1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao nhạc cổ điển ít fans

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi boyheobot, 28/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Ô hô. Rõ ràng đêm quá em vừa post bài xong trước bài của dau khong co toc ma. Sao lại biến mất thế này? Bắt đền TTVN đó oa oa...... ai lại xoá bài của em, hay là mày xoá bài của tao hả đầu không có tóc, chỉ có mày biết pass của tao.
    Bản thân em thì không hề có ý chê bai các bác nghe nhạc cổ điển mà không ?onhìn? thấy cái gì. Vì em nghĩ có thể bác sẽ có cảm nhận riêng, khác, mà quan trong chung quy cũng là yêu nhạc cổ điển. Như người mù không nhìn thấy gì nhưng họ lại nghe được rất tốt không gian bên ngoài. Còn các bác nghe nhạc cổ điển có thể không ?onhìn? thấy ... nhưng lại có thể ngửi thấy ?ocái gì đó? thơm thơm thoang thoảng thum thủm he he

  2. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, ngay sau khi có bài của bạn được post đã có than phiền gửi cho mod và admin khu vực Âm nhạc, phản đối việc bạn xưng mày tao, dù là với một đối tượng cụ thể là dau_khong_co_toc. Thuongnguyen đã đọc kỹ bài của bạn và quyết định không sửa chữa mà xoá bài. Bởi, đoạn viết đó bạn hướng tới sự đùa trêu dau_khong_co_toc là chính, nội dung thông tin không phù hợp với chủ đề này. Thêm nữa, đúng như nội dung than phiền, việc bạn xưng tao mày riêng tư như thế trên diễn đàn sẽ khiến những người đọc sau rất khó chịu. Bên cạnh đó, nghiêm túc mà xét đoán thì đoạn viết đó đầy đủ tính chất một spam. Mod và admin có quyền xoá mà không cần thông báo. Đã định gửi tin nhắn nhắc bạn nhưng tiện đây, nói luôn vậy!
    Thông cảm nhé. Và đề nghị lần sau bạn rút kinh nghiệm! Bài đang được trích lại này cũng cần là bài phải rút kinh nghiệm đấy!
    Mời mọi người tiếp tục bàn luận. Bình tĩnh, tự tin, không cay cú... Cấm chỉ đả kích cá nhân ạ! Không có chuyện đó đâu nhỉ? Đây là box Nhạc cổ điển mà lại...
    PS: to robbger: Cái gì thế này: mày xoá bài của tao hả đầu không có tóc, chỉ có mày biết pass của tao. Quy định về mod dùng chung nick đâu ý nhỉ? Đổi pass nhanh và bảo mật đi nhé! Có chuyện gì xảy ra là TN không chịu trách nhiệm đâu đấy. Bác admin độc lập hay ghé thăm Nhạc cổ điển lắm...

    Magic Blue
  3. anny86lqd

    anny86lqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    To anh đầu ko có tóc :Cuốn Chopin đó em cũng đọc rồi và rất thích ,ngoài ra cuốn Paganini và cuốn Beethoven cũng rất hay .Em còn nhớ là hình như có cả 1 series phim về các nhạc sĩ nữa,mà ko nhớ là xem hồi nào.
    P.S: Ở đây ko có ai ở ĐN thật à ?
    Nếu hỏi rằng :Em yêu ai ?
    Thì em rằng em yêu ba nè
    Thì em rằng em yêu má nè
    .........................................
  4. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Đính chính nhé, em không phải là mod đâu, em chỉ là dân thường nhưng không hiểu ai dính cho em cái chức đó, em chịu, em chỉ là mod ngày xưa còn nay thì khoong, sẽ rút kinh nghiệm không xưng hô vây nữa vì quen nông thôn quê nhà , he he. Có gì phản hồi gửi PM cho em, đừng post vào đây, loãng diễn đàn.
  5. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Có ai xem chương trình "St.Petersburg Night" - Waldbuhne in Berlin năm 97 chưa, tui rất thích tổ chức hoà nhạc kiểu đó, khán giả đông ko kém gì đi xem nhạc pop ngồi chật kín cả sân, mà nếu chỉ chiếu qua khán giả ko phát tiếng thì chắc chả ai nghĩ đó là buổi hoà nhạc cổ điển do Zubin Mehta chỉ huy giàn nhạc gh Berlin, rồi có cả Barenboim nữa chứ.

    Mọi người xem ở dưới rất thoải mái ăn mặc như ở nhà, ngồi la liệt hoặc đứng trên cỏ vừa ăn uống vừa nghe, mà chương trình chẳng bị loãng đi tí nào, cách biểu hiện tự nhiên sôi nổi của khán giả dường như còn làm giàn nhạc biểu diễn phấn khích hơn nhiều, nhìn mặt ông Mehta lúc nào cũng toe toét vui hẳn lên, trái với những buổi hoà nhạc trong các nhà hát kiểu cổ, từ ăn mặc cho đến phong thái ngột ngạt ko chịu nổi.
    Nhìn cảnh đó tôi cũng muốn được dự một buổi hoà nhạc với toàn các fan cđ trẻ kiểu như thế, chắc chắn sẽ vui ko thể tả được.
    Công nhận tui thấy mặc áo đuôi tôm thắt nơ trông thật chán, cứ com lê ca la vát như dàn nhạc Berlin hay Viena bây giờ còn đỡ, Hehe! tui cứ tưởng tượng ra cảnh các nghệ sỹ mặc sơmi ca rô sắn tay lên biểu diễn trông thật thích, giống như ở mấy quán bar ý, thế lại hay (nhưng mà làm gì có chuyện đó cơ chứ). Tui nhớ cũng có một trường hợp gần gần như thế là ở Liên Xô trước đây, Evgeny Kissin khi còn nhỏ đã mặc áo đồng phục đi học đeo khăn quàng đỏ biểu diễn trong buổi hoà nhạc lớn. Xem mấy cái đĩa quay cảnh nghệ sỹ thu âm ăn mặc hiện đại cũng vậy, trông thật khoẻ khoắn.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  6. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    To anny86lqd: Đúng là như mình chưa biết nhiều thông tin về cđ lắm và trong điều kiện ít khi có tài liệu nên vớ được cái gì về nhạc cđ (mà ít bị ảnh hưởng bởi giọng điệu có tính cá nhân chủ quan) thì đêù thấy khoái cả. Nhưng mà tui thấy trong mấy cái đó truyện CHOPIN là hay nhất vì nói chung đủ cả 3 yếu tố: đọc hay, nhiều thông tin, và có tính định hướng. Tác giả viết rất được, tính cách nhân vật thì rõ ràng hấp dẫn, những mối tình của Sôpanh, nhất là với Gióc-giơ-xăng nhiều cảm xúc và cũng phức tạp. Đọc thích vì nhiều quan điểm về âm nhạc đúng và thú vị hết sức, những người mới tiếp xúc với ncđ sẽ có được cái nhìn trong sáng và khá nghiêm túc. VD như đoạn tui post hôm trước thì những ý kiến đó ko phải là do tác giả tự nghĩ ra mà thực tế có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tài liệu nói vậy, chúng là những suy nghĩ khá nổi bật về PAGANINI, chẳng hạn như chuyện nhiều người tập trung vào chiếc đàn Các-nê-ri hay phân tích đặc biệt về cơ bắp, họ tìm hiểu rất sâu về những cái đó, đề cập nhiều đến chúng khi nói về Paganini và cố làm mọi người tin rằng những thứ đấy mới là chủ yếu làm nên kỹ thuật kinh người của ông, tất cả trong truyện được nói ra hết sức tự nhiên qua các nhân vật thật sinh động. Rồi tác giả nhờ Sôpanh đưa ra cái nhìn đúng nhất, loại bỏ các yếu tố giật gân và bề ngoài.
    Mấy truyện kia đa số chỉ mang tính thông tin đơn thuần, nhất là mấy phim thì thông tin cũng ít mà chủ yếu chuỵên linh tinh là nhiều mà chẳng biết bao nhiêu phần trăm sự thật nữa.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

  7. dragon_blanc

    dragon_blanc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    0
    giớ trẻ hiện nay có xu hướng hiện đại hoá,nhưng vẫn còn 1 phần lớn mong muốn về vẻ đẹp cổ điển,em nằm trong số đó!!!!!!!!!nhạc cổ điể mới đúng là âm nhạc,khi nghe người ta có thể thấy linh hồn người nghệ sĩ bên trong,còn nhạc vn bây giờ chỉ hiểu phần lời,thế thì nghe nhạc thiếu nhi còn hay hơn
    Chữ ký không hợp lệ!
    Được thuongnguyen sửa vào 10:56 ngày 15/05/2003
  8. nhimnhim81

    nhimnhim81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    1.662
    Đã được thích:
    0
    Đêm mất ngủ nằm nghe nhạc cổ điển mới hiểu rằng mình yêu cái thể loại này thật chí lý, chí lý! Nhạc cổ điển ít fans chẳng phải do phong cách trình diễn, cũng chẳng phải do trang phục của các nghệ sĩ, chẳng phải do họ xấu xí hay xinh đẹp, to béo hay thon thả, chẳng phải do khi hát họ cứ há miệng tròn vo...đơn giản chỉ là do nó khó tiêu hoá, không phù hợp với gu âm nhạc của giới trẻ VN.
    Nhật nguyệt trên cao
    Ta ngồi dưới thấp
    Một dòng trong veo
    Sao lòng còn đục...
  9. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    "vì sao nhạc cổ điển ít fans", cái bác boyheobot này sang đây đùa đùa thế mà lại đưa ra một câu hỏi hấp dẫn phết. Mọi người nói đều chí lý cả, còn với mình việc tìm ra những nguyên nhân cơ bản nhất giải thích hiện tượng này thực ra ko mấy quan trọng, vì việc nhạc cổ điển ít fan là điều hiển nhiên với những lý do lồ lộ.
    Nhưng chắc mọi người cũng thừa nhận rằng thực tế là nó (nhạc cổ điển) đáng phải có nhiều người thích hơn bây giờ, vì rõ ràng là nhiều bác ở box ta trước đây ko thích nhạc cổ điển nhưng sau đó lại rất yêu nó - cũng có nghĩa là đang có nhiều người có thể hợp với nhạc cổ điển nhưng chưa nhận thấy điều đó.
    Khi thích thú trước một bản nhạc tuyệt hay, mình thường nghĩ giá như có một người bạn có thể nghe nhạc cổ điển cùng mình và chia sẻ những cảm xúc (khó nói) đó thì hay biết mấy, nhưng tiếc là mấy thằng bạn thân chẳng có thằng nào thích nghe cả, chắc nhiều người cũng có chung cảm giác này chứ ?
    => Trong topic này, mình chỉ nghĩ đến việc là tìm ra những nguyên nhân sai lầm , những thành kiến nào khiến người ta ngại nghe nhạc cổ điển, ko muốn thử nó một cách nghiêm túc. (vì nếu ko có ngững suy nghĩ cố hữu đó thì biết đâu đứa bạn thân của ta lại cũng đã thích nhạc cổ điển như ta rùi)
    Còn đối với khi đã thích ncđ rồi thì mình lại nghĩ đến những suy nghĩ nào cản trở chúng ta hưởng thụ được hết, thưởng thức được tương đối toàn vẹn các tác phẩm cổ điển, bởi vì giá như ko có những suy nghĩ đó thì chắc hẳn số lượng tác giả và tác phẩm mà ta yêu thích sẽ tăng lên gấp nhiều lần, và ta sẽ thích 1 bản nhạc vì nhiều lý do hơn trước (mà ko chỉ đơn thuần ở giai điệu), do đó ta sẽ yêu thích nó hơn trước đây.
    => tất cả làm niềm vui mà chúng ta có được từ nhạc cổ điển sẽ tăng lên gấp bội.
    Thế nên việc quan tâm đến những thứ khác ngoài giai điệu ko phải là nhọc công, đúng là "mệt" (nhất là đối những kẻ nghiệp dư như mình và một số người) nhưng cái được sẽ rất lớn đấy ạ.
    Việc nghe nhạc tự nhiên đúng là rất tốt, nhưng mình nghĩ có một quy luật chung là có thể khi còn trẻ ở một bản nhạc chúng ta chẳng cần quan tâm đến những thứ khác làm gì, vì bản thân vẻ đẹp của giai điệu đã làm thoả mãn ta rồi, điều đó là đúng, nhưng nếu vẫn còn trung thành với nhạc cổ điển thì sớm muộn gì thì việc mà bây giờ ta coi là "mệt" đó sẽ xảy ra, nhưng chắc chắn là rất tự nhiên thôi.
    Theo mình đó cũng chính là đặc điểm của nhạc cổ điển. Và vì thế nên một bản nhạc nói riêng và nhạc cổ điển nói chung có thể gắn bó với người ta cả cuộc đời ( vì đáp ứng được những cấp độ suy nghĩ khác nhau ở mỗi lứa tuổi...)
    (Buổi trưa vừa viết bài vừa nghe nhạc thích thật mọi người ah)


    "Oh, I got plenty o' nuttin'
    An' nuttin's plenty for me.
    I got no car, got no mule, got no misery..."

  10. cogaiphuongdong2000

    cogaiphuongdong2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng thích nghe nhạc cổ điển lắm. Nhưng khổ nỗi, nghe thì nghe chứ tui cũng không hiểu lắm về nhạc cổ điển. Chắc do người ta nói nhạc cổ điển là loại nhạc dành cho bác học.
    Hu hu...Thế có tội không cơ chứ

Chia sẻ trang này