1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÌ SAO NHƯ THẾ NHỈ???

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 18/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bí ẩn sự ??otự sát??? tập thể của loài vật

    Cá voi tự sát trên vùng biển Australia.

    Bầy cá heo mắc cạn trên bãi biển, những con mối quyết tử để tiêu diệt kẻ thù, bầy chuột cùng nhau lao mình xuống nước??? Đôi khi loài vật có hành vi ??otự sát??? kỳ lạ. Chúng có thể tìm đến cái chết một cách có ý thức? Không hẳn vậy, chúng đã chết vì những lý do bản năng.
    Một ngày nắng nóng, một quang cảnh bi thảm xảy ra trên bãi biển New Zealand: Hơn 300 cá heo mắc cạn, giãy giụa trên cát. Chúng phát ra những tiếng rống thống thiết. Dần dần bị kiệt sức do sức nóng và bị đè nặng do chính trọng lượng của chúng, bầy cá khổng lồ bất động và cuối cùng tắt thở sau cơn hấp hối lâu. Cảnh tượng thảm thương ấy xảy ra khá thường xuyên ở đảo quốc này, thậm chí cả ở châu Âu. Lạ nhất là thái độ muốn bám lấy bãi cát của bầy cá khi người ta cố gắng đưa chúng trở lại nước. Dường như chúng đang tìm đến cái chết.
    Những tổn thương thực thể
    Giả thiết ??otự sát??? ở cá heo đã không đứng vững sau một khám nghiệm xác cá tỉ mỉ. Các nhà khoa học nhiều lần tìm thấy những giun tròn nhỏ trong tai cá nhà táng và cá heo bị mắc cạn. Loại giun ký sinh này sinh sản trong ống tai, làm rối loạn hệ thống định vị bằng tiếng dội của các loài cá lớn, khiến chúng không thể phán đoán độ sâu của nước và khoảng cách đến bờ.
    Một giải thích khác dựa trên từ trường. Nhờ một bộ phận có tính chất như nam châm trong não, kình ngư có thể phát hiện những đường từ vô hình và sử dụng chúng như những đường ray dẫn lối trong đại dương bao la. Bình thường, những đường từ ấy song song với biển. Nhưng rối loạn trong tai, giống như một vỉa sắt khổng lồ, khiến đường ray dẫn lối ấy trở thành đường thẳng góc với bờ biển. Nếu một con cá heo bất hạnh bơi theo đường ray lạc hướng này, cá sẽ tiến vào bờ biển. Thật vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đa số những bãi biển nơi cá mắc cạn có các đường từ băng qua.

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thuỷ tinh có bị ăn mòn không?


    Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric, clohydric, và cả nước cường toan dùng để hoà tan vàng, thuỷ tinh cũng "chấp" hết. Có điều, người ta đã lầm khi nghĩ rằng thuỷ tinh không có đối thủ.
    Các nhà khoa học từng cho rằng thủy tinh là bình đựng vạn năng, và đã bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này trở nên mờ đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit flohydic có thể tác dụng với silicat, thành phần chủ yếu của vật liệu làm bình. Chính nhờ phản ứng này mà người ta tạo được các dấu chia độ, hoa văn,??? trên các bình thuỷ tinh. Axit flohydric tác dụng với silicat theo phản ứng sau:
    CaSiO3 + 6 HF = CaF2 + SiF4 + 3 H2O
    Do đó, thuỷ tinh bị ăn mòn. Phương pháp khắc, đánh dấu trang trí theo kiểu này được gọi là phương pháp khắc ăn mòn.
    Vì bình thuỷ tinh không đựng được axit flohydric, nên người ta phải tìm một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố này trơ đối với axit flohydric. Ngày nay, chất dẻo được thay thế cho chì để làm bình đựng vì nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Trái bom dưa hấu
    Trong cuộc đua ô tô chặng Saint Petersburg - Tiphliso năm 1924, nông dân vùng Kavkaz đã hoan hô những chiếc ô tô đi ngang qua bằng cách ném cho các nhà thể thao nào là lê, táo, dưa hấu, dưa gang. Kết quả là chúng làm bẹp, làm thủng vỡ cả hòm xe, còn những quả táo thì làm các tay đua bị thương nặng.
    Nguyên nhân thật dễ hiểu: vận tốc riêng của ô tô đã cộng thêm vào với vận tốc của quả dưa hay quả táo ném tới và biến chúng thành những viên đạn nguy hiểm, có tác dụng phá hoại. Ta tính không khó khăn lắm là một viên đạn có khối lượng 10 g cũng có năng lượng chuyển động như một quả dưa 4 kg ném vào chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 120 km.
    Tuy vậy, không thể so sánh tác dụng đâm thủng của quả dưa trong những điều kiện như thế với tác dụng của viên đạn được, vì quả dưa không cứng như viên đạn.
    Khi bay nhanh ở những lớp khí quyển cao (tầng bình lưu) các máy bay cũng có vận tốc vào khoảng 3.000 km mỗi giờ, nghĩa là bằng vận tốc của viên đạn, thì người phi công sẽ đương đầu với những hiện tượng giống như hiện tượng vừa nói trên. Mỗi một vật rơi vào chiếc máy bay đang bay nhanh như thế sẽ trở thành một viên đạn phá hoại. Gặp một vốc đạn lớn chỉ đơn giản thả từ một chiếc máy bay khác sang, dù máy bay đó không bay ngược chiều, cũng y như bị một khẩu súng máy bắn trúng: những viên đạn ném tới sẽ đập vào máy bay mạnh chẳng kém những viên đạn súng máy. Ngược lại, nếu viên đạn bay đuổi theo máy bay có vận tốc như nó thì sẽ vô hại.
    (Theo Vật lý vui)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1

    Vì sao ruồi muỗi... mất tích trong mùa đông?
    Mùa đông, giá rét căm căm đã khiến cho ruồi muỗi phải đi tìm nơi trú ẩn, không còn thấy bóng dáng con nào nữa. Chúng ??olánh nạn??? đi đâu vậy nhỉ? Thật ra, chúng không đi đâu xa, mà chỉ bất động ở góc nhà hay xó bếp để bảo tồn năng lượng.
    Các loài ruồi sinh sống ở các miền khác nhau sống qua mùa đông với phương thức khác nhau. Ở phương bắc giá rét, đa số ruồi sống qua mùa đông dưới hình thức nhộng, nhưng ở phương Nam đỡ rét hơn, một số ruồi sống qua mùa đông dưới dạng ấu trùng đã trưởng thành.
    Trong mùa đông, ấu trùng ruồi đã trưởng thành thường đậu yên ở những nơi kín gió có ánh nắng mặt trời như dưới mái hiên, khe tường, chuồng súc vật, nhà xí??? chúng không bay và cũng không ăn uống gì. Nhưng chúng không chết bởi lẽ trước mùa đông chúng đã dự trữ chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ trong cơ thể. Lớp mỡ này được cơ thể ruồi sử dụng dần cho đến mùa xuân ấm áp chúng mới bay ra hoạt động bình thường.
    Thích nghi với giá lạnh
    Nhộng do ấu trùng ruồi (dòi) biến thành. Ở phương bắc rất, trời rất giá rét nhưng nhộng vẫn sống an toàn vì chúng có lớp vỏ dày giống như một ngôi nhà giữ nhiệt. Mặt khác nhộng không sống ngoài trời mà chui rúc trong các đống phân, đống rác hoặc dưới đất có nhiệt độ ấm hơn ngoài trời. Đợi đến mùa xuân ấm áp, nhộng mới phát triển thành ruồi rồi đội đất chui lên bay đi. Tại vùng này rất ít khi ruồi sống qua mùa đông dưới dạng ấu trùng vì khí hậu rất lạnh mà cơ thể ấu trùng ruồi lại không có lông, chỉ có một lớp vỏ mỏng không chống đỡ được nhiệt độ lạnh dưới không độ C.
    Ở phương nam, khí hậu ấm áp hơn nên ruồi thường sống qua mùa đông dưới dạng ấu trùng. Chúng chui rúc trong các đống phân, rác??? đợi đến mùa xuân mới hoá thành nhộng và sau đó biến thành ruồi.
    Muỗi cũng có nhiều loài, mỗi loài có phương thức sống qua mùa đông khác nhau. Có loài tồn tại trong mùa đông dưới dạng trứng, đến mùa xuân mới nở thành ấu trùng. Có loài sống qua mùa đông bằng cách lẩn trốn vào những nơi kín gió như góc nhà, gậm giường, hốc cây??? đến mùa xuân mới bay ra đẻ trứng. Cũng có loài muỗi sống qua mùa đông dưới dạng bọ gậy, chúng có thể sống dưới đáy hồ đóng băng, đợi mùa xuân đến mới phát triển và lột xác thành muỗi.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao).


    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao cua đi ngang?

    Con gì 8 cẳng 2 càng...?

    Hãy úp sấp bàn tay của bạn xuống mặt bàn và tưởng tượng rằng đó là một??? nửa con cua. Mu bàn tay là mai cua, các ngón tay của bạn là chân cua. Di chuyển tay về phía trước. Bây giờ hẳn bạn đã hình dung ra cách cua đi ngang.
    Loài cua được bọc trong một bộ xương ngoài có tác dụng bảo vệ chúng trước kẻ thù. Tuy nhiên, cái giá phải trả là các chân trên của chúng bị hạn chế cử động. Càng tiến hóa nhiều, xương ngoài của cua càng có tác dụng bảo vệ hơn và chân cử động càng ít hơn. Trông thì buồn cười thật, nhưng có thế cua mới sống được.
    Cụ thể, chân cua gắn vào mình nó, cũng giống như ở con người chúng ta vậy. Song thật không may cho anh chàng ??o8 cẳng 2 càng??? này là trong khi tay người có rất nhiều khớp (vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay) cho phép chúng ta cử động được thoải mái thì cua lại có rất ít khớp. Và các khớp chân ấy cũng không được linh hoạt lắm. Chúng chỉ hơi gập lại theo hướng trước - sau.
    Để dễ hiểu, bạn cứ hình dung như thế này: Chân cua cũng tương tự như ngón tay người, chỉ có thể di chuyển dọc mà rất hạn chế theo chiều ngang. Như vậy, cua đi ngang là do nó đã chấp nhận hy sinh sự linh hoạt của chân, đổi lại được bảo vệ khỏi kẻ thù.

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thiên nhiên và con người - những điều lý thú

    Voi không... vẫy đuôi.
    Bạn có biết tất cả động vật có vú đều vẫy đuôi, trừ voi? Cá sấu không thể thè lưỡi ra ngoài? Và nếu bạn quạt liên tục trong 6 năm 9 tháng, bạn sẽ tạo ra năng lượng bằng sức mạnh của một trái bom hạt nhân????
    Động vật
    - Cá mập là loài cá duy nhất có thể chớp hai mắt.
    - Tiếng kêu của một con vịt không bao giờ bị dội lại, người ta không rõ vì sao.
    - Con kiến có thể nâng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của nó và nó luôn ngã về phía phải khi bị ngộ độc hay bị xỉn. Kiến không biết ngủ.
    - Người ta không thể dắt con bò xuống thang nhưng có thể dắt nó lên thang.
    - Gấu Bắc Cực thuận tay trái.
    - Con ve bét có khả năng nhảy xa gấp 350 lần chiều dài cơ thể. Nếu con người có khả năng này, chúng ta sẽ nhảy được từ cầu môn bên này sang cầu môn bên kia của sân bóng.
    - Loài gián có thể sống được 5 ngày mà không cần cái đầu, sau đó nó sẽ chết vì đói.
    - Mắt loài đà điểu lớn hơn não của nó.
    - Số mối sống trên mặt đất đông gấp 10 lần số người.
    - Có khoảng 27 tấn mưa bụi rơi xuống trái đất mỗi ngày, như vậy mỗi năm có khoảng 10.000 tấn bụi đến từ không gian.
    Con người
    - Con người là loài linh trưởng duy nhất không có sắc tố ở lòng bàn tay.
    - Nếu gộp chung lại, tổng số da của một người nặng 3 kg.
    - Nếu hò hét liên tục 8 năm, 7 tháng, 6 ngày, bạn có thể sản xuất ra số năng lượng đủ để đun nóng một cốc cà phê.
    - Khi bực mình, con người cần đến 42 cơ mặt để biểu lộ sự tức giận, trong khi chỉ cần có 4 cơ để đập tay vào đầu.
    - Chúng ta không thể hắt hơi khi nhắm mắt.
    - Lò nấu viba được phát minh sau khi một nhà nghiên cứu đi cạnh một thiết bị ra-đa và phát hiện ra thanh sôcôla ông để trong túi bị chảy nhão.
    - Cơ mạnh nhất trong cơ thể con người là lưỡi.
    (Theo Tài Hoa Trẻ,

    BachHop

Chia sẻ trang này