1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÌ SAO NHƯ THẾ NHỈ???

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 18/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao trong cây có điện?

    Các điện tích dương thường tập trung ở dễ, và âm ở ngọn cây.
    Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh vật. Ở một số động vật, hiện tượng này rất rõ, ví dụ cá chình điện có thể dùng điện sinh vật để bắn chết những con mồi nhỏ. Trong cây cũng có điện, nhưng chỉ yếu hơn mà thôi.
    Dòng điện trong cơ thể thực vật yếu đến nỗi nếu không dùng đồng hồ điện siêu nhạy thì khó mà phát hiện ra. Nhưng dòng điện yếu không có nghĩa là không có. Vậy điện trong cây phát sinh như thế nào?
    Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây sản sinh ra điện. Ví dụ ở rễ, dòng điện chạy từ chỗ này sang qua khác, vì sự chênh lệch điện tích do các đoạn rễ hấp thụ muối khoáng không đều.
    Bây giờ chúng ta hãy quan sát quá trình hấp thụ khoáng kali clorua của cây đậu tương. Các ion của kali clorua được hút vào rễ. Clo(-) từ rễ được hút lên các tế bào ngọn, làm tăng số ion âm trên ngọn, trong khi đó, các ion dương của K+ lại tập trung ở đầu rễ. Kết quả là xuất hiện một điện thế giữa ngọn và gốc. Tuy nhiên, cường độ dòng điện trong cây rất nhỏ. Theo tính toán, tổng dòng điện trong 100 tỷ cây đậu tương mới đủ thắp sáng một ngọn đèn 100 W.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tại sao nên xếp hồng với lê khi giấm?
    Quả chín thoát ra nhiều khí ethylene.
    Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.
    Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng.
    Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn.
    Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
    Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa??? Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe là đủ biết chúng mổ hạt ??oác??? như thế nào. Ấy vậy mà mùa sinh sản, chúng lại tíu tít tìm sâu cho chim non.
    Té ra, chim non trưởng thành nhanh, trao đổi chất của chúng rất mạnh, do đó cần thức ăn giàu dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, chim non còn quá bé, chức năng dạ dày kém, chưa đủ sức nghiền nát và tiêu hóa quả, hạt ngũ cốc cứng. Vì vậy, một số loài chim bình thường ăn hạt, thời kỳ nuôi con thì luôn tìm kiếm thức ăn động vật, chứa nhiều dưỡng chất cho con. Ví dụ chim tê điêu, loài chim quý hiếm của Trung Quốc, bình thường ăn quả dại, lúc nuôi chim non thì bắt chim non của loài khác để chăm con mình, có khi nó bắt cả một con kỷ (loài hươu nhỏ) xé ra từng mảnh rồi đem cho con.
    Chim sẻ sinh sản đúng dịp xuân hè, mùa côn trùng nở rộ, nên chúng tha hồ bắt các loại côn trùng có hàm lượng protein cao.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thực vật có chứa hoóc môn động vật không?

    Năm nọ, lá dâu mất mùa, tằm lại đến tuần tuổi thứ năm, nếu nhịn đói sẽ không kéo kén được. Có người lượm cỏ xước đem luộc lên, lấy nước phun lên lá dâu cho tằm ăn. Thật kỳ lạ! tằm kéo kén ngay. Thì ra, thân cây có chứa chất kích thích lột xác, giống như chất mà côn trùng tự tiết ra.
    Chính chất này làm tằm vội vàng "vứt áo bỏ giáp", lột xác hoá nhộng. Điều này thật khác thường, vì chất kích thích trong động vật và thực vật - hai ngành lớn trong giới sinh vật - không có liên quan gì với nhau. Chẳng hạn, chất kích thích trong thực vật như auxin, gibberelin, chất phân bào??? không có tác dụng gì với động vật.
    Hiện tượng này lần đầu tiên được biết đến vào năm 1966, một nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện trong cây thông la hán (Podocarpus chinensis) trồng ở Đài Loan có hoạt tính của chất kích thích lột xác. Từ đó, người ta mới biết giữa hai ngành này vẫn có những quan hệ lý thú.
    Vậy là các nhà khoa học đã tiến hành chọn lựa rộng rãi trong hơn 200 họ, hơn 1.000 loài cây và tìm ra hơn 100 loại chất kích thích lột xác. Ngày nay, việc ứng dụng chất kích thích này để tăng sản lượng tơ tằm không còn xa lạ nữa.
    Điểm lý thú là chất kích thích lột xác thực vật có ưu điểm hơn chất kích thích do chính côn trùng tự tiết ra. Ngoài việc phân bố rộng, dễ kiếm, nó lại có hàm lượng rất cao, có loại cây chứa đến hơn 1 kg/100 kg chất thô. Trong khi từ 500 kg nhộng tằm chỉ lấy được 25 gram chất kích thích lột xác.
    Trong thực vật không những có chất làm côn trùng ??ochóng già???, mà còn có ??othuốc trường sinh bất lão" nữa.
    Những năm 70, có một nhà khoa học Tiệp Khắc chuyên nghiên cứu sự biến thái của côn trùng. Ông đem một giống sâu gọi là hồng xuân từ Prague đến Đại học Harvard ở Mỹ, và phát hiện thấy con sâu sau khi thay đổi nơi ở không hoá nhộng được, vẫn giữ nguyên trạng thái sâu non. Vì sao vậy? Đối chiếu điều kiện nuôi dưỡng ở hai nước mới thấy, nguyên nhân nằm ở tấm giấy lót dùng để nuôi cấy sâu ấy.
    Hoá ra, trong một số loại giấy do Mỹ sản xuất có chứa chất kéo dài trạng thái sâu non hồng xuân. Lần về ngọn, thì thấy thứ cây dùng làm loại giấy này có chứa chất chống lão hoá như thung dung (Glyptostrobus pensilis), thông, thuỷ tùng, thông rụng lá (Larix gmelini). Đó là chất este methy, dẫn xuất của axit béo. Chính nó là chất làm cho côn trùng trường sinh bất lão. Tuy nhiên, thứ chất này chứa trong thực vật rất ít, phân bố cũng không rộng.
    Vì sao thực vật lại có hoóc môn động vật. Có người giải thích rằng đó là nhu cầu tự vệ của thực vật, bởi vì côn trùng sau khi ăn những cây đó sẽ lột xác sớm hoặc dẫn tới ngộ độc, bất lợi cho chúng. Nhưng cũng có người cho rằng đây là nhu cầu sinh sản của bản thân thực vật. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là các suy luận.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao vịt đi ưỡn ngực và lắc lư

    Chân của vịt hơi dịch về phía sau, để tăng lực đẩy khi bơi trong nước.
    Lúc đi, vịt ta vươn cái cổ rõ dài, ưỡn ngực, ??ođánh mông??? sang hai bên, lắc lư như thể làm dáng. Nhưng thực ra, kiểu đi kỳ quặc ấy không phải do vô tình mà có, bởi nếu không thế, chúng sẽ ngã sấp oành oạch.
    Vịt sống chủ yếu trong nước. Giữa ba ngón chân trước có màng da nối liền gọi là màng chân, ngực và bụng rộng, phẳng. Những đặc điểm này là để thích nghi với đời sống dưới nước.
    Ở trong nước, màng chân sẽ làm tăng thêm diện tích tiếp xúc với nước, giúp vịt bơi nhanh hơn. Mặc khác, để tăng lực đẩy lên phía trước, vị trí của hai chân hơi dịch về phía sau. Khi lên bờ, hai chân sẽ chịu trách nhiệm đỡ toàn bộ cái thân khá dài đó. Nhưng vì trọng tâm cơ thể không rơi vào giữa hai chân, nên cơ thể vịt khi nằm ngang sẽ có khả năng ngã lao về phía trước. Vì vậy vịt nhất thiết phải ngửa về phía sau, khiến cho trọng tâm cũng rơi về phía sau, giữ thăng bằng cho cơ thể.
    Hơn nữa, chân vịt tương đối ngắn, lúc di chuyển về phía trước cũng làm cả cơ thể lắc lư.
    (Theo Chìa khóa vàng)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao gà thích ăn sạn?

    Hạt thóc, hạt mạch đối với gà có thể coi là ??osơn hào hải vị??? rồi. Thế mà chúng vẫn cứ bới đông, mổ tây tìm ăn những hạt sạn, cát hoặc hạt than vụn, dù bạn đã cho chúng ăn no ngô thóc. Tại sao gà lại quái tính như vậy?
    Thực ra, gà tịnh không có thích ăn sạn, cát, cũng không phải dạ dày của chúng có thể tiêu hoá được sạn, mà bởi vì phải nhờ sạn chúng mới tiêu hoá thức ăn.
    Con người, hoặc các động vật khác như chó, mèo??? dùng răng để nhai, nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hoá ở dạ dày. Còn gà (và nói chung là các loài chim) không có răng, vì thế chúng phải nhờ đến sạn để nghiền thức ăn trong mề.
    Dạ dày hay mề gà là một túi cơ rất dày, chứa rất nhiều sạn. Thức ăn khi vào đến mề gà sẽ được trộn lẫn với những hạt lổn nhổn, sắc cạnh này. Dưới sự nhu động cật lực của mề, như nhào, nghiền, chà sát, chỉ sau một lúc, thức ăn nhanh chóng bị vụn thành dạng hồ nước.
    Mặt khác, trước khi vào đến mề gà, thức ăn đã nằm một lúc ở túi sách (bộ phận phình to của thực quản) còn gọi là diều gà, và tuyến vị (cái dạ dày nhỏ nằm phía trước mề gà), ở đó thức ăn đã chịu tác dụng của biết bao loại dịch tiêu hoá, sơ bộ được ??ogia công??? thành một dạng hồ sền sệt rồi. Trong giới động vật, chẳng cứ gì gà ăn sạn, bồ câu và các loài chim khác cũng rất chuộng loại thức ăn đặc biệt này.
    (Theo Chìa khoá vàng)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cá voi, cá heo uống gì?

    Hầu hết thú biển bổ sung nước cho cơ thể qua thức ăn.
    Thỉnh thoảng, người ta cũng mục kích cảnh tượng hải cẩu, sư tử biển, cá heo và rái cá uống nước biển. Nhưng sau khi uống, chúng phải tống lượng muối dư thừa này bằng cách thải ra nước tiểu cực mặn, gấp 2,5 lần nước biển và 7-8 lần hàm lượng muối trong máu.
    Cũng vì lẽ đó, chẳng mấy con thú ở biển mặn mà với việc uống nước. Thay vào đó, chúng bổ sung nước cho cơ thể qua thức ăn. Chúng sử dụng ôxy để phân tách những phân tử hydrate carbon và mỡ thành nước, CO2 và năng lượng thông qua quá trình trao đổi chất.
    Thông thường, khi động vật biển ăn cá thì lượng muối trong cơ thể chúng không tăng thêm, vì nồng độ muối trong cơ thể cá cũng bằng với trong máu của chúng. Một nghiên cứu về sư tử biển California cho thấy, những động vật ăn cá biển này có thể sống mà không cần uống chút nước nào. Mặt khác, thú biển có thể bơi vào vùng nước ngọt mà không cần biến đổi cơ thể, điều mà hầu hết các loài cá biển không thể làm được.
    (theo USA Today)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao gà thích ăn sạn?

    Hạt thóc, hạt mạch đối với gà có thể coi là ??osơn hào hải vị??? rồi. Thế mà chúng vẫn cứ bới đông, mổ tây tìm ăn những hạt sạn, cát hoặc hạt than vụn, dù bạn đã cho chúng ăn no ngô thóc. Tại sao gà lại quái tính như vậy?
    Thực ra, gà tịnh không có thích ăn sạn, cát, cũng không phải dạ dày của chúng có thể tiêu hoá được sạn, mà bởi vì phải nhờ sạn chúng mới tiêu hoá thức ăn.
    Con người, hoặc các động vật khác như chó, mèo??? dùng răng để nhai, nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hoá ở dạ dày. Còn gà (và nói chung là các loài chim) không có răng, vì thế chúng phải nhờ đến sạn để nghiền thức ăn trong mề.
    Dạ dày hay mề gà là một túi cơ rất dày, chứa rất nhiều sạn. Thức ăn khi vào đến mề gà sẽ được trộn lẫn với những hạt lổn nhổn, sắc cạnh này. Dưới sự nhu động cật lực của mề, như nhào, nghiền, chà sát, chỉ sau một lúc, thức ăn nhanh chóng bị vụn thành dạng hồ nước.
    Mặt khác, trước khi vào đến mề gà, thức ăn đã nằm một lúc ở túi sách (bộ phận phình to của thực quản) còn gọi là diều gà, và tuyến vị (cái dạ dày nhỏ nằm phía trước mề gà), ở đó thức ăn đã chịu tác dụng của biết bao loại dịch tiêu hoá, sơ bộ được ??ogia công??? thành một dạng hồ sền sệt rồi. Trong giới động vật, chẳng cứ gì gà ăn sạn, bồ câu và các loài chim khác cũng rất chuộng loại thức ăn đặc biệt này.
    (Theo Chìa khoá vàng)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao một số thực vật rỗng thân?

    Họ hòa thảo là tiến hóa nhất trong giới thực vật, nên hầu hết thân cây đều rỗng.
    Cùng một lượng vật liệu, nếu đúc thành chiếc cột chống to và rỗng thì chịu lực khỏe hơn nhiều so với chiếc cột đặc nhưng nhỏ. Các loài cây họ hòa thảo như ngô, lúa nước, lau sậy, tre, nứa??? đã áp dụng đúng bí quyết xây dựng này, trở thành nhóm thực vật tiến hóa cao nhất.
    Nếu cắt ngang thân cây, quan sát mặt cắt, có thể thấy cấu tạo chung của thân cây như sau: Ngoài cùng là một lớp biểu bì, đôi khi phủ lông hoặc gai nhọn. Mặt trong biểu bì là tầng vỏ, chứa mô vách mỏng và mô chống đỡ vững chắc. Cả tầng vỏ và biểu bì đều mỏng. Bên trong hai tầng này là trung trụ. Đây là nơi quan trọng nhất trong thân cây, chứa các bó mạch, vận chuyển nước và thức ăn. Trong cùng của phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn.
    Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tuỷ cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn đặc, nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có nó cây mới đứng thẳng không đổ. Nếu thân cây được tăng cường mô chống đỡ và bó mạch gỗ, giảm bớt, thậm chí tiêu biến đi bộ phận tủy cây mềm nhũn, cây sẽ có kết cấu hình ống, như vậy lực chống đỡ sẽ lớn, lại tiết kiệm được nguyên liệu.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tại sao đuôi của rắn chuông kêu được?

    Mô hình rắn đuôi chuông.
    Ở một số vùng ở châu Mỹ, khi nghe thấy âm thanh ??oCala-cala???, người không có kinh nghiệm cứ ngỡ đó là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có con suối nào. Té ra, đó là tiếng kêu do một loài rắn có độc tính cực mạnh vẫy đuôi phát ra.
    Đây chính là rắn đuôi kêu, hay rắn chuông. Đại diện ở Việt Nam là rắn lục. Vì sao cái đuôi của nó có khả năng này?
    Để ý một chiếc còi, bạn sẽ thấy nó có một cái vỏ bằng đồng, bên trong là một lớp màng ngăn cách, hình thành hai bong bóng rỗng. Khi ta dùng sức thổi, do có sự rung động của không khí nên âm thanh phát ra. Đuôi của rắn chuông cũng có cấu tạo tương tự, chỉ khác là vỏ ngoài của nó không phải là kim loại, mà là vành chất sừng. Lớp da chắc chắn này vây thành một cái xoang rỗng, màng sừng trong xoang ngăn thành hai cái bong bóng. Nhờ có sự di chuyển qua lại của luồng không khí, nên bong bóng rỗng phát ra âm thanh từng hồi, từng hồi một.
    Âm thanh này có nghĩa gì nhỉ? Có người cho rằng, rắn bắt chước âm thanh của tiếng nước chảy trong khe suối, là để thu hút những động vật nhỏ đến thăm, đó cũng là một cách bắt mồi.
    (Theo Chìa Khoá Vàng)

    BachHop

Chia sẻ trang này