1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao người Việt không tạo biểu tượng võ lâm riêng cho mình?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nw4good, 17/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Vì sao người Việt không tạo biểu tượng võ lâm riêng cho mình?

    Người Việt ta xưa nay cái gì cũng học của Tàu, bắt chước Tàu. Thơ văn là thì chịu ảnh hưởng sâu đậm. Các bạn yêu thích kiếm hiệp sao không ai chịu khó tìm tòi phóng tác những tác phẩm kiếm hiệp mang bản sắc riêng của Việt nam ?
    Chí ít, thì cái không gian võ lâm trong tác phẩm cũng được là không gian của Việt nam. Anh hùng hào kiệt cũng xuất thân từ các địa danh VN và mang những tính cách nổi bật của người Việt.

    Mong chờ một tác phẩm như thế, hỡi các Kim Dung Việt Nam
  2. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chú đọc Trần Đại Sỹ chưa? Nghe "Tô Lịch nhị tiên" so với "Không Động ngũ lão" cái nào hay hơn?
  3. excounter

    excounter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Nói võ lâm là của Tàu rồi, mình bắt chước làm gì lại mang tiếng
  4. nguyenhaan

    nguyenhaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Đây là điều tôi hồi còn đi học cũng đã từng ấp ủ. Mỗi tội trình kèm quá không thể cụ thể hóa ước mơ của mình được .
    Để có thể có được một tác phẩm kiếm hiệp mang đậm phong cách Việt thì trước hết cần phải có một sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử cũng như địa lý đất nước. Vì là truyện kiếm hiệp nên cũng cần phải am hiểu (chí ít cũng phải biết tên các thế võ chứ) các môn phái võ thuật trong nước cũng như ngoài nước. Lượng kiến thức như thế không thể có được trong một sớm một chiều. Ngoài ra còn phải đi nhiều để hiểu biết tập tục văn hóa các vùng miền nữa. Hội tụ những yếu tố trên thì có lẽ rất ít người trẻ đam mê kiếm hiệp có thể có được. Tuy nhiên vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó được đọc một tác phẩm kiếm hiệp thật sự của người Việt.
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bức Vương cứ thế... Một phần cũng là thói quen cả, nếu từ nhỏ đã đọc ''Tô Lịch nhị tiên'' chứ kô phải '' Không Động ngũ lão'' thì có khi ấn tượng sẽ khác. Cơ mà nói đến ''tiên'' thì lại cứ nhớ Chử Đồng Tử với Tiên Dung thôi.
    Quay lại chủ đề, tớ nghĩ VN mình khó mà tạo được biểu tượng võ lâm vì trong văn hóa của người Việt, theo hiểu biết cá nhân, kô hề tồn tại khái niệm hiệp/kiếm khách rõ rệt như văn hóa Trung Hoa, vốn nổi tiếng từ thời Chiến Quốc với những Tào Mại, Dự Nhượng, Chuyên Chư, Kinh Kha, Nhiếp Chính. Ngay cả những hảo hán lục lâm trong chính sử cũng kô thấy nhắc tới, truyện dân gian tớ cũng chưa thấy ai ngoài Quận He Nguyễn Hữu Cầu và Phan Bá Vành, và cũng kô được khắc họa rõ rệt như Lương Sơn hảo hán. Quá ít để có thể xây dựng nên 1 biểu tượng!
  6. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, nếu nói như bạn thì người Việt ta có quá ít tinh thần võ lâm? Đâu phải vậy, ngay các bạn cũng rất yêu những nhân vật võ lâm đấy thôi. Đâu phải cứ có thật nhiều những người võ nghệ cao cường thì mới được gọi là có một tinh thần võ lâm?
    Xét về các anh hùng hảo hán thật trong đời thường, thì nước ta xưa nay đâu có thiếu gì và kém gì so với phương Bắc? Họ có Hốt Tất Liệt, Chu Nguyên Chương, Càn Long, v.v... thì ta có Lê Lợi, Lê Lai, Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Toản, Quang Trung, v.v... cũng anh hùng, mưu lược đâu có kém gì? Đó cũng là cảm hứng lịch sử để sáng tác, đâu thiếu so với lịch sử Tàu?
    Về các anh hùng hảo hán hư cấu, thì đây chính là điểm thiếu của dân ta. Anh hùng thật ta không thiếu, nhưng anh hùng hư cấu ít hơn và kém sinh động hơn thì là lỗi của các tác giả Việt nam, do ta ít chịu tìm tòi, tưởng tượng. Không phải là người Việt thiếu tài năng để xây dựng những hình tượng như vậy, mà là lĩnh vực tiểu thuyết kiếm hiệp còn thiếu sự quan tâm, công sức của các nhà văn. Thơ Đường ta cũng học của Tàu, nhưng thơ Đường luật của ta miêu tả phong cảnh, cuộc sống VN đâu có thua kém gì về nghệ thuật? Truyện Tàu được phóng tác lại ở Việt nam tuy ít nhưng đều thành công hơn với tinh thần Việt. Điển hình là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du, được phóng tác lại từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân bên Tàu, nhưng version 2 so với nguyên tác thì khác nhau một trời một vực về nghệ thuật cũng như nội dung.
    Nói đến võ lâm đương nhiên là vẫn phải vay mượn từ Trung Hoa ít nhiều, nhưng nói ra những điều trên là để thấy rằng ta hoàn toàn có thể xây dựng riêng một biểu tượng võ lâm Việt nam cho riêng mình. Chẳng qua là chúng ta chưa cố gắng dồn tâm sức vào mà thôi !!
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đến khổ, yêu thích truyện kiếm hiệp nó khác với tinh thần võ lâm kiểu kiếm hiệp xa lắm. Từ đó mà dẫn tới các hình tượng hảo hán giang hồ còn xa hơn nữa.
    Trong kho tàng văn học VN cũng có 1 số hình tượng hiệp nghĩa, kiến nghĩa dũng vi, kiểu như hình ảnh Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Người dân Nam Bộ xưa kia cũng có tinh thần hào sảng, thấy chuyện bất bình là rút dao tương trợ, 1 phần vì cuộc sống miền Nam thời xưa nếu so với truyền thống của sỹ phu Bắc Hà thì thoải mái tự do tự tại hơn nhiều. Tuy nhiên xin nhắc lại, VN hầu như kô có những hình tượng hiệp khách lang bạt kỳ hồ, lấy bốn biển làm nhà. Nếu có thì cũng kô được nhắc tới trong chính sử lẫn dã sử. Nó rất khác với TQ khi trong Sử ký Tư Mã Thiên đã ghi chép rất kỹ trong 2 thiên ''Thích khách liệt truyện'' và ''Du hiệp truyện''. Chính vì thế cái gọi là ''võ lâm VN'' rất khó phát triển như bên TQ. 1 số truyện kiểu Ngũ quái Sài Gòn cũng có thể xếp vào dạng những câu chuyện ''hiệp khách'' thời hiện đại. Nhưng từ đó mà phát triển thành truyện kiếm hiệp VN mang sắc thái cổ xưa e rằng còn 1 khoảng cách khá xa.
    Anh hùng lịch sử chúng ta kô thua kém gì với TQ, dĩ nhiên, nhưng nên lưu ý, kể cả những cây viết thông thuộc lịch sử như Lương Vũ Sinh, Kim Dung vẫn kô biến họ thành những nhân vật chính.
    Còn bác so sánh Đường thi made in VN với Đường thi made in China thì tớ chả dám lạm bàn vì kô rành rẽ lắm. Tớ chỉ kô hiểu bậc thi nhân nào của VN đủ tầm sánh với Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị? Bác nếu rành rẽ về vấn đề này thì chỉ giáo thêm giùm.
  8. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Các bác đọc thử Tây Sơn bi hùng truyện mà đang bị kiện vì tội phỉ báng danh nhân Trần Quang Diệu kia kìa. Cá nhân em thấy đọc cũng không tồi, không gượng gạo, bốc phét quá mức như Trần Đại Sĩ nhưng cũng không nhàm chán như đọc sách lịch sử.
  9. Romantic_mafia_

    Romantic_mafia_ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    3.201
    Đã được thích:
    0
    Nếu có viết về Vn thì tốt nhất là nên chọn thời 3 lần chống quan Nguyên-Mông , thời đó anh hùng rất nhiều , lại chiến thắng được bọn tàu Khựa , thỉnh thoảng ta có thể thêm rằng chinh người việt chúng ta tạo nên giang hồ bền tàu ấy chứ
  10. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện tranh Hàn hay choi game Han thì lúc nào cũng :
    Chính phái ( Jong pa ) , Tà phái ( Sapa)
    Gồm toàn các môn phái lạ hoắc , và điều đặc biệt là lúc nào cũng có một môn phái chuyên về cưỡi thú và huấn luyện thú ( Nam Lâm Dã Thú Vương trong HKGH và Dã Thú Minh trong Cửu Long Tranh Bá ) .
    Rồi Lục Lâm , Bí Cung etc , etc ...

Chia sẻ trang này