1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao nhạc Cổ điển chưa phổ cập với dân Việt

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meghitep, 17/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sửa lại cho đỡ choáng như sau:
    1- Những bản nhạc dễ nhất mà hay cũng là nhạc cổ điển.
    2- Nhạc cổ điển có những bản nhạc hay mà dễ nhất.
    Nếu bạn đã từng chơi đàn hay đã từng hát thì mới không bị
    choáng, dù nói bằng cách nào kể trên.
    Nếu bạn chỉ nghe không mà thôi, thì bị choáng là cái chắc.
  2. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    theo tui thì phổ cập là chí ít những người đc đi học đều biết . Còn chuyện "Xưa nay đã bao giờ có thể loại âm nhạc nào được phổ cập đâu chứ" chả liên quan gì đến việc có nên phổ cập hay ko .
    à bác Hiline có nói về nhạc dân gian, theo tui thì nhạc dân gian và nhạc cổ điển là 2 loại nhạc nên phổ cập (nếu đk cho phép)
  3. eroica

    eroica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Gán cái mác qúy tộc-danh giá chỉ tổ làm cho người ta ngại nghe ncđ thôi bạn ạ.
    Ai chẳng biết ncđ bắt nguồn từ giai cấp quý tộc giàu có, nhưng hiện nay thì khác rồi, không còn là giàu nghèo nữa mà tùy vào sở thích của người nghe.
    Nghe "được" ncđ thì có gì để la toáng lên thế nhỉ...
    Chủ đề bày bàn luận nhiều lắm rồi (có lần bị khoá cả topic vì tranh luận quá dữ dội - bác meghitep mới tham gia nên không biết đó thôi - bác tìm thử topic "Ncđ với giới trẻ xem").
    Được eroica sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 03/10/2006
  4. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Xưa nay chưa bao giờ có thể loại âm nhạc nào được phổ cập vì điều đó là không cần thiết và không thể. Đã không thể thì cố sao được?
    Em thì nghĩ nhạc dân gian vốn đã ăn sâu vào máu thịt của con người rồi, ai cũng có hồn của âm nhạc dân gian. Chỉ khổ là quá trình phương Tây hóa diễn ra theo nhiều mặt làm cho nhạc dân gian trở nên ít được yêu thích trong khi những thể loại dễ hiểu (và toàn thế giới hiểu) thì ngược lại. Nhưng đây chỉ là thời kì hỗn mang về văn hóa thôi. Khi xã hội ổn định thì sẽ khác. Con người sẽ quay trở lại với cái gốc của mình.
    Nhạc cổ điển là nhạc phương Tây, mình là người phương Đông, làm sao có chuyện ai cũng thích nó hay hiểu biết về nó được?
  5. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    bác bắt đầu đi xa chủ đề rồi đấy . Bác có vẻ thích nhạc dân gian, theo tui cũng tốt thôi , nhưng so sánh nó với nhạc CĐ làm zì . Theo tui âm nhạc ko có biên giới . Nếu tôi nghe 1 bản nhạc cổ điển Phương Tây mà thấy hay nghĩa là tôi đã tìm thấy 1 fần của mình trong đó (dù nhiều hay ít) .
    trở lại vấn để "phổ cập" . Ở bài trên tui đã mở ngoặc rằng "nếu đk cho phép" rồi thì bác ko nên bàn tới chuyện "có thể" hay "ko thể" nữa . Còn việc bác nói là "ko cần thiết", thì các bài trên tui chỉ dùng từ "nên" hay "ko nên" thôi . Mức "nên" là nhẹ hơn mức "cần thiết" . Tui lấy ví dụ : việc tui và bác đang tranh luận về cái vấn đề này có lẽ là ko cần thiết nhưng chưa đến nỗi là ko nên tranh luận . Phải vậy ko
    Được nguoiyeumusic sửa chữa / chuyển vào 21:50 ngày 03/10/2006
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nhạc dân tộc của ViệtNam gồm:
    Chèo, Tuồng, Cải Lương, và Dân Tộc .
    Ngoài Chèo, Tuồng, và Cải Lương phải giữ nét riêng của chúng,
    nhạc Dân Tộc đã cải biên theo nhạc Cổ Điển rồi.
    Các bài đàn, bài hát dân tộc đều có thể viết thành các bản nhạc
    viết kiểu phương Tây, Âu Mỹ, chứ không truyền miệng Hồ Xê
    Cống Líu, và nhịp Cắc Tùng Tom Chát nữa. Các bản nhạc này
    đều được chơi với những nốt Đồ Rê Mí, và nhịp 2/4, 3/4, 6/8
    vân vân của nhạc cổ điển. Các bài hát quan họ, lý con sáo,
    lý ngựa ô, lý cây đa, vân vân đều có thể chơi với giàn nhạc giao
    hưởng . Các bài độc tấu đàn bầu, đàn t''rưng, sáo, đều có thể
    chơi với giàn nhạc giao hưởng . Những giàn nhạc giao hưởng
    này có thể hoàn toàn Âu Mỹ, không có người Việt nào.
    Nếu bạn thích nhạc dân tộc, thì cũng không xa lạ với nhạc cổ
    điển, và ai thích nhạc dân tộc, thì cũng không đi xa gốc Việt
    của mình.
    Tuy vậy, nếu phổ cập Nhạc nói chung trong các trường phổ
    thông, mà chỉ học các bài nhạc dân tộc này mà thôi, thì không
    phải toàn là những bài dễ đâu. Ví dụ các bài độc tấu Sáo, độc
    tấu Đàn Bầu, độc tấu đàn T''rưng đòi hỏi phải mấy năm tập
    luyện chuyên nghiệp mới chơi được. Trong khi đó, nhà trường
    có thể mua Piano điện, giá 1 nghìn đôla, hay Cá nhân có thể
    mua Guitar hay Violin giá chưa tới 100 đôla, và tập vài tháng
    có thể chơi được mấy bản nhạc cổ điển và đi biểu diễn được
    rồi. Đương nhiên, Sáo, Đàn Bầu, T''rưng cũng có thể chơi được
    các bản nhạc cổ điển đơn giản của Bach và Moza, mà không
    tập những bài khó của nhạc ViệtNam.
  7. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Chẳng qua bác nói nên phổ cập nhạc cổ điển, tôi thì không nghĩ vậy. Nên phổ cập nhạc dân gian thì hơn. Âm nhạc phản ánh văn hóa. Nếu dân mình được phổ cập nhạc Tây và xa rời âm nhạc cổ truyền thì việc bị mất bản sắc là không thể tránh khỏi.
  8. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Cháu có 2 điều thắc mắc:
    Thứ nhất, 2 câu trên ý nó same same nhau mà
    Thứ hai, ví dụ như bài Do re mi, con chim ri hồi xưa cháu học, dễ nhất, mà cũng hay nhưng nó có phải nhạc cổ điển đâu.
    Tại lúc đầu cái câu bác viết ý, cháu đọc xong tưởng bác bảo nhạc cổ điển hay mà lại dễ nhất nên cháu mới choáng, vì cháu cũng có mang máng học qua mấy bài nhạc cổ điển và quả thật là
    có khi lại sắp có cãi nhau to...
  9. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    ở bài trên tôi nói là nên phổ cập cả 2 nếu có đk mà . mất bản sắc sao được .
    Được nguoiyeumusic sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 04/10/2006
  10. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nếu có điều kiện thì nên ưu tiên nhạc dân gian hơn là nhạc cổ điển. Có gốc văn hóa rồi thì muốn nghe nhạc gì cũng thoải mái.
    Sau nhạc dân gian thì ... em vẫn khoái nhạc cổ điển nhất. , mà phổ cập cái đấy cũng có lợi cho việc học nhạc nhất. Nhưng mà thời đấy còn xa lắm, dân Việt cứ phải biết nhạc Việt cái đã.

Chia sẻ trang này