1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao tàu Titanic lại có thể bị chìm

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi sieuhoa_87, 02/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Vì sao tàu Titanic lại có thể bị chìm


    Trước chuyến hải hành duy nhất của nó, người ta đã cho rằng Titanic là con tàu không thể bị đánh chìm ?" Unsinkable : người ta đã khẳng định mạnh mẽ rằng « Ngay đến Chúa cũng không thể làm chìm con tàu này ». Sở dĩ các nhà sản xuất có thể tự tin như vậy về sự an toàn của Titanic, là vì nó được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại và tinh xảo nhất thời bấy giờ
    Lý lịch chiếc Tàu Định Mệnh ?" Titanic:

    Gross Tonnage: - 46,239 tons

    Dimensions: - 259.83 x 28.19 m (852.5 x 92.5 ft)

    Ống khói: 4

    Cấu tạo: Thép

    Cánh quạ: 3 ánh quạt

    Máy: 4 máy đẩy

    Tốc độ: 25 knots

    Hãng đóng tàu: Hartlands & Wolf, Belfast

    Ngày hạ thủy: 31 May 1911

    Phòng ngũ: Hạng nhất: 1034 , hạng nhì: 510 , hạng ba: 1022

    Ngày 2 tháng 44 năm 1912, Tàu chạy thử tại Irish Sea. Thành công. Thuyền trưởng Smith là người đầy kinh nghiệm. Ông từng điều khiển tàu Olympic. Ông có bằng thuyền trưởng cao nhất: Extra Master?Ts Certificate. Mà lúc đó trên thế giới có 3 người đoạt được mà thôi. Do Hải quân Hoàng Gia chứng nhận.

    Ngày 10 tháng 4 Titanic nhổ neo vào trưa.

    Tàu hướng về Canada (Greenland). Khi Titanic hướng về gần vùng băng giá thi Tàu nhận nhiều điện tín của các tàu nhỏ chạy trên con đường hải hành đó: ?oCoi chừng có nhiều băng tảng trôi khá nhiều?. Nhưng điện tín này không nhận được vì Titanic vừa bị hư máy telegraph ngày hôm trước, Kỹ sư điện đang cố gắng sửa chữa gần xong.

    Thuyền trưởng cảm hấy hơi bất an trong lòng, vì nước biển có phần đổi màu, nhiệt độ nước biển hơi cao nên có thế có băng trượt... Ông ra lệnh đổi hướng về Corner (hướng mà các Tàu thường đi về New York), ông hướng sâu về Nam mà ông hy vọng sẽ không gặp băng tuyết icebergs đang trôi nổi khắp nơi. Chiều thì nhiệt độ nước biển hạ xuống lạnh hơn 10 độ. Ông ra lệnh tất cả thủy thủ phải ráng canh chừng băng trôi. Ông cho tàu chạy 22 knots/ giờ. Lý do là ông hy vọng bắt kịp thời gian mất vì Tàu phải xuôi về miền Nam.

    Phòng Truyền Tin các kỹ sư điện cho biết máy điện tín sửa xong. Các kỹ sư hân hoan lui về phòng nghỉ, có người xuống Câu lạc bộ mà uống một chút rượu cho ấm lòng và ăn một chút gì.

    Lúc 9:40 Tối, một điện tin từ ø tàu Mesaba chạy nơi xa, đánh một điện tín cho tàu Titanic là có một tảng băng rất lớn mà họ chưa từng thấy. Tảng băng này đang nằm trên con đường chờ tàu Titanic
    Bức điện tín được Titanic nhận. Philips người nhận điện tín, máy chạy từ máy điện tín sửa xong, nhưng người phụ tá công văn vừa xuống ca gác, mà người mới thay thì còn đang ăn cơm tối chưa lên kịp. Philips để bức điện tín trên khay sắt, xếp chung với một đống điện tín của khách hàng chờ gởi. Lý do máy điện tín bị hư cả một ngày, nên nhiều điện tín khẩn bị xếp đống. Philips hy vọng người phụ tá công văn ăn cơm tối xong thì sẽ trao điện tín riêng quản tàu Titanic cho thuyền trưởng trên phòng lái. Bức điện tín đó: ?oTảng băng đang trên con đường Titanic đến, hãy đổi hướng gấp ?" Mesaba.?

    Đến 11 giờ khuya, chiếc tàu mang tên Californian cách tàu Titanic trên con đường không xa lắm... Tàu Californian báo động cho Titanic đừng chạy vào hướng đó nữa vì có tảng băng vô cùng lớn cao hơn tàu California đang trôi về Titanic. Sa mù càng lúc càng nhiều trên mặt biển, lúc đó trêntàu Titanic , thuyền trưởng Smith đang cho máy vô tuyến hướng về mũi Cape Race... nên không bắt trúng tần số ngắn của Tàu Californian đang nói trên máy vô tuyến cho Titanic. Có nghĩa là lần báo động bằng lời nói của tàu Californian đang trên con đường hải hành chung với Titanic. Tàu Titanic hoàn toàn không để ý đến lời kêu gào của tàu nhỏ California.

    Đến 11: 40 khuya thì toàn thể hành khách cùng thủy thủ đoàn Titanic kinh hoàng khi thấy một tảng băng vô cùng lớn mà đời họ chưa thấy, trôi lần lần đến Tàu. Thuyền trưởng Smith ra lệnh cho giảm tốc độ, tảng băng trôi chầm chầm ngang hông tàu, nếu có người cầm cần câu cá thì có thể vói đụng tảng băng. Thuyền trưởng Smith hy vọng hình dạng chiếc tàu Titanic thuôn thuôn luồn sẽ làm tảng băng lướt mà không đánh mạnh vào hông tàu. Tảng băng trôi rất chậm, mọi người lấy lại hơi thở vì tảng băng đang ở ngang hông không đâm thẳng vào hông tàu.

    Bỗng một thủy thủ dưới hầm chạy lên: "Thuyền trưởng, một lổ thật lớn nước trào vào nơi để hàng hóa..." Thuyền trưởng Smith ra lệnh đóng mọi cửa thông đến kho để hàng hóa chận nước trào vào. Kho chứa hàng hóa này có chứa một quan tài của công chúa Amen-ra Aicập chờ đến New York. Nghĩa là từ nơi này một lổ hổng thật lớn thình lình tét ra đề nước bên ngoài trào vào.

    Lỗ hổng thật lớn nơi kho chứa hàng hóa (kho hành lý) xé tét bằng 2 phòng ngủ không thể đóng cửa chận được. Thuyền trưởng Smith ra lệnh hạ thủy mọi tàu nhỏ gọi là: "life boat". Nhưng chỉ đủ chỗ cho phân nửa người trên Titanic mà thôi.

    Đến 12:15 khuya. Điện tín từ Titanic đánh vang khắp trời: ?oCDQ? (Come Quickly, Distress ?" Tới gấp, tuyệt vọng). Đến 12:45 Tàu Titanic đánh một công điện chót S.O.S (Save our Soul ?" Hãy cứu lấy linh hồn).

    Các nhà thám hiểm sau khi tận mắt chứng kiến đã kể lại, đáy tàu đã bị rơi khỏi con tàu trước, sau đó phần trên con tàu mới bị gãy ra làm đôi.
    Các kỹ sư có thể cho em biết vì sao khi đâm vào tảng băng trôi đáy tàu lại bị rơi khỏi nước rồi sau đó lại bị gãy đôi? Đang nhẽ khi đâm vào tảng băng nó phải bị bẹp dúm mới đúng chứ . Như chúng ta đã biết thì phần giữa con tàu luôn có kết cấu dọc hoặc trung gian, sao nó có thể bị bẻ đôi như cọng cỏ được chớ? Nhất là đối với tàu Titanic thì thật là một điều không tưởng. Vì sao hỡi các Kỹ sư
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đoạn kể lúc đụng băng ngầm không đúng .
    Lúc đó có người kêu "băng trôi" và tàu có rùng mình một cái.
    Tàu đắm vì vết vỡ quá to và quá dài, phá huỷ cấu trúc của tàu,
    và mất cân bằng của tàu. Có nhiều tàu mới đang đắm, cấu
    trúc còn nguyên, chỉ có nước ùa vào nhiều, cũng đắm, vì mất
    cân bằng.
    Còn tàu sau khi vỡ rồi, các mảnh lại còn tiếp tục vỡ thêm vì
    cả tàu là một cấu trúc ghìm giữ và nương tựa lẫn nhau. Sau
    khi vỡ, từng mảnh không cân bằng ghìm giữ chống đỡ lẫn
    cho nhau nữa, nên các lực nội tại mất thăng bằng mà phá
    vỡ cho đến khi các lực ghìm giữ trong từng mảnh không đủ
    lớn để vỡ nữa mới thôi. Nếu bạn đã làm thợ đóng tàu gỗ thì
    thấy rõ phải ghìm ghép mạnh mới đóng được sườn và ván
    vào, còn khi thuyền tốt, gỗ tốt và mới, thì các lực này rất mạnh .
    Khi gỗ cũ, hay thuyền cũ, thì các lực này giảm đi, và khi đắm
    tàu, thì tàu tốt càng dễ vỡ thành mảnh vụn hơn tàu cũ, tàu yếu.
    Một mảnh gỗ dài trong tàu thuyền chỉ khoảng 10 mét thôi .
    Nếu tàu sắt, cũng không bao giờ có một miếng sắt liền mà
    dài suốt từ mũi đến lái tàu. Vì vậy, tàu đắm mà không vỡ mới
    là chuyện lạ.
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Chẳng có con tàu nào đâm phải núi băng trôi mà không chìm cả. Tàu biển mà đâm vào núi băng trôi ở full speed kể như con tàu ấy đã tới hồi tuyệt mạng. Ngày nay có nhiều con tàu còn lớn hơn về kích thước, hiện đại hơn về máy móc, cấu trúc về khả năng chống chìm như đáy đôi, két mũi, két lái...hoàn thiện hơn so với thời kỳ 1911, gặp những tai nạn kém khủng khiếp hơn mà còn bị gãy đôi và chìm nghỉm nữa là.
    Ngày đó người ta cho Titanic là không thể chìm thì sự suy nghĩ đó chỉ là ảo tưởng chủ quan của con người mà thôi.
    Đâm vào núi băng không bị chìm mới là lạ.
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Thêm một ít thông tin nữa:
    Giống như một điềm báo, 14 năm trước khi vụ TITANIC xảy ra, tức là vào năm 1889 có một ông thủy thủ tàu buôn tên là Morgan Robertson đã viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề ?oVỤ ĐẮM TÀU TITAN? nói về số phận của một con tàu khách cũng được mệnh danh KHÔNG THỂ CHÌM, có tên là TITAN. Có những sự giống nhau đến kỳ lạ giữa những điều mà cuốn tiểu thuyết mô tả với vụ đắm tàu TITANIC ngoài đời 14 năm sau đó. Sự khác biệt duy nhất có lẽ chỉ là hai cái tên TITAN và TITANIC mà thôi.
    Cả hai đều được mệnh danh là UNSINKABLE, đều đâm vào núi băng ngay trong chuyến hải hành đầu tiên (maiden voyage), thuyền trưởng của cả hai tàu cũng đều cố gắng giật dải băng xanh trong phong trào đua tốc độ trên Bắc Đại Tây Dương, từ Hoa Kỳ sang Châu Âu và ngược lại. Hầu hết hành khách trên hai con tàu đều giàu có. Sau khi va vào núi băng cả hai đều chìm nhanh trong vòng vài giờ đồng hồ, cả hai cũng không đủ lượng xuồng cứu sinh cần thiết nên dẫn tới 2/3 lượng khách của cả hai phải chết do hoảng loạn và do rét ở trên đại dương.
    Vào thời đó có ít người biết tới cuốn tiểu thuyết của Morgan Robertson vì cuốn truyện đó không bao giờ được xuất bản do các nhà xuất bản đều từ chối xuất bản nó vì người ta không muốn lượng hành khách đi tàu đọc được cuốn truyện ấy. Vào thời kỳ ấy việc đường biển để vận chuyển hành khách và hàng hóa từ Châu Âu sang Hoa Kỳ và ngược lại là cách vận chuyển duy nhất. Có khá nhiều hãng tàu biển tham gia vào công cuộc vận chuyển này. Các hãng tàu cạnh tranh với nhau bằng cách hạ thủy những con tàu biển chở khách siêu hạng với những phòng ăn, câu lạc bộ, phòng ở xa xỉ không khác gì trong các lâu đài của bậc vua chúa trên đất liền. Thời kỳ đầu thế kỷ 20, trước khi xảy ra WW1 là thời kỳ nền kinh tế của Châu Âu và Hoa Kỳ cực kỳ phát triển do những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đang vào giai đoạn cực thịnh, mang lại. Do vậy các nhà buôn xuyên lục địa thời ấy đã biết quý thời gian, họ không muốn hàng hóa nằm quá lâu trên tàu. Nắm được tâm lý ấy nên các hãng tàu còn cạnh tranh nhau qua việc ngày một nâng cao tốc độ hành trình trong một cuộc đua tốc độ vượt Đại Tây Dương chỉ trong vòng một tuần lễ. Hãng nào mà giành được BLUE RIBBON thì khách đổ tới hãng đó ùn ùn.
    Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng đường biển gặp khá nhiều rủi ro, tàu bè thường xuyên bị đắm kỹ nghệ đóng tàu hồi đó còn ở mức thô sơ, khả năng chịu sóng gió không cao như bi giờ. Chính vì sợ tạo ra một tâm lý xấu cho hành khách mà cuốn tiểu thuyết luôn luôn bị từ chối xuất bản.
    Trong số những hãng tàu nổi tiếng hồi đó còn tồn tại tới ngày nay đâu duy nhất chỉ còn hãng tàu CURNARD của Anh Quốc. Do thời đại thời gian là kim cương nên không còn ai có nhu cầu đi lại giữa Hoa Kỳ và Châu Âu bằng tàu biển nữa nên nhiệm vụ của hãng tàu này giờ chỉ để đơn thuần phục vụ nhu cầu du lịch của những người nhiều tiền trên thế giới mà thôi. Nên nhớ vé hạng bét của một chuyến du lịch 90 ngày trên chiếc QUEEN ELIZABETH II đã là 90,000 USD. Vé hạng nhất không thấp hơn 300,000 Mỹ kim.
  6. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Em không phải là dân trong ngành hàng hải nên cũng không rành về mấy con tàu lắm, nhưng có một điều thì ai cũng có thể biết là phần giữa tàu luôn chịu Momen uốn lớn nhất do nó chịu lực nổi của 1 hay 2 ngọn sóng hướng lên trên cùng với trọng lượng tàu hướng xuống. Vì thế mà đáy tàu luôn có xu hướng bị cong nên nó có kết cấu đặc biệt hơn các phần khác. Tuy nhiên trong trường hợp đối với tàu Titanic thì khi xãy ra tai nạn có lẽ cũng chẳng có sóng gió gì, mà theo em thì có sóng to gió lớn cũng chẳng "mần ăn" gì được đối với nó cả. Đành rằng khi đâm vào tảng băng thì nó vỡ, nhưng mà sao bị gãy đôi chứ? Sao nó không chúi đầu xuống ? Nó bị gãy theo cách nào, cái gì đã tác động vào nó?
    [​IMG]
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Đúng là lúc nó húc phải tảng băng (Giàn nhạc trong phòng khách của tàu đang vào hồi náo nhiệt nhất, một số quý ông thì ngồi ngả ngốn say bí tỷ trên những chiếc ghế cao, các quý bà thì cố liếc mắt về phía góc có mấy tay thương gia trẻ đang chơi bài pocker, miệng phà khói nghi ngút như...ống khói tàu Titanic...) thì sóng rất yên bể rất lặng. Nhưng cú đâm vào núi băng đã gây ra một vết rách quá lớn ở phía mũi nên nước tràn vào nhanh chóng. Do kết cầu tàu thời đó chưa có các vách kín nước giữa các khoang nên nước biển ào ào như thác lũ tràn vào các khoang kế cận phía mũi, khiến mũi tàu bị dìm xuống nước với tốc độ quá nhanh làm cho đuôi tàu chổng lên cao (như một đoạn đặc tả trong phim Titanic).
    Rõ ràng khi đó cả con tàu một nửa trước chìm chúi trong nước, một nửa sau nhô cao lên trên không ở vị trí cắm xiên khoảng 60 độ so với mặt nước. Tư thế này của con tàu khiến phần thân tàu tiếp giáp với mặt nước chịu một mô men uốn cực lớn. Về phần phân bố lực, con tàu giống như một chiếc dầm lớn và nặng, một đầu bị ngàm chặt xuống nước, đầu kia thì tự do. Do vậy, con tàu sẽ bị gãy tại vị trí như hình vẽ mô tả dưới đây.
    [​IMG]
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em xin ạ, các bác mang lên đây đố cái mà các phim tư liệu hay các bài báo khoa học về tàu titanic đăng/nói ra rả từ cái thời nảo thời nào ...họ còn chiếu cả simulation giải thích tại sao tàu gẫy đôi, etc .
    Khổ ...
  9. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác levant57 nha.Bác trả lời chuyên môn quá . Hình như bác là kỹ sư hàng hải .Bác có thể nói cho em về kết cấu của các đáy tàu được không?
    @ bác halai1998: Nói như bác thì có lẽ đã không có chủ đề để chúng ta bình luận rùi. Riêng vụ tàu Titanic thì đến bây giờ dường như có quá nhiều giả thuyết, em còn nghe nói đến những điều kì dị liên quan đến vụ này chứ không riêng gì do va vào băng trôi [sign
    Được sieuhoa_87 sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 04/01/2007
  10. traitimviet99

    traitimviet99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Đã không phải là dân hàng hải thì hỏi làm chi chứ

Chia sẻ trang này