. Vậy thưa Ngài, Ngài có ra tranh cử không?
    TTh Putin (cười): Bầu cử Tổng thống là sự kiện chính trị quan trọng của nước ta trong năm 2004. Còn sự kiện chính trị trong nước quan trọng nhất trong năm nay chính là bầu cử đại biểu Duma Quốc gia, ngày 7/12, tức là 1 tuần rưỡi nữa. Có rất nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng của kết quả bầu cử nghị viện. Nếu như Duma khoá mới sẽ là 1 nghị viện có năng lực thực sự, thì Tổng thống cũng sẽ có thể làm được nhiều việc cùng với nghị viện. Ngược lại, nếu Duma mới chỉ toàn lo những chuyện xích mích, lục đục nội bộ, nghị sỹ chỉ lo đánh bóng hình ảnh của mình trước ống kính, nếu nghị viện chỉ thông qua những văn bản, những quyết định ngọt ngào nhưng vô bổ đối với lợi ích của nhân dân, thì Tổng thống cũng chịu bó cả tay lẫn chân. Chính vì vậy, hôm nay tôi nghĩ là nên tập trung vào việc bầu cử Duma, đó là công việc rất quan trọng, việc chính của ngày hôm nay. Có lẽ tôi sẽ không kêu gọi nhân dân, các công dân Nga, đi bầu cử, tôi chỉ xin họ tin lời tôi nói, rằng tương lai sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào những lá phiếu của họ. Không thể dựa vào lý lẽ mà lâu nay chúng ta đã biết đến, rằng 1 lá phiếu của 1 công dân không thể thay đổi được gì. Tất nhiên là đúng như vậy, nhưng nếu bạn đi bầu cử và bỏ phiếu cho ứng cử viên hoặc đảng chính trị mà bạn tin tưởng và có cảm tình, và nếu như có hàng trăm, hàng triệu người làm như bạn, thì lực lượng đó sẽ có quyền tham gia vào đời sống chính trị của đất nước và tham gia vào việc định ra phương hướng phát triển của đất nước.
    Tôi có vài lời gửi gắm đến thanh niên nước ta. Nhiều người nghĩ rằng thanh niên nước ta bây giờ không có chính kiến. Tôi thì nghĩ rằng không phải như vậy. Tôi cho rằng thanh niên có cách suy nghĩ khác, họ nghĩ rằng họ còn trẻ và sẽ kịp làm mọi việc, họ sẽ tham gia vào những cuộc bầu cử khác. Điều đó đúng, nhưng đó là cuộc bầu cử khác của một quốc gia mà sau 4 năm nữa sẽ là có một bộ mặt khác. Những đại biểu được cử tri lựa chọn vào ngày 7/12 sẽ tác động, sẽ làm thay đổi nước Nga theo chiều hướng nào đó. Có những việc không nên uỷ quyền lại cho người khác mà phải tự mình làm. Tôi tin rằng thanh niên hiểu tôi và ủng hộ tôi. Tôi hy vọng rằng ngày 7/12, cuộc bầu cử sẽ diễn ra với hoạt động chính trị tích cực của các công dân Nga.
  5. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử tóm tắt của V.V.Putin
    [​IMG]
    Vladimir Vladimirovich Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952 tại thành phố Leningrad.
    Năm 1975 tốt nghiệp khoa Luật trường ĐH tổng hợp Leningrad (>енинг?адский госfда?с,венн<й fниве?си,е,) và được phân công làm việc trong cơ quan an ninh quốc gia (KGB). Từ năm 1985-1990 Putin công tác tại CHDC Đức.
    Từ năm 1990 Putin là trợ lý Hiệu trưởng ĐH tổng hợp Leningrad, chuyên phụ trách các vấn đề đối ngoại. Sau đó ông làm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng thành phố Leningrad.
    Ông đệ đơn xin ra khỏi ngành KGB vào ngày 20/8/1991.
    Từ 12/6/1991, ông là Chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại của Thị chính Saint-Petersburg. Ở đây ông phụ trách các vấn đề về thu hút đầu tư vào nền kinh tế của thành phố, thành lập doanh nghiệp liên doanh, và hợp tác với các đối tác nước ngoài.
    Từ năm 1994-1996, ông là Phó chủ tịch thường trực chính phủ thành phố Saint Petersburg kiêm Chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại của Thị chính Saint-Petersburg.
    Tháng 8/1996 ông được chuyển về thủ đô Mát-xcơ-va giữ chức Phó chủ nhiệm cơ quan giúp việc cho TTh (trước đây cơ quan này có tên khác, quên rồi).
    Từ 3/1997, ông là Phó chủ nhiệm văn phòng TTh LB Nga, Giám đốc Cục giám sát trung ương.
    Từ tháng 5/1998, Putin giữ chức Phó chủ nhiệm thứ nhất Văn phòng TTh LB Nga.
    Tháng 6/1998 được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Cục an ninh quốc gia (FSB). Tháng 3/1999 - Thư kỳ Hội đồng an ninh LB Nga, vẫn giữ chức Giám đốc FSB.
    Từ 8/1999 là Thủ tướng LB Nga.
    Từ 31/12/1999 là Quyền Tổng thống LB Nga.
    Từ 3/2000 là Tổng thống LB Nga.
    Tái cử nhiệm kỳ 2 vào tháng 3/2004.
    Putin là Phó tiến sỹ kinh tế. Sử dụng thành thạo tiếng Đức, tiếng Anh tương đối giỏi.
    Có vợ là Ludmila Putina và 2 con gái - Maria Putina và Ekaterina Putina.
  6. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nhu đạo - môn thể thao yêu thích nhất của Putin
  7. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh Putin chụp ở nhà
  8. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thích xem tiểu sử chi tiết (hình như là biên niên nữa ý) của Putin thì cứ bảo em nhé, có gì em post lên cho các bác coi. Bằng tiếng Nga, tiếng Việt nếu cần em cũng dịch được (tuy là chỉ chính xác 30%, hê hê)
  9. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Các ấn phẩm mới về Tổng thống Nga Vladimir Putin
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; (2004-04-05T16:51:48)

    &nbsp;


    [​IMG]



    Kể từ khi Vladimir Vlamirovich Putin hiện diện trên chính trường Nga và thế giới trong vai trò là một Tổng thống, Liên bang Nga đã thực sự cải thiện được&nbsp; vị thế của mình trong con mắt của cộng đồng quốc tế, khác hẳn với thời Bois Yeltsin? Đã có trên dưới 10 cuốn sách viết về con người ?obí ẩn? nhưng rất ?ođược&nbsp; lòng mọi người? ở khắp các nước trên thế giới, nhưng xem ra ?ohiện tượng Putin? vẫn là một đề tài khiến cho không ít tác giả phải cầm bút.
    Ngay sau khi Putin tái đắc cử Tổng thống, đã có thêm ít nhất 3 cuốn sách nữa viết về ông được&nbsp; phát hành ở 3 nhà xuất bản khác nhau nhưng họ cùng viết tiếp câu chuyện nước Nga, về nhà chính trị đa diện và đầy bản lĩnh này.
    Bóng tối đã qua đi bởi Vladimir Putin đã thực sự ?ocó khả năng làm cho ai cũng bừng&nbsp; sáng lên? (trích dẫn từ Le Firago). Nếu Putin được&nbsp; thay thế cho Nicholas I và xe hơi Mercedes được&nbsp; thay thế cho những chiếc xe ngựa kéo thì những lời nhận xét của Marquis de Custine vào năm 1839 đã rất gần với sự thật?
    l Andrew Meire từng là phóng viên cho tờ tạp chí Time, ông đã đọc và tìm hiểu về con người của nước Nga và đã có ấn tượng với đất nước này từ khi còn là một sinh viên. Vì thế ông viết ?oBlack Earth: Russia After fall? (Nxb Harper Collin ấn hành). Tác giả Andrew Jack là một trong những cây viết chủ lực cho tờ Thời báo tài chính của London viết ?oPutin?Ts Russia? và Peter Truscott (thành viên cũ của Nghị viện châu Âu) đã viết ?oBlack Earth? như phác hoạ một nước Nga mới với những chính sách đối ngoại đầy tính thuyết&nbsp; phục? Tuy ?okhông hẹn mà gặp?, cả 3 tác giả đều viết về nước Nga với những thông tin rất sinh động, rõ ràng và người được&nbsp; kể đến nhiều nhất là Vladimir Putin - vị ái quốc của nước Nga, Tổng thống đương thời.
    &nbsp;Truscott viết ?oPutin?Ts Russia? bằng lối dẫn dắt sinh động, bắt đầu từ gia đình của Putin, từ một chàng thanh niên viết đơn tình nguyện làm việc cho KGK và bị khước từ vì KGB đã có quy định không cho phép trẻ vị thành niên tham gia vào tổ chức? đến khi Putin tốt nghiệp, được&nbsp; tuyển và được&nbsp; gửi tới Dresden ở Cộng hoà dân chủ Đức. Điểm lớn nhất của Truscott là viết lại những năm tháng và những sự kiện trọng đại ở Dresden đối với Putin, về sự ?otrở lại? nước Nga của ông và sau đó ?onổi lên từ một nơi không ai hay?. Khi cầm lái con thuyền Nga, ông bắt tay ngay vào việc phục hồi lại các giai điệu của bài quốc ca mặc dù đó không phải là việc ông phải làm. Chiến dịch quân đội thần tốc của ông ở Chechnya cũng bắt nguồn từ ý định muốn hoàn thiện hiến pháp và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga? Đây cũng là ưu điểm tựu chung của cả 3 cuốn sách.
    &nbsp;Andrew Jack với ?oInside Putin?Ts Russia? đã ?ogiãi bày? sự khó khăn tới mức nào của Tổng thống Putin để mang về một sự thoả kiệp trong vấn đề Chechnya? Giống như Truscott và Jack, Andrew Meier cung cấp nhiều dữ liệu về sự phát triển các chính sách chính trị Putin. Điều khác biệt lớn nhất là Meier là việc nhấn mạnh về tính chất cần thiết trong khi đánh giá nước Nga, con người Nga, những nét văn hoá truyền thống, khuynh hướng phát triển của nước Nga và sự ?osắc bén? của Kremlin?
    (Báo Văn nghệ)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đầu bếp của Kremli: Putin thích các món ăn tốt cho sức khỏe và kem
    s?емлевские пова?а: Yf,ин лZби, здо?овfZ пи?f и мо?оженое
    28 сен,яб?я 2004 г.
    "ово?я,, ?,о пf,O к се?д?f мfж?иниза": э,о запе?енная индейка, на?иненная беконом и сливами и подаваемая с "?fк,ами.
    Ше"-пова? особенно го?ди,ся своим .и,ом сове,ской э?еонид ~лOи? '?ежнев.
    "Y?и '?ежневе м< ?або,али как п?окля,<е: м< го,овили для конг?ессов, вс,?е?, м< го,овили для него в его ?ас,ной ?езиден?ии, м< ?або,али п?ак,и?ески не покладая ?fк, - взд<.ае, он. - Тогда нас п?осили го,ови,O моло?н<. по?ося,, ?ел<. осе,?ов и кf?опа,ок, блZда из к?абов".
    Сегодня пова?а в s?емле гово?я,, ?,о f Yf,ина аппе,и, о,носи,елOно fме?енн<й, и после к?а.а Сове,ского СоZза в 1991 годf появился ^и?окий в<бо? кf.онного обо?fдования и п?одfк,ов пи,ания, ?,о зна?и,елOно облег?ило и. наг?fзкf.
    zднако сли^ком ,во??еская ?або,а може, оказа,Oся бедс,венн<м ?е?еп,ом, п?изнаZ,ся пова?а и, поеживаясO, вспоминаZ, о знамени,ом "эпизоде с ,о?,ом" на к?fпном диплома,и?еском п?иеме.
    "o< п?иго,овили блZдо из слоеного ,ес,а, ик?< и осе,?ового па^,е,а. ~з осе,?ового па^,е,а м< сделал ?озо?ки, а ик?а в<глядела в ни. как жем?fжин<, - ?ассказ<вае, .лиза?ова. - Но гос,и к немf не п?и,?онfлисO - они все ?е^или, ?,о э,о десе?,!"
    s?емлевские пова?а гово?я,, ?,о лZбя, своZ ?або,f на ?оссийской кf.не номе? 1, .о,я -fков все же на.оди, один недос,а,ок: "Самое пе?алOное - э,о ,о, ?,о на^и ,во?енOя п?огла,<ваZ, за несколOко минf,".

Chia sẻ trang này