1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vì sao người ta phải đầu tư cho nghiên cứu cơ bản

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 25/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    vì sao người ta phải đầu tư cho nghiên cứu cơ bản

    trong cái nhìn của tôi, tôi cũng đồng tinh với quan điểm của ông Odonata là ở chừng mực nào đó, các vấn đề nghiên cứu cơ bản của VN cũng tương đồng về mặc trình độ với các nước phương tây giàu có.

    để làm rõ hơn tại sao tui lại nói là "ở chừng mực nào đó" là vì khoa học cơ bản có thể phân chia làm hai dạng cơ bản:

    dạng cơ bản cổ điển: tức là những vấn đề mà ông odonata đang làm. Nó rất cơ bản và cổ điển vì nó đã được làm từ hàng thiên niên kỷ nay, có lẽ từ thời cổ đại Aristose cũng nay. kiến thức cơ bản cứ được tích lũy dần cho đến tận bây giờ vẫn đang được thu thập. Trong lĩnh vực này thì Vn đã có những thành quả rất đáng tự hào và lắm khi chúng ta cứ ảo tưởng như vậy là đủ rồi và ... ngủ quên luôn (xin lỗi ông odonata, tui không có ý nói ông nghen; và nếu ông có nhã ý, ông viết vài cái về cái vần đề này nhé).

    dạng cơ bản hiện đại: nó xuất phát từ câu hỏi Làm sao mà sinh vật sống được, tồn tại được (tức cơ chế sinh lý nội tại bên trong cơ thể).

    Ranh giới giữa hai cái dạng cơ bản này đôi khi không rõ rệt, để tạm phân biệt, tôi cho rằng sinh học cơ bản hiện đại bắt nguồn từ khi Waston and Crisk khám phá được chuỗi xoắn kép DNA.

    Gọi nó là cơ bản vì nó Không thể ứng dụng hoặc nếu có cũng phải thời gian rất lâu sau đó, mà thường nằm ở dạng biến thể của kết quả cơ bản đã được tìm thấy.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao con người phải nghiên cứu và phải chú tâm đến nghiên cứu cơ bản. Câu trả lời tưởng chứng khó mà lại dễ, tưởng dể hiểu mà lại khó hiểu:

    vì con người muốn khám phá và làm chủ tri thức. nghiên cứu làm con người thoả mãn tính tò mò của mình. Nghiên cứu cơ bản làm ngưòi ta hiểu được tự nhiên. Nghiên cứu ứng dụng làm con người làm chủ được thiên nhiên.

    Rất rõ ràng, nếu bạn không HIỂU thì bạn sẽ không làm CHỦ. Như bạn vậy, không hiểu người yêu sao làm chủ người yêu mình được.

    Đi sâu hơn một chút. Lịch sử loài người cho thấy rằng: kẻ nào làm chủ tri thức, kẻ đó làm chủ bản thân và có thể làm chủ kẻ khác. Các nước phương tây đã hiểu và vận dụng cái định lý giản dị ấy để làm chủ bản thân họ và thậm chí còn qua mặt những nước nghèo đói khác.

    Tôi đành lấy một ví dụ để phân tích, chứ không nói trừu tượng nữa.

    bệnh AIDS (tôi viết tắt là bệnh S) hiện đang hoành hành khắp thế giới và mọi người đang ra sức tiêu diệt nó. vấn đề ai cũng rõ, nhưng đằng sau vấn đề ấy lại có vấn đề như sau:

    - Phần lớ đại dịch S nằm ở châu Phi, một ít ở Châu á chứ không xảy ra ở châu Âu; trong khi đó châu âu và mỹ lại đổ nhiều tiền bạc để tìm cách chữa trị căn bệnh này.

    Nghe thì có cái gì đó vừa có lý vừa vô lý. cái vô lý ở chổ nào, có lý ở chỗ nào:

    - có lý là vì: ừ châu âu và mỹ có tiền nên nghiên cứu là đúng.
    - vô lý ở chỗ: bệnh S thật sự không đe dọa đến châu âu và mỹ vì họ có hệ thống chăm sóc sức khỏe cực tốt, những vấn đề liên quan đến ******** (kể cả bệng ********) đều được đặt dưới sự quản lý và kiểm soát rất tuyệt vời của họ. vậy tại sao họ lại nghiên cứu??? lạ chưa

    lần tìm câu trả lời sẽ có mấy vấn đề:

    - khi châu âu và mỹ tìm được thuốc chữa S, họ sẽ đem bán cho các con bệnh (châu phi là chủ yếu) với cái giá ... tùy ý trên trời; nếu con bệnh không mua để uống thì ... chết ráng chịu. Vì vậy con bệnh phải bán vợ đợ con để có tiền chữa bệnh, có khi phải bán cả thân họ.

    - khi nghiên cứu tìm thuốc chữa bệnh S, họ đã làm chủ hoàn toàn tri thức về những vấn đề liên quan đến S. Tri thức ấy rõ ràng chỉ có họ có, và dựa trên cái tri thức ấy, họ đã "hành hạ các con bệnh của mình, những kẻ hoàn toàn không có tri thức về S.

    như vậy cùng một lúc họ đưọc cả Tiếng lẫn Miếng.

    vậy cái nghiên cứu cơ bản nằm ở chỗ nào? hình như đây là nghiên cứu ứng dụng mà. Ok, đúng lắm.

    Khi nhân loại phát hiện ra ca bệnh S đầu thập niên 1980, ngưòi ta bắt đầu nghiên cứu chữa nó. Đương nhiên rồi. Giả sử có 3 ông giáo sư A-B-C ngồi nói chuyện với nhau:

    ông A: theo tui nên cho thuốc xâm nhập vào bên trong nhân virus rồi phá nát bộ máy di truyền của nó.

    ông B: theo tui nên cho thuốc vào trong nội bào là đủ, gây xáo trộn quá trình đóng gói của nó là có thể được.

    ông B: cũng được nhưng tại sao không cho thuốc bám trên bề mặt tế bào, phá hỏng các thụ cảm (receptor) để virus không bám được vào tế bào, vậy cũng được vậy.

    cả ba đều nói đúng, và ai cũng cho là hướng mình là hay. Và các ông này lại chất vấn lẫn nhau:

    - ông có biết nhân của con HIV gồm cái gì không? và khi ông muốn phá bộ máy di truyền của nó thì ông phá chỗ nào? ông phá như vậy liệu có triệt để không hay chỉ là "nửa vời".

    - ông muốn "quậy " bộ máy nội bào à, ở trong ấy có cái gì để ong quậy.

    - còn ông, định "cắt đứt" các thụ cảm à, lỡ nó mọc cái mới thì sao?

    Ok, các vị giáo sư vội vội vàng vàng chạy về nhà lục coi các tài liệu về con HIV, may qua, có vài cái đã làm, nhưng sao mà sơ sài thế này, nói rất chung chung, con virus nào cũng như con virus nào, có gì đặc trưng đâu. ái chà kiểu này mệt à.

    Nhưng hổng lẽ bỏ cuộc, lỡ "bốc phét" quá trời rồi, đâu có nuốt được. Đành phải vậy thôi:

    ông A lao vô săm xoi từng ngõ ngách của cái nhân con virus HIV, tìm những chỗ nào là "yếu huyệt" của nó để từ đó mà "chơi" nó.

    ông B xục xạo cái cytoplasm của cái thằng HIV này hy vọng coi cái chúng có để lộ ra chỗ nào cho để ổng "bụp" nó không.

    ông C mò mẫm để kiếm coi cơ chế hoạt động của receptor để qua đó mà khóa nó, không cho nó cục cựa.

    Cứ vậy, càng làm càng thấy là ... ngu, vì thiếu thốn đủ thứ.

    ông A chặc lưỡi: làm sao mà có con dao "băm" mấy cái sợi DNA của con virus này đây, nó dài quá, phải cắt nhỏ ra thì mình dễ làm hơn. may quá, có rồi, enzyme cắt giới hạn (restristion enzyme), hú hồn, hồi đó mình tưởng mấy cái thằng cha khám phá được RE là ăn không ngồi rồi, khám phá máy cái vớ vẩn, giờ thì phải cám ơn mấy thằng chả.

    ông B ngồi lau mồ hôi tráng: con virus bé tí, sao mà "coi" được nó đây trời, nói gì là "mò mẫm" nội bào của nó. Chợt có người đến vỗ vay, nè sao không xài kính hiển vi điện tử?? vậy hả, cám ơn nghen, cám ơn mấy anh bên vật lý đã tìm chế được cái công cụ tuyệt vời này nghen. vậy là có cơ hội "sáng mắt" rồi.

    ông C ngồi ngán ngẫm, ý trời mấy cái receptor chết tiệt, lúc thò ra lúc thục vô, làm sao bắt nó đứng yên một chỗ cho tui "nghiẹu kíu" đây trời.

    Ông A hí hửng chạy qua, hí hí tui vô tình cắt được cái đoạn gene mã hóa cho một trong cái receptor nè, anh xài không, tui BÁN. ừ được đó, tui sẽ mua, sau đó sẽ gây đột biến trên cái đoạn gene này để coi dạng đột biến của nó hoạt động ra sao. Nhưng làm sao tui nhét nó lại trong nhân đây, làm sao nó gắn được lại vào nhân? Tui nghe nói có mấy đứa nó mày mò cái gì gọi là plasmid đó, dùng để chuyển gene chuyển dziếc gì đó, anh hỏi thử coi. ahà, nhớ rồi, vậy mà hồi đó tui chửi rủa um xùm là đò điên rảnh rỗi đi làm ba cái chuyện ruồi bu. Đúng rồi phải có cái plasmid là sẽ dễ chịu hơn.

    và câu chuyện cứ tiếp diễn như vậy. Phần còn lại, bạn nào muốn cứ viết tiếp.

    chỉ biết rằng đến một ngày đẹp trời, cả ba ông đều la to EUREKA là họ đã tìm thấy các khống chế được con HIV theo cả ba cách mà các ông nghĩ. còn chờ gì nữa, đem đăng ky bản quyền ngay.

    lặp tức 3 công ty dược X, Y, Z mua tương ứng 3 bản quyền và sản xuất ra ba loại thuốc I. II. III bán được bộn tiền.

    nhưng sau thời gian con virus HIV đã lờn thuốc, các hãng dược lại réo ầm ĩ lên là cần có biện pháp mạnh hơn.

    Chợt 3 ông cùng nghĩ, hay là kết hợp cả 3 cách của ba ông lại sẽ chơi được con HIV "không có đường về". Ok, quá tuyệt vời.

    Qua đó cho thấy, không một nghiên cứu nào là vô bổ, không phải vô cơ mà người ta làm việc, không phải vô cớ mà người ta khám phá cái này, khám phá cái kia, mỗi việc làm đều ít nhiều để lại cái dư âm cho ngày mai.

    đầu tiên là do "bốc phét", ông nào cũng cho mình xịn, nên phải làm để chứng minh cái mình nói. các nuớc phương tây cũng vậy, nuớc nào muốn chúng minh rằng họ có nền khoa học tiên tiến thì Ok, đầu tư vào khoa học, kết quả là càng nhiều công trình có gí trị là càng giỏi.

    kế đến ngưòi ta phải nghiên cứu vì ngưòi ta cảm thấy là ngưòi ta ... ngu. Ngu nên mới không biết là trong nhân của con virus gồm những thành phần nào để triệt tiêu đó, nên để muốn biết thì phải ... đi kiếm. Ngu vì không biết cách nào nhận diện được receptor nên phải mầm mò kiếm phương pháp.

    sau nữa, ngưòi ta nghiên cứu vì kết quả mình có được có thể đem trao đổi, mua bán với thiên hạ, càng kiếm được nhiều kết quả xịn, càng bán có tiền, càng giàu, vậy thôi. các nước phương tây đem thuốc bán cho dân châu phi nghèo, thuốc càng xịn càng mau lành bệnh thì công ty thu lợi càng lớn. Giản đơn vô cùng.

    và cuối cùng người ta làm vì sự hợp tác lẫn nhau. Không một người nào có thể "ôm" một lĩnh vực và cho rằng mình là xịn nhất trong lĩnh vực đó. Phải bắt tay giải quyết, phải biết chia sẻ. Đó là quy luật tất yếu.

    Rõ ràng vấn đề đặt ra rằng: nhu cầu xã hội cần thuốc chữa bệnh S đã thúc đẩy ngưòi ta phải nghiên cứu, và trong cái nghiên cứu đã đẻ ra hàng loạt các vấn đề cần giải quyết, tất cả đều rất cơ bản, không giải quyết cái cơ bản đó, sẽ không đi đến thành công tức cái ứng dụng cuối cùng. Và cũng nhờ những cái cơ bản trước đó đã được tìm thấy mà người ta cảm thấy công việc đang làm trở nên nhanh chóng hơn dễ dàng hơn. Cũng từ những công việc tưởng chừng vô bổ mà người ta đã HỌC được rất nhiều từ tự nhiên (cơ chế hoạt động của virus, cơ chế hoạt động của kính hiển vi, cơ chế tác dụng của enzyme cắt giới hạn, ...)

    hẹn kỳ sau tiếp
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Đợi ông post bài lâu quá. Tui post tạm cái này để mọi người đọc cho đỡ buồn ngủ :
    Các chọn lựa để tiếp cận công nghệ
    Xây dựng các chính sách và quy chế để đảm bảo rằng khoa học phổ biến có đủ sự tự do để thực hiện đó là mối quan tâm chủ yếu của các nước phát triển và đang phát triển. Tự do hoạt động sẽ là yếu tố thiết yếu cho công chúng và những dự định của các tổ chức phi chính phủ nhằm phát triển các loại hạt giống có chất lượng cao hơn cũng như các công nghệ khác để đưa ra thương mại hóa. Đây là ý kiến của Carol Nottenburg, Philip Pardey, và Brian Wright trong bảng tóm tắt ( tháng giêng 2003) có tựa đề ?o tiếp cận công nghệ của người khác?, do Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế xuất bản.
    Nottenburg và các đồng nghiệp liệt kê một số chọn lựa cho các tổ chức phi chính phủ đang tìm kiếm việc bảo hộ bản quyền như 16 trung tâm thuộc Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế CGIAR. Những chọn lựa này bao gồm:
    * Cấp phép chéo. Thông qua một hợp đồng ủy thác về tài liệu, người nhận tài liệu được ủy thác và được các trung tâm nghiên cứu như những trung tâm của CGIAR giao tài liệu, đồng ý không tìm kiếm việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về tài liệu. Một khả năng có thể xảy ra đó là khi một trung tâm cung cấp tài liệu miễn phí cho một tổ chức khác để đổi lấy việc tiếp cận thông tin về các phát hiện tiếp theo và giấy phép nghiên cứu miễn phí không độc quyền.
    * Giấy phép chỉ dành cho nghiên cứu. Giấy phép này không cho phép thương mại hóa. Nếu dự án thành công thì sau đó mới bắt đầu mặc cả cho phép thươngmại hóa. Trong trường hợp bị từ chối thương mại hóa thì người có quyền sở hữu trí tuệ thu được những thông tin có giá trị về công nghệ và các ứng dụng tiếp theo của nó.
    * Các chiến lược phân đoạn thị trường. Các nước đang phát triển có thể có được công nghệ mới miễn phí và việc khai báo vê quyền sở hữu chỉ có hiệu lực ở các nước phát triển. Các thị trường về sở hữu trí tuệ cũng có thể được phân đoạn dựa trên lĩnh vực sử dụng, những khai báo về bản quyền, hạn chế sử dụng đặc biệt về công nghệ, sử dụng để nghiên cứu so với thương mại hóa hay hạn chế về các dịch vụ của bên thứ ba.
    * Sát nhập các liên doanh. Sát nhập hay tư nhân hóa các cơ quan nghiên cứu của chính chủ trước đây làm giảm tới mức tối thiểu các chi phí giao dịch riêng về sở hữu trí tuệ. Các liên doanh là một chọn lựa thay thế linh hoạt hơn khi các công ty trong khu vực tư nhân tham gia vào liên doanh với khu vực chính phủ vì các hoạt động cụ thể.
    Các chọn lựa khác bao gồm trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu theo chương trình của khu vực tư nhân; quỹ về bằng sáng chế; cơ chế nhà thanh toán; phát triển độc lập các công cụ nghiên cứu; và áp lực chia xẻ công nghệ.
    Bài tóm tắt kết luận rằng ?ohướng những thay đổi trong cơ chế về sở hữu trí tuệ và phản ứng sáng tạo trước môi trường mới đang thúc ép những thách thức cho những người quan tâm tới tương lai của nghiên cứu khoa học trong đó bao gồm cả công nghệ sinh học nông nghiệp.?
    Để biết thêm chi tiết xin truy cập địa chỉ sau: http://www.ifpri.org/divs/eptd/dp/papers/eptdp79.pdf

Chia sẻ trang này