1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao nhạc cổ điển ít fans

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi boyheobot, 28/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Liongo

    Liongo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tớ có mấy ý kiến như thế này,
    Nói đến âm nhạc cổ điển thì vấn đề ở đây là chúng ta "cảm" nó như thế nào thôi. Để "cảm" được nó theo tớ nghĩ ít nhất chúng ta phải có một nền tảng triết lý sống và nhân sinh quan tương đối đủ. Theo tớ thấy thì ở những người càng lớn tuổi họ lại càng thích quay về với các thể loại nhạc cổ điển và truyền thống hơn. Có thể là những kinh nghiệm trong cuộc sống cộng với những triết lý sống họ đúc kết được trong đời đã giúp họ "cảm" được các thể loại âm nhạc bác học nhiều hơn là những người trẻ tuổi. Vì sao ? Vì tuổi trẻ chúng ta đa số là lứa tuổi mới lớn, mới chập chững vào đời nên sự hiểu biết về cuộc sống của chúng ta chưa được sâu sắc nếu không muốn nói là còn non nớt. Chúng ta có thể thích nghe nhạc trẻ hiện nay bởi vì nó ồn ào, ngôn từ bình dân, dễ thuộc và đặc biệt là luôn luôn được thay thế.
    Âm nhạc cổ điển nếu không cảm được thì thôi chứ đã cảm được nhất định nó sẽ thấm sâu vào trong tâm hồn chúng ta. Còn nhạc trẻ hiện nay thì các bạn đã thấy đấy, toàn những bài chúng ta nghe được vài ba tháng rồi bỏ nghe bài khác mới hơn, "bi tình" kiểu khác hơn. Bởi vì nó là âm nhạc thị trường, sẽ thay đổi xoành xoạch theo thị hiếu giới trẻ. Thời gian sẽ chọn lọc những ca khúc có giá trị.
    Âm nhạc bác học không cần thiết và nhất định không cần một lượng thính giả đông đảo (nói theo kiểu bạn boyheobot là fans). Âm nhạc cổ điển là một loại âm nhạc mà không phải tất cả đều "cảm" được, nhất là giới trẻ. Cái gì càng quý hiếm thì càng ít. Vì vậy nó chỉ dành cho những người nào muốn nghe và có nhu cầu được nghe chứ không thể bắt ép họ phải nghe được.
    Liongo
  2. anny86lqd

    anny86lqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ xin nêu vài ý kiến cá nhân:
    Bộ môn nghệ thuật nào cũng có những quy ước riêng .Như hội hoạ thì có những quy ước về màu sắc,ánh sáng;Âm nhạc thì hợp âm,nhịp điệu tiết tấu ,v.v.. .Những ý tưởng của nghệ sĩ sẽ được thể hiện thông qua các quy ước đó .Nếu ta ko biết ,ko hiểu các quy ước thì khó có thể hiểu hết 1 bản nhạc .Vì vậy ko phải ai cũng có thể hiểu được(chứ đừng nói hết) cái hay cái tinh tuý của nhạc classic vì đây càng là 1 loại âm nhạc bác học .Có 1 lần em được nghe buổi nói chuyện của 1 thầy Hà Nội về hình tượng trong âm nhạc ,thầy ấy nói rất hay và rất lôi cuốn .Những hình tượng cô gái dưới mưa,hay thần chết gõ cửa hay lạc đà trên sa mạc được diễn tả ước lệ,mà nếu ko nghe thầy giảng và biểu diễn thì quả thật em chẳng biết .Vì vậy nhạc classic rất ít người hiểu .Nhưng khi đã hiểu được thì quả thật tuyệt vời .
    Nếu hỏi rằng :Em yêu ai ?
    Thì em rằng em yêu ba nè
    Thì em rằng em yêu má nè
    .........................................
  3. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tôi ghét người ta gọi nhạc cổ điển là "âm nhạc bác học" vì nghe rất vô cảm, đúng nhưng dễ làm người ta xa lánh và từ này ko nói lên được điều cơ bản về nhạc cổ điển mà theo tôi đó là "âm nhạc của cảm xúc", những cảm xúc chân thành đầy trăn trở ( nó khác với cảm xúc bốc đồng mang tính bản năng ở nhạc rock), và tôi khẳng định rằng khi nghe nhạc cđ có thể ta ko hiểu được nhiều điều nhưng những cảm xúc lành mạnh là điều mà bất cứ người yêu nhạc chân chính nào cũng phải thấy.
    Theo tôi chính từ bề nổi của quan niệm ?oâm nhạc bác học? nên có 2 tình trạng ko hay:
    --------1 là những người thích ncđ vì chữ bác học và tự cho mình là một kiểu gần như thế nên thường tập trung vào những chi tiết hoa lá cành, những chuyện cải lương mang t/c rất "an ninh thế giới" của ncđ, họ nhiều thông tin nhưng thiếu cảm xúc và "có vẻ" cá tính khác người "như ncđ".
    --------2 là những người dường như chống lại xu hướng trên nên đến với ncđ một cánh (cố tình) cực kỳ ngây ngô, kiểu rất "phi bác học" và kết quả là tôi thấy lạ là sao họ lại "sử dụng" nhạc cổ điển một cánh quá phí phạm như thế.
    Các fan rock chân chính thường than thở rằng mọi người có quá nhiều thành kiến về nhạc rock, tôi thì thấy nhạc cđ còn bị tình trạng tồi tệ hơn, nhạc rock thì bị một số người chê bai coi rẻ còn nhạc cđ thì người ta nhìn với con mắt thán phục nhưng đầy xa cách. Nhiều suy nghĩ ko thật đúng về nhạc cổ điển chính là một nguyên nhân khiến nó có ít fan hơn mức nó đáng phải có.
    Chúng ta cứ tự vẽ ra hình ảnh ncđ gắn với những ông già ngiêm nghị ăn nói triết lý đầy vẻ khác người. Rồi cho rằng chỉ những người như vậy-tức là có vốn sống, từng trải thường suy nghĩ nhiều về những v/đ cao siêu khó hiểu mới có thể thấy hết cái hay của nhạc ncđ.
    Hoàn toàn phiếm diện!
    Mỗi độ tuổi có một thế mạnh riêng của nó và ko thể nói giai đoạn nào hơn giai đoạn nào được. Một người trẻ tuổi khi nghe gh của BEETHOVEN có thể chưa nhận thấy hết những giá trị nghệ thuật, các hình tượng ... ẩn sâu trong đó như những người từng trải nhưng cái cảm xúc vui sướng phấn khích, tâm trạng hân hoan trước những điều lớn lao còn đang mơ hồ như tương lai của họ đó thì quả thật phải làm bất cứ ai phải thèm thuồng, và nếu đến khi 40 hay 50 tuổi mà người đó vẫn còn nghe lại gh này thì hẳn họ phải nhớ lại đầy nuối tiếc cái cảm xúc thủa ban đầu.
    (cũng giống như trong tình yêu vậy, đôi vợ chồng già sau khi trải qua nhiều sóng gió có thể hiểu giá trị của nhau nhiều hơn trước nhưng có ai mà quên được cảm xúc khi mới yêu chứ.)
    Nhiều khi tôi nghĩ cũng thật cực đoan vì hơi buồn khi nhiều người nghĩ phức tạp về ncđ quá, những suy nghĩ khác nhau nhưng chung quy lại là đều làm cản trở người ta đến với ncđ một cách nghiêm túc nhưng tự nhiên và thoải mái.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  4. anny86lqd

    anny86lqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Anh đã nói vậy thì em ko dám bàn nữa .Ý của em chỉ là để thật sự hiểu được classic musik là ko phải dễ .Còn thích hay ko lại là chuyện khác .Vì có người ko hiểu hết nhưng ý tưởng của 1 bài nhạc vẫn thấy nó hay và vẫn thích .Cái đó tuỳ vào cảm nhận của từng người .Em cũng vậy và anh cũng vậy đúng ko ?.
    Mục đích chính của âm nhạc là nâng đỡ tâm hồn con người .Nhưng tâm hồn đó phải cảm nhận được điều đó .
    Hi vọng được làm quen với những ai yêu thích classic musik
    Nếu hỏi rằng :Em yêu ai ?
    Thì em rằng em yêu ba nè
    Thì em rằng em yêu má nè
    .........................................
  5. Van_Hung78

    Van_Hung78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, tôi chỉ là khách qua đường nhưng cũng góp đôi lời tâm sự. Tôi không phải là dân nhạc cổ điển, nhưng tôi cũng có nghe nó. Theo ý kiến của tôi thì đúng là nhạc cổ điển là thứ nhạc bác học. Vì sao nó lại bác học. Vì nó khó hiểu, không phải ai cũng hiểu nó như các loại nhạc khác, mà xét một cách toàn diện thì những gì thuộc vào hàng ít người hiểu thì đó là ... bác học.
    Ông bạn đầu không có tóc nói nghe có vẻ tinh vi con gà ri nhỉ? Ông bạn có vẻ khinh những loại người như chúng tôi, nghe mà không cảm nhận được nhạc cổ điển. Thật ra những thằng bô bô nói là mình nhìn thấy hay nghe thấy tiếng suôi róc rách, hay tiếng chim kêu líu lo toàn là những thằng nói phét. Tinh vi, chẳng qua đọc mấy quyển sách, nghe mấy ông giáo sư phát biểu đoạn này có cái này cái nọ là lập tức cũng loe toe nói theo. Tôi nghe nhạc cổ điển bao lâu trên đài FM có bao giờ thấy mấy cái đó đâu. Tôi vẫn thích nghe .
  6. ocean_blue

    ocean_blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    oái .......fans nhà ta đi đâu hết roài mà để 1 tên qua đường nghe nhạc cổ điển qua FM phát biểu lung tung lang tang linh tinh thế nhỉ
    bác dau_khong_co_toc ơi , nó bảo bác vi tính kìa ...
    nghe bác boyheobot nói chưa hả vị khach "qua đường"?
    Nhạc cổ điển mà nhiều fans thì gọi thế quái nào gọi là nhạc cổ điển. Bác OtardK khổ thân thật đó, hic hic.... bác làm em xúc động khi đọc hoàn cảnh của bác he he. Nhưng không hiểu sao cái Title của bác lại là fans của nhạc Rock nhỉ??? Nhạc rock tốn xiền lém. Vì sao các bác ko lập một thư viện nhạc cổ điển mà còn trao đổi với nhau???...
    Các bác thử hình dung một ngày fans của nhạc cổ điển đông lên thì sao nhỉ??? Há ...... như thế thì chắc các nhạc công không thể biểu diễn được khi mà ở dưới các fans nữ quá khích cứ hét ầm ĩ lên. Hic
    luon luon lang nghe luon luon thau hieu
  7. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm hết xiền ko lên được ko ngờ có nhiều bác viết quá!
    Trong truyện SÔPANH của 1 nhà văn Nga có đoạn rất hay. Cái này là đoạn sau phần 1 chương trình biểu diễn cực kỳ ấn tượng của PAGANINI ở Vác-sa-va, vào giờ nghỉ SÔPANH đã nghe được rất nhiều lời nhận xét của nhiều người, và qua thái độ của SÔPANH về những lời nx đó thì cho thấy quan điểm rất tuyệt của nhà văn (có thể suy ra về cảm nhận âm nhạc cổ điển nói chung) , các bác chịu khó đọc nhá!!!
    "...Phòng giải lao đông nghịt, ai cũng nói về PAGANINI. Nhưng ko một ai, ko một người nào có thể nói chính xác điểm gì trong diễn xuất của nhà nghệ sỹ này làm mình sửng sốt. Các nhạc sỹ sử dụng những thuật ngữ chuyên môn, và nếu đứng ngoài nghe thì có thể tưởng rằng nghệ thuật biểu diễn của PAGANINI chẳng làm họ mảy may xúc động. Còn những người ko phải nhạc sỹ thì dùng từ ngữ nồng nhiệt: "Thật vô song!" . "Thật siêu phàm!" . "Có một ko hai" , nhưng nghe vẫn có vẻ giả tạo và lạnh lùng. Tuy nhiên, cả hai loại người đó đều xúc động sâu xa.
    Xê-lin-xki bước đến gần SÔPANH, ý kiến cậu ra sao?
    - Cái tay ác ôn ấy chơi loại vi-ô-lông gì được nhỉ? Tớ thề là tớ sẵn sàng tin rằng chiếc đàn ấy là do ma quỷ tặng ông ta, còn dây đàn đã được phù thuỷ làm phép!
    - SÔPANH gượng gạo mỉn cười. Lại ma quỷ và phù thuỷ rồi - lại những từ ngữ thường xuyên nghe thấy trong những truyền thuyết thịnh hành về PAGANINI rồi! Xê-lin-xki chỉ nhắc lại theo thói quen những điều người khác nói thôi.
    Trong tay ông ta có một cây đàn Gác-nê-ri rất tốt, - SÔPANH nói: - phần còn lại là thuộc tài nghệ điêu luyện của ông ta!
    - Dĩ nhiên là những chuyện thêu dệt đấy thật vớ vẩn. Mình chỉ nghĩ rằng cả hai tay ông ta đều phát triển như nhau, hơn nữa, ông ta chắc phải làm việc như quỷ ấy! Đấy, cậu thấy ko, ko có quỷ là ko xong mà lại! - Xê-lin-xki phá lên cười và bỏ đi chỗ khác.
    SÔPANH đến gặp Ma-tu-sin-xki. Ma-tu-sin-xki cũng rất xúc động và thậm chí còn kinh hoàng nữa
    - Tớ nói cho cậu biết điều này nhá. - anh ta nói với vẻ mặt của một người phát minh được một chuyện quan trọng - Tài năng thì dĩ nhiên rồi, nhưng đối với ông ta, toàn bộ là ở chỗ các bắp thịt có cấu tạo đặc biệt
    - Ma-tu-sin-xki đã học được tròn một năm tại khoa y và do đó đã xem xét sự vật theo kiểu riêng của anh.
    - Thế thì sao? - SÔPANH đáp lại một cách lơ đãng - Chẳng lẽ vấn đề là ở đấy? Nhưng đừng có nghe tớ, hôm nay tớ ăn nói ngốc nghếch lắm đấy. Anh khoác tay Ma-tu-sin-xki để bù lại thái độ thiếu niềm nở của mình
    Tại quán căng tin, anh nhìn thấy Lút-vi-ca và nhà luật học trẻ tuổi Ca-la-xan-ti. Chàng thanh niên cao lớn, vai rộng và nghiêm trang này hoàn toàn phụ thuộc vào Lut-vi-ca, và anh đang giảng giải điều gì đó cho chị.
    - ... Còn về phần tôi - Ca-la-xan-ti vừa tiếp tục câu chuyện với Lut-vi-ca vừa gật đầu chào SÔPANH và Ma-tu-sin-xki.
    - Như tôi cảm thấy thì trước kia, các nhạc sỹ say sưa hơn đến những ý tưởng chung. Giờ đây, họ bắt đầu quan tâm đến những chi tiết trong đời sống nội tâm vủa chúng ta...
    ... Ko phải người nhạc sỹ nào cũng biết khai thác ở nhạc cụ của mình những khả năng phong phú chứa đựng nên trong. Hôm nay PAGANINI đã cho chúng ta thấy thế nào là đàn vi-ô-lông. Trước đây chúng ta ko có khái niệm gì về nó.
    Tất cả những điều đó đều đúng và thông minh, nhưng vẫn chưa diễn tả được đầy đủ ý của Ca-la-xan-ti. Anh có một ý kiến đúng hơn nhưng anh giữ cho riêng anh. Anh phải nói thế này mới đúng:
    - Trước buổi tối hôm nay tôi đã yêu Lut-vi-ca, nhưng tôi còn chưa biết cô ấy cũng như tình cảm của tôi sâu nặng đến mức nào. PAGANINI đã chỉ cho tôi thấy là cô ấy tuyệt đẹp và tôi chung thuỷ với cô ấy đến mức nào!.
    Nếu như PAGANINI được nghe những lời nói như vậy về âm nhạc của ông thì điều đó sẽ làm ông sung sướng hơn tất cả những lời khen ngợi chung chung của đám người sùng bái ông và những bài miêu tả tràng giang đại hải của các nhà phê bình... "

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  8. tungngoc_rcl

    tungngoc_rcl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Quả thật, nhạc cổ điển là một loại nhạc kén người nghe. Đối với những người ưa thích nhạc trẻ, nhạc cổ điển hình như là loại nhạc giành cho những mẫu người cổ điển.Nó khó hấp thụ hơn nhiều so với Pop, Hiphop, Dance...Tôi không nhận mình là một fan của nhạc cổ điển mặc dù tôi nghe rất nhiều,đơn giản vì tôi không muốn dùng chữ fan. Tôi yêu nhạc cổ điển bởi vì tôi hiểu được những gì nhạc sỹ muốn truyền tải qua tác phẩm của mình, tôi yêu nhạc cổ điển vì tôi cảm thấy những nỗi buồn, những mệt mỏi đều tan biến theo mỗi bản nhạc. Nhưng tôi không phải là mẫu người cổ điển. Bạn nghĩ sao khi biết rằng ngoài nhạc cổ điển, tôi còn nghe rock. Tôi cũng say mê rock như say mê nhạc cổ điển. Tôi không hy vọng nhạc cổ điển sẽ thu hút được một số lượng fan lớn như các loại nhạc khác. Dù có ít fan, nhạc cổ điển vẫn sống, âm thầm và bí ẩn như đúng chất nhạc của nó.Mỗi người có một sở thích khác nhau, không thể bắt một fan nhạc trẻ nghe nhạc cổ điển và cũng không thể nghĩ rằng mình nghe nhạc cổ điển mới gọi là biết nghe nhạc, còn nhạc trẻ chỉ là của những kẻ không biết thưởng thức âm nhạc.Bản thân tôi cũng dị ứng với nhạc trẻ Việt Nam. Tôi không thấy những bài hát với giai điệu dễ nghe, dễ thuộc, với những ca sỹ ăn mặc tuỳ hứng nhảy nhót trên sân khấu là hay, nhưng đó là lựa chọn của các bạn khi bạn thấy nó phù hợp với mình. Giải thích vì sao nhạc cổ điển có ít fan như vậy thật khó. Ai cảm thấy nó phù hợp với mình thì yêu quý nó, còn nếu không thì có biết bao nhiêu thể loại nhạc để bạn lựa chọn cho phù hợp với cái lỗ tai của mình. Tôi yêu nhạc cổ điển và rock. Tôi không cần thể loại mình yêu thích có nhiều fan hơn nữa. Chỉ cần tôi vẫn còn nghe nó, vẫn còn thấy nó là chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn mình, thế là đã quá đủ rồi.
  9. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ông anh Van_Hung78 đọc bài của em kiểu gì đó chứ, hiểu sai hết cả. Em đã bảo từ "bác học" là đúng - nhưng - dễ - làm - người - ta - xa - lánh, từ đó chẳng phải là rất phân biệt sao, "âm nhạc của cảm xúc" ko thể khái quát rộng về ncđ nhưng rất thích hợp khi "quảng cáo" cho những người chưa nghe, nó ko phân biệt trình độ có học nhiều hay ít, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, giàu hay nghèo, hay ở bất cứ lứa tuổi nào... cảm xúc thì ko thuộc "sở hữu" hay gắn vớí bất cứ giai cấp, tầng lớp nào, người giàu có thực sự là người giàu cảm xúc lành mạnh.
    Em đâu tinh vi mà chỉ... cho mình là đúng thôi. He he! Ai bảo là em khinh những người như ông anh, loại người mờ ông anh nói thì em cũng rất ghét ( thì chả là tình trạng 1 em nêu ở bài trên còn gì), nhưng cũng phải phân biệt là chuyện "văn tả cảnh" ko hoàn toàn là phét.

    - VD trong các gh của BEETHOVEN thì gh số 6 "đồng nội" gợi nên nhiều bức tranh phong cảnh thiên nhiên. tên của các chương cũng nêu rõ:
    1 - Niềm vui trở về nông thôn.
    2 - Cảnh bên bờ suối.
    3 - Cuộc tụ họp vui vẻ của dân làng.
    4 - Giông tố.
    5 - Bài ca mục đồng.
    - Hay như gh thơ Vltava của SMETANA chính tác giả giải thích rất rõ về hành trình của dòng sông, "chảy qua thảo nguyên và cánh đồng - nhân dân đang mừng ngày hội... dưới ánh trăng những nàng tiên cá đang múa điệu Khôrôvớt..."
    - Hoặc gần hơn là trường phái "ấn tượng" trong âm nhạc, diễn tả những ấn tượng thoáng qua của thiên nhiên thường ko có những đề tài kịch tính. VD DEBUSSY với La mer (3 phác thảo gh "Biển") đó là một bức hoạ khách quan về thiên nhiên biển cả, rất sinh động giàu màu sắc phong phú.
    ...
    Nói chung là phải tôn trọng tư tưởng của tác giả, mà ncđ phong phú ở chỗ đó, tp thì gợi lên những tư tưởng trừu tượng, tp lại gợi lên cảnh vật cụ thể... nếu cái gì cũng cứ suy diễn ra cảnh trời mây trăng gió như một số người, dẫn đến làm sai lệch hẳn nội dung của tp thì tất nhiên là rất dở. Nhưng nếu ghét kiểu đó quá rồi ko thừa nhận khía cạnh này trong ncđ thì cũng mất phong phú đi.
    Còn chuyện giáo sư, sách vở, thì chính ông anh cho từ bác học là đúng và khó hiểu vậy thì để hiểu được những thứ bác học ông anh phải làm gì? Chắc chắn là qua sách vở hoặc nghe người khác nói rồi, em cũng vậy và nhiều người cũng thế. Vấn đề là thông tin, nhất là về nghệ thuật thì có rất nhiều, nhiều loại nhiều chiều, mỗi người một phách (có sai có đúng) nên quan trọng là mỗi người phải tự chọn lọc cho mình những gì thấy hợp lý và tiến bộ nhất, đồng thời tự cảm nhận để có cái nhìn thật đúng. Với em thì thông tin có thể ko bằng ai nhưng thái độ với nghệ thuật thì chẳng có gì phải hổ thẹn.
    Bác học = khó hiểu là rất bề ngoài, suy cho cùng bác học gì cũng chỉ để phục vụ cuộc sống của con người, cho cuộc sống của những người bình thường nhất được dễ dàng hơn. Internet bác đang dùng ko phải là 1 thứ "bác học" sao. Mọi suy nghĩ phức tạp của con người đều chỉ để giải quyết những mục đích hết sức đơn giản.
    Sao tui lúc nào cũng viết dài thế này nhỉ, bà con thông cảm nhá!!!

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  10. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    He he, tớ cũng nghe cổ điển, nhưng không cần biết sông suối, sấm chớp gì cả. Thích thì nghe thôi. Âm nhạc theo tớ hay trước hết là bởi giai điệu.
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý

Chia sẻ trang này