1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao nhạc Cổ điển chưa phổ cập với dân Việt

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meghitep, 17/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhạc cổ điển vô tình đã bị gắn liền với cái khái niệm "quý tộc". Thật ra thì nó có thể đúng một phần nào đó thôi, nhưng ngày nay đối với những tín đồ nhạc cổ điển chân chính thì cái suy nghĩ nhạc cổ điển là dành cho giới quý tộc đã bị lọai bỏ thật sự. Quan điểm bây giờ đã khác hồi xưa nhiều rồi. Chính vì thế ngày nay trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thường hay thấy sử dụng cách gọi là: " Dòng nhạc hàn lâm" hay "dòng nhạc bác học". Theo tôi nghĩ cách gọi trên rất chính xác, vì nó phản ánh đúng tính chất của nhạc cổ điển, một lọai nhạc phải suy nghĩ, tìm tòi và cảm nghiệm thì mới hiểu được. Không ai dám tuyên bố rằng chân uớt chân ráo bước vào nhạc cổ điển mà có thể nghe Bruckner, Mahler hay Debussy được.
    Nhưng cái nghĩa quý tộc ở đây ta phải hiểu như thế nào? Lúc trước người ta gắn chữ "quý tộc" với ý nghĩa vật chất. Nhưng khái niệm này đã bộc lộ sai lầm. Nhiều tay nhà giàu nghe cổ điển suốt ngày mà chẳng hiểu mô tê. Thế nên tôi nghĩ rằng chữ "quý tộc" ở đây nói lên sự giàu có về cảm xúc, suy nghĩ và giá trị nhân bản của mỗi con người. Không phải cứ giàu có, sang trọng thì được gọi là quý tộc mà chính cách suy nghĩ, tư tưởng và hành động của mình sẽ thể hiện mình thuộc đẳng cấp nào. Nếu bạn yêu chuộng cái đẹp, thẩm mỹ thật sự, không chấp nhận những cái tầm thường chóng qua - bạn khao khát sự vĩnh cửu - bạn tìm tòi những tư tưởng nhân văn sâu xa ẩn chứa trong từng giai điệu hoặc từng trang sách thì bạn đã thể hiện sự "quý tộc" của mình rồi. Và thường thì những người yêu nhạc CĐ đều có những phẩm cách như vậy.
    Thêm một điều nữa, tôi nghĩ cách tốt nhất để người ta yêu thích NCĐ đó là đừng có thúc ép người ta phải tuân theo một chuẩn mực khuôn mẫu nào đó. Như tôi đã nói, âm nhạc không phải là một cái gì đó như tóan lý, cứ dạy là người ta hiểu được. Tất cả là phụ thuộc vào sự cảm nhận của người ta thôi. Biểu dương lực lượng làm gì? Chẳng phải chúng ta vẫn đang làm việc đó đấy sao! Thuyết giảng làm gì? Việc này làm tôi nhớ tới cái thời mà người ta đi giáo dục, phổ cập tư tưởng Marc-Lenin cho mọi người. Muốn trồng cây, cứ mãi lo gieo hạt mà không chịu tưới nước bón phân. Thì ta sẽ nhận được những gì?
    Việc chúng ta nên làm đó là khơi mở cảm xúc cho người khác. Điều này là cực kỳ khó khăn nhưng là cách hay nhất để người ta yêu thích NCĐ. Chính vì thế viêc này không thể mang tính xã hội được. Tất nhiên vẫn phải dạy cho lớp trẻ một cái khái niệm cơ bản về NCĐ như là một tiền đề để chúng có cơ hội được tiếp xúc âm nhạc. Nhưng cái điều bất cập là trong chương trình học, trẻ chỉ được nghe về các nhạc sĩ, về những thành tựu của họ mà rất hiếm được tận tai nghe chính tác phẩm của các tác giả. Thử hỏi có bao nhiêu trường lớp có đầy đủ băng đĩa thiết bị hỗ trợ về NCĐ. Thêm một điều nữa, phần đông giáo viên cũng chẳng phải là những người có say mê gì với NCĐ. Nên việc họ dạy chỉ mang tính công việc thôi. Cộng 2 cái lý do đó lại thôi cũng biết điều gì sẽ xảy ra rồi. Cho nên nói thì nhiều mà người có khả năng thực hiện thì lại quá hiếm hoi. Chỉ mong : "Chừng nào Thánh đế ân soi thấu" thì mọi thứ sẽ thay đổi.
  2. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    thế bác chưa nghe câu : "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" sao
  3. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ờ, "fổ cập nhạc cổ điển" nghe giống khẩu hiệu "toàn dân luyện thép" của Mao! Giết nhầm thế đấy!
  4. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    zì chứ lịch sử thì tui mù tịt . bác có thể nói cụ thể hơn ko , để thấy đc 2 chuyện này giống nhau ở chỗ nào .
    theo tui thì những gì hay ho nếu có đk thì nên phổ cập hết, có thế mới ko bỏ sót nhân tài. chẳng qua ko phổ cập đc là vì đk chưa cho phép thôi .
  5. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên về kiến thức thì ai cũng phải biết nhưng đừng đặt chỉ tiêu phải đạt được bao nhiêu. Mà có đạt được thành công không như mong đợi cũng phải chấp nhận thôi.
  6. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Câu lạc bộ này có mất tiền vào cửa không bác?
    Chẳng cần phải phổ cập làm gì, có phải mọi người đều giống nhau đâu?
  7. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    phổ cập rồi mới biết ai giống nhau ai khác nhau
  8. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Thế bác hiểu phổ cập là thế nào vậy? Em cứ tưởng phổ cập tức là ai cũng biết chứ?
    Xưa nay đã bao giờ có thể loại âm nhạc nào được phổ cập đâu chứ?
  9. thoigianquyetdinh

    thoigianquyetdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ nhạc cổ điển chưa ăn sâu vào trong đời sống của nhân dân.
  10. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ có nhạc dân gian là ăn sâu vào trong đời sống của nhân dân thôi.

Chia sẻ trang này