1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao người Việt không tạo biểu tượng võ lâm riêng cho mình?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nw4good, 17/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    nói ngu, văn vẽ đã ko thạo lộng ngôn lăng nhăng.
    Dân ta nói về võ thuật, văn chương.... không được mạnh như Tàu. Tuy vậy,Có xá chi đâu - sẽ có cái khác ta hay hơn.
    Nhưng, cái gì mình kém Tàu khựa phải nhận. VD,Bóng đá VN Achẳng hạn, *éo ai tỵ nạnh với đội MU hay đội tuyển Achentina!
  2. rainingblood

    rainingblood Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    thôi thì đọc truyện kiếm hiệp ăn theo cho đỡ buồn nè:
    http://cafe-rock.com.vn/forum/showthread.php?t=741
  3. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Anh hùng Lĩnh Nam, Cẩm Khê di hận, Động Đình hồ ngoại sử, ANh hùng Tiêu Sơn, ...
  4. Anthology

    Anthology Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Topic này hấp dẫn quá, mình cũng có vài ý kiến:
    - Có lẽ người Việt Nam không tạo được biểu tượng võ lâm cho mình đâu. Ở đây chỉ nói là biểu tượng trên sách vở, phim ảnh thôi, còn dựa theo lịch sử Việt Nam với những nhân vật, chiến công có thật thì còn là kho tàng chưa ai khai thác. Tiếc là chúng ta có nhiều nhân vật lẫy lừng, với nhiều chiến công cũng quy mô, tầm vóc, nhưng chỉ là trên sử sách thôi. Nhớ ngày trước khi xem phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa, đến trận Xích Bích, chợt liên tưởng đến bao giờ phim truyền hình Việt Nam có được những cảnh này. Chắc là lâu lắm.
    - Việt Nam không có tư tưởng du hiệp lâu đời, sâu rộng như của Trung Quốc. Tư tưởng du hiệp của Trung Quốc đã có từ thời Bách gia chư tử. Mặc Tử (Mặc Địch) và học thuyết của ông được xem là nguồn gốc của tư tưởng du hiệp. Tư tưởng này đã bén rễ vào văn hóa Trung Hoa, tinh thần Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên thì khỏi phải bàn, nhưng trước đó, một số tác phẩm chép sử như Tả truyện, Chiến quốc sách cũng đã nói đến chuyện các nhà quyền quý nuôi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn môn khách trong nhà. Nhiều người trong số họ chính là các hiệp khách. Không phải chỉ ở trong sử mà nhiều tác phẩm văn học khác như thơ, tạp kịch, tiểu thuyết từ rất sớm của Trung Quốc đã thể hiện tinh thần du hiệp. Trong Sở từ của Khuất Nguyên, từ xưa đến nay người ta chỉ nghĩ đó là khúc ca đau buồn của một tấm lòng trung quân ái quốc bị nhà vua hắt hủi, không tin dùng, nhưng nhiều câu chữ trong Sở từ thể hiện tinh thần thanh cao, thích lãng du đây đó, rong chơi, lại hàm chứ nét ngông cuồng, cao ngạo... là đã phảng phất tinh thần du hiệp rồi. Đời Hán có Đông Phương Sóc ngông cuồng, đời Tấn có Kê Khang, Nguyễn Tịch... đều là những người ẩn chứa tâm hồn du hiệp. Lý Bạch đời Đường không chỉ là người thể hiện tinh thần du hiệp thơ (bài Hiệp khách hành, những câu thơ như Rút dao chém xuống nước...) mà thời trẻ ông cũng là một hiệp khách. Theo tiểu sử thì Lý Bạch 15 tuổi tinh thông kiếm thuật, từng du ngoạn nhiều nơi và cũng đã từng vung kiếm giết vài người.
    - Tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa đã có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm (ở Trung Hoa nói tiểu thuyết là chỉ chung nhiều thể loại: đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn, trung thiên tiểu thuyết là truyện vừa, trường thiên tiểu thuyết là truyện dài). Khởi đầu có thể là những chí nhân, chí quái, truyền kỳ đời Đường, cho đến tiểu thuyết Minh Thanh. Hiện nay ở Trung Quốc, những tác giả như Kim Dung, Cổ Long đã trở thành kinh điển rồi. Trung Quốc (tính cả Đài Loan nữa) hiện nay luôn có một đội ngũ nhà văn khá hùng hậu viết kiếm hiệp, trong đó có nhiều người còn rất trẻ. Việt Nam mình chưa có truyền thống viết tiểu thuyết kiếm hiệp bao giờ, nên nếu sau này có nhà văn nào nổi tiếng vì viết truyện võ hiệp thì đó là hiện tượng đột xuất mà thôi. Và theo thiển ý của mình thì cùng lắm là có thể nổi tiếng ở tầm quốc gia chứ đạt tới mức quốc tế như ở Trung Quốc thì chắc là không được.
    - Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng, và đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ". Cái này lại là điểm mạnh trong những tác phẩm văn học của Trung Quốc. Mình đọc ở những ý kiến trên thì thấy là có bạn nói rằng cũng biết có người đang thử viết truyện võ hiệp Việt Nam. Rất hay đấy, nhưng cũng rất khó đấy, vì viết truyện kiếm hiệp đòi hỏi một trí tưởng tượng mạnh mẽ và một sự am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Mình cũng đã đọc nhiều truyện võ hiệp Việt Nam. Thú thật là thấy không hay, không hấp dẫn. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng cứ hy vọng đi, biết đâu trong tương lai cũng sẽ xuất hiện một nhà văn viết truyện kiếm hiệp Việt Nam thật sự hay thì sao (chắc là nhiệm vụ bất khả thi quá!)
  5. doan_chinh_thuan19

    doan_chinh_thuan19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Thực sự thì Việt Nam có võ học đấy chứ.
    Như Bình Định vốn nổi tiếng với những câu như:
    "Ai về Bình Định mà coi
    Con gái Bình Định cầm roi đi quyền"
    thể hiện rõ tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
    Nói rõ hơn về võ học Bình Định thì có câu:
    "Roi Thuận Truyền, quyền An Thái"
    Dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước thì chẳng lẽ lại không có võ học thực sự hay sao?
    Gần đây nhất, Vovinam của Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới. Hay võ phái Lâm Sơn Đông của chưởng môn Nguyễn Ngọc Hải ở Hà Tây cũng là võ học chính tông bắt đầu từ đời sống hàng ngày.
    Như vậy là đủ để tạo nên một hình tượng võ lâm đấy chứ.
    Có điều mọi người chủ yếu là nói đến các tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Về điểm này, văn học Việt Nam chưa thể sánh bằng được. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và đông dân nên tất nhiên hoàn cảnh cũng sẽ khác Việt Nam.
    Rộng => Bối cảnh rộng hơn
    Đông dân => Nhiều người viết hơn (mà gần đây các nhà văn trẻ viết truyện kiếm hiệp của Trung Quốc cũng được tung hô nhiều. Họ còn có cả các cuộc thi sáng tác truyện kiếm hiệp và văn đàn kiếm hiệp nữa)
    Tóm lại, Việt Nam không nên cái gì cũng copy của nước ngoài. Mình chỉ nên học hỏi rồi đưa vào những nét phù hợp với mình thôi. Không nên so đo quá nhiều với họ, chẳng giải quyết được cái gì. Mà Việt Nam hiện nay thì mình cảm thấy những người thích viết truyện kiếm hiệp thì không mấy người viết được hay còn những nhà văn trẻ viết hay thì họ lại không viết truyện kiếm hiệp.
    Tuy vậy, mình cũng đồng tình với Anthology là chúng ta cần phải hi vọng. Đạt tầm quốc tế thì chưa mong nhưng đạt tầm quốc gia hay làm phong phú thêm cho mấy diễn đàn kiểu này thì cũng có thể được chứ.
    Điều cuối cùng mình muốn nói ở đây là mình thấy trên mạng có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang tập tành viết truyện kiếm hiệp. Nhưng một là không thể nào tìm đọc được hết. Vì vậy, phải có biện pháp nào để tập trung lại một nơi cho dễ tìm kiếm. Hai là mình thấy trên diễn đàn nhiều bạn nói mình hay bạn mình đang viết truyện kiếm hiệp và khen là đọc rất hay. Nhưng hay thế nào thì các bạn phải post lên mạng thì độc giả mới biết được chứ nói kiểu ấy thì ai chả nói được. Tóm lại, các bạn nào có truyện kiếm hiệp tự sáng tác thì nên post lên đây, dù ít dù nhiều, dù hay dù dở để mọi người có thể đọc, đóng góp ý kiến để nó ngày càng hoàn thiện hơn.
    Viết thế thôi nhỉ. Hôm nào hứng lại post tiếp.
  6. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Đi lang thang, bắt gặp, tán phét luôn......
    Thực sự là trước đây có một số bác chơi trò ma giáo, dùng truyện tàu rồi ép vào Việt Nam để lách luật rồi sau cũng bị bà con lôi đầu ra hết, còn bác nào bảo là chúng ta võ thuật thế nọ thế kia thì không hợp lý lắm đâu......trước hết là phải nói về ảnh hưởng văn hóa đã, việc Chung cheng họ có các môn phái võ thuật, danh gia võ thuật với những địa điểm nổi tiếng đã hơn chúng ta về địa lợi rồi, các môn phái của chúng ta có địa điểm nhưng người ta lại không hay gọi tên môn phái mà lại chỉ gọi tên địa phương thôi..lâu dần thành tên môn phái không hay....
    Còn việc viết thành cổ trang hay là hiện đại là do ý của tác giả, theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, sau Hoàng Ly thì chỉ có đại hiệp Bùi Chí Vinh là viết kiếm hiệp hay nhất, tuy là kiểu hiện đại và có du nhập cũng như thái dụng bộ tứ quái TKKG nổi tiếng..
    Còn các tác phẩm khác thì, phải nói là nội dung thì ổn nhưng chi tiết lắm sạn quá, lại còn không biết miêu tả cho ra hồn nên khó có thể thu hút bà con chúng ta được......
  7. 1311176

    1311176 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Bùi Chí Vinh lúc bé đọc hay nhưng mà sau này không thể đọc lại được, tại vì cái giọng văn đấy từ TKKG đến Năm Sài Gòn vẫn thế. Đọc càng lúc càng ngán thế chứ lại chắc cũng tại vì nhiều quá.
  8. vohansat

    vohansat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    14
    Ngược lại với bạn nói, dân TQ mới là dân hay ngồi bàn, không dám làm, chứ dân Việt mình xưa nay nổi tiếng liều, chưa kịp nghĩ đã làm! Nói chơi thôi, mình nghĩ khó có tác phẩm KH nào của người Việt viết về LS Việt hay, do văn hóa nước ta không đề cao mẫu anh hùng lang bạt kiểu Lệnh Hồ Xung, mà thường là những anh hùng cứu nước . Võ thuật Việt Nam không chia thành những môn phái lớn, có tầm ản hhưởng sâu rộng kiểu như Thiếu Lâm, Võ Đang, mà hầu hết chỉ vài chục, vài trăm người, chiêu thức đơn giản, ưu tiên hiệu quả hàng đầu. đó là vì lịch sử dân tộc ta mấy ngàn năm chống giặc, võ công nhất loạt ưu tiên đem ra chiến trường. Trong những cuộc chiến kiểu đó, chỉ có cách nào tiêu diệt đối phương nhanh nhất, bảo vệ mình tốt nhất mới được đem ra sử dụng, tất cả những trò như ném cát, cắn,xé đều không vi phạm quy định, cũng chẳng mất mặt . Do đó, vật mới trở thành môn võ được ưa chuộng chứ !
  9. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Đáng hận thay, sử sách Việt Nam mỗi lần Tàu xâm lược là bị đốt hết, thậm chí đến giờ đời Lý , Trần ăn mặc thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi.
    Võ công Việt Nam cũng hào hùng lắm, đọc Nhất Nam căn bản sẽ thấy võ công Việt Nam lấy đoản chế trường , là khắc tinh của võ Tàu , nó được xây dựng và đào luyện qua thực tế chiến đấu dai dẳng với Tàu, nhưng nay cũng đã thất truyền ít nhiều...Võ sư Xuân Bính , chưởng môn Nhất Nam, hồi nhỏ đã từng thấy một võ sư ở Nghệ An dùng cây tre để khắc tên, mặc cho những thanh niên dùng tên ( đầu bọc vải) bắn , không một mũi nào động được đến lông chân ông ta...nhưng nay có ai biểu diễn được công phu đó.
    Các nhà văn Việt Nam thì sao ? Gần đây đọc văn xuôi Việt Nam quá chán, chỉ một số nhà văn khai thác đề tài cũ là còn viết hay và sắc , các nhà văn trẻ thì tôi chả muốn đọc sau khi xem thử vài tác phẩm của họ...Tại sao họ không đầu tư thời gian và công sức viết kiếm hiệp như kiểu Tiêu Đỉnh nhỉ ? Vừa hot , nổi tiếng lại kiếm bộn tiền thay vì viết mấy thứ nhạt thếch .
    Một điều nữa khiến truyện kiếm hiệp khó viết là một số nhà văn trẻ Việt Nam rất thiếu kiến thức về lịch sử văn hoá, thậm chí là dốt đặc(nhận xét chủ quan của tôi vì tôi quen nhiều người trẻ học khoa văn tuy chưa phải nhà văn) do nền giáo dục của ta như các bạn đã biết ( học sinh thi sử toàn 1,2). Họ đơn thuần chỉ viết được những câu truyện hiện đại , thằng A yêu con B, con B lại yêu thằng C..., rồi thì những rắc rối trong xã hội thường ngày....Nào ai viết được rượu Mẫu Sơn trên núi tuyết ra sao , rượu San Nùng hạ thổ thế nào, vị cay nồng của rượu Bàu Đá....nếu tả khéo cũng chẳng kém Kim lão gia cho Lệnh Hồ uống rượu. Những người hiểu biết thì lại không viết văn , tôi dám chắc nhiều anh em ở đây và trên các diễn đàn kiếm hiệp khác có vốn sống, kiến thức uyên thâm và vốn kiếm hiệp cực phong phú , nhưng họ chỉ có thể đọc kiếm hiệp giải trí, nỗi lo cơm áo gạo tiền không cho phép họ đầu tư vào viết kiếm hiệp.
    Về lịch sử có thể phóng tác ra, đặc biệt về thời Trần có rất nhiều kì nhân, dị sĩ,môn khách, thậm chí có cả đại gian hùng như Trần Thủ Độ, hay về thời Lê có thể bịa ra một anh hùng nào đó là tri kỉ với cụ Nguyễn Trãi , chính người đó giết chết tươi Liễu Thăng, rồi sau này cứu Nguyễn Trãi khỏi chu di cửu họ nhờ cho một người đóng giả...Ôi tha hồ tưởng tượng kiểu Tầm Tần Ký.
    Trong tương lai tôi rất muốn Việt Nam xuất hiện một tác phẩm kiếm hiệp thật xuất sắc và nếu có thể phá cách , xây dựng một tiêu chuẩn kiếm hiệp kiểu Việt Nam thì thật tuyệt vời. Cũng như thằng Hàn Quốc vậy , lịch sử chả có mẹ gì mà cũng xây dựng được những bộ phim giả sử, thu hút khối nước mắt của dân châu Á.
    Được vinhvinh sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 18/09/2007
    Được vinhvinh sửa chữa / chuyển vào 01:45 ngày 18/09/2007
  10. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Spam phát :Bác Thánh Dực Bức Vương đang học ở thành phố nào xứ Úc đại lợi vậy ? Nếu ở Melbourne thì cho em diện kiến để em học thêm chút ít kinh nghiệm giang hồ và các pho bí kíp của bác.

Chia sẻ trang này