1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÌ SAO NHƯ THẾ NHỈ???

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 18/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dong_hai

    dong_hai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    CÁCH NHUỘM MẪU TV
    Khi muốn xem dưới kính hiễn vi ta phảoi nhuộm hai màu , cách nhuộm như sau :
    Cắt mẫu : mẫu để song song với thân , dùng lưỡi lam cắt thật mỏng , va vuông góc , đây là việc làm khó cần làm nhiều lần mới có thể cắt được mẫu đẹp .
    Tẩy mẩu : bằng javen : ngâm trong vong 15-20 phút
    Rửa mẩu : rửa bằng nước chuyên dùng đã được lọc
    Ngâm mẩu trong acid acetic : 5 - 7 phút
    Lập lại bước rửa mẩu
    Để mẩu thật khô , cho thuốc nhuộm 2 màu ( Sẽ có công thức vào bài viết sau ) . sau 3 phút để mẩu quan sát trong glixerin .
    Để làm được các bước ta cần phải có dụng cụ :
    Các hoá chấc cần thiết o trên
    Rổ đựng mẩu : Trái bóng bàn cắt ngang , châm nhiều lỗ ở đáy
    Chén đựng mẩu : chung nhỏ
    Kim mũi giáo để vớt mẩu
    Và tất nhiên để xem trên kính thì cần lam và lame
    Chú ý có cách nhuộm đơn giản hơn rất nhiều là dùng iot , chỉ cần dùng iod pha loang , cho mẩu đã cắt là có thể quan sát nhưng tất nhiên là không đẹp bằng nhuộm 2 màu .
    Khong biết bằng cách nào có thể giới thiệu với các bạn bộ dụng cụ nhuộm mẩu hay là tổ chức một buổi họp mặt đi .
    Dong_Hai
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn LG,
    Rất cám ơn bạn đã bỏ thời giờ đọc và sửa lỗi cho bài viết của tôi.
    Vậy tôi mạn phép post lại bài đã sửa chữa như một lời xin lỗi. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến.
    Thân ái
    "Phương pháp nhuộm mô:
    Trong khi đọc các tài liệu mô học, không ít sinh viên vấp phải khó khăn do sự thiếu hiểu biết về các kỹ thuật căn bản, được sử dụng trong mô học. Sau đây là phần giới thiệu ngắn gọn về các kỹ thuật này.
    Ðể có thể quan sát hoặc chụp hình qua kính hiển vi, các tế bào và mô phải chịu một loạt các xử lý nhằm đáp ứng 3 yêu cầu: bảo tồn được cấu trúc mô học, làm mỏng, biệt hóa. Tuy nhiên, chính những xử lý này lại có thể tạo ra các giả tượng, tức là những biến đổi giả tạo không thực sự có trong mẫu mô lúc ban đầu.
    A. Bảo tồn cấu trúc mô học:
    Các thành phần mô học (tế bào, chất gian bào, dịch lỏng) trước tiên phải được bảo tồn, nghĩa là chống lại sự phân hủy do các enzym của chính cơ thể (sự tự hủy) hoặc do các vi khuẩn (sự thối rữa). Sự bảo tồn được thực hiện bằng cách CỐ ÐỊNH, tức là làm bất hoạt các enzym và bất động các cấu trúc trong tình trạng gần giống với khi còn sống. Các phương pháp cố định thường tác động chủ yếu lên các phân tử protein bằng cách gây kết tủa hoặc polyme hóa chúng. Các phân tử khác (lipít, gluxít, sắc tố, chất khoáng) tuy thực sự không bị cố định, nhưng sẽ bị kẹt lại trong mạng lưới các protein; cũng vì thế, các phân tử này có thể bị hòa tan trong các quá trình xử lý tiếp theo. Thí dụ, các phân tử glycogen tan trong nước, sẽ bị tan mất một phần trong các dung dịch, các lipít sẽ bị hòa tan bởi các dung môi hữu cơ. Tuy nhiên, có những chất cố định có thể làm lipít trở nên không hòa tan như tetroxyde osmium. Sau đây là 1 số dung dịch cố định mẫu mô thường dùng:
    - Ðể quan sát dưới kính hiển vi quang học:
    * Formol trung tính 10% (gây kết tủa protein)
    * Dung dịch Bouin - Hollande (gây kết tủa protein)
    * Methanol tuyệt đối ( gây kết tủa protein)
    - Ðể quan sát dưới kính hiển vi điện tử:
    * Glutaraldehyde 2,5% (gây polyme hoá protein)
    * Tetroxyde osmium 1% (gây polyme hoá protein và cố định các lipít.
    Ðể cố định 1 cách hiệu quả, mẫu mô cần được nhúng ngay vào trong dung dịch cố định, ngay khi vừa lấy ra khỏi cơ thể. Thể tích dung dịch phải gấp 20 lần thể tích mẫu mô. Thời gian cố định thay đổi tùy theo tốc độ khuếch tán của dung dịch cố định, mật độ và kích thước của mẫu mô. Trên thực tế, thời gian cố định là 5 phút đối với các tế bào riêng lẻ, 1 - 2 giờ đối với mẫu mô dầy vài milimét, 1 - 2 ngày đối với mẫu mô dầy từ 0,5 - 1 cm, 1- 2 tuần đối với toàn bộ 1 cơ quan. Cũng cần nhắc lại rằng, có nhiều cách lấy mẫu mô khác nhau như sinh thiết, lấy bệnh phẩm mổ và tử thiết.
    B. Làm mỏng:
    Ddể quan sát được dưới kính hiển vi, mẫu mô phải đủ mỏng để ánh sáng có thể xuyên qua. Ddộ mỏng này có thể đạt được bằng 2 cách:
    1. Phết mẫu mô lên phiến kính, tạo thành 1 lớp mỏng. Cách này áp dụng đối với các chất dịch như máu, tủy xương, dịch màng bụng, dịch màng phổi. Các phết mỏng có ưu điểm là cho thấy được toàn thể tế bào và các thành phần cấu tạo của nó; tuy nhiên, do bị trải ra, kích thước của tế bào sẽ lớn hơn kích thước thật sự của nó.
    2. Cắt mẫu mô thành từng lát mỏng. Sau khi cố định, mẫu mô vẫn còn quá mềm để có thể cắt được; vì vậy, cần phải làm cho nó cứng hơn bằng cách tẩm vùi vào trong 1 chất đặc như paraffin hoặc resin tổng hợp. Paraffin và resin là những chất kỵ nước, do đó mẫu mô trước tiên phải được khử hết nước bằng cồn, rồi loại cồn bằng xylen hoặc toluen. Xylen và toluen là các dung môi hữu cơ của paraffin, nhờ vậy ta có thể tẩm và vùi mẫu mô vào trong paraffin lỏng. Khi paraffin đông lại, ta được một khối paraffin chứa mẫu mô đủ cứng để cắt mỏng thành các lát dầy khoảng 5 - 7mcm. Nếu dùng resin tổng hợp để vùi tẩm, có thể cắt được những lát chỉ dầy 0,5 - 1 mcm (gọi là lát cắt bán siêu mỏng) hoặc 0,05mcm (gọi là lát cắt siêu mỏng, dùng để quan sát dưới kính hiển vi điện tử).
    Như vậy, chiều dầy của các lát cắt trên đều nhỏ hơn kích thước của tế bào, nghĩa là mỗi lát cắt chỉ đi qua 1 phần của tế bào mà thôi. Vì vậy, một tế bào có nhân, nếu bị cắt không đúng qua nhân, sẽ cho hình ảnh của 1 tế bào không nhân trên lát cắt. Cũng cần nhớ là mỗi lát cắt chỉ cho ta một thiết diện hai chiều của một cấu trúc ba chiều, cho nên 1 thiết diện tròn cũng có thể là của 1 cấu trúc hình cầu, hình đĩa hoặc hình trụ, nếu lát cắt có hướng đi thích hợp,
    Các xử lý để làm cứng mẫu mô trước khi cắt mỏng, có thể đưa đến những giả tượng; thường gặp nhất là sự co rút mẫu mô (khoảng 30%) làm cho kích thước các khoảng gian bào tăng lên giả tạo. Các dung môi hữu cơ như xylen và toluen làm tan các lipít trong tế bào, để lại các khoảng trống mà ta gọi là không bào. Muốn thấy được lipít, ta có thể làm cứng mẫu mô bằng cách đông lạnh thật nhanh, hoặc dùng các dung dịch cố định như tetroxyde osmium.
    C. Biệt hóa:
    Là các kỹ thuật giúp cho các cấu trúc tế bào và mô có thể phân biệt được với nhau khi ta quan sát chúng.
    Bình thường, các cấu trúc mô có chỉ số khúc xạ gần bằng nhau (khoảng 1,35); vì vậy, để trong tình trạng tự nhiên, ánh sáng xuyên qua chúng sẽ bị khúc xạ giống nhau khiến ta không thể phân biệt được chúng dưới kính hiể? vi. Muốn phân biệt, ta có 2 cách: tăng độ tương phản của các cấu trúc mô hoặc thay đổi phổ hấp thu của chúng.
    1. Tăng độ tương phản:
    - Các dụng cụ quang học đặc biệt như kính hiển vi tương phản pha hoặc kính hiển vi đối pha, có thể làm thay đổi cường độ ánh sáng khi nó đi qua các cấu trúc mô khác nhau; nhờ vậy, ta phân biệt được chúng. Ngay với kính hiển vi quang học thông thường, ta cũng có thể gia tăng độ tương phản bằng cách hạ tụ quang xuống.
    - Dưới kính hiển vi điện tử, hình ảnh quan sát được là do 1 chùm tia điện tử đi xuyên qua lát cắt, đập vào màn huỳnh quang. Các điện tử có thể bị chặn lại bởi các nguyên tử kim loại nặng như osmium, uranium, chì; vì vậy, các lát cắt siêu mỏng thường được nhúng vào dung dịch có chứa muối của các kim loại trên. Các cấu trúc khác nhau của tế bào và mô có gắn phân tử muối kim loại sẽ cản chùm tia điện tử, tạo thành các bóng mờ trên màn huỳnh quang.
    2. Thay đổi phổ hấp thu của các cấu trúc khác nhau bằng cách gắn chúng với các phẩm nhuộm. Ta phân biệt 2 loại kỹ thuật nhuộm khác nhau.
    a/ Các kỹ thuật nhuộm thông thường, cho phép nhuộm các cấu trúc mô thành các mầu khác nhau và sự khác biệt mầu sắc này không có liên quan đến cấu tạo hóa học của các cấu trúc được nhuộm. Dù sao, ít ra ta cũng có thể phân biệt các cấu trúc ái toan và ái kiềm bằng 1 số kỹ thuật nhuộm thông thường.
    - Cấu trúc ái kiềm là các cấu trúc có chứa axít như chất nhiễm sắc, hạch nhân, ribosôm, lưới nội bào hạt; chúng sẽ ưa các phẩm nhuộm kiềm như xanh methylen, hematoxylin...
    - Cấu trúc ái toan là các cấu trúc có chứa kiềm chủ yếu là các protein, chúng ưa các phẩm nhuộm axít như eosin, ponceau xylidin, fuchsin axít...
    Sau đây là 1 số kỹ thuật nhuộm thông thường hay dùng:
    - Kỹ thuật nhuộm 3 mầu:
    * Hematoxylin nhuộm tím chất nhiễm sắc và hạch nhân.
    * Hỗn hợp ponceau xylidin và fuchsin axít nhuộm đỏ bào tương.
    * Xanh anilin (hoặc xanh lục) nhuộm sợi collagen thành mầu xanh dương (hoặc xanh lục).
    - Kỹ thuật nhuộm hematoxylin - eosin - safran:
    * Hematoxylin nhuộm tím chất nhiễm sắc và hạch nhân.
    * Eosin nhuộm bào tương từ mầu hồng đến đỏ.
    * Safran nhuộm sợi collagen mầu vàng.
    - Kỹ thuật nhuộm May - Gr?wald - Giemsa:
    * Xanh methylen nhuộm một số cấu trúc ái kiềm (hạch nhân, ribôsôm, các hạt ái kiềm) thành mầu xanh da trời.
    * Phẩm nhuộm Azur ( sản phẩm oxy hóa của xanh methylen) nhuộm một số cấu trúc ái kiềm khác (chất nhiễm sắc, hạt ưa azuz) mầu tím đỏ.
    * Eosin nhuộm bào tương mầu hồng.
    - Kỹ thuật nhuộm Xanh Toluidin (dùng cho các lát cắt bán siêu mỏng)
    Xanh toluidin là 1 phẩm nhuộm kiềm, sẽ nhuộm các cấu trúc ái kiềm thành các mầu xanh dương từ đậm đến lợt tùy theo tính axít của nó nhiều hay ít.
    * Chất nhiễm sắc, hạch nhân, một số hạt chế tiết, elastin bắt mầu xanh đậm
    * Bào tương bắt mầu xanh từ đậm đến lợt tùy theo mức độ ái kiềm nhiều hay ít.
    * Sợi collagen nhuộm mầu xám nhạt.
    * Lipít, do đã được cố định bằng tetroxyde osmium, nhuộm mầu xanh lục.
    b/ Các kỹ thuật nhuộm đặc biệt, được dùng để quan sát một số cấu trúc tế bào hoặc mô, dựa theo ái tính đặc biệt của chúng đối với 1 phẩm nhuộm nào đó; ái tính này có liên quan vối cấu tạo hóa học của cấu trúc được nhuộm. Có rất nhiều kỹ thuật nhuộm đặc biệt, sau đây là 1 vài ví dụ:
    - Kỹ thuật P.A.S. (Periodic Acid - Schiff) nhuộm mầu đỏ tươi tât?cả các cấu trúc có chứa các chuỗi đường (chất nhầy, chất căn bản mô liên kết, màng đáy)
    - Kỹ thuật Oil red O, nhuộm đỏ lipid
    - Phản ứng Fouchet, nhuộm các sắc tố mật thành mầu xanh lá cây.
    - Phản ứng Perls, nhuộm các sắc tố hemosiderin thành mầu xanh da trời
    - Kỹ thuật nhuộm Fontana - Masson, nhuộm các sắc tố Melanin, Lipofuscin, thành mầu đen.
    Được sửa chữa bởi - ndungtuan vào 13/05/2002 01:30
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao cá voi bơi được?

    Tổ tiên của cá voi là loài thú đất liền có kích cỡ bằng chó sói.
    Tổ tiên của cá voi là một loài thú sống trên cạn mang dáng hình của lợn. Trong quá trình di cư xuống biển, những sinh vật vĩ đại này đã thu nhỏ tai trong để thích nghi với đời sống vĩnh viễn dưới nước.
    Một nhóm khoa học quốc tế công bố kết quả này hôm qua, sau khi đã nghiên cứu các hóa thạch cá voi.
    Các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của bộ cá voi (gồm cá voi, cá heo mỏ và cá heo) là những động vật trên cạn. Trong quá trình tiến hóa, chúng đã rời xa đất liền và trườn dần xuống biển để trốn tránh kẻ thù hoặc tìm kiếm thức ăn. Dần dần, những con thú này tiêu biến các chi và trở nên thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước. Cho đến một thập kỷ trước đây, khoa học mới chỉ biết rất ít về quá trình chuyển tiếp này. Nhưng nay, các hóa thạch mới phát hiện được đã lấp phần nào khoảng trống lịch sử đó, trong đó có lời giải cho việc làm thế nào cá voi có thể trở thành những tay bơi lượn cự phách mà không hề chóng mặt.
    Đó là vì tai trong (hệ thống kênh bán khuyên chịu trách nhiệm về cảm giác thăng bằng) của cá voi nhỏ hơn nhiều kích thước cơ thể nếu so với các loài khác. Hệ thống này có ở tất cả các loài thú, trong đó có con người. Chúng ta chỉ ý thức được vai trò của nó khi có trục trặc xảy ra, chẳng hạn khi uống rượu, bị ốm hay lái xe qua những đoạn cua gấp. Ở cá voi, kích cỡ tai trong so với kích cỡ cơ thể là quá nhỏ (chẳng hạn tai trong của người còn lớn hơn là của cá voi xanh), vì thế kém nhạy cảm hơn nhiều. Những chuyển động ngoặt, lượn gấp hay xoay tròn không hề khiến chúng chóng mặt.
    Cũng theo các nhà nghiên cứu Anh, Ấn Độ, Pakistan và Mỹ, quá trình "thu gọn" tai trong diễn ra rất nhanh sau khi chúng vĩnh biệt đất liền vào khoảng 45 triệu năm trước. Chỉ trong một "cái chớp mắt tiến hóa" dài khoảng 10 triệu năm, những con cá voi nguyên thủy chậm chạp trên mặt đất đã trở thành những tay thợ lặn cừ khôi. Và cũng không có một loài chim, thú hay bò sát nào biến đổi cơ quan thăng bằng nhiều như chúng.

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Penicilin đã được tìm ra như thế nào?
    Vi khuẩn Staphylococus aureus (tụ cầu vàng), từ trước dến nay vẫn là thủ phạm của nhiều bệnh. Năm 1928, Nhà vi trùng học người ng Anh là Alexander Fleming bắt đầu nghiên cứu loại vi khuẩn này. Đó là loại vi khuẩn hình cầu nhưng thường tụ tập thành nhiều khối như nhũng chùm nho. Vào một buổi sáng mùa hè, A.Fleming đột nhiên phát hiện ra 1 khuẩn lạc nấm sợi màu xanh trong không khí rời vào trong đĩa petri nuôi tụ cầu vàng, chúng phát trỉen rất nhanh. điều lạ lùng là chung quanh khủân lạc của loại mốc xanh này, tòan bộ đám tụ cầu vàng này đều bị tan biến, không còn để lại dấu vết.
    Như vậy có nghĩa là tụ cầu vàng đã bị mốc xanh này tiêu diệt, Fleming cho rằng loại mốc xanh này đã tiết ra một chất có khả năng sát trùng mạnh. Ông gọi chất này là penicilin. Vì loại mốc này thuộc chi Penicillium.
    để sử dụng được peniciline để chữa bệnh còn mát cả 1 đọan đường gian khổ nữa. mười một năm trôi qua phát hiện của Fleming chưa được ai chú ý. Mãi đến năm1940, 1 nhà bệnh lý học ng anh Howard Florey có sự cộng tác của nhà hóa học Ernest Chain đã tìm thấy được 1 dung dịch nuôi cấy loại mốc xanh này. họ điều chỉnh nhiệt độ, đợi sau khi mốc xanh phát triển đầy đủ họ mới chắt lấy dung dịch cho Chain chiết xuất. sau mấy chục ngày đêm quên ăn quên ngủ họ mới chiết ra được loại penicilin khá tinh khiết. Đó là 1 thìa bột màu nâu vàng. Florey lấy 1 ít bột hòa tan trong nước , pha lõang ở nồng độ 1/2000.000 (0,5ppm). nồng độ này đủ sức tiêu diệt trùng gây bệnh. Và qua rất nhiều thí nghiệm penicilin đã dần được khẳng định và sử dụng rộng rãi.

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    VI SINH VẬT DỆT VẢI NHƯ THẾ NÀO?
    Ngay từ thế kỷ 19, nhà bác học người Pháp Pasteur đã sớm phát hiện ra có 1 loại vi khuẩn có thể biết rượu thành giấm lại còn có thể nhả tơ nữa, ng ta gọi chúng là Acetobacter xylinum.
    Nhà khoa học ng Mỹ , ông R.Brown rất quan tâm đến chuyện này và đã đi sâu nghiên cứu, phát hiện thấy trên lớp màng khuẩn, có 1 số lỗ li ti có thể biến đường glucose thành những sợi li ti rồi phun chúng ra ngoài. mặc dù, mỗi ngày 1 vi khuẩn chỉ phun được 1 đọan sợi dài 3-54mm. Điều này chứng tỏ vi khuẩn cũng có thể sản xuất được sợi bông.
    Brown còn thấy rằng, nếu cho vào cơ chất nuôi cấy Acetobacter xylinum một giọt thuốc tẩy trắng hùynh quang vẫn dùng trong công nghiệp dệt và giấy, vi khủân được kích thích sẽ có thể gộp những sợi tơ nhỏ thành những sợi thô và tốc độ sản ra những sợi tơ ngày càng nhanh. Điều đáng chú ý là những sợi tơ đó dai và dài và chất lượng hơn hẳn sợi bông. Dùng loại sợi này làm giấy sẽ được loại giấy mỏng và dai, giống như tờ gíây thấm trắng tinh.
    Sau đó , Brown nhò vi khuẩn này đã thu được 1 mớ bông. Loại sơi này dai hơn lọai bông trồng, do đó vải dệt chắc hơn.
    gần đây, các nhà khoa học ng Anh cũng đã chế tạo được sợi vi sinh và cũng đã thử dệt thành vải may quần áo.
    Những sợi nấm sợi có thành sợi vải được không? Nấm sợi la loại vi sinh vật ta thường thấy. Trong môi truờng có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp chỉ cần một ít thức ăn, chúng sẽ sinh sản rất nhanh, mọc ra những sợi nhung. Vào những ngày mưa phùn. loại mốc này lại dễ dàng tìm thấy. Khi đó trên bánh mì, quần áo, giầy dép, mũ đều có thể tìm thấy chúng. Đây là loại sơi đặc bịet do nấm sợi sản xuất. những nhà khoa học đem mớ sợi đó làm khô, qua sử lý công nghệ ươm, sấy, hóa dẻo ta sẽ được một loại vải vi sinh.


    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao có một số vi khuẩn có thể chịu nhiệt độ cao???
    Mọi người đều biết vi khuẩn thường sợ nhiệt độ cao. nếu ta thả các vi khuẩn vào nước đang sôi 100 độ C, chẳng bao lâu chúng sẽ chết. người ta dùng biệp pháp này để diệt vi khuẩn. Nhưng có một số vi khuẩn lại không hề sợ nhiệt độ cao. Trong suối nước nóng của Công viên Hoàng thạch ở Mỹ có loại trựckhuẩn sinh bào tử thường xuyên sống trong nhiệt độ 93độ C. Nếu ta bỏ chúng vào trong phích nước sôi 100độ,chúng vẫn sống khá lâu và sinh trưởng bình thường. Thậm chí nếu tăng nhiệt độ lên 105 chúng vẫn nhởn nhơ. Ngoài ra còn có những trực khuẩn bản lĩnh cao cường hơn, chịu được nhiệt độ tới 188 độ C. Đáng sợ hơn là gần đây các nhà khoa học phát hiện khu vực núi lửa dưới đáy biển một loài vi khuẩn chịu được nhiệt độ 300độ C. thật đáng được coi là quán quân về chịu nhiệt trong thế giới vi sinh vật.
    Tại sao những vi khuẩn đó không sợ nhiệt độ cao??
    Vi khuẩn vốn là sinh vật đơn bào. Thành phần chủ yếu là protein. Protein là vật chất sống, ở nhiệt độ thường chúng giữ các chức phận của mình, tiến hành hoạt động sống bình thường. Protein rất mềm yếu, gặp nhiệt độ 50-60 độ,phần lớn protein của tế bào vi khuẩn đều mất hoạt tính, nhiệt độ lên tới 100oC thì protein bíên tính không còn là vật chất sống, ví dụ như trứng luộc vậy!!
    Nhưng vi khủân chịu nhiệt lại khác. Thành phần protein và kết cấu của chúng khác với các vi khuẩn bình thường. Khi nhiệt độ lên tới 100độ thì protein của chúng hình thành lớp vở bảo vệ. Lớp màng tế bào trở thành lớp cách nhiệt giữ cho nhiệt độ chỉ có thể đứng ngoài cửa. như vậy hoạt động sống của chúng vẫn bình thường.
    vậy vi khuẩn chịu nhiệt ở đâu ra?
    Có người cho rằng chúng đến từ ngoài trái đất. cũng có ng cho là chúng từ sao kim tới! Nhưng đa số các nhà khoa học cho là, chúng phân hoá từ vi khuẩn thường. Trong môi trường nhiệt đọ cao chúng dần thích nghi và dần có được bản lĩnh chịu nhiệt

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    kì sau tìm hiểu Nấm tằm vôi!!!

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao Nấm Tằm vôi lại trị được sâu róm??
    Bạn đã nghe nói: ??ochớ đi qua rừng cháy??? chưa? Cháy rừng là 1 thảm họa khủng khiếp và một nguyên nhân làm cháy rừng thông là SÂU RÓM.
    Chúng tàn phá, ăn sạch lá thông là cho rừng thông chết khô tùng vạt lớn.
    Hàng năm diện tích rừng thông ở Trung Quốc bị sâu róm phá họai lên tới 4 triệu ha. Các nhà khao học đã ra tay??? họ đi sâu nghiện cứu. sau nhiều năm, nhiều lần thử nghiệm, họ đã tìm ra 1 loại vi nấm gọi là nấm tằm vôi Beauveria bassiana (còn gọi là Bệnh Nấm Bạch Cương) tìm thấy trong cơ thể những con tằm chết cứng, trắng như cục vôi. Người ta đã chế biến loại vi nấm này thành một loại chế phẩm sinh học để trừ sâu sinh học để phụn lên cây thông. Kết quả là, sâu róm thông không địch lại sự tấn công mãnh liệt của nấm tằm vôi đã chết hết
    Nếu bạn có dịp ra ngoài rừng hay ruộng bạn sẽ có dịp thấy những con sâu róm chết cứng mặt ngoài mọc đầy những lông nhung trắng, vàng lục, đen hoặc màu tro. Đó là chiến tích của nấm tằm vôi đấy.
    sợi Nấm tằm vôi chui vào bụng những con sâu hại, hoặc dưới dạng bào tử chui qua mồm con sâu haị, khi lọt được vào chúng ra sức tàn phá sinh sôi nảy nở. Trong quá trình đó những sợi nấm tiêu thụ hết tất cả những gì có trong sâu róm cả nuớc lẫn cái làm những con sâu nhẹ tênh khô cứng lại. sợi nấm mọc chằng chịt trong sâu làm sâu ngộ độc rối loại trao đổi chất và làm sâu chết.
    nấm tằm vôi phân bố rất rộng, nó là thiên địch của hơn 200 loài côn trùng như sâu róm hại thông, hại bông, sâu đục đậu, sâu ngô, ngài hại chè, vòi voi hại mía?????? những loài sâu này chỉ sau 2-3ngày bị bệnh là ??odie??? ngay!!
    Ngày nay, nấm tằm vôi được sản xuất dưới dạng phân vi sinh. chế phẩm được phun rắc dưới dạng sương mù hay bột trên rừng, trên ruộng. và chế phẩm này đã được coi là vũ khí lợi hại để phòng chống sâu hại!

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao trong sa mạc có nấm đá ?

    Nấm đá ở sa mạc Gioocdani, cao xấp xỉ 8 mét.
    Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái ??obụng??? thon và cái ??ođầu??? nặng nề của nó thật thú vị. Chúng là kiệt tác của nhà điêu khắc nào vậy? Của nhà điêu khắc vô danh - gió trong sa mạc.
    Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 cm, trong đó phần cực lớn hầu như bay sát mặt đất.
    Vì vậy khi gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới tảng nham thạch cô lập bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá hủy tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, dần hình thành ??onấm đá??? có phần trên thô lớn, phần dưới nhỏ.
    Nếu phần dưới của nham thạch mềm, phần trên cứng chắc thì thậm chí ở chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực tự nhiên khác, nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1

    Vì sao gõ kiến có thể bám vào vách cây?

    Chim gõ kiến khoét hốc, tìm mồi, đều thao tác ở trên cây thẳng góc với mặt đất. Thật hiếm thấy có loài nào thao tác với tư thế kỳ quặc mà lại thoải mái như thế. Vì sao chúng không bị ngã lộn nhào nhỉ?
    Thật ra, chim gõ kiến có một loạt cấu tạo thích nghi đặc biệt với kiểu đứng thẳng góc với mặt đất. Thứ nhất, hai chân chim gõ kiến rất thô, ngắn và khoẻ. Thứ hai, trong khi bàn chân của các loài chim khác có 3 ngón trước và 1 ngón sau, thì bàn chân gõ kiến lại có 2 ngón trước, 2 ngón sau. Đầu các ngón chân có vuốt móc câu nhọn, sắc: kiểu vuốt này bấm chặt vào cây, tựa như mảnh bát vỡ, úp lên chắc chắn và vững chãi như đinh đóng ghế.
    Hơn nữa, đuôi chim có lông cứng, thân lông rất thô cứng và dai, giống như cái que sắt xuyên vào giữa, có tác dụng như chiếc lò xo. Lông đuôi chia thành 2 bó, đầu mút lông đuôi chẽ làm đôi. Khi chim đứng làm việc, hai chân bấm chặt vào vỏ cây, tạo thành hai điểm lực của cột cầu, còn hai chẽ đuôi, tạo thành 2 điểm đỡ của cột cầu, trong khi cái mỏ ra sức đục gỗ.
    Chim gõ kiến có thể men theo thân cây thẳng đứng tiến lên hoặc lui xuống rất nhanh, hoặc lần sang phải hay trái, song dễ nhất vẫn là tiến lên, lùi xuống. Nếu buộc nó phải đi lại trên mặt đất, thì ngược lại, nó cảm thấy muôn phần lúng túng.
    (Theo Chìa khoá vàng)


    BachHop

Chia sẻ trang này