1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÌ SAO NHƯ THẾ NHỈ???

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 18/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VÌ SAO NHƯ THẾ NHỈ???

    THẾ GIỚI VI SINH VẬT ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HIỆN RA SAO NHỈ?

    Vi sinh vật (vsv) là sinh vật xuất hiện sớm nhất trước trên trái đất. Vào khoảng 3,2 tỷ năm về trước, chúng đã sống âm thầm trên hành tinh của chúng ta. VẬy mà chúng llại là những sinh vật đưọc phát hiện chậm nhất. dù cho ng ta đã từng sử dụng chúng trong nghề nấu rượu. làm giấm, nhưng chúng là những sinh vật rất nhỏ, mắt thường không thấy được, nên một thời gian dài hầu như ko ai để ý đến chúng.
    mãi cho đến cách đây hơn 300 năm, sau khi kính hiển vi (khv) ra đời (1), tình hình mới có những thay đổi về cơ bản. nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra vsv bằng khv là Antony van Leeuwenhoek, ng Hà lan. năm 1348, Leeuwenhoek 16t, anh thôi học dể đi làm cho một cửa hàng tạp hóa nhỏ trong 6 năm, sau đó làm nghề gác cổng ở toà Thị chính. Ông dùng thời gian nhàn rỗi để mài các thấu kính. Leeuwenhoek đặt các thấu kính được mài cẩn thận, kích thước khác nhau, cố định trên 1 giá kim loại có vít điều chỉnh khoảng cách ở giữa, tạo ra 1 khv, phóng to 200lần. Lúc bây giờ đây là cái kính tinh xảo và tốt nhất.
    Vào năm 1683, Leeuwenhoek đã dùng khv của mình quan sát nước mưa, nước giếng. nước bẩn, thậm chí quan sát cả bựa răng của mình. Ông thật không tin vào mắt mình nữa, cả 1 thế giới kỳ lạ hiện ra, tựa hồ như trong vườn bách thú, với nhiều sinh vật có muôn hình vạn dạng. có con như chấm tròn, hình que, hình gãy khúc, con có đuôi... Chúng bơi lội tung tăng... Ông rất xúc động, và đã vẽ lại những gì mình quan sát được.
    những kết quả của Ông được gửi tới Học hội Hoàng gia Anh, rất có uy tín trong giới khoa học Châu Âu. Ban đầu họ nghi ngờ các báo cáo của ông nhưng về sau họ hoan toàn tin phục.
    Thế giới của những sinh vật nhỏ bé được Leeuwenhoek mô tả đã gây rung động thế giới. Đây đúng là 1 sự kiện lớn trong lịch sử sinh học, vì những sinh vật nhỏ bé này là vi khuẩn. ngày đó Leeuwenhoek chưa thấy được hết ý nghĩa quan trọng những phát hiện của mình. Ông gọi những sinh vật đó là những động vật nhỏ.
    Một trăm năm sau, Louis Pasteur nhà sinh học ng Pháp mới hoàn toàn vén bức màn bí mật về vi khuẩn.
    Song song với sự phát triển của kính hiển vi, độ phóng đại ngày càng tăng, ví dụ như kính proton có độ phóng đại từ 1 vạn đến mấy chục vạn. Thế giới vi sinh vật đã dần hiện rõ dưới mắt ng quan sát!

    (1)KHV đầu tiên do hai ng thợ làm kisnh mắt
    ng Hà Lan Zacharias và Hang Janisen sáng
    chế năm 1590
    (2) ngày độ phóng đại của khv hiện đại trên
    1triệu lần.

    Chú ý: Topic này để tuyển tập những câu hỏi "Vì sao" lý thú, hoặc những hiện tượng tự nhiên xung quanh ta, các bạn hãy hợp tác!



    BachHop


    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:40

    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:52
  2. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    hiện giờ em đang rất muốn có một cái kính hiển vi nhỏ nhỏ ở nhà nhưng chưa được, các bác biết không, hồi năm lớp 7 hay 8 gì đó em được nhìn kính hiển vi lần đầu tiên, em mê tít thò lò ngay. từ đó em chỉ mong mình có 1 cái kính để xem tất cả cái gì mà mắt thường không thấy được!!!!
    nhưng vẫn còn một vấn đề nữa, có bác nào biết cách nhuộm mẫu không???
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    nhuộm mẫu vi khuẩn, mốc, nấm men thì chị biết vài kiểu đấy. Em muốn hỏi kiểu nào, hoặc em chờ đi, vài hôm tới chị sẽ post bài về nhuộm mẫu vi sinh!

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VIRUS LÀ SINH VẬT NHỎ NHẤT CHĂNG??
    Cuối thập niên 60, giới học thuật còn cho rằng : virus là sinh vật nhỏ nhất. Virus được phát hiện vào năm 1892 do nhà khoa học ng Nga trẻ là Ivannopxki khi ông nghiên cứu về bệnh khảm ở vỏ cây thuốc lá. Virus quả là nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử có độ phóng đại từ mấy vạn đến mấy chục vạn lần.
    cấu tạo virus rất đơn giản. Cả cơ thể chưa phải là 1 tế bào hoàn chỉnh. Đa số virus ngoài 1 lõi được cấu tạo từ acid nucleic ra, chỉ có 1 lớp vỏ protein, Virus không thể sống đơn độc, khi chúng lọt vào loại tế bào nào đó, chúng rất năng động. Chúng là loại vốn ăn sẵn.
    Nơi nào có sinh vật nơi đó hầu như có vết tích của virus. Chủng loại virus rất nhiều. một loài virus nào đó chỉ có thể tồn tại và ký sinh trong một loại tế bào nhất định. ví dụ, virus viêm não chỉ sống được trong tế bào não.
    Virus tuy nhỏ nhưng cũng cóhình dạng nhất định. có con giống như chiếc que, có con lại là khối đa diện, có con giống như nòng nọc. Đa số virus đều gây tai họa cho ng và động thực vật, Nhưng cũng có một số virus ko gây bệnh ng ta gọi chúng là virus mồ côi.
    Đến năm 1971, sau khi giải đáp được nguyên nhân gây bệnh đối với bệnh củ khoai tây hình thoi, khái niệm virus là sinh vật nhỏ nhất mới dược bác bỏ. Mầm gây bệnh ở củ khoai tây và bệnh lùn ở thực vật là loài sinh vật nhỏ hơn cả virus. So với virus nhỏ nhất đã biết, chúng còn nhỏ hơn 80 lần. Người ta gọi chúng là "virion", cơ thể chúng đến thành phần quan trọng là protein cũng không có! chúng được tạo thành từ acid nucleic gồm không quá 150 nucleotid. Có thể coi virion là sinh vật nhỏ bé nhất mà loài ng đã tìm thấy.

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VÌ SAO MỘT SỐ VI SINH VẬT NHẬN BIẾT ĐƯỢC HƯỚNG CỦA TỪ TRƯỜNG??
    Cách đây hơn 10 năm, F.F.Blackman, một nhà sinh học người Mỹ , trong 1 lần thí nghiệm ngẫu nhiên phát hiện ra một loài vsv có khả năng xác địng phương hướng. Những vsv này ko hẹn mà đều di động về một hướng nhất định, tựa như có người chỉ huy chúng. Blackman bị cuốn hút vào hiện tượng này. Ông quên ăn quên ngủ, quan sát, suy ngẫm, thử nghiệm nhiều đêm thao thức. Cuối cùng phát hiện ra những con vi khuẩn này chuyển động theo hướng của đường sức từ trường,
    Cho đến nay, ng ta đã phát hiện hơn 10 loài vi khuẩn có khả năng hưóng từ như vậy, Vì giống loài của chúng khác nhau, hình dạng khác nhau, nên các nhà khoa học tạm thời căn cứ vào đặc điểm chung này mà gọi là "vi khuẩn nam châm"
    Vi khuẩn nam châm (vknc), trong cơ thể chứa đầy các hạt thành từng cụm màu đen, Những hạt này quan phân tích bằng tia X và tia gama được biết, đó là các phân tử oxid sắt, được bao bọc bởi một màng mỏng chất hữu cơ, có một lớp điện tử mật độ thấp. Những hạt này giống như những "la bàn" trong cơ thể vi khuẩn, giúp cho chúng nhận biết được phương hướng.
    Blackman quan sát dưới kínhhiển vi có độ phóng đại lớn, và thấy rằng, phần đầu của vknc có bộ phận xúc giác hình thoi có tác dụng như cần ăngten. Dưới tác dụng của từ trưòng, xúc giác này dao động giúp cho vi khuẩn tiến lên được.
    "La bàn" của vknc không phải sinh ra là có sẵn. sau khi chúng được sinh ra, được hấp thu các ion sắt tan trong nước, thông qua các phản ứng khử phức tạp xảy ra trong cơ thể, mới dần được hình thành. Bởi vậy, nếu vknc ko sống trong môi trường có sắt thì chúng ko thể đẻ ra những thế hệ sau có la bàn.
    nếu đời sau của chúng lại được sống trong môi trường có Fe, sau 1 thời gian thích ứng, chúng lại dần dần có "la bàn" giống như bố mẹ chúng d, trở thành vknc.
    Trên trái đất hầu như ,mọi nơiđều có dấu vết của vknc. chúng thuộc vi khuẩn yếm khí, nên chúng thường trú ngụ tại bùn sâu, ở nơi tăm tối u ám. tính hướng từ , chính là giúp vi khuẩn nam châm tìm đến những nơi thiếu oxi. Khi chúng bị đưa lên mặt nước thì những chiếc la bàn sẽ giúp chúng xác định phương hướng, giúp chúng lặn theo hướng đia của tư trường. trở lại nơi thiếu oxi.
    Nghiên cứu của Blackman đã gây chấn động giới khoa học. các chuyên gia vi sinh học cho rằng, chúng là đối tượng làmthí nghiệm hiếm có để tìm hiểu bí mật của từ tính sinh học. Mặt khác, có thể dùng đặc điểm của chúng để mời chúng tham gia "tìm quặng", mời chúng tham gia phân ly nguyên tố Fe trong hợp chất, mời chúng làm cộng tác viên trong ngành luyện kim và nghiên cứu khoa học. Hiện nay các chuyên gia di truyền đang dang tìm cách cấy gene tạo hạt từ vào trong các vi sinh vật có ích trong sản xuất để phục vụ nhân loại!

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VÌ SAO NHÌN MÀU XANH THƯỜNG XUYÊN LẠI CÓ LỢI CHO MẮT?
    Mọi vật thể bên ngoài đèu có màu sắc nhất định. Con ng chủ động tác động tới làm cho vật thể xung quanh có màu sắc đa dạng hơn, hài hoà..Màu sắc đẹp làm cho con ng nảy sinh những tình cảm tốt đẹp.
    Màu sắc 1 khi quá sặc sỡ, làm cho con ng sống trong môi trường đó có cảm giác mệt mỏi. Màu sắc quá trầm, kéo theo là tình cảm con ng thầm lặng. Màu đỏ, màu vàng chói chang làm cho ng ta hoa mắt. Còn như màu xanh của cây lá, của trời biển để lại trong lòng ng cảm giác êm dịu, yên tĩnh.
    sự phản xạ lại các tia sáng cũng như sự hấp thụ đối với các màu khác nhau quá rõ. Đối với màu đỏ phản xạ lại các tia sáng tới 67%, màu vàng tói 65%. Màu xanh lá cây phản xạ 47%, màu xanh da trời chỉ phản xạ 36%. Do màu đỏ và màu vàng phản xạ lại các tia sáng khá mạnh, nen ng xem lâu dễ hoa mắt và mệt mỏi. Màu xanh lá cây và da trời hấp thụ tia sáng nhiều hơn, mà phản xạ ít hơn. Nó tương đối phù hợp với các tế bào thần kinh ở võng mạc, cũng như thần kinh thị giác ở võ não trong hệ thần kinh của con ng.
    Màu xanh của lá cây, màu xanh lục và màu xanh nói chung ko những có hể hấp thụ tia tử ngoại có hại cho mắt khi có những ánh sáng mạnh chiếu tới, đồng thời giảm đi độ chói mắt. Cho nên nhìn màu xanh có lợi cho mắt
    ví dụ như sau học tập, làm việc căng thẳng phóng tầm mắt vào những hàng cây ở phía xa xa, sự mệt mỏi, căng thẳng sẽ dịu đi. cho nên bạn nên bảo vệ mắt đơn giản bằng cách ngắm nhìn cây xanh quanh ta!!

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VÌ SAO DDT BỊ CẤM SỬ DỤNG??
    DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng nhiều năm qua. Công thức hóa học là C14H9Cl15, tên khoa học là dichloro-diphenyl-tricloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá ng Thuỵ sĩ Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ ra có tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt sâu bọ có hại trong nông nghịêp. DDT không chỉ có chiến công hỉên hách trên cánh dồng bao la mà còn lập những chiến công hỉen hách trong Chiến tranh Thế giới lần 2, ng ta sử dụng DDT để tiêu diệt bọ chét, giúp binh sĩ chiến đấu tại Bắc Phi thoát khỏi nạn thương hàn (mà bọ chét là vật lây). Tiếp đó tổ chức y tế Thế giớiđã dùng để diệt muỗi thu được thành công trong việc chống sôt rét.. với thành tích đó DDT đã là vua của những thuốc trừ sâu năm 1948, Ông Muller đã được nhận giải Nobel về hoá học.
    Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án tử hình và cấm sử dụng. Nếu Muller còn sống chắc ông cũng lớn tiếng chất vấn là DDT có tội gì???
    Việc gì cũng có nguyên nhân của nó, khi mới ra đời DDT rất mạnh nhưng mười mấy năm sau đã có những công trùng ko sợ DDT. Đến năm 1960 đã có 137 loại công trùng có hại nhờn thuốc DDT. chưa hết DDT còn giết chết 1 số loại chim ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương dối ổn dịnh, khó bị phân huỷ trong môi trừong tự nhiên, xâm nhập vào cơ thể các loại chim, theo hệ thống nước, thực vật phù du, đông vật nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ nhỏ ko đáng kể nhưng khi vào cơ thẻ động vật nồng đọ tăng lên hàng triệu lần khiến chim bị chết.
    Cũng do sử dụng rộng rãi, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào con ng, phá huỷ nội tiết tố giới tính của con ng, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng công năng của gan. Hậu quả này cũng ngoài dự kiến của con ng.
    DDT đã bị toàn thế giới ngưng sản xúat nâm 1974, nhưng hậu qủa của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong khôngkhí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong nước biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân huỷ hết.

    BachHop
  8. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    hồi năm em lớp 10, có bà cô kia đến trường em nói về môn Phân Loại (mới nói về fân loại Thực Vật thui). Bả nói là 1 số rong tảo ở dưới đáy biển rất sâu có màu đỏ để nó hấp thụ được những bước sóng dài của ánh sáng đỏ. Nhưng mà theo em bít thì lục lạp có màu xanh thì 0 hấp thụ ánh sáng xanh => rong tảo có màu đỏ làm sao hấp thụ được ánh sáng đỏ!!! Em cãi hoài mà bả 0 nghe!! Quê!!
    Chị Bh nói câu công bằng cho em đi. Tại sao rong tảo ở tầng đáy sâu lại có màu đỏ?? Làm sao rong tảo ở tầng đáy sâu quang hợp được khi mà các tầng nước cứ hấp thụ dần các bước sóng của ánh sáng??

    Dolphin
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Chị B.H, nói tiếng công bằng hở???? hic hic công bằng??? Không dám đâu, ng kia là Cô giáo được mời về mờ???.
    Thôi thì để chị B.H nói theo chị B.H thôi, em nhé!!!
    Trong thực vật tồn tại nhiều sắc tố khác nhau. Ở thực vật bậc cao có diệp lục tố, ở tảo đỏ có phicobilin. Tuy nhiên, đóng vai trò trực tiếp trong quang hợp là diệp lục tố nhóm a (Cha).
    Diệp lục tố có phổ hấp thu rộng rãi trong suốt phổ ánh sáng trông thấy và có cực đại ở gần cuối hai phía của dãy phổ này (nếu B.H nhớ ko nhầm là từ 300-700). Tuy nhiên, vói nhóm diệp a có cực đại khác với nhóm b. Các nhóm sắc tố khác có phổ hấp thu cực đại giữa các cực địa của diệp lục tố. Không phải tòan bộ sắc tố có trong lá cây đều tham gia quang hợp, mà chỉ có một trong số chúng nó mà thôi. Bằng cách đo phổ hấp thụ và cừong độ O2 thóat ra, ng ta có thể xác định được loại sắc tố nào có hiệu ứng quang hợp cao nhất. kết quả cho thấy tham gia tích cực nhất là diệp luc tố a và 1 số sắc tố đi kèm là diệp lục tố b (Chb), carotenoid, phicobilin ở tảo đỏ. Hơn nữa một số sắc tố phụ như Chb hay phicobilin có hiệu ứng còn cao hơn Cha.
    thực nghiệm cho thấy số lượng trung tâm quang hóa có giới hạn với sự tham gia của 1 số sắc tố nhất định. Ở Bacteria, cũng như thực vật trong nhiều trường hợp thiếu hẳn 1 vài loài sắc tố nào đó cũng ko làm ảnh hưởng cường độ quang hợp của nó. một số sắc tố chủ chốt này sẽ nhận được năng lượng từ các sắc tố khác chuyển tới theo cách truyền khỏang cách.
    sự truyền năng lượng có thể qua nhìêu bậc trung gian. Ví dụ như trong tảo đỏ năng lượng dược truyền từ phicocianin ----- phicoeritrin --- diệp lục tố a.
    sự truyền năng lượng cũng có thể thực hiện trong nội bộ của 1 nhóm sắc tố. Thực nghiệm cho thấy trong nội bộ diệp lục tố a (Cha) cũng có sự truyền năng lượng cho nhau (từ  ngắn đến  dài) thể hiện qua sự phân cực huỳnh quang.
    Tóm lại, có 2 con đường chính để sắc tố tham vào quang hợp
    (1) Sự tham gia trực tiếp của những sắc tố là trung tâm quang hóa bằng cách tự nó nhận năng lượng ánh sáng hoặc gián tiếp qua các sắc tố khác.
    (2) Thu nhận ánh sáng rồi truỳên năng lượng ấy đi đến trung tâm quang hóa.
    Ngòai ra, theo chị biết thì diệp lục tố có thể hấp thụ ánh sáng xanh (bước sóng ngắn) và ánh sáng đỏ (bước sóng dài), nhưng phản xạ lại xanh lục. mặt khác, tảo đỏ vẫn có thể hấp thu được ánh sáng đỏ chứ em.
    vậy ý em hỏi ánh sáng xanh là xanh như thế nào nhỉ? Em hỏi rong tảo đáy sâu là sâu như thế nào cưng? Hơn nữa, những bước sóng ánh sáng có khả năng xuyên sâu lắm em a!
    Có gì em nghiên cứu thêm hộ chị nhé, vấn đề quang hợp chị học lâu lém rùi, lại già cả nên e rằng nhớ không đủ nhiều.
    Thân,
    Take care.

    BachHop
  10. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Phương pháp nhuộm mô và tế bào ở người
    Nguyên tắc:
    Mẫu mô người thường không thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi được vì các lý do sau: (1) không có màu sắc nên không thể phân biệt; (2) quá dày nên khi đặt vào kính hiển vi thì chùm tia sáng không thể xuyên qua. Do đó, chỉ có một số ít có thể quan sát trực tiếp được như các màng (màng bụng, màng phổi ...)
    KỸ THUẬT:
    a. Cố định: mục đích là giữ cho mẫu mô gần với điều kiện sống trong cơ thể, giúp cho các phân tích và kết luận không bị sai lệch. Thường khi ra khỏi cơ thể, các enzyme với bản chất là proteine sẽ làm phân hủy mô, do đó, cần phải làm biến tính CHỈ các proteine-enzyme này. Dung dịch thường đưọc sử dụng là formol với tỷ lệ 1:10 (1 thể tích mẫu và 10 thể tích dung dịch).
    b. Khử nước: vì mẫu mô quá mềm, không thể cắt thành lát mỏng đặt dưới kính HV được, lý do mềm là do có chứa nước. Như vậy, cần phải rút hết nước trong tế bào ra (chiếm 60% thể tích) và thay thế bằng chất khác. Dung dịch thường được dùng để rút nước là cồn.
    c. Đúc khối: Giúp mẫu mô cứng có thể cắt dễ dàng, thường sử dụng paraffine, lý do: paraffine tan trong cồn, do đó dễ dàng thay thế cồn trong tế bào ở giai đoạn khử nước.
    d. Biệt hoá: nhuộm màu giúp phân biệt các chi tiết, phương pháp thường được sử dụng là phương pháp nhuộm HE (Hematoxylin-Eosin), tuy nhiên còn nhiều phương pháp nhuộm khác tùy theo mục đích muốn quan sát.
    Trên đây chỉ là đại khái phương pháp nhuộm tế bào dùng cho KHV quang học, đối với KHV điện tử thì còn nhiều chi tiết khác. Mong các bạn thoả mãn.
    Thân ái
    Được sửa chữa bởi - ndungtuan vào 27/04/2002 11:40

Chia sẻ trang này