1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao nhạc Cổ điển chưa phổ cập với dân Việt

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meghitep, 17/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    uhm.....để cùng hưởng ứng với ý kiến của các bạn, mình cũng xin có một vài ý kiến, các bạn cùng xem xét.
    Thật ra khi nói đến vì sao nhạc cổ điển không được phổ biến rộng rãi thì có rất nhiều lý do. Tất nhiên cũng có cả những lý do các bạn đã nêu. Còn theo mình thì mình còn thấy rằng sở dĩ nhiều người vẫn còn ngán nhạc cổ điển là bởi vì cái tính chất khó chịu của nó. Đừng nói riêng gì ở Việt Nam, thậm chí ở ngay những nước Âu châu, nơi là cái nôi của nhạc cổ điển, hiện nay cũng chẳng có mấy người biết đến dòng nhạc này. Mặc dù bên đó mình chắc chắn là mức độ phổ cập nhạc cổ điển tốt hơn mình nhiều.
    -Tại sao như vậy? Bất cứ ai đã từng nghe nhạc cổ điển lâu năm và thật sự đam mê nó chắc sẽ đồng ý với mình rằng, muốn hiểu được nhạc cổ điển nhất thiết cần phải có thời gian và sự kiên trì. Nếu cho một người chưa biết gì về nhạc CĐ nghe thử một bản concerto của Brahms coi và bạn xem nhận xét của họ thế nào. Trừ khi người đó là thần đồng, còn không thì chắc họ sẽ cho rằng bản nhạc đó đúng là đồ dở hơi. Tất nhiên cũng có nhiều bản dễ nghe như Fur Elise hay Alla Turca chẳng hạn nhưng nhạc CĐ không phải chỉ có 2 bản đó. Đôi khi có những bản nhạc bạn phải nghe đi nghe lại suốt gần cả năm trời hoặc thậm chí cả 2 năm và đến một thời điểm chín muồi nào đó, tự nhiên bạn mới thấy hay. Bạn cho là mình phóng đại ư. Chính mình đã từng trải qua điều đó. Mà với một thời gian nghiền nát tác phẩm như vậy, thử hỏi để đạt được giới hạn đó, mấy người còn đủ kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục chinh phục. Trong khi đó ngày nay là thời đại của tốc độ. Người ta cần cái gì cũng phải nhanh gọn, ăn liền cho nên người ta không chịu bỏ thời gian để chiêm nghiệm về những tác phẩm CĐ nữa.
    --Điểm thứ là một nhận xét của cá nhân mình, có thể hơi khác với mọi người. Nhạc CĐ đòi hỏi sự suy nghĩ và chiêm nghiệm nhiều hơn là sự giải trí thông thường. Tất nhiên khi hiểu được rồi thì tác phẩm đó mới giúp mình relax được, còn không thì mình vẫn cứ phải suy nghĩ và tìm hiểu để rà đúng tần số cảm xúc của tác phẩm đó thì mới thôi. Không như nhạc bình thường chỉ hay bên ngòai, nhạc CĐ lại có quá nhiều tần số rung động về cảm xúc và ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm, mỗi một tác giả, mỗi một trường phái và mỗi một thời kỳ đều có một tiêu chuẩn về cái hay riêng cho nên thật khó cho người nào chỉ nghe nó một cách hời hợt. Cái hay của nhạc cổ điển không phải tự nó đến với mình mà chính mình phải đi tìm nó. Đó chính là cái tiêu chuẩn khắt khe của lọai nhạc này mà khiến cho không phải ai cũng tiếp thu và chấp nhận được.
    ---Và điểm cuối cùng theo mình nghĩ thì, thật ra nhạc CĐ cũng đòi hỏi người nghe có một vài tố chất đặc biệt mới dễ dàng thấm được nó. Không phải là mình phân biệt ai hết, nhưng có lẽ nó là như vậy. Cái hay nhạc cổ điển không phải chỉ hay ở giai điệu không thôi mà là bản chất của từng âm thanh và từng nốt nhạc cũng đã hay rồi. Đó chính là những cái mà cơ bản nhất và chính thống nhất. Khi người ta chấp nhận được rằng nhạc cổ điển đòi hỏi những mục tiêu hết sức sâu xa và ở tận bên trong bản chất của âm thanh thì người ta sẽ thấy nó hay. Hơn nữa tâm lý và tính tình của người nghe cũng ảnh hưởng rất nhiều. Nếu bạn có một mục tiêu hay một lý tưởng rằng luôn đi tìm những cái hay và nét đẹp thật sự, bạn yêu sự thanh khiết, không chấp nhận những cái tầm thường chóng qua thì cánh cửa của nhạc CĐ đã mở ra đón chào bạn.
    * Tuy nhiên nếu nói về tình hình âm nhạc cổ điển ở VN thì mình nghĩ rằng : hãy lạc quan và tin tưởng. Thật ra tình hình nhạc cổ điển ở VN cũng không đáng bi quan như nhiều người nghĩ . Sự phát triển NCĐ ở VN chỉ theo chiều hướng đi lên chứ không đi xuống đâu. Bởi vì cơ bản là chúng ta chưa có một thành tựu gì gọi là đồ sộ về NCĐ cả, nôm na như là không có gì để mất cả. Chúng ta là những người tiếp thu sau nền âm nhạc cổ điển phương tây chứ chúng ta có đánh mất nó đâu. Chính tụi phương tây mới phải lo lắng về điều này bởi vì phương tây là nơi phát sinh kho tàng NCĐ mà càng ngày giới trẻ bên đó càng xa lạ với NCĐ. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận là ở VN hiện nay, những họat động liên quan đến NCĐ xuất hiện càng nhiều trong những năm gần đây đó chứ. Bằng chứng là qua những buổi hòa nhạc, những gala, sự xuất hiện rộng rãi trên thị trường những cd mang hơi thở CĐ. Tất nhiên là chúng quá bị lép vế so với nhạc trẻ và nhiều thứ nhạc khác nhưng cùng với sự phát triển của rock, rap, hiphop...thì cũng là sự phát triển của Classical, chúng ta còn mong gì hơn thế nữa. Cái gì cũng cần phải có thời gian. Thử nhìn lại hơn 10 năm trước đây thôi, có được mấy băng nhạc hải ngọai là đã thấy hay lắm rồi, nhưng ngày nay đâu còn mấy ai nghe nữa đâu. Khi người ta không còn phải lo lắng về điều kiện KT như trước đây nữa thì tự nhiên người ta sẽ đi tìm cái gì đó để giải trí chứ. Và càng ngày trình độ và nhu cầu thưởng thức của con người cũng tăng lên, cái gì chóng vánh hình thức sẽ bị đào thải và cuối cùng người ta sẽ tìm đến nhạc CĐ.
    Chỉ có vài nhận xét như vậy, không biết mấy bạn đọc hết không.
  2. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    uh thế các bạn thủ xem member của Box này với các box khác xem sẽ thấy rõ ngay ý mà , bạn đã tin chắc rằng mọi vấn đề đưa ra trong box này bạn đều biết hết chứ !!? , mọi bản nhạc bạn đều hiểu hết chứ !!??
    Ở TTVN này chắc chỉ có box Cuộc sống là đông mem nhất thôi...., và tất nhiên XH cũng vậy bạn ạ...
  3. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Khi nào bạn đi ra nước ngoài, nhất là sang châu Âu bạn thử làm một cái điều tra xem có bao nhiêu % người dân nghe nhạc cổ điển quý tộc thì bạn sẽ thấy, mình thấy cái kiểu tranh luận kiểu này hơi trẻ con, sorry.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi có một học sinh học đàn Piano .
    Mẹ nó nói, trường nó (trường Catholic) không có lớp nhạc như
    các trường khác (học sinh phải chọn học 1 nhạc cụ), nên nó
    phải học tư để khỏi thua kém. Thật ra, học trong trường không
    thể so sánh với học tư được.
    Tuy vậy học đại học trong trường Business school thì đòi hỏi
    phải có ít nhất 1 trong những lớp sau: Dance, Arts, Musics,
    mà Musics thì có Piano hay Violin, đều là Classical cả. Chỉ
    học một lớp (một học kỳ, mỗi tuần 2 tiết) thôi, thì cũng chẳng
    là bao.
    Kết luận: học Classical Musics thì Yes, nhưng có học nhiều hay
    không thì No.
  5. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn ko hiểu tại sao fải "fổ cập nhạc cổ điển"? Học sinh nên đc học nhạc nếu có điều kiện, điều đó đúng, nhưng sao fải "fổ cập nhạc cổ điển"?
  6. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng đấy. Vấn đề không phải là phổ cập nhạc cổ điển, làm như vậy là đi ngược lại nghệ thuật. Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng phải là một cái gì đó tự nhiên nó đến, không thể ép buộc được. Tôi vốn là người rất mê cổ điển. Nếu xét về trình độ thì chắc chắn là tôi còn thua rất nhiều người nhưng cũng không phải là không có trình độ. Việc đưa nhạc cổ điển đến với quần chúng là đúng và nên làm nhưng hiệu quả thành công thì phụ thuộc vào chính họ, chính bản thân thân mỗi người. Hơn nữa NCĐ bản thân nó đã là một cái gì đó vô cùng quý giá và thiêng liêng, nó là một kho báu dành cho những ai đi chấp nhận đi tìm nó. Nếu đem NCĐ ra phổ cập để ai cũng biết, thì rốt cuộc nó thành một món hàng chợ thì còn gì gọi là quý giá nữa. Nhưng cái việc chúng ta giới thiệu cốt là để làm gì? Chúng ta cũng giống như một người đi gieo giống. Hạt giống chúng ta gieo có thể đó là sự đam mê NCĐ. Tâm hồn mõi người là một mảnh đất. Thế thì hạt nào rơi được vào chỗ đất tốt tức là những người có những tiềm năng nghệ thuật thì nó sẽ đâm mồng sống ngay lập tức và phát triển mạnh mẽ. Nhưng nếu rơi vào nơi sỏi đá, khô cằn thì lấy gì để chúng phát triển được.
  7. LZ

    LZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi pác nhé, nhưng em nói thật có lẽ pác chẳng hiểu cái từ cổ điển nó là gì, có lẽ tại ngày nay sau khi chơi đủ trò rửng mỡ , các pác lấy cái từ cổ điển ra để có vẻ phong cách, có vẻ khác với thế giới chung để tự thấy mình cao hơn thôi, cũng có lẽ nhưng ông sáng tác nhạc cổ thường là những thiên tài nên các pác tưởng rằng nghe nó là mình cũng có cái vẻ gì đấy khác với đám nít ranh nghe nhạc thị trường.Nhưng quả thật là hoàn toàn sai lầm khi tự huyễn hoặc mình như vậy.Nhạc cổ điển không phải cái để các pác có thể đưa ra tranh luận theo kiểu : tôi thích bài này, tôi mê bài nọ,hay đại loại là những mỹ từ như thế
  8. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì nên phổ cập âm nhạc, nhưng cấu trúc bản nhạc với độ phức tạp cao thì chỉ có nhạc cổ điển. Chơi nhạc muốn đạt trình độ cao cũng phải chơi nhạc cổ điển.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Những bản nhạc hay nhưng dễ nhất cũng là nhạc cổ điển .
    (Ngoài ra, nếu cho Rap (nói vần của Mỹ) là hay, thì Rap cũng dễ.)
    Nhạc dân tộc cũng dễ, như bài "Trống Cơm" hay "Cây Trúc xinh"
    nhưng chưa phải là bài dễ nhất cho người mới học bản nhạc
    đầu tiên.
  10. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    choáng

Chia sẻ trang này